giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa

78 309 1
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh đống đa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Chuyên đề tốt nghiệp Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta đã và đang có nhiều thay đổi to lớn, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước vẫn đang được tiến hành với những thành công rực rỡ. Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2010 là phải hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. Để thực hiện được mục tiêu to lớn này thì nguồn vốn là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, là tiền để cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nguồn vốn sẽ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong việc mở rộng quy mô sản xuất, đổi mối dây truyền sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tăng cường tính cạnh tranh của các sản phẩm trong nước. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của Nhà nước, các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài, trog điều kiện thị trường tài chính của Việt nam còn đang trong giai đoạn kém phát triển thì huy động vốn qua các ngân hàng thương mại vẫn là phổ biến, hiệu quả và có tầm quan trọng bậc nhất. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng gia tăng và đũi hũi phải được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời. Do vậy trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống ngân hàng, việc huy động vốn cho hoạt động kinh doanh sẽ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại. Vấn đề tìm kiếm những giải pháp để tăng cường công tác huy động vốn tại các ngân hàng là rất thiết thực và cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng đú, trờn cơ sở lý luận đã được học ở trường, và những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực tập, tìm hiểu tình Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 2 Chuyên đề tốt nghiệp hình thực tế tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đống Đa, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Đống Đa” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình Chuyên đề được trình bày theo 3 chương với nội dung cơ bản như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Chương II: Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Đống Đa Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đống Đa Em xin cảm ơn cán bộ ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Đống Đa trong việc giúp em làm quen với các hoạt động của Chi nhánh và trong việc thu thập, tổng hợp số liệu cho Chuyên đề. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề của tôi chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong các thầy cô giáo nhiệt tình chỉ bảo, sửa chữa giúp chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 3 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1 KHÁI QUÁT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Khái niệm về huy động vốn Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM. 1.1.1 Vai trò của huy động vốn tại ngân hàng thương mại a. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ ngân hàng thương mại: Huy động vốn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Huy động vốn tốt là tiền đề thúc đẩy ngân hàng thương mại phát triển được các sản phẩm, dịch vụ khác. Hoạt động này cũn giỳp ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhập của ngân hàng thương mại. Vì hiện nay 90% thu nhập của ngân hàng thương mại là từ hoạt động tín dụng, là rủi ro cao đối với ngân hàng thương mại. b. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ khách hàng: Nghiệp vụ HĐV của ngân hàng giúp khách hàng tiết kiệm. Khách hàng có thể lựa chọn được hình thức tiền gửi phù hợp. Khách hàng có thể tăng nhu nhập qua việc trả lãi của Ngân hàng. Họ còn được tiện ích trong thanh toán, an toàn tài sản, an toàn thanh toán, tốc độ thanh toán nhanh hơn. Ngoài ra họ còn có thể được bảo hiểm số tiền gửi của mình. Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 4 Chuyên đề tốt nghiệp c. Vai trò huy động vốn đối với nền kinh tế: Với nghiệp vụ huy động vốn có thể điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát được lạm phát. Huy động vốn giúp tăng vốn để phát triển nền kinh tế, giỳp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như kỳ phiếu, trái phiếu trở thành hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Một số hình thức huy động vốn cơ bản của NHTM 1.1.3.1. Huy động vốn tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác  Huy động vốn trong dân cư  Huy động tiền gửi tiết kiệm Các tầng lớp dân cư đều có những khoản thu nhập tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng, gửi vào ngân hàng nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lợi. Để có thể huy động được nhiều nguồn TGTK ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức huy động, đưa ra lãi suất cạnh tranh hấp dẫn và mở rộng mạng lưới huy động. Hiện nay các ngân hàng đang đa dạng các hình thức huy động TGTK như: + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Đây là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định, người gửi có thể rút vốn vào bất cứ thời điểm nào. Lãi suất ngân hàng áp dụng cho TGTKKKH này thường thấp hơn TGTKCKH. Do tính ổn định thấp nờn cỏc ngân hàng chỉ sử dụng nguồn tiền gửi này ở một tỷ lệ nhất định, tùy thuộc vào dự định của ngân hàng về tính ổn định của lượng tiền huy động được. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi mà trong đó người gửi tiền và ngân hàng đó cú sự thoải thuận về số lượng, kỳ hạn, lãi suất cụ thể. Khách hàng khi sử dụng loại hình này chỉ được rút gốc và lãi khi tới hạn. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn, đồng Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 5 Chuyên đề tốt nghiệp thời đảm bảo quyền lợi của khách hàng và tang tính cạnh tranh,cỏc ngân hàng cho phép khách hàng có thể rút trước hạn và hưởng lãi theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Do tính chất xác định về kỳ hạn nên TGTKCKH là một nguồn vốn có tính ổn định cao, ngân hàng có thể chủ động cho vay với kỳ hạn tương ứng hoặc chuyển hoán kỳ hạn kỳ hạn một phần. Chi phí trả lãi với nguồn tiền gửi này cũng cao hơn so với TGTKKKH và tiền gửi cá nhân tuy nhiên chi phí duy trì và quản lý tài khoản nói chung thấp.  Huy động tiền gửi cá nhân: Đây là khoản tiền gửi mà người gửi tiền với mục đích an toàn và được sử dụng các dịch vụ thanh toán thuận tiện như thanh toán bằng séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi… Khoản tiền gửi này có thể không được trả lãi hoạc được hưởng lãi suất rất thấp, đổi lại ngân hàng cũng không thu phí để thực hiện các giao dịch thanh toán cho khách hàng.  Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế  Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền của khách hàng ký gửi vào ngân hàng với thời gian ngắn, họ có thể rút ra bất cứ lúc nào thông qua các công cụ thanh toán của ngân hàng. Trong điều kiện nên kinh tế phát triển, tiền tệ ổn định, yếu tố cơ bản thu hút loại tiền gửi này không phải là lãi suất mà là khả năng đáp ứng các yêu cầu thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho khách hàng. TGKKH thương xuyên biến động nhưng ngân hàng vẫn có thể sử dụng một phần nguồn vốn này vào hoạt động khinh doanh của mình do có sự không khớp nhau giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản tiền gửi thanh toán của một doanh nghiệp hay giữa các tài khoản.  Tiền gửi có kỳ hạn: Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 6 Chuyên đề tốt nghiệp Đây là những khoản tiền gửi được ký gửi vào ngân hàng theo kỳ hạn nhất định. Mục đích chính của khoản tiền gửi này là sinh lời nờn nú rất nhạy cảm với lãi suất. Lãi suất được xác định dựa vào kỳ hạn, tình hình cung cầu vốn tại thời điểm huy động. Thông thường việc rút vốn trước hạn gửi danh nghĩa và kỳ hạn thực tế không mấy khi trùng khớp nên tạo ra nguồn vốn tương đối ổn định đẻ ngân hàng có thể cho vay. Các ngân hàng áp dụng nhiều kỳ hạn với mức lãi suất khác nhau để đa dạng hóa loại tiền gửi này và thu hút khách hàng.  Huy động vốn từ các tổ chức xã hội Ngân hàng cần thâm nhập sâu vào lĩnh vực này, do các tổ chức này là cơ sở, tiền đề và là chất xúc tác để giúp ngân hàng thu hút nguồn vốn từ các tầng lớp dân cư. Việc chi trả lương cho các hội viên tổ chức này qua tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng trong khi chưa cần thiết cũng là một nguồn vốn ngân hàng cần khai thác, bên cạnh đó đòi hỏi phải cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tiện ích, thuận lợi nhất. 1.1.3.2. Phát hành giấy tờ cú giỏ(GTCG) GTCG được phát hành từng đợt tùy theo mục đích cụ thể của ngân hàng, đồng thời phải có sự chấp thuận của NHTW hoặc Hội đồng chứng khoán quốc gia.Cỏc GTCG ngân hàng phát hành có nhiều loại, như:  Kỳ phiếu ngân hàng Kỳ phiếu ngân hàng là một công cụ nợ ngắn hạn, do NH phát hành để huy động vốn một cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu vốn cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng. Kỳ phiếu ngân hàng được phát hành thường xuyên với nhiều kỳ hạn phù hợp với nhu cầu của khách hàng và trả lãi theo hai phương thức: trả lãi sau và trả lãi trước. Lãi suất trả cho kỳ phiếu ngân hàng cao hơn so với TGTK cùng thời hạn và biến động theo thời gian. Đồng thời kỳ Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 7 Chuyên đề tốt nghiệp phiếu ngân hàng hấp dẫn bởi đặc tính có thể chuyển nhượng dễ dàng nên thu hút được khối lượng tương đối lớn.  Trái phiếu ngân hàng Là loại phiếu nhận nợ trung dài hạn do ngân hàng phát hành, trong đó ngân hàng ca kết trả một số tiền xác định vào một thời điểm cụ thể trong tương lai với mức lãi suất quy định cho những kỳ hạn cho trước. Trái phiếu được phát hành với quy mô lớn trong toàn hệ thống ngân hàng. Đặc trưng của trái phiếu là có sự xác định về mệnh giá, ngày đáo hạn, lãi suất công bố khi phát hành và lãi suất cao hơn so với kỳ phiếu ngân hàng và các khoản tiển gửi khác.  Chứng chỉ tiền gửi (CDs) CDs là một công cụ vay nợ do ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường với bản chất tương tự một khoản tiền gửi có kỳ hạn. Theo đó người sở hữu CDs được hưởng các loại lãi suất định kỳ tính toán trên cơ sở 360 ngày và được hoàn trả mệnh giá khi đáo hạn. Thời hạn của CDs thường là 1-3 tháng, hoặc 6 tháng và có thể 5-7 năm, nhưng nói chung là ngắn hạn. Lãi suất CDs được tổ chức phát hành ấn định dựa trên lãi suất cạnh tranh của thị trường tiền tệ, tình hình tài chính của chủ thể phát hành và thời hạn của CDs. Khả năng chuyển nhượng tạo nên tính hấp dẫn hơn nhiều cho CDs so với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác. Như vây việc huy động vốn thông qua việc phát hành các GTCG là một hình thức rất thuận tiện, chủ động, tùy thuộc vào kế hoạch dự tính của ngân hàng. Tuy nhiên trong thực tế nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốn từ phát hành GTCG. Đó là do chi phí phát hành GTCG cao hơn nhiều so với chi phí cho các khoản tiền gửi cùng kỳ hạn. 1.1.3.3. Huy động vốn thông qua hình thức đi vay NHTW và các TCTD khác Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 8 Chuyên đề tốt nghiệp Nguồn vốn đi vay thường chiếm một bộ phận nhỏ trong kết cấu tổng nguồn vốn của NHTM nhưng nó là nguồn vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu vốn thiếu hụt vốn tạm thời nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách bình thường. Vốn đi vay gồm:  Vay NHTW NHTW cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới các hình thức: + Tái cấp vồn mà chủ yếu là dưới hình thức tái chiết khấu các GTCG. + Cho vay thế chấp hay ứng trước.  Vay từ các TCTD khác Trong quá trình hoạt động do những nhu cầu phát sinh mà các NHTM có thể thiếu hụt hoặc dư thừa tạm thời tiền dự trữ tại NHTM. Hành vi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng là nhắm điều hòa nhu cầu vốn khả dụng trong ngắn hạn và đảm bảo nguồn vốn lưu chuyển liên tục trong hệ thống ngân hàng. Chi phí cho loại vốn này cao, ngân hàng chỉ sử dụng khi có nhu cầu cần thiết đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình. Ngoài ra các ngân hàng còn huy động từ các nguồn vốn khác như từ các công ty mẹ, phát hành các hợp đồng mua lại, vay nước ngoài… Vốn đi vay mang lại cho ngân hàng sự chủ động cao và khả năng đáp ứng rất nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng có những hạn chế lớn: đó là kỳ hạn vay ngắn, lãi suất phải trả cao và thường biến động. Do vậy các ngân hàng phải cân nhắc kỹ khi quyết định sử dụng nguồn vốn này. Việc áp dụng một chính sách lãi suất linh hoạt kèm theo các điều kiện phi lãi suất thích hợp đối với các công cụ nợ khi đi vay ngân hàng có thể chủ động đạt được nguồn vốn phù hợp với nhu cầu. Tóm lại, một trong những nhiờm vụ quan trọng hàng đầu của các NHTM là phải tạo lập và phát triển nguồn vốn vững mạnh. Bởi vậy trước khi quyết định sử dụng nguồn vốn nào và sử dụng bao nhiêu các NH cần phải cần thiết kỹ về Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 9 Chuyên đề tốt nghiệp các yếu tố sau: chi phí, thời hạn, rủi ro lãi suất và khả năng sẵn sang đáp ứng của mỗi nguồn dựa trên cơ sở kế hoạch và mục đích của mình. 1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.2.1. Khái niệm hiệu quả huy động vốn Hiệu quả huy động vốn của NHTM là phạm trù phản ánh trình độ, khả năng thực hiện công tác huy động vốn có kết quả cao với chi phí nhỏ nhất, rủi ro thấp nhất và đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư, cho vay của ngân hàng một cách hiệu quả nhất. Như vậy hoạt động huy động vốn của một ngõn hàng được đánh giá là có hiệu quả khi: - Quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định. - Nguồn vốn có chi phí hợp lý. - Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn về mặt kỳ hạn. - Quản lý tốt các loại rủi ro liờn quan đến hoạt động huy động vốn. 1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng ổn định của VHĐ Chỉ tiêu 1: Khối lượng huy động vốn hiện tại Công tác huy động vốn đạt hiệu quả khi đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đạt một quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu 2: Tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động Công thức: Tốc độ tăng = NVHĐ (Tổng NVHĐ kỳ này – Tổng NVHĐ kỳ trước ) * 100 Tổng NVHĐ kỳ trước Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 10 Chuyên đề tốt nghiệp Đinh Thị Thu Huyền NHA – CĐ25 [...]... những ngân hàng không có uy tín Đinh Thị Thu Huy n NHA – CĐ25 29 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng TMCP Công Thương - Chi nhánh Đống Đa được thành lập từ tháng 7/1988 theo nghị định 53/HĐBT chuyển từ ngân hàng. .. quận Đống Đa thành ngân hàng Công thương quận Đống Đa trực thuộc ngân hàng Công thương thành phố Hà Nội Từ tháng 4/1993 thực hiện một bước đổi mới công tác tổ chức, ngân hàng Công thương quận Đống Đa chuyển thành chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Đống Đa trực thuộc ngân hàng Công Thương Việt Nam, một trong những ngân hàng lớn nhất trong cả nước Tính đến năm 1998, chi nhánh ngân hàng TMCP Công Thương. .. sách huy động vốn của ngân hàng Chính sách huy động vốn của ngân hàng là tổng thể các chi n lược và biện pháp huy động vốn của một ngân hàng nhằm mục tiêu thu hút vốn tối đa Chính sách này thay đổi theo từng kì, phù hợp với mục tiêu cụ thể của ngân hàng nhưng nhìn chung luôn bao gồm các nội dung sau : - Hình thức huy động vốn : Hình thức huy động càng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động hơn Ngân hàng. .. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 2.2.1 Sự gia tăng ổn định của vốn huy động 2.2.1.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động: Biểu đồ 2.1: Biến động quy mô nguồn vốn huy động qua các năm 2008-2010 Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2008-2010 Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy những năm gần đây, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đều có mức... trọng cho công tác huy động vốn trong hiện tại cũng như tương lai của ngân hàng 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Cỏc nhân tố khách quan 1.3.1.1 Chính sách chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước NHNN ban hành các chính sách chỉ đạo về hoạt động nhằm đảm bảo các ngân hàng thương mại hoạt động theo đúng định hướng của nó, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất... đặt chi nhánh, dự đoán được Đinh Thị Thu Huy n NHA – CĐ25 21 Chuyên đề tốt nghiệp khả năng phát triển của chi nhánh trong tương lai, nếu không việc lập thêm chi nhánh sẽ không có tác dụng thu hút vốn mà còn làm tăng chi phí hoạt động cho ngân hàng • Nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ huy động vốn Cán bộ huy động vốn là những người trực tiếp xây dựng và triển khai các chương trình huy động vốn của. .. doanh, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cao 1.2.4 Các chi n lược huy động vốn của ngân hàng thương mại Đa dạng hoá sản phẩm huy động vốn Để thu hút được nhiều tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, các ngân hàng thương mại không ngừng đa dạng hoỏ cỏc sản phẩm huy động vốn của mỡnh Cỏc NHTM có thể tiến hành phát triển, đa dạng hoá sản phẩm dựa trên nhiều tiêu chí như sau: 18 Chuyên... mừi ngân hàng có một hệ thống các công cụ huy động vốn khác nhau Số lượng các công cụ này tùy thuộc, đông thời phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng: chỉ những ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng phong phú, có trình độ nhân viên cao, khả năng quản lý tốt mới có điều kiện phát triển đa dạng các công cụ huy động vốn • Sự đa dạng về kỳ hạn và loại tiền sử dụng Đây là khả năng huy động các nguồn vốn. .. động vốn: Công thức: Chi phí huy động = Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi Định giá nguồn huy động là một mắt xích quan trọng trong việc triển khai chi n lược huy động vốn, trong đó lãi suất là phần quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả huy động Chi phí trả lãi = Quy mô huy động × Lãi suất huy động ìThời gian lãi suất đặt ra phải thoải món cỏc yêu cầu Chi phí phi lãi: Chi phí phi lãi rất đa dạng... dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp Bên cạnh đó chất lượng của hoạt động tín dụng và các hoạt động sử dụng vốn khác cũng có vai trò quan trọng trong công tác huy động vốn của ngân hàng Khi nghiệp vụ sử dụng vốn bị thu hẹp tất yếu dẫn đến việc thu hẹp hoạt động huy động vốn Hoặc nếu trong quá trình sử dụng vốn, các ngân hàng để thất thoát, vốn sử dụng kém hiệu quả sẽ làm mất lòng tin của những người . Đa Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đống Đa Em xin cảm ơn cán bộ ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Đống Đa trong việc. về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Chương II: Thực trạng về hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Đống Đa Chương. của NHTM. 1.1.1 Vai trò của huy động vốn tại ngân hàng thương mại a. Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ ngân hàng thương mại: Huy động vốn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. Huy

Ngày đăng: 08/11/2014, 14:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 KHÁI QUÁT VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

  • 1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

  • 1.2.4. Các chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại.

  • 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

    • 1.3.1.1 Chính sách chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước.

    • 1.3.1.2 Hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.

    • 1.3.1.3 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vốn.

    • 1.3.1.4 Tâm lý, thói quen của người tiêu dùng.

    • 1.3.1.5 Chính sách huy động vốn của ngân hàng.

    • 1.3.1.6 Nhân sự và công nghệ thông tin.

    • 1.3.1.7 Chất lượng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng

    • 1.3.1.8 Mạng lưới hoạt động của ngân hàng.

    • 1.3.1.9 Uy tín của ngân hàng.

    • 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công Thương - chi nhánh Đống Đa.

      • 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn:

      • 2.1.2.3. Kết quả kinh doanh.

      • 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

      • 2.2.1. Sự gia tăng ổn định của vốn huy động.

      • 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan