yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại ở hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013

59 956 3
yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại ở hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài nghiên cứu hướng đến trả lời hai câu hỏi: (i) Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở các nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường? , (ii) Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng có giống nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển hay không? Bài viếthướng đếnkiểm tra tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và đưa ra một cái nhìn tổng quát về rủi ro tín dụng của nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển, cụ thể là Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 20052013, trên cơ sở đó nhận dạng các yếu tố tác động đến hiệu quả cho vay của các ngân hàng tại Việt Nam. Cuối cùng, dựa theo các số liệu đã phân tích, đề xuất một số kiến nghị liên quan đến các nhà làm chính sách khi hướng đến việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương mại trong việc phòng tránh rủi ro tín dụng.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG ĐỀ TÀI MÔN HỌC XUẤT SẮC UEH500 - NĂM 2014 TÊN CÔNG TRÌNH: THUỘC NHÓM NGÀNH: 2 TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt, đóng vai trò trung gian tài chính, đi vay để cho vay, góp phần vào quá trình luân chuyển nguồn vốn. Chính vì tính chất đặc thù này mà sự tồn tại hay phát triển của bất kì một ngân hàng nào cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại hay phát triển của nền kinh tế, trong phạm vi và mức độ phụ thuộc vào nguồn tiền mà nó đóng góp vào nền kinh tế. Ngay từ những ngày đầu tiên khi nền công nghiệp ngân hàng ra đời và phát triển, tín dụng đã là một phần không thể thiếu, một chức năng đặc trưng, tiêu biểu trong hoạt động của nó. Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của ngành Ngân hàng, hoạt động tín dụng cũng có những tiến bộ đáng kể, ngày càng có nhiều cách thức cho vay với quy mô và hình thức không hạn chế. Tuy ngày càng có nhiều sản phẩm dịch vụ ra đời và từng bước được nâng cao, nhưng cho vay vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 tổng tài sản của một ngân hàng, và vẫn là một nguồn thu vô cùng quan trọng trong mỗi hệ thống ngân hàng. Không những thế, đứng trước xu thế phát triển của thời đại, sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin và sự phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu theo hướng hội nhập, việc quản lý hoạt động tín dụng, phát hiện và phòng chống rủi ro tín dụng là một nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng và mang tính sống còn đối với công tác quản lý cũng như sự phát triển chung của ngân hàng thương mại. Từ những tác động nặng nề của rủi ro tín dụng đến hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và đến toàn nền kinh tế nói chung, nghiên cứu sự tác động của các yếu tố quyết định hiệu quả cho vay ở những ngân hàng nhằm đưa ra một nhận định tổng quan về sự tác động của các yếu tố đến rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết và có giá trị thực tiễn. Trong thời gian qua, vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam đã trở nên bức thiết khi có các con số về nợ xấu được công bố. Cho dù được đề cập hay biện luận bằng cách thức nào, thì quản trị rủi ro là cách thức tốt nhất mà tất cả các chủ thể kinh doanh cần thực hiện để không bị mất vốn đầu tư.Vấn đề quản trị rủi ro đã được các chuyên gia trong nước và quốc tế cảnh 3 báo từ rất lâu, thậm chí, có nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng, nhưng kết quả chưa cao.Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, hầu hết các ngân hàng đã ý thức được vấn đề nâng cấp hệ thống quản trị rủi ro nhưng hầu hết các kế hoạch xây dựng tập trung vào những rủi ro từ trong hoạt động tín dụng, chiếm hơn 70% tổng thu nhập của ngân hàng Việt Nam.Một trong những nguyên nhân là do đặc thù của hoạt động ngân hàng Việt Nam là trên 70% thu nhập đến từ tín dụng, có ngân hàng có tỷ lệ này tới hơn 90%, nên hầu hết các ngân hàng chỉ chủ yếu chú trọng rủi ro tín dụng. Ý thức được vấn đề cấp thiết trên, bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm khái quát những vấn đề cơ bản về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại ở hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013, bên cạnh đó đánh giá thực trạng và khả năng thực hiện ở Việt Nam.Bài nghiên cứu này là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện tại nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát và mở đường cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo để hướng đến những giải pháp đề xuất mang tính thực nghiệm trong tình hình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng mà Chính phủ ban hành hồi đầu năm 2012. 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu hướng đến trả lời hai câu hỏi: (i) Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở các nước đang phát triển có nền kinh tế thị trường? , (ii) Các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng có giống nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển hay không? Bài viếthướng đếnkiểm tra tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng và đưa ra một cái nhìn tổng quát về rủi ro tín dụng của nền kinh tế thị trường ở các nước đang phát triển, cụ thể là Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 2005-2013, trên cơ sở đó nhận dạng các yếu tố tác động đến hiệu quả cho vay của các ngân hàng tại Việt Nam. Cuối cùng, dựa theo các số liệu đã phân tích, đề xuất một số kiến nghị liên quan đến các nhà làm chính sách khi hướng đến việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương mại trong việc phòng tránh rủi ro tín dụng. 3. Phương pháp nghiên cứu 4 Bài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng điều khiển động trong giai đoạn 2005-2013 để kiểm tra những yếu tố quyết định việc cho vay không hiệu quả trong cả hai hệ thống ngân hàng; ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Trung Quốc. Phương pháp nghiên cứu định lượng trong đó mô hình GMM đóng vai trò chủ đạo để kiểm định tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô đến rủi ro tín dụng trong hai hệ thống ngân hàng Trung Quốc và Việt Nam. 4. Nội dung nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm cóba phần.Phần đầu tiên sẽ trình bày những cơ sở lí thuyết về vấn đề rủi ro tín dụng, đồng thời sơ lược về những nghiên cứu, học thuyết trước đây trong việc quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Phần thứ hai sẽnêu lên thực trạn về rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc sau đó tiến hành xây dựng mô hình thực nghiệm cho các nhân tốảnh hưởng đến rủi ro tín dụng ở hai nước Trung Quốc và Việt Nam, từ mô hình thực nghiệm trên chúng tôi sẽ tổng hợp và phân tích kết quả của mô hình nhằm đưa ra những kết luận để trả lời những câu hỏi về vấn đề rủi ro tín dụng ở hai quốc gia. Bên cạnh đó, dựa vào những kết quả có được, phần cuối cùng sẽ là một số kiến nghị và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng hiện nay. 5. Đóng góp của đề tài Bài nghiên cứu này cung cấp một sự so sánh có chiều sẩu về hệ thống tín dụng ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc.Cả hai quốc gia thường được nghiên cứu như là một phần của khu vực Đông Á và hiếm khi được so sánh với nhau.Bên cạnh đó, bài viết này so sánh tất cả các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng.Ngoài ra bài nghiên cứu còn hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng vốn, các giả thuyết về rủi ro cùng với việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây về vấn đề liên quan ở các quốc gia khác nhau trên thế giới.Các kết quả nghiên cứu được rút ra từ mô hình có thể hỗ trợ phần nào cho các nhà làm chính sách trong việchướng đến việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh của một số ngân hàng thương mại trong việc phòng tránh rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, bài nghiên cứu sử dụng các dữ liệu, số liệu đáng tin cậy từ các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và Trung Quốc và kết quả hồi qui được trình 5 bày rõ ràng đầy đủ sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho những nghiên cứu tiếp theo. 6. Hướng phát triển của đề tài Rủi ro tín dụng thật sự là một phạm trù quan trọng trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại nóichung. Đề tài đã cho thấy những kết quả cụ thể về mặt thực nghiệm đối với các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên do những thiếu sót về mặt dữ liệu vi mô trong hệ thống các ngân hàng nên đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định. Dựa trên mô hình và kết quả thực nghiệm được đề cập trong bài nghiên cứu này, đề tài có thể được phát triển theo một quy mô rộng lớn hơn nhằm hoàn thiện vấn đề trên cả phương diện lý thuyết và thực hành, từđó có thể tránh được những sai lầm nhất định, phát hiện ra quy luật và cách vận dụng quy luật đó để có thể thực hiện công tác phòng chống rủi ro tín dụng một cách hiệu quả hơn. 6 MỤC LỤC 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 8 DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU 9 DANH SÁCH HÌNH ẢNH 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Biến vi mô 1.1.1.1. Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến rủi ro tín dụng Đây được xem là một cách kiểm soát rủi ro cho vay dự kiến, cho phép phát hiện ra và bảo đảm mức độ cao về tổn thất tín dụng của các khoản cho vay. Theo Hasan và Wall (2003), những ngân hàng dự đoán mức độ cao về mất mát vốn thì nên xây dựng những khoản dự phòng cao hơn để làm giảm biến động thu nhập. Bên cạnh đó, theo Halling (2006), tỉ lệ chi phí dự phòng rủi ro trên thu nhập từ hoạt động kinh doanh kì vọng đồng biến với rủi ro, nhưng do bị biến đổi trong quá trình hồi quy nên không có ý nghĩa. 1.1.1.2. Tác động của hiệu quả sử dụng vốn đến rủi ro tín dụng Hiệu quả sử dụng vốn được định nghĩa là thước đo đánh giá trình độ quản lý, điều hành trong việc xếp hạng tín dụng, thẩm định tài sản thế chấp và giám sát khách hàng. Có nhiều cách để đo lường biến này: INEF = Chi phí hoạt động/Tổng tài sản Hoặc INEF = Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động Berger và Deyoung (1997) đã phân tích nhiều tình huống trong đó rủi ro tín dụng liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn, và thấy rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa hiệu quả sử dụng vốn và rủi ro trong những ngân hàng phá sản. Trên thực tế, mức độ hiệu quả thấp sẽ buộc các ngân hàng đẩy mạnh lợi nhuận của mình bằng cách tham gia vào các hợp đồng tín dụng có rủi ro cao để hưởng được tỷ suất sinh lợi cao hơn; ngược lại, sự tăng lên trong rủi ro tín dụng sẽ khiến cho các ngân hàng gánh chịu thêm nhiều khoản chi phí phát sinh cũng như nỗ lực để giám sát các khoản nợ xấu, từ đó đưa đến 10 mức độ hiệu quả thấp. Do đó, mối quan hệ giữa việc hiệu quả sử dụng và tỷ lệ nợ xấu có thể đồng biến hoặc nghịch biến. 1.1.1.3. Tác động của chỉ số khả năng thanh toán đến rủi ro tín dụng Được đo lường bằng tỉ lệ hiệu số giữa tài sản thanh khoản và vay mượn ngắn hạn từ tổ chức tín dụng trên tổng tiền gửi. Theo nghiên cứu của Montgomery (2004), tỷ lệ này có quan hệ đồng biến với rủi ro tín dụng nhưng không có ý nghĩa thống kê.Bên cạnh đó.theo giả thuyết rủi ro đạo đức (Berger và Deyoung, 1997), các ngân hàng vốn hóa thấp thường mang những khoản vay rủi ro hơn, trong đó có khả năng dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn. 1.1.1.4. Tác động của quy mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng Có nhiều phương pháp để đo lường quy mô ngân hàng: Quy mô NH = Tài sản ngân hàng i/Tổng tài sản các ngân hàng Hoặc Quy mô NH = log (tài sản ngân hàng) Stern và Feldman (2004) đã lập luận rằng các ngân hàng lớn có xu hướng chấp nhận rủi ro quá mức hơn do sự mong đợi vào sự bảo vệ của chính phủ khi những ngân hàng này gặp nạn. Do đó các ngân hàng này đẩy mạnh đòn bẩy của họ, tăng các khoản vay có rủi ro cao, từ đó dẫn đến nhiều khoản nợ xấu. 1.1.1.5. Tác động của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đến rủi ro tín dụng ROE phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn để sinh lời. Kết quả kinh doanh có liên quan nghịch biến với sự gia tăng các khoản nợ xấu trong tương lai, hay nói cách khác là rủi ro tín dụng. Theo Louzis et al. (2012), kết quả kinh doanh trong quá khứ có thể phản ánh chất lượng quản lý, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu thấp. [...]... về rủi ro tín dụng trong hệ thống NH (theo yêu cầu của bạn, bạn đánh giá dùm tui, chứ tui thấy tác động của từng yếu tố đến rủi ro tín dụng là đủ ròi) 1.1.3 Rủi ro tín dụng 1.1.3.1 Khái niệm Rủi ro tín dụng có thể được hiểu là mối đe doạ, bị tổn thương một phần nguồn vốn của ngân hàng hoặc không đạt được thu nhập hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ sung để thực hiện các nghiệp vụ nhất định Rủi ro tín dụng. .. t Trung Quốc 32 Năm 1979, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu tách hoạt động của ngân hàng thương mại ra khỏi hoạt động của ngân hàng trung ương Bốn ngân hàng thương mại nhà nước đã được thành lập chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực cụ thể là ABC, BOC, CCB và ICBC Tuy nhiên, những sự phân chia này không có nghĩa là các ngân hàng hoạt động độc lập Từ năm 1980 đến giữa những năm 1990, các ngân hàng Trung. .. nhuận Ngoài những yếu tố quyết định chung, việc cho vay không hiệu quả còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như: rủi ro của ngân hàng Pháp được quyết định bởi điều khoản rủi ro tín dụng và sự kém hiệu quả, trong khi đó yếu tố quyết định việc cho vay không hiệu quả của những ngân hàng Đức phụ thuộc vào tác động đòn bẩy của các ngân hàng Do đó, phân tích này nhấn mạnh rằng rủi ro tín dụng trong nền kinh tế... kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây Trong bối cảnh dư nợ tín dụng không tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh Nợ xấu của trên toàn hệ thống. .. của ngân hàng Mĩ trong giai đoạn 1985-1994, và kết luận rằng hiệu quả sử dụng chi phí có thể là chỉ báo quan trọng đối với các khoản vay có vấn đề trong tương lai Havrylchyk (2003) với nghiên cứu về ảnh hưởng của chất lượng hoạt động của ngân hàng đối với rủi ro tín dụng ở các nước đang phát triển Qua kết quả phân tích, rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong nước thì cao hơn các ngân hàng nước ngoài... 1.1.1.6 Tác động của đòn bẩy – LEV – Tỉ lệ vốn CSH trên tổng vốn huy động đến rủi ro tín dụng Trong bài nghiên cứu của Logan (2001), đòn bẩy là tổng dư nợ huy động trên VCSH nghịch biến với rủi ro phá sản ngân hàng Anh quốc tại thời điểm trước khi ngân hàng phá sản 1 quí Đòn bẩy càng cao do huy động nhiều thì rủi ro càng cao Đối với hệ thống tài chính có trình độ kĩ luật thị trường cao, những ngân hàng yếu. .. tế, rủi ro tín dụng NH giảm trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, khi mà có sự cải thiện các chỉ báo vĩ mô, trong khi rủi ro tín dụng sẽ tăng trong giai đoạn khủng hoảng và suy thoái Nghiên cứu này cũng ủng hộ quan điểm đó.Theo ông, một môi trườngkinh tế mạnh như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chịu bất kì vấn đề nào về rủi ro tín dụng ngân hàng 17 Có rất it các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố cụ thể bên trong. .. Ban Nha) và cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng thu nhập sẵn có, thất nghiệp và các điều kiện lưu thông tiền tệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến rủi ro tín dụng ngân hàng Berge và Boyne(2007) chỉ ra rằng các khoản vay rất nhạy cảm với lãi suất thực và tỉ lệ thất nghiệp trong hệ thống ngân hàng Bắc Âu giai đoạn 1993 -2005 Funda Yurdakul (2013) nhận định rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng chịu ảnh hưởng của tình... hơn so với mức 49% của Thái Lan và mức 20-30% của Nhật Bản Giai đoạn 2005 – 2013, tỷ lệ nợ xấu của 4 ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc ngày càng giảm và dần đạt được mức cân bằng 34 Hình 3: Tỷ lệ nợ xấu của bốn ngân hàng thương mại lớn Trung Quốc (2005 – 2013) 2.2 Mô hình và kết quả nghiên cứu 2.2.1 Lý thuyết về các biến 2.2.1.1 Biến vi mô Dự phòng rủi ro tín dụng: dự phòng rủi ro tín dụng được... rủi ro tín dụng tương quan giữa hai quốc gia ở khu 18 vực EU mà có sự kết hợp giữa các biến vĩ mô và vi mô Trong nghiên cứu này, 11 yếu tố quyết định tiềm năng đã được kết hợp trong các mô hình thử nghiệm.Họ sử dụng cách tiếp cận dữ liệu bảng động trong giai đoạn 2005- 2011 để kiểm tra những yếu tố quyết định việc cho vay không hiệu quả trong cả hai hệ thống ngân hàng ở hai nền kinh tế, cụ thể là kinh . vấn đề cơ bản về các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại ở hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013, bên cạnh đó. thực nghiệm đối với các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên do những thiếu sót về mặt dữ liệu vi mô trong hệ thống các ngân hàng nên đề. thuyết trước đây trong việc quản lý rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng. Phần thứ hai sẽnêu lên thực trạn về rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và Trung Quốc sau đó tiến hành

Ngày đăng: 08/11/2014, 11:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT ĐỀ TÀI

  • MỤC LỤC

  • DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

  • DANH SÁCH HÌNH ẢNH

  • 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

    • 1.1. Cơ sở lý thuyết

      • 1.1.1. Biến vi mô

        • 1.1.1.1. Tác động của dự phòng rủi ro tín dụng đến rủi ro tín dụng

        • 1.1.1.2. Tác động của hiệu quả sử dụng vốn đến rủi ro tín dụng

        • 1.1.1.3. Tác động của chỉ số khả năng thanh toán đến rủi ro tín dụng

        • 1.1.1.4. Tác động của quy mô ngân hàng đến rủi ro tín dụng

        • 1.1.1.5. Tác động của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đến rủi ro tín dụng

        • 1.1.1.6. Tác động của đòn bẩy – LEV – Tỉ lệ vốn CSH trên tổng vốn huy động đến rủi ro tín dụng

        • 1.1.1.7. Tác động của tỉ lệ thu nhập ngoài lãi – Thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập đến rủi ro tín dụng

        • 1.1.2. Biến vĩ mô

          • 1.1.2.1. Tác động của lạm phát đến rủi ro tín dụng

          • 1.1.2.2. Tác động của tỉ lệ tăng trưởng GDP đến rủi ro tín dụng

          • 1.1.2.3. Tác động của lãi suất thực hiệu chỉnh đến rủi ro tín dụng

          • 1.1.2.4. Tác động của tỉ lệ thất nghiệp đến rủi ro tín dụng

          • 1.1.2.5. Tác động của tỉ giá hối đoái đến rủi ro tín dụng

          • 1.1.3. Rủi ro tín dụng

            • 1.1.3.1. Khái niệm

            • 1.1.3.2. Đặc điểm

            • 1.1.3.3. Tác hại

              • 1.1.3.3.1. Đối với ngân hàng thương mại

              • 1.1.3.3.2. Đối với khách hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan