hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia việt nam (vietnam airlines)

101 474 2
hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của hãng hàng không quốc gia việt nam (vietnam airlines)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế như: WTO, APEC, AFTA và đến năm 2008 Việt Nam là thành viên chính thức uỷ viên không thường trực của Liên Hợp Quốc Chúng ta đã ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương với nhiều nước, mà gần đây nhất là Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ. Sau khi Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế, tăng cường giao lưu buôn bán quốc tế thì nhu cầu về vận tải, đặc biệt là vận tải HK là một vấn đề cần được quan tâm chú ý để góp phần thực hiện chiến lược kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Vận tải HK là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước. Vì thế chính sách chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường, đi kèm với xu thế hội nhập quốc tế đã và đang đem lại cho Tổng công ty HK Việt Nam (Vietnam Airlines) rất nhiều cơ hội và thách thức. Với xuất phát điểm tương đối thấp, tiềm lực hạn chế, VNA cần phải rất nỗ lực vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để phát triển nhanh chóng, giảm khoảng cách và đuổi kịp các hãng HK trong khu vực và trên thế giới, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nước giao cho. Là một ngành thuộc cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nói chung và ngành HK nói riêng được coi như huyết mạch lưu thông của đất nước. Nó đã góp phần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với thế giới và là một vị “Đại sứ lưu động” của đất nước. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với ngành HK là phải đi trước một bước, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Để thực hiện được yêu cầu này, ngành HK đòi hỏi có sự đầu tư rất lớn, cả về chất lượng, giá cả và dịch vụ, ngày càng hoàn thiện để hội nhập với các HK trong khu vực và thế giới. Hơn thế nữa, ngành HK không những là ngành kinh tế có khả năng đem lại lợi nhuận lớn mà nó còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị, ngoại giao cũng như quốc phòng đối với bất kỳ quốc gia nào và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, là trung tâm của một khu vực kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao, HK Việt Nam có lợi thế để phát triển. Với đội máy bay đang được hiện đại hoá và tăng dần về số lượng và chất lượng, dịch vụ không ngừng hoàn thiện, mạng đường bay quốc tế cũng như nội địa ngày càng được mở rộng sẽ làm tăng nhu cầu vốn, kỹ thuật và lao động có năng lực trình độ. Mặt khác, phương tiện kinh doanh của ngành HK là đòi hỏi phải có những chiếc máy bay hiện đại có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài nên việc đầu tư, mua sắm các loại máy bay đòi hỏi phải có vốn, lực lượng lao động có trình độ để có thể đáp ứng nhu cầu cho đội bay ngay càng hiện đại. Với những đặc điểm trên, là doanh nghiệp nhà nước đại diện cho ngành HK, Hãng HK Quốc gia Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh của nền kinh tế. Để đạt được như vậy đòi hỏi VNA phải xây dựng cho mình hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, nguồn lao động có trình độ nghiệp vụ cao và lượng vốn lớn cần cho hoạt động sản xuất kinh doanh, Hãng HK Quốc gia Việt Nam cần có các giải pháp để có thể huy động vốn, thu hút nguồn lao động có năng lực. Nhận thức được vấn đề này, với sự hướng dẫn tận tình của giảng viên – thạc sĩ Vương Thị Bích Ngà và sự giúp đỡ của cán bộ của Hãng HK Quốc gia Việt Nam, sau một thời gian tìm hiểu thực tế, tôi xin được chọn đề tài: “Hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Hãng Hàng Không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) ” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận gồm 3 chương: CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM. Trong quá trình viết khoá luận, tôi nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Thạc sỹ Vương Thị Bích Ngà, sự giúp đỡ của các cán bộ Viện Khoa học HK, và Trung tâm Huấn luyện Bay cùng cán bộ công nhân viên của Hãng HK Quốc gia Việt Nam. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo và những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM. I. Lịch sử hình thành và phát triển của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của Hãng HK Quốc gia Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của ngành HKDD Việt Nam. Hơn 50 năm phát triển, ngành HKDD Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, và mô hình tổ chức quản lý đã từng bước thay đổi để mong muốn đáp ứng yêu cầu đổi mới trong từng giai đoạn, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam và quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Ngày 15/01/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 666/TTg thành lập Cục HKDD Việt Nam, với nhiệm vụ vận chuyển HK, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Khởi đầu với đội ngũ máy bay chỉ gồm 5 chiếc, VNA đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển trước khi trở thành như ngày nay. Với tên gọi ban đầu là HKDD Việt Nam, VNA bắt đầu bay với tư cách một hãng HK độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia lâm. Qua hơn 50 năm, VNA đã trải qua nhiều thay đổi và không ngừng phát triển và mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành HKDD có thể được tóm tắt qua các giai đoạn như sau: - Giai đoạn từ năm 1956 đến năm 1975: Ngành HKDD Việt Nam được hình thành trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng đất nước, chủ yếu tập trung thực hiện nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, trong đó phục vụ các chuyến bay quân sự và chuyên cơ là nhiệm vụ hàng đầu của ngành HKDD. Cục HKDD Việt Nam khi đó được thành lập trực thuộc Chính phủ và được giao cho Bộ Quốc phòng thực hiện đồng thời ba chức năng: quản lý Nhà nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và kinh doanh vận tải HK. - Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1985: việc thành lập Tổng cục HKDD Việt Nam năm 1976 đánh dấu một mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành HKDD Việt Nam. Giai đoạn này Tổng cục HKDD Việt Nam đã có thay đổi về chức năng nhiệm vụ, và tiếp tục thực hiện 3 chức năng: quản lý Nhà nước, quốc phòng và đặc biệt chức năng kinh doanh vận tải HK. Ngay năm đầu tiên đã vận chuyển được 21.000 lượt khách và 3.000 tấn hàng hóa. Từ những năm 1980, HKDD Việt Nam phát triển theo hướng trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh, trong đó nhiệm vụ vận tải HK là nhiệm vụ kinh tế hàng đầu. - Giai đoạn từ năm 1986 - 1990: Hoạt động sản xuất kinh doanh HK có những điều kiện thuận lợi để phát triển, nhờ những thay đổi trong cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính thể hiện qua Nghị định số 162/HĐBT ngày 14/12/1984, Quyết định số 986/V7 ngày 04/03/1985 và Thông tư liên bộ số 03/TTLB ngày 8 tháng 3 năm 1985 đã tạo bước ngoặt lớn trong việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của ngành.Tổng công ty HK Việt Nam được thành lập (lần thứ nhất) theo Quyết định số 225/CT ngày 22/8/1989 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, là một đơn vị kinh tế quốc doanh được tổ chức theo Điều lệ liên hiệp Xí nghiệp, trực thuộc Tổng cục HKDD Việt Nam. Mô hình này đã tách biệt tương đối rõ chức năng quản lý Nhà nước và chức năng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vận tải. Mặc dù trong thời gian này đội máy bay còn 22 chiếc với tổng năng lực cung ứng 160 tấn chuyên chở và 1.460 ghế cung ứng, nhưng các chỉ tiêu kinh tế đều tăng trưởng đáng kể. - Giai đoạn từ năm 1991 đến nay: Đây là giai đoạn quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của ngành HKDD Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới của Đảng. Thực hiện chỉ thị 243/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ngày 01/07/1992 về tổ chức lại ngành HKDD Việt Nam, ngày 20/04/1993 Hãng HK Quốc gia Việt Nam với tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Airlines được thành lập theo Quyết định số 745/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải, là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục HKDD Việt Nam. Ngày 22/08/1994, căn cứ theo quyết định số 441/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng công ty HK Việt Nam được thành lập lại như một doanh nghiệp Nhà nước về vận tải và dịch vụ HK, là một pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có văn phòng tại các tỉnh, có cơ quan đại diện tại nước ngoài bao gồm các cơ quan đại diện vùng và từng nước; có tài khoản tại ngân hàng bao gồm cả tài khoản ngoại tệ; có con dấu, cờ, trang phục, phù hiệu riêng. Đơn vị quản lý trực tiếp là Cục HKDD Việt Nam. Tổng công ty HK Việt Nam được thành lập lần thứ hai theo Quyết định số 328/TTg ngày 27/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 04/CP ngày 27/01/1996. Bộ kế khạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 110824 cho Tổng công ty vào ngày 15/3/1996 tại Hà Nội. Từ tháng 5/1996, Tổng công ty HK Việt Nam với tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Airlines Corporation chính thức đi vào hoạt động với số vốn đăng kí 1.661 tỷ VND. Là một doang nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, lấy VNA làm nòng cốt và bao gồm 20 đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong ngành HK. Việc thành lập Tổng công ty HK Việt Nam là một bước chuyển lớn về tổ chức của Ngành HKDD Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, tạo điều kiện để xây dựng một hãng HK mạnh, vươn lên ngang tầm các hãng HK trong khu vực và trên thế giới. Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2009 của VNA là 8.942 tỷ đồng. Ngày 10/06/2010, VNA chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, đánh dấu một bước phát triển mới, trở thành hãng HK đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của Hãng trong tiến trình khẳng định đẳng cấp quốc tế, là một trong những hãng HK lớn trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Liên minh HK là một mô hình hợp tác của các hãng HK trên thế giới trước yêu cầu bổ trợ về mạng bay, chia sẻ nguồn lực để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu; cũng như nhu cầu của hành khách về dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng cao và đồng nhất trên toàn bộ hành trình. Liên minh HK SkyTeam được thành lập năm 2000, với 4 thành viên sáng lập Aeroméxico, Air France, Delta Air Lines và Korean Air. Đây hiện là liên minh hàng không lớn thứ hai trên thế giới với 11 hội viên toàn phần, 3 hội viên cộng tác, cùng hơn 2.500 máy bay. Mạng đường bay của SkyTeam vươn tới 905 điểm đến thuộc 169 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trên thế giới hiện có 3 liên minh hàng không tiêu biểu với sự tham gia của 19 trên 20 hãng hàng không hàng đầu, chiếm gần 80% tổng ghế luân chuyển và 58% lượng khách vận chuyển trên toàn cầu. Ngoài SkyTeam, hai liên minh còn lại là Star Alliance và Oneworld, lần lượt là các liên minh hàng không lớn nhất và lớn thứ ba trên thế giới. Năm 2005, SkyTeam chiếm 22% thị phần thế giới, sau Star Alliance (29%) và trên Oneworld (18%). Các hội viên toàn phần của SkyTeam: Aeroflot, Aeroméxico, Air France, Alitalia, China Southern Airlines, Continental Airlines, CSA Czech Airlines, Delta Air Lines, KLM Royal Dutch Airlines, Korean Airlines, Northwest Airlines. Các hội viên cộng tác: Air Europa, Copa Airlines, Kenya Airways. Tính đến tháng 9 năm 2011, VNA hiện đang vận hành mạng lưới đường bay trực tiếp vươn đến 26 điểm đến quốc tế, bao gồm: Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kong, Côn Minh, Thượng Hải, Cao Hùng, Đài Bắc (Trung Quốc), Fukuoka, Nagoya, Osaka, Tokyo (Nhật Bản), Busan, Seoul (Hàn Quốc), Yangon (Myanmar), Phnom Penh, Siem Reap (Cambodia), Viêng Chăng, Luông Phabang (Lào), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Bangkok (Thái Lan), Paris (Pháp), Moscow (Nga), Frankfurt (Đức), Melbourne, Sydney (Australia). Đặc biệt, vào cuối năm 2011, VNA sẽ khai thác đương bay đến London (Anh Quốc) tại sân bay quốc tế Gatwich. Ngoài ra Hãng còn khai thác 20 điểm đến nội địa trong đó sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng) là 3 trạm trung chuyển chính trong nước. Bảng 1.1: Đội máy bay hiện tại của VNA (đến tháng 9/2011) Máy bay Tổng số Đặt hàng Hành khách (Business/Economy) Tuyến bay chính Ghi chú Airbus 10 0 160 (0/0/162) Nội địa và khu vực A320- 200 150 (12/0/138) Việt Nam và Trung Quốc Airbus A321- 231 27 30 184 (16/0/168) Nội địa và khu vực Mua thêm 16 chiếc vào năm 2010, 1 chiếc cho Cambodia Angkor Air thuê. Airbus A330- 200 8 0 266 (24/0/242) Khu vực và đường dài Trung Quốc, Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan Airbus A330 1 0 320 (36/0/284) Khu vực và đường dài Trung Quốc, Hong Kong, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore và Thái Lan Airbus A350- 900 0 12 Giao vào năm 2014 Airbus A380- 800 0 4 Đường dài Có thể tới Los Angeles, San Francisco, Houston Chưa xác nhận mua, đang đàm phán và cân nhắc việc chuyển sang mua phiên bản A380- 900, nếu chính thức đặt mua sẽ giao vào năm 2015 ATR 72-500 14 9 68 (0/68) Nội địa, Lào, Campuchia Boeing 777- 200ER 10 0 282 (54/228) 295 (12/283) 325 (35/290) 338 (32/306) Nội địa và đường dài Hà Nội, Đà Nẵng, Frankfurt, Moskva, Paris, Melbourne và Sydney Boeing 787-9 0 16 Trước đặt mua 787-8 nhưng tháng 6-2010 đã đàm phán chuyển sang đặt hàng loại 787- 9 có sức chứa lớn hơn.Dự kiến đến châu Âu và châu Mỹ. Giao vào năm 2016. Fokker 70 2 0 79(0/79) Trong nước và khu vực Sử dụng đến năm 2012. Sau đó chuyển qua Airbus A321 Tổng 72 71 Hãng sẽ có 150 chiếc vào năm 2020 (Nguồn: báo cáo thường niên của Tổng công ty HK Việt Nam năm 2010) Theo đó, VNA đang hướng tới việc mở rộng đội bay lên lần lượt 107 và 150 máy bay vào năm 2015 và 2020, trong đó Hãng đặt mua nhiều máy bay thuộc loại hiện đại bật nhất thế giới như Airbus A350 và Airbus A380, là máy bay vận tải HK lớn nhất thế giới vào thời điểm hiện tại. Điều này nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của VNA, nhằm vươn lên mục tiêu đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore Airlines, mặc dù một số hãng HK trong khu vực đều là các hãng nổi tiếng trên thế giới. II. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức hành chính của Hãng Hàng không Quốc gia Việt nam. Tổng công ty HK Việt Nam là doanh nghiệp theo mô hình tập đoàn kinh doanh. Với chức năng chủ đạo cho mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong ngành HKDD, trong đó vận tải HK là nòng cốt. Tổng công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có điều lệ tổ chức hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành vốn và tài sản, chịu trách nhiệm các khoản nợ trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước, lập bảng tổng kết tài sản, lập các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chính. Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các bộ, cơ quan ngành bộ, các cơ quan Chính phủ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương với tư cách là các cơ quan quản lý Nhà nước, chịu sự quản lý của cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại luật doanh nghiệp Nhà nước và các quy định khác của pháp luật. 1. Chức năng, nhiệm vụ 1.1 Chức năng Tổng công ty HK Việt Nam có chức năng: Thực hiện kinh doanh dịch vụ về vận tải HK đối với hành khách, hàng hoá ở trong nước và nước ngoài theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển ngành HKDD của Nhà nước. Cung ứng các dịch vụ thương mại kỹ thuật HK và các ngành có mối quan hệ gắn bó với nhau trong dây chuyền kinh doanh vận tải HK, xây dựng kế hoạch phát triển đầu tư xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và cho thuê, mua sắm tàu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành HK; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài, kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của VNA bao gồm: - Vận chuyển HK đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư; - Các dịch vụ HK nói chung (vận tải đa phương thức; cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, cung cấp dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phuc vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay) - Hoạt động HK nói chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không ); - Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị HK và các thiết bị kỹ thuật khác. - Sản xuất linh kiện, phụ tùng trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp HK. - Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các trang thiết bị phục vụ dây chuyền vận tải HK. 1.2 Nhiệm vụ VNA có nhiệm vụ: tạo ra nguồn vốn kinh doanh và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, phát triển các quỹ của Nhà nước bao gồm vốn đầu tư vào các công ty khác; nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, quyền kinh doanh, và những người khác tài nguyên nhận của Nhà nước để làm kinh doanh và thực hiện các nhiệm [...]... kinh tế với nước ngoài - Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước CHƯƠNG II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 I Tình hình hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2011 1 Kết quả chung của hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Hãng Hàng không Quốc. .. trường HK quốc tế III Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Hoạt động kinh doanh vận tải HK của VNA đã có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, cùng với sự lớn mạnh của nền kinh tế nước nhà nói chung và ngành HKDD nói riêng, hàng năm VNA đều tăng trưởng với mức trên 10% Cụ thể, trong năm 2010, doanh thu của VNA tăng 47%, đạt mức 36,3... Việt Nam hoạt động theo Nghị định 388/HĐBT, tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp, chịu sự điều tiết về vốn và giá cung ứng các dịch vụ nội bộ của Tổng công ty, đóng góp vào quỹ chung của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Sơ đồ 1.1: sơ đồ tổ chức của Tổng công ty HK Việt Nam 2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Cơ cấu tổ chức của. .. phục vụ cho quốc phòng, là phương tiện vận tải duy nhất có khả năng nối kết nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu mà các phương tiện vận tải khác không làm được Do đó mạng lưới vận tải HK là hệ thống huyết mạch quan trọng của các hoạt động kinh tế quốc tế, làm cho khái niệm về biên giới kinh tế đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ của từng quốc gia, trở thành môi trường kinh tế rộng... trường Đông Dương chiếm 7% thị phần vận tải hành khách và 1% thị phần vận tải hàng hóa IV Chiến lược phát triển kinh doanh của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Nghị quyết Đảng bộ HKDD Việt Nam lần thứ I đã định hướng "Mục tiêu phấn đấu của Ngành là từng bước đổi mới phương tiện vận tải, đổi mới trang thiết bị, nâng cấp các công trình chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh Từng bước xây dựng ngành HK đạt... Hàng không Quốc gia Việt Nam đối với nền kinh tế Việt Nam Vận tải nói chung và vận tải HK nói riêng có vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, cũng như đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt góp phần thúc đẩy tiến trình buôn bán quốc tế, du lịch quốc tế và hội nhập giữa các nước trong một khu vực và giữa các khu vực trên thế giới Hệ thống vận tải HK phục... viên để trở thành một hãng HK hiện đại và có uy tín, thể hiện bản sắc dân tộc của Việt Nam; là một hãng HK đứng đầu trong khu vực về các dịch vụ chất lượng cao và hiệu quả kinh doanh 2 2.1 Cơ cấu tổ chức hành chính Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty HK Việt Nam Mặc dù ngành HKDD Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh được trên 20 năm nhưng thực sự kinh doanh trong nền kinh tế thị trường chỉ... Điều này không những không mang lại hiệu quả kinh doanh không của VNA, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các hãng HK có quan hệ hợp tác với VNA Như vậy, việc điều chỉnh lại cơ cấu vận hành cho phù hợp với môi trường kinh doanh hiện đại là rất cần thiết đối với NVA hiện nay, và là một trong những điều kiện đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh vận tải HK của VNA trên thương trường HK quốc tế III... gia Việt Nam Tổng kết 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 thị trường vận tải HK Việt Nam ước đạt trên 105 triệu hành khách, 2,2 triệu tấn hàng hóa Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 15% về vận tải hành khách và 12% về vận tải hàng hóa Hiện có 46 hãng HK nước ngoài đang khai thác trên 54 đường bay đi, đến Việt Nam và có 4 hãng HK trong nước, đang khai thác 40 đường bay đến 20 cảng HK nội địa Tổng sản lượng vận. .. tư cho toàn ngành giao thông vận tải và chỉ đáp ứng 36% tổng mức đầu tư các công trình hoàn thành, chiếm 26% tổng nộp ngân sách của các doanh nghiệp HK Trong giai đoạn này, thị trường vận tải HK của VNA cả trong nước và quốc tế đều tăng trưởng tốt, tuy nhiên Hãng cũng gặp một số khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh vận tải HK của Hãng, đó là cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới . I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM. CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG KHÔNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 CHƯƠNG. thương trường HK quốc tế. III. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải hàng không của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Hoạt động kinh doanh vận tải HK của VNA đã có những bước phát triển vượt bậc. TỔNG QUAN VỀ HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM. I. Lịch sử hình thành và phát triển của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển của Hãng HK Quốc gia Việt Nam gắn liền

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vận tải nói chung và vận tải HK nói riêng có vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, cũng như đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt góp phần thúc đẩy tiến trình buôn bán quốc tế, du lịch quốc tế và hội nhập giữa các nước trong một khu vực và giữa các khu vực trên thế giới. Hệ thống vận tải HK phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, kể cả quốc phòng, do đó nó phản ánh trình độ phát triển của một nước. Cũng như các phương tiện vận tải khác, vận tải HK là yếu tố quan trọng của lưu thông. Các Mác đã nói “Lưu thông có nghĩa là hành trình thực tế của hàng hoá trong không gian được giải quyết bằng vận tải. Vận tải là sự tiếp tục của quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông ấy”. Như vậy, vai trò của vận tải HK trong nền kinh tế quốc dân biểu hiện khá rõ nét ở hai khía cạnh sau:

  • Vận tải HK là chất xúc tác đặc biệt thúc đẩy nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ kinh tế quốc tế phát triển

  • Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành HK kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế khác, là ngành có nhiều đóng góp ngoại tệ cho Nhà nước, là nơi dự trữ và cung cấp đội ngũ cán bộ có trình độ, có kỹ thuật phục vụ cho quốc phòng, là phương tiện vận tải duy nhất có khả năng nối kết nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên toàn cầu mà các phương tiện vận tải khác không làm được. Do đó mạng lưới vận tải HK là hệ thống huyết mạch quan trọng của các hoạt động kinh tế quốc tế, làm cho khái niệm về biên giới kinh tế đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ của từng quốc gia, trở thành môi trường kinh tế rộng lớn. Mở đường rộng mạng lưới đường bay cũng có nghĩa là mở rộng hợp tác về kinh tế, quan hệ chính trị và giao lưu văn hoá xã hội. Hay nói cách khác, vận tải HK là một điển hình về mối quan hệ kinh tế quốc tế, và là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập mà các phương tiện vận tải khác không thay thế và so sánh được.

  • Thu và chi của ngành vận tải HK là một bộ phận cấu thành trong cán cân thanh toán quốc tế

  • Theo định nghĩa trong thương mại quốc tế thì “ Việc thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh có liên quan tới các quan hệ kinh tế, thương mại và các mối quan hệ khác giữa các tổ chức, các công ty và các chủ thể khác nhau của các nước gọi là thanh toán quốc tế”. Như vậy, hoạt động vận tải HK quốc tế có tác động đến vị trí cán cân thanh toán của tất cả các quốc gia trên thế giới trong cả hai mảng “cân đối vô hình và cân đối hữu hình”. Những ảnh hưởng tích cực của nó trong thanh toán quốc tế thể hiện ở giá vé áp dụng và giá vé công bố, và những khoản thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ thương mại và kỹ thuật HK. Điều đó có nghĩa là những khoản thu nhập ấy trở thành một khoản thuận lợi trong cân bằng thương mại có thể bù đắp lại cho những khoản thiếu hụt trong cán cân thanh toán từ việc thanh toán thương mại cho các hãng HK nước ngoài và từ việc chi tiêu ngoại tệ của người đi du lịch nước ngoài. Đồng thời nó là điều kiện quan trọng trong cán cân thanh toán cho việc mua bán các thiết bị HK và nhiên liệu máy bay.

  • Từ phân tích trên, có thể xác định tác dụng của vận tải hàng không như sau:

  • Là ngành tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân

  • Đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hàng hoá và hành khách trong xã hội

  • Góp phần khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, mở rộng giao lưu, trao đổi hàng hoá trong một nước và quốc tế

  • Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, góp phần cải thiện đời sống nhân dân

  • Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài

  • Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước.

    • 2.1 Hoạt động vận tải hành khách

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan