văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945

24 405 2
văn học và phật học trên báo chí phật giáo việt nam trước năm 1945

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DẪN NHẬP 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ những năm đầu thế kỷ XX, các tạp chí, tờ báo Phật giáo nối nhau ra đời, như Từ bi âm, Duy tâm, Viên âm, Đuốc tuệ, Tiếng chuông sớm v.v góp phần không nhỏ cho phong trào Chấn hưng Phật giáo cũng như cho sự phát triển nền văn hóa dân tộc. Chọn đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 để nghiên cứu, chúng tôi hy vọng có thể tìm về cội nguồn báo chí Phật giáo, hiểu được văn học và tư tưởng Phật học giai đoạn này, từ đó hy vọng có thể khơi dậy những giá trị tinh hoa của Phật giáo và của dân tộc từ xưa đã được tạo nên. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử báo chí Việt Nam trước 1945. Trong đó, có không ít công trình đề cập về lịch sử báo chí Phật giáo. Các công trình nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của báo chí Phật giáo trước 1945 và khái quát những cuộc tìm hiểu, trao đổi về tư tưởng Phật học trên báo chí Phật giáo, gồm có: Báo chí tôn giáo tại Việt Nam của Nguyễn Văn Ẩn (1972) (Khảo luận tốt nghiệp, ban Báo chí học, phân khoa VH&KHNV, Viện Đại học Vạn Hạnh); Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (tập III) (2000); Triết học và tư tưởng của giáo sư Trần Văn Giàu (1988); Báo chí Phật giáo với phong trào Chấn hưng Phật giáo (1930-1945) của Thích Thanh Đạt (1994) (Luận văn tốt nghiệp cử nhân Sử học, Đại học Tổng hợp Hà Nội); Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938) của Nguyễn Đại Đồng và Nguyễn Thị Minh (2008). Nguyễn Lang đã đề cập khá chi tiết về tôn chỉ hoạt động và những đóng góp chung của báo chí Phật giáo đối với Phật giáo và dân tộc nửa đầu thế kỷ XX. Giáo sư Trần Văn Giàu đã đánh giá cao tư tưởng yêu nước, khoa học của nhiều tờ báo, tạp chí, sách vở Phật giáo giai đoạn này. Những công trình nghiên cứu về sự ra đời, tồn tại và kết thúc của báo chí Phật giáo trước 1945, gồm có: Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945 của Huỳnh Văn Tòng (2000); Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945 (2000) do Đỗ Quang Hưng chủ biên; Lược khảo Báo chí 2 Phật giáo Việt Nam (1929-2008) của Nguyễn Đại Đồng (2008) cùng các bài viết: “Tạp chí Viên âm”, “Tạp chí Đuốc tuệ” trên tạp chí Nghiên cứu Phật học (2009), “Tạp chí Duy tâm Phật học” trên nguyệt san Giác ngộ (2011). Công trình của Nguyễn Đại Đồng đã liệt kê khá chi tiết hoàn cảnh ra đời, các nhà lãnh đạo, các hoạt động và khái quát một số nội dung tiêu biểu được đăng trên báo chí Phật giáo trước 1945. Hai công trình của Huỳnh Văn Tòng và Đỗ Quang Hưng đã thống kê đầy đủ danh mục báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945. Đây chính là tiền đề giúp chúng tôi dễ dàng triển khai các nội dung chính trong luận án của mình. Công trình Báo chí ở Thành phố Hồ Minh của Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan (2007) đã cho biết tạp chí Quốc ngữ Phật giáo đầu tiên được xuất bản ở Sài Gòn là Pháp âm, đồng thời các tác giả còn đề cập vai trò của nhà báo Xích Liên (sư Thiện Chiếu) đối với sự nghiệp chấn hưng và sự nghiệp báo chí Phật giáo. Những công trình: Việt Nam: Những sự kiện lịch sử (1919-1945) của Dương Trung Quốc (2005); Báo chí Phật giáo tại Việt Nam: Thực trạng và vấn đề của Lê Thị Hồng Hạnh (2010) (Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐH KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội) đã chỉ ra được sự hiện hữu và ảnh hưởng của báo chí Phật giáo trong đời sống xã hội. Ngoài ra, các bài viết trên báo mạng như: “Báo chí Phật giáo: Vấn đề hội nhập và phát triển” của Thích Thiện Bảo (2000) (website daophatngaynay.com); “Sơ lược lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam” của Trần Kiêm Đạt (2008) (website phattuvietnam.net) cũng đã trình bày khái lược diện mạo một số tạp chí, tờ báo Phật giáo trước 1945. Đồng thời, bài viết “Báo xuân Phật giáo xưa” của Nguyễn Ngọc Phan (2012) (website khoavanhoc-ngonngu.edu.vn) đã khẳng định rằng báo chí Phật giáo trong sự nghiệp xiển dương Phật pháp và chấn hưng Phật giáo luôn gắn liền với nhân sinh thời cuộc, bộc lộ những ưu tư trăn trở trước hoàn cảnh mất nước và sự cùng khổ của đồng bào. Nhìn chung, mỗi công trình là một sự nỗ lực và đóng góp đáng kể vào nền văn học Việt Nam nói chung, về phương diện báo chí và báo chí Phật giáo Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đề cập cụ thể và toàn diện về diện mạo, giá trị và đặc điểm của báo chí 3 Phật giáo giai đoạn trước 1945 trên các lĩnh vực Phật học, văn học, văn hóa tư tưởng, chính trị, kinh tế, xã hội v.v 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Với đề tài Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945, chúng tôi muốn giới thiệu một cách hệ thống, toàn diện về báo chí Phật giáo trước 1945. Trên cơ sở đó luận án sẽ trình bày những vấn đề Phật học và văn học trên bộ phận báo chí ấy. Về Phật học, luận án sẽ trình bày về các phương diện: tư tưởng đạo đức, thế giới quan Phật giáo, quan hệ Phật giáo với dân tộc và đại chúng… Về văn học, luận án trình bày những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học Phật giáo Việt Nam trong giai này gồm các thể loại thơ, văn xuôi, dịch văn học. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 rất phong phú và đa dạng, nhưng trong phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ chỉ tập trung vào các vấn đề Phật học và văn học tiêu biểu trên báo chí Phật giáo từ đầu TK.XX đến 1945. Đối tượng chủ yếu chúng tôi chọn khảo sát là báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945, bao gồm các tạp chí: Pháp âm (1929), Phật hóa Tân Thanh niên (1929), Từ bi âm (1932-1945), Viên âm (1933-1945), Duy tâm Phật học (1935-1943), Tiếng chuông sớm (1935-1936), Bồ đề (1936), Bác (Bát) nhã âm (1936-1943), Pháp âm Phật học (1937- 1938), Tam bảo (1937-1938), Tiến hóa (1938-1941), Quan âm (1938- 1943), Phật pháp chỉ Niết bàn (1941) và các tờ báo: Đuốc tuệ (1935- 1945), Tinh tiến (1945). 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, bước đầu chúng tôi sử dụng các phương pháp và thao tác nghiên cứu: Khảo sát, sưu tầm, thống kê, phân loại, hệ thống, lịch sử xã hội. Đặc biệt, luận án sử dụng xuyên suốt các phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp. 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Giới thiệu một cách có hệ thống tình hình báo chí Phật giáo trước 1945. Xác định lại năm ra đời, năm kết thúc, mục đích tôn chỉ, ban biên tập của từng tờ báo, tạp chí Phật giáo. 4 - Trình bày một cách có hệ thống, tường minh về các vấn đề Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945. - Luận án có thể góp phần vào việc tìm lại giá trị của báo chí Phật giáo trước 1945, những đóng góp của báo chí Phật giáo đối với đời sống tinh thần của dân tộc. 7. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài phần mục lục, dẫn nhập, kết luận, danh mục báo chí Phật giáo và tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương. Để người đọc tiện tham khảo, luận án còn có phần phụ lục giới thiệu một số hình ảnh báo chí Phật giáo, tổng thư mục thơ và văn trên báo chí Phật giáo trước 1945. Chương 1 PHẬT GIÁO VÀ BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945 1.1. PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945 1.1.1. Tình hình Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX Sau khi bình định được Việt Nam, chính quyền Pháp vì muốn loại trừ ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo, nên đã quyết tâm loại bỏ chữ Hán mà thay bằng chữ Pháp. Chúng đã cố tình loại trừ dần văn hóa dân tộc và thay vào đó là văn hóa của phương Tây. Các khái niệm yêu nước, trung quân, đạo đức tôn giáo, phong tục tập quán, tín ngưỡng… đều bị phê phán là lạc hậu, lỗi thời. Đạo Phật hầu như bị gạt ra ngoài lề đời sống của xã hội đương thời. 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến phong trào Chấn hưng Phật giáo Giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX, những biến động lịch sử trong nước về các cuộc khởi nghĩa chống Pháp thất bại và những tư tưởng về phong trào duy tân của các nhân sĩ trí thức yêu nước đã tác động mạnh mẽ vào phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Nhiều nhà nho chí sĩ đã đánh giá cao vai trò của Phật giáo truyền thống đối với sự phát triển xã hội. Nhìn rộng ra châu Á, phong trào Chấn hưng Phật giáo cũng diễn ra tại nhiều nước như Tích Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… nhằm khôi phục các giá trị của Phật giáo, chấn hưng Phật học. Phong trào Chấn hưng 5 Phật giáo ở Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ từ những tư tưởng cải cách Phật giáo Trung Quốc của Hòa thượng Thái Hư. Mặt khác, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam càng mạnh hơn là do những năm đầu thế kỷ XX, Phật giáo còn đối diện với sự ra đời của nhiều tôn giáo mới ở Việt Nam như Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo v.v Một phương diện khác của tình hình: trước đó và cả giai đoạn này, có lúc có nơi sự suy giảm uy tín của Phật giáo đối với dân chúng khá rõ. Một bộ phận của giới Tăng sĩ không còn chuyên tâm tu hành đúng chánh pháp, chỉ chuyên lo ứng phó để kiếm lợi và hành trì tín ngưỡng dân gian cầu vinh. Trước bối cảnh trong và ngoài nước như thế, nhiều tăng sĩ cùng những nhân sĩ trí thức yêu nước, mến đạo, có nhiệt tâm đã tìm mọi cách chấn hưng Phật giáo, để khôi phục lại truyền thống tín ngưỡng, những đạo lý và phong tục tập quán của dân tộc, đồng thời qua đó đoàn kết tập hợp lực lượng để chống Pháp, giành độc lập cho dân tộc. 1.1.3. Hoạt động của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trong luận án, chúng tôi nghiên cứu và lần lược trình bày quá trình thành lập và hoạt động của các tổ chức Phật giáo, cụ thể gồm có: 1.1.3.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ (Từ trang 18 đến trang 23) 1.1.3.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ (Từ trang 23 đến trang 27) 1.1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ (Từ trang 27 đến trang 29) Trên cở sở tìm hiểu những hoạt động của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở ba miền đất nước, nhìn chung chúng tôi thấy có những điểm nổi trội chung nhất và khác biệt sau đây: - Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam được khởi xướng từ Nam Kỳ, sau đó mới tác động đến sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. - Những hoạt động của phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ được phát triển rộng rãi khắp các vùng và mạnh hơn Trung Kỳ, Bắc Kỳ. Các Hội Phật học ra đời ở Nam Kỳ cũng nhi ều nhất, gồm: Hội 6 Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học (1931) tại Sài Gòn, Hội Phật giáo Liên hữu tại Long Xuyên (1932), Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1934), Hội Phật giáo Tương Tế ở Sóc Trăng (1934), Hội Thiên Thai Thiền giáo tông liên hữu ở Bà Rịa (1934). Ở Trung Kỳ chỉ có 3 Hội được thành lập: Hội An Nam Phật học (1932) tại Huế, Hội Phật học Bình Định (1932), Hội Đà Thành Phật học tại Đà Nẳng (1935) và một Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục cũng được hình thành (1940). Ở Bắc Kỳ có 3 Hội được thành lập: Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934), Hội Bắc Kỳ Cổ sơn môn (1934), Hội Thanh niên Phật tử Việt Nam (1943). - Các tổ chức Phật giáo được thành lập dưới hình thức các Hội ở ba miền. Tùy theo khả năng và điều kiện của từng vùng miền, mỗi Hội đều đề ra đường hướng, phương thức hoạt động, quy chế, nội quy riêng cho tổ chức của mình. Điểm chung nhất là các Hội đều mở trường, lớp Phật học để đào tạo tăng tài, tổ chức các đạo tràng để thuyết giảng Phật pháp, xuất bản báo chí, phổ cập giáo lý đến đồng bào Phật tử các giới bằng cách in ấn, biên dịch kinh sách chữ Hán ra chữ Quốc ngữ. - Ở ba miền đều có sự tham gia đóng góp tích cực trong việc truyền bá tư tưởng Phật học và đường hướng chấn hưng Phật giáo của hai đối tượng: tăng sĩ và những nhà trí thức. 1.1.4. Những thành tựu chung của phong trào Chấn hưng Phật giáo Những thành tựu nổi bật nhất của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là: - Chấn hưng Phật học: Các Hội Phật giáo được thành lập ở ba miền, cùng hướng về mục tiêu chung là cải cách từ nội dung Phật học cho đến mô hình sinh hoạt, tu học. Nhiều kinh sách Phật giáo từ cơ bản đến nâng cao được xuất bản. Sự ra đời của báo chí Phật giáo làm phương tiện chấn chỉnh giáo lý và sự tu hành của tăng sĩ, tín đồ, đã chuyển hóa được phần nào đức tin của quần chúng đối với đạo Phật từ mê tín thành chánh tín; đồng thời còn khơi dậy, hun đúc tinh thần yêu nước và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc. - Đào tạo được đội ngũ tăng tài kế thừa để phục vụ đạo pháp và dân tộc: Thông qua các Hội, các trường Ph ật học được thành lập và đã giảng dạy giáo lý theo một chương trình được biên soạn cụ thể dành cho các cấp. Đây là cơ sở để nâng cao trình độ Phật pháp, phát triển dân trí nước nhà, cũng là lần đầu tiên quá trình đào tạo tăng tài cho 7 hiện tại và tương lai được thực hiện có tổ chức theo một hệ thống giáo dục Phật giáo từ thấp đến cao. Ngoài ra, hệ thống chùa chiền đều được chấn chỉnh, từ việc thờ tự cúng bái cho đến hình thức lễ nghi và các sinh hoạt trong chùa đều được tổ chức trang nghiêm. Chùa được xem là cơ sở quan trọng nhất của việc phát triển Sơn môn pháp phái và của Hội. Đây không chỉ là cơ sở tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Việt mà còn là cơ sở đại diện cho nền văn hóa dân tộc. 1.1.5. Những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Chấn hưng Phật giáo Lịch sử cho thấy, phong trào Chấn hưng Phật giáo được khởi xướng từ Hòa thượng Khánh Hòa tại Nam Kỳ, Hòa thượng Giác Tiên tại Trung Kỳ và Hòa thượng Thanh Hanh tại Bắc Kỳ, là ba vị được tôn là Tổ sư của phong trào Chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ. Ngoài ra, ở ba Kỳ còn có những vị có nhiệt huyết và đóng góp công sức không nhỏ cho phong trào, như ở Nam Kỳ: Hòa thượng Liên Tôn, Bích Liên, Trí Thiền, Thiện Chiếu ; ở Trung Kỳ: Hòa thượng Phước Huệ, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám ; ở Bắc Kỳ: Hòa thượng Tuệ Tạng, Mật Ứng, Tố Liên, Trí Hải cùng các cư sĩ: Nguyễn Năng Quốc, Thiều Chửu, Trần Trọng Kim, Nguyễn Can Mộng, Nguyễn Trọng Thuật, Phan Kế Bính 1.2. TÌNH HÌNH BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 Trong luận án, chúng tôi cũng đã nghiên cứu và lần lượt trình bày chi tiết về quá trình ra đời, sự hoạt động của báo chí Phật giáo trước 1945, cụ thể gồm: 1.2.1. Báo chí Phật giáo ở Nam Kỳ (Từ trang 41 đến trang 48) 1.2.2. Báo chí Phật giáo ở Trung Kỳ (Từ trang 48 đến trang 50) 1.2.3. Báo chí Phật giáo ở Bắc Kỳ (Từ trang 50 đến trang 55) Trên cơ sở đó, chúng tôi rút ra những nhận xét sau đây: - Báo chí ở Nam Kỳ ra đời sớm nhất và số lượng cũng chiếm nhiều nhất, gồm có 9 tạp chí: Pháp âm (1929), Phật hóa Tân Thanh niên (1929), Từ bi âm (1932), Duy tâm (1935), Tiến hóa (1938), Bồ đề (1936), Bát nhã âm (1936), Pháp âm Phật học (1937), Phật pháp chỉ Niết bàn (1941). Ở Trung Kỳ chỉ có 2 tạp chí: Viên âm (1933), Tam 8 bảo (1937). Ở Bắc Kỳ có 2 tờ báo: Đuốc tuệ (1935), Tinh tiến (1945) và 2 tạp chí: Tiếng chuông sớm (1935), Quan âm (1938). - Việc duy trì báo chí Phật giáo ở ba miền đều nhờ vào sự ủng hộ tài chính của quần chúng Phật tử và nhân sĩ trí thức là chủ yếu. Tài chính từ việc phát hành báo chí chỉ là phần phụ. Do đó, có một vài tạp chí vì không đủ kinh phí nên phải sớm đình bản. - Hoạt động của báo chí Phật giáo đương thời đều hướng vào mục tiêu chung là truyền bá Phật học từ cơ bản đến nâng cao, trao đổi những triết lý Phật giáo và tuyên truyền tư tưởng chấn hưng Phật giáo nước nhà. Đồng thời báo chí Phật giáo cũng truyền tải những nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ ca, văn xuôi mang tư tưởng đạo đức, giáo dục Phật giáo. - Có rất nhiều tăng sĩ và nhân sĩ trí thức nhiệt tình tham gia viết bài và đăng tải những kiến giải Phật học có giá trị thiết thực, nhằm chuyển hóa đức tin và sự hiểu biết của quần chúng cho phù hợp với chính pháp. TIỂU KẾT Sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo đã góp sức mạnh mẽ cùng dân tộc đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc Việt nam và từ phong trào này, báo chí Phật giáo mới được ra đời. Báo chí là một trong những phương tiện chính làm lan tỏa tư tưởng chấn hưng Phật giáo, nên sự phát triển báo chí luôn gắn liền với diễn trình chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam. Hoạt động của báo chí Phật giáo là phong trào sôi nổi, chứa đựng bề sâu tư tưởng, vừa làm thăng hoa tinh thần Phật học, vừa xây dựng nền văn học Phật giáo trong văn học chữ Quốc ngữ, góp phần không nhỏ cho phong trào Chấn hưng Phật giáo nói riêng và việc bảo tồn, phát huy nền văn hóa, văn học đất nước nói chung. So với Phật giáo và báo chí Phật giáo thời đại ngày nay, Phật giáo và báo chí giai đoạn trước 1945 quả là còn hạn chế về nhiều mặt. Tuy nhiên, sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo và báo chí Phật giáo trước 1945 là dấu ấn lịch sử, là nền móng, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển Phật giáo và báo chí Phật giáo hôm nay và mai sau. Chương 2 PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 9 2.1. TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO TRƯỚC 1945 Trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, báo chí Phật giáo là một trong những phương tiện chính của công cuộc Chấn hưng Phật giáo Việt Nam, nên việc truyền bá Phật học luôn được quan tâm hàng đầu. Hầu như những tinh hoa giáo điển mang tính giáo dục trực tiếp đối với con người mà các tạp chí đã thể hiện đều là những bài luận giảng về Phật học và nói chung nội dung chứa đựng những tư tưởng khuyến thiện trên tinh thần nhân quả - nghiệp báo, từ bi, hiếu đạo và lợi tha theo lời Phật dạy. 2.1.1. Khuyến thiện và Nhân quả - nghiệp báo Báo chí Phật giáo đầu thế kỷ XX đã khơi lại con đường xây dựng hạnh phúc bằng triết lý nhân quả - nghiệp báo của đạo Phật. Từ triết lý này, báo chí Phật giáo đã chuyển tải đến con người bức thông điệp đạo đức cao quý là “khuyến thiện”. Tức là khuyên con người hiểu được rằng những hành động của con người tạo ra là do ý điều khiển, ý làm chủ, từ đó phát khởi ra những hành động từ miệng và thân. Những hành động đó tạo thành nghiệp và phải thọ nhận quả báo về sau, tùy theo nghiệp lành hay dữ. Cho nên, nếu ai muốn sống đời an vui, hạnh phúc thì nên làm mọi điều lành, có lợi ích cho mình và người trong hiện tại và cả tương lai. 2.1.2. Từ bi Theo báo chí Phật giáo, phương cách thể hiện lòng từ bi đúng chính pháp là khuyên con người phải biết trải tình thương đối với mọi người mà không để tâm phân biệt thân quen, xa lạ hay đẳng cấp. Từ tâm từ bi cao quý đó, con người còn biết hướng dẫn người khác thực hành tính kiên nhẫn, dũng mãnh, tinh tiến đoạn trừ lòng tham cầu vô độ. Hơn thế nữa là phải hướng dẫn mọi người biết gieo nhân vui và diệt nhân khổ, biết ăn năn chừa bỏ lỗi lầm để làm con người tốt v.v 2.1.3. Hiếu đạo Báo chí Phật giáo đã giới thiệu tinh thần Hiếu đạo đến với quần chúng nhân dân như một “thiện pháp”, giúp con người chuyển hóa tâm tính, cũng là pháp ứng dụng tu tập để đạt đến giải thoát. Sự báo hiếu 10 đúng chính pháp là phải thực hiện trên hai phương diện vật chất và tinh thần. Người con phải biết chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ để họ sống được thoải mái trong hiện tại. Về đời sống tinh thần thì phải khích lệ, trợ duyên cho cha mẹ học, hiểu và thực hành theo chính pháp, hầu đạt đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tương lai. Hơn thế nữa, chữ hiếu của người Phật tử là phải ứng xử bình đẳng đối với mọi người, mọi chúng sinh vì theo Đức Phật, trong cuộc sống luân hồi vô tận, nhân loại và chúng sinh đã từng là thân quyến, anh em, cha mẹ của nhau. 2.1.4. Lợi tha Tinh thần lợi tha của Phật giáo đã thể hiện trên báo chí, cho chúng ta thấy rằng đạo Phật là đạo Từ bi và được thể hiện cụ thể qua hành động lợi tha, thiết thực đi vào đời để cứu giúp muôn người. Theo triết lý đạo Phật, mỗi chúng sinh đều có Phật tính, thì tất nhiên cũng đã có tính lợi tha, đó là một khía cạnh của tính Phật, nên phải tôn trọng lẫn nhau và lấy sự cứu giúp muôn người làm mục tiêu tu tập. Con người muốn có được cuộc sống hạnh phúc thì hãy nuôi dưỡng tính lợi tha trong lòng mình, đừng bao giờ từ chối một việc lợi tha nào, dù đó là việc nhỏ. Từ những việc làm lợi ích bình thường ấy, chúng ta tập tiến dần trên con đường lợi tha, làm những việc ích lợi quan trọng và to lớn hơn. Làm được như thế, nuôi dưỡng tính lợi tha đến trình độ viên mãn, ấy chính là lúc chúng ta đã thành Phật. 2.2. THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO TRƯỚC 1945 Trước sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, cụ thể là sự ảnh hưởng của nền khoa học hiện đại, những triết lý của đạo Phật thể hiện trên báo chí Phật giáo giai đoạn những năm đầu thế kỷ XX cũng theo xu hướng chuyển đổi từ đạo Phật cổ truyền sang khuynh hướng thích ứng với thời đại khoa học, hay nói cách khác là cổ xúy cho tinh thần “thay cũ đổi mới”. Có lẽ từ đó đã làm nảy sinh ra nhiều cuộc tranh luận về tư tưởng thật sôi nổi giữa các tạp chí Phật giáo, nhằm mục đích làm sáng tỏ tư tưởng Phật giáo xưa cũng như nay. Những vấn đề thế giới quan Phật giáo được thảo luận nhiều nhất là quan niệm về Thượng đế, linh hồn, thế giới Cực lạc, địa ngục và về ngoại giới… 2.2.1. Vấn đề Thượng đế sáng tạo muôn vật [...]... quan hơn về tôn giáo Nhìn chung, việc nghiên cứu Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 mở ra triển vọng nghiên cứu rất lớn: từ hướng nghiên cứu này, có thể có những đề tài nghiên cứu tiếp theo: Phong trào chấn hưng Phật giáo, lịch sử Phật giáo cận đại, lịch sử phiên dịch kinh Phật, ngôn từ Phật giáo trước 1945 Văn học Phật giáo trên báo chí và sách vở trước 1945 cần phải... và làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam 3.3 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA THƠ VĂN PHẬT GIÁO TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO TRƯỚC 1945 3.3.1 Giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo Nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo qua thơ ca, văn xuôi trên báo chí Phật giáo trước 1945 tập trung thể hiện các nội dung: lẽ vô thường, nguồn gốc khổ đau, tính thiện, tri ân báo ân… nhằm mục đích truyền giảng giáo lý Phật giáo. .. linh hồn bất tử, Cực lạc, địa ngục và ngoại giới đã mở ra cho một cách nhìn đúng đắn, phù hợp với khoa học Về phần văn học, việc phiên dịch kinh Phật trên báo chí Phật giáo trước 1945 có thể coi như một loại hình dịch văn học đặc biệt để chuyển tải giá trị tinh hoa của văn học Phật giáo nước ngoài vào Việt Nam Bộ phận sáng tác văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 là một loại hình sáng tác đặc... thể loại văn thơ truyền thống, văn học trên báo chí Phật giáo thể hiện được một cách sâu sắc tư duy, tình cảm của Phật tử, những bài học về đạo đức, góp phần phát huy tinh thần Phật giáo cũng như truyền thống quý báu của dân tộc Báo chí Phật giáo Việt Nam ngày nay đã phát huy được rất nhiều phương hướng mới từ sự kế thừa của báo chí Phật giáo trước 1945 Điểm kế thừa nổi bật của báo chí Phật giáo hiện... HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 3.1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO TRƯỚC 1945 Mười một tạp chí, tờ báo Phật giáo chúng tôi khảo sát: Từ bi âm, Viên âm, Đuốc tuệ, Duy tâm Phật học, Tiếng chuông sớm, Bồ đề, Bát nhã âm, Pháp âm Phật học, Tam bảo, Tiến hóa, Quan âm đều có đăng thơ và văn xuôi (xem phụ lục 3, 4) Qua số lượng tác phẩm thơ, văn xuôi trên mỗi tạp chí thống kê được... và văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 chỉ là tương đối, chỉ là cách để triển khai những nội dung chính trong luận án KẾT LUẬN Báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 là cơ quan ngôn luận của các tổ chức, hệ phái Phật giáo ở Việt Nam, tuy xuất hiện muộn, nhưng phát triển khá nhanh và phong phú Không những chỉ các tổ chức Phật giáo mới xuất bản tạp chí mà một số Tông môn cũng tự ấn hành báo chí, nhằm... giả, tác phẩm văn học đã khẳng định sự tồn tại của một bộ phận văn học Phật giáo trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước 1945 3.2 DỊCH KINH PHẬT - MỘT LOẠI HÌNH DỊCH VĂN HỌC ĐẶC BIỆT Để phổ biến chữ Quốc ngữ và đáp ứng nhu cầu của công chúng, từ cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, Việt Nam đã tập trung 17 dịch các loại sách truyền thống như: kinh sách Hán văn, các truyện Nôm Việt Nam, các loại... mối liên hệ mật thiết giữa Phật giáo 15 và dân tộc Chính tinh thần vì muôn dân ấy mà Phật giáo luôn sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam 2.3.2 Phật giáo với đại chúng Quá trình truyền bá Phật học mà báo chí Phật giáo trước 1945 đã thể hiện, đã cho ta thấy rõ tính đại chúng tiêu biểu của Phật giáo giai đoạn này như sau: - Tính phổ cập: Báo chí Phật giáo đã truyền bá nhiều bài giáo lý phổ thông, mang lợi... thấy sự tiếp nối của văn học Phật giáo được thể hiện khá sâu sắc trên báo chí Phật giáo trước 1945 Với mục đích tải đạo, truyền giảng giáo lý Phật giáo, những tác phẩm văn học Phật giáo ấy đồng thời đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển chữ Quốc ngữ và kiến tạo nền văn học Việt Nam hiện đại Sự góp mặt đầy đủ của các thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, ký… và một số lượng đông... tưởng ấy của Phật giáo vẫn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt triết học và cả mặt chính trị Đó là điều hiếm có trong lịch sử Việt Nam từ xưa đến nay 2.3 PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ ĐẠI CHÚNG 2.3.1 Phật giáo với dân tộc Một trong những hoạt động nhập thế tiêu biểu của Phật giáo trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là báo chí Phật giáo Có thể nói, tính dân tộc mà báo chí Phật giáo trước 1945 thể hiện . vấn đề Phật học và văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945. - Luận án có thể góp phần vào việc tìm lại giá trị của báo chí Phật giáo trước 1945, những đóng góp của báo chí Phật giáo đối. văn trên báo chí Phật giáo trước 1945. Chương 1 PHẬT GIÁO VÀ BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945 1.1. PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN 1945 1.1.1. Tình hình Phật. cũng chính là tác phẩm văn học, vì nó vừa mang giá trị Phật học, vừa có giá trị văn học. Chương 3 VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945 3.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC TRÊN BÁO CHÍ

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan