Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

146 255 2
Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGUYÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: T.S Lê Quang Dực Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc, là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao trong khu vực (giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt gần 11%/năm). Hoạt động thƣơng mại của tỉnh những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và có những đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trƣởng GDP của tỉnh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hoạt động thƣơng mại, nhìn chung vẫn còn những tồn tại: Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thƣơng mại còn hạn chế, mạng lƣới phân phối hàng hóa hiện đại nhƣ trung tâm mua sắm, trung tâm thƣơng mại chƣa phát triển, hệ thống siêu thị còn mỏng; hoạt động xuất nhập khẩu mặc dù có nhiều chuyển biến song cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo về chủng loại và hạn chế về số lƣợng, chất lƣợng; năng lực cạnh tranh của các nhà phân phối trong tỉnh còn yếu… Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), có những yếu tố mới xuất hiện đang và sẽ tác động mạnh đến sự phát triển của ngành thƣơng mại cả nƣớc, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối theo cam kết của WTO, đã đặt ra những cơ hội cũng nhƣ nhiều thách thức cho sự phát triển thƣơng mại, đòi hỏi định hƣớng phát triển ngành thƣơng mại, một mặt phải tập trung đƣợc mọi nỗ lực cho việc khai thác lợi ích thƣơng mại từ những cơ hội này, mặt khác giảm thiểu đƣợc các chi phí cho việc vƣợt qua những thách thức… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Để phát huy vai trò của ngành thƣơng mại trong việc tạo giá trị tăng thêm đóng góp vào tăng trƣởng GDP của tỉnh; tạo thêm nhiều việc làm mới; nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh; hình thành, mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu đối với các ngành sản phẩm có lợi thế; định hƣớng sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trƣờng; đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại của tỉnh phát triển hệ thống phân phối hàng hóa văn minh, hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, thúc đẩy quá trình phát triển thƣơng mại tại địa phƣơng ổn định và bền vững đòi hỏi phải xây dựng một định hướng chiến lược phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và những năm tiếp theo, trên cơ sở phát huy các lợi thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với các mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và của ngành thƣơng mại cả nƣớc. Vì vậy tôi đã chọn đề tài "Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020‖ để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu bao trùm của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên, đề ra các giải pháp phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 theo hƣớng hiện đại nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đề ra cơ chế quản lý nhằm khuyến khích phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gắn với thị trƣờng cả nƣớc, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thích ứng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Phát hiện và phân tích đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình phát triển thƣơng mại của tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề phát triển thƣơng mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên. - Đề ra định hƣớng và giải pháp phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là các vấn đề về phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên, là các hoạt động thƣơng mại, các tổ chức kinh tế, khách hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong quan hệ gắn bó hữu cơ với hoạt động thƣơng mại của cả nƣớc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng giai đoạn 2007-2011, xây dựng chiến lƣợc, giải pháp phát triển thƣơng mại trong giai đoạn 2012-2020. - Phạm vi về không gian: Toàn bộ địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó chú trọng đến các địa bàn trọng điểm của tỉnh nhƣ: Thành phố Thái Nguyên, Thị xã Sông Công, các thị trấn nằm trên trục giao thông Quốc lộ 3. - Phạm vi về nội dung: Gồm các vấn đề chủ yếu nhƣ đặc điểm, xu hƣớng phát triển thƣơng mại - thị trƣờng của Thái Nguyên; bố trí lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất trên lĩnh vực thƣơng mại; các hoạt động thƣơng mại; cơ cấu kinh tế - thƣơng mại và hƣớng chuyển dịch của nó trên địa bàn tỉnh; chính sách và cơ chế quản lý thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của Đề tài 4.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu nhằm hoàn thiện hệ thống lý luận về thƣơng mại và phát triển thƣơng mại cho một địa phƣơng (cụ thể trong phạm vi một tỉnh). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Đồng thời, đƣa ra các chính sách, giải pháp nhằm phát triển thƣơng mại của tỉnh Thái Nguyên dựa trên những phân tích và đánh giá với sự trợ giúp của các công cụ nghiên cứu và phƣơng pháp phân tích hiện đại; có ý nghĩa thiết thực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên và đối với các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự. 4.2. Đóng góp mới của đề tài Đƣa ra các khuyến nghị đối với các nhà xây dựng chính sách của tỉnh đối với việc xây dựng kế hoạch phát triển thƣơng mại cho từng đối tƣợng và từng khu vực kinh tế của tỉnh. 5. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về thƣơng mại và phát triển thƣơng mại. Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động thƣơng mại của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007-2011. Chương 4: Giải pháp phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN VỀ THƢƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI 1.1. Thƣơng mại và phát triển thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm thương mại Ở Việt Nam, thuật ngữ “thƣơng mại” đƣợc sử dụng khá rộng rãi trong đời sống xã hội và trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, song đến nay chƣa có định nghĩa chính thức trong Luật Thƣơng mại. Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại ra đời và có hiệu lực ngày 1/7/2003 nêu rõ: “Hoạt động thƣơng mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thƣơng mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thƣơng mại; ký gửi; thuê; cho thuê; thuê mua; xây dựng; tƣ vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tƣ; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng sắt, đƣờng bộ và các hành vi thƣơng mại khác theo quy định của pháp luật”. Song có thể nói, khái niệm thƣơng mại đƣợc hiểu theo nghĩa rộng này mới chỉ đƣợc tồn tại trong một văn bản pháp quy mang tính chất tố tụng (luật hình thức) mà chƣa tồn tại trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao mang tính nội dung. So với các nƣớc trên thế giới, khái niệm Thƣơng mại theo Luật Thƣơng mại 1997 đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm 14 hành vi điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hóa và dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Thậm chí đối tƣợng của việc mua bán hàng hóa cũng bị giới hạn ở các động sản, chủ yếu là các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng, các động sản khác đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng, nhà ở dùng để kinh doanh dƣới hình thức cho thuê, mua bán (Điều 5 Luật Thƣơng mại 1997). Các bất động sản nhƣ nhà máy, công trình xây dựng (không phải là nhà ở), các quyền tài sản nhƣ cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các hành vi liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa nhƣ vận chuyển hàng, thanh toán tiền mua hàng qua hệ thống ngân hàng… cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thƣơng mại 1997. Trong khi đó, ở các nƣớc trên thế giới, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 khái niệm thƣơng mại ngày càng đƣợc mở rộng ra với một nội hàm rộng lớn, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận…(Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 1997) Sự ra đời khái niệm “kinh doanh” theo Luật Doanh nghiệp 1999, sự tồn tại khái niệm “kinh tế” trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989, cũng nhƣ khái niệm “thƣơng mại” theo Pháp lệnh Trọng tài thƣơng mại 2003 đã tạo ra sự nhận thức khác biệt trong cách hiểu về “thƣơng mại” so với Luật Thƣơng mại 1997. Phạm vi điều chỉnh rộng hẹp của khái niệm "thƣơng mại" trong hệ thống pháp luật nêu trên đã tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo trong việc áp dụng các quy định pháp luật về luật nội dung (Luật Doanh nghiệp 1999, Luật Thƣơng mại 1997, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989) cũng nhƣ luật tố tụng (Pháp lệnh trọng tài thƣơng mại 2003). Đặc biệt, điều này còn ảnh hƣởng đến quá trình Việt Nam thích ứng với các quy định và tập quán thƣơng mại quốc tế. Có thể nói đây là một trong những trở ngại lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là việc thực thi Hiệp định Thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng nhƣ việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (Lê Hoàng Oanh, 2004). 1.1.2. Vị trí, chức năng và vai trò của ngành Thương mại trong nền kinh tế 1.1.2.1. Vị trí của thương mại Thƣơng mại có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta. Xác định rõ vị trí của thƣơng mại cho phép tác động đúng hƣớng và phát huy hết vai trò của thƣơng mại với nền kinh tế quốc dân, đồng thời tạo đƣợc những điều kiện cho thƣơng mại phát triển. Trƣớc hết xem xét thƣơng mại với tƣ cách là một khâu của quá trình tái sản xuất: Thƣơng mại là một bộ phận hợp thành của quá trình tái sản xuất (gồm sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng): Thƣơng mại là hình thức phát triển cao của trao đổi hàng hóa và lƣu thông hàng hóa, nên thƣơng mại có vị trí trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hóa qua khâu thƣơng mại, hoặc để tiếp tục cho sản xuất hoặc đi vào tiêu dùng của từng cá nhân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Ở vị trí cấu thành của quá trình tái sản xuất, thƣơng mại đƣợc coi là hệ thống dẫn lƣu, tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất, khâu này bị ách tắc sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Thƣơng mại là hợp phần của sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là để thỏa mãn nhu cầu của ngƣời khác, để trao đổi, mua bán. Không thể nói tới sản xuất hàng hóa mà không nói tới thƣơng mại. Vì vậy, thƣơng mại là mắt xích trung gian nối liền giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế với nhau thành một thể thống nhất, gắn quá trình kinh tế trong nƣớc với quá trình kinh tế thế giới. Thƣơng mại với tƣ cách là một ngành kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân thì nó có vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật riêng; thực hiện chức năng lƣu thông hàng hóa. Song sự phát triển của ngành thƣơng mại còn phụ thuộc vào quá trình phát triển phân công lao động xã hội và lực lƣợng sản xuất trong từng thời kỳ. Thƣơng mại với góc độ là hoạt động kinh tế, là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của các nhà đầu tƣ để thu lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận. Bởi vậy, kinh doanh thƣơng mại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai. 1.1.2.2 . Chức năng của ngành Thương mại - Chức năng tổ chức lƣu thông hàng hóa - thực hiện giá trị hàng hóa: Tổ chức quá trình lƣu thông hàng hóa, dịch vụ trong nƣớc và nƣớc ngoài thông qua hoạt động mua bán để nối liền một cách có kế hoạch giữa sản xuất với tiêu dùng, đồng thời thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của toàn bộ xã hội về hàng hóa và dịch vụ trên các mặt về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu hàng hóa và dịch vụ theo không gian, thời gian một cách liên tục, với chi phí thấp nhất mang lại lợi nhuận cao nhất. Thông qua chức năng thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ, thƣơng mại đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, nâng cao mức hƣởng thụ của ngƣời tiêu dùng: chuyển hóa hình thái giá trị hàng hóa là chức năng quan trọng của thƣơng mại. Thực hiện chức năng này, thƣơng mại tích cực phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lƣu thông thông suốt và đây chính là thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thƣơng mại - dịch vụ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Chức năng tổ chức mặt hàng thƣơng mại và dịch vụ để đáp ứng phù hợp với khách hàng: Tổ chức lƣu thông hàng hóa cần phải có đủ hàng hóa một cách liên tục, giúp cho quá trình lƣu thông không bị ngƣng trệ, gián đoạn. Vì thế, phải tổ chức mặt hàng thƣơng mại dịch vụ một cách tốt nhất. Thực chất thƣơng mại thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lƣu thông, nghĩa là thƣơng mại phải tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và ghép đồng bộ hàng hóa nhằm giữ gìn, hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa, phục vụ cho quá trình bán hàng. - Thƣơng mại góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc: Hoạt động kinh doanh của thƣơng mại có vai trò xã hội quan trọng, qua đó góp phần thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc, nhằm giảm bớt những khiếm khuyết của kinh tế thị trƣờng ảnh hƣởng tới đời sống kinh tế xã hội, trực tiếp là ngƣời tiêu dùng. Thông qua việc cung ứng hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa cho ngƣời sản xuất, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thƣơng mại đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, hay việc không ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng kinh doanh 1.1.2.3. Vai trò của ngành thương mại Nền kinh tế nƣớc ta những thay đổi nhanh chóng khi nền kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Ngành thƣơng mại có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng phụ thuộc một phần lớn chất lƣợng hoạt động của ngành thƣơng mại. Đối với mỗi lĩnh vực trong nền kinh tế, ngành thƣơng mại có vai trò cụ thể sau: - Đối với sản xuất, thƣơng mại phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển: Thƣơng mại mua hàng hóa giúp cho sản xuất thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện tăng lợi nhuận, giúp sản xuất tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Với chức năng mua - bán của mình, thƣơng mại mua hàng của nhà sản xuất và bán cho ngƣời tiêu dùng, đã giúp cho sản xuất thu hồi đƣợc vốn, tiếp tục mở rộng quá trình sản xuất kinh doanh. Để tiêu thụ đƣợc những sản phẩm sản xuất ra, các nhà sản xuất phải cải tiến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Thông qua hoạt động trao đổi mua bán, thƣơng mại tạo nên mối quan hệ rộng lớn giữa các ngành, các vùng, các miền, các quốc gia, giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. - Đối với tiêu dùng cá nhân, thƣơng mại góp phần nâng cao đời sống nhân dân: Tiêu dùng cá nhân chính là quá trình tái sản xuất sức lao động. Trong điều kiện còn tồn tại sản xuất hàng hóa thì tiêu dùng cá nhân đƣợc thỏa mãn chủ yếu thông qua trao đổi hàng hóa trên thị trƣờng. Thƣơng mại cung ứng hàng hóa thuận tiện giúp cho ngƣời tiêu dùng mua hàng đƣợc nhanh chóng, tạo điều kiện cho họ có thời gian nghỉ ngơi, tái sản xuất sức lao động, từ đó làm nâng cao nâng cao năng suất lao động. Mặt khác, cung ứng phù hợp về không gian, thời gian còn đảm bảo cho hàng hóa tiêu thụ đƣợc, tránh việc ứ đọng hàng hóa trong khi tiêu dùng vẫn chƣa đƣợc đáp ứng. Thƣơng mại, cung ứng hàng hóa cho nhu cầu của đời sống, đặc biệt ở nông thôn và miền núi, góp phần cải tạo tiêu dùng lạc hậu và thúc đẩy hình thành tập quán tiêu dùng mới. Thƣơng mại kích thích cầu và luôn tạo ra cầu cầu tiêu dùng mới: Ngƣời tiêu dùng mua bán không xuất phát từ tình cảm mà bằng lý trí. Thƣơng mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, kiểu dáng, mẫu mã, chất lƣợng sản phẩm. Điều này tác động ngƣợc lại ngƣời tiêu dùng, làm tăng cầu tiêu dùng tiềm năng. Thƣơng mại còn hƣớng dẫn tiêu dùng theo đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: Tiêu dùng tiết kiệm, tiêu dùng những hàng hóa trong nƣớc sản xuất … - Đối với thị trƣờng, thông qua việc cung ứng hàng hóa của mình, giữa các vùng, các miền, thƣơng mại góp phần làm cho lƣu thông hàng hóa đƣợc thông suốt, cung cầu hàng hóa trên thị trƣờng đƣợc cân bằng, giá cả hàng hóa ổn định. Từ đó góp phần ổn định và mở rộng thị trƣờng. Mặt khác, thông qua sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan hệ thƣơng mại giữa nƣớc ta với các nƣớc khác không ngừng phát triển. Điều đó giúp cho chúng ta vận dụng đƣợc ƣu thế của thời đại, phát huy đƣợc lợi thế so sánh, từng bƣớc đƣa thị trƣờng nƣớc ta hội nhập với thị trƣờng thế giới. [...]... thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên và vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải đƣợc nghiên cứu, đánh giá một cách đúng đắn là gì? Câu hỏi 3: Các giải pháp nào đƣợc đƣa ra nhằm phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên một cách hiệu quả và bền vững? 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Chọn điểm nghiên cứu Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho tỉnh Thái Nguyên về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác của tỉnh. .. sự phát triển thương mại sản phẩm Thứ nhất: Phát triển thƣơng mại sản phẩm là sự mở rộng về quy mô thƣơng mại Phát triển thƣơng mại sản phẩm xét về mặt quy mô là tạo đà cho sản phẩm bán đƣợc nhiều hơn, quay vòng nhanh hơn, giảm thời gian lƣu thông, sản phẩm không chỉ bó hẹp trên một thị trƣờng truyền thống mà còn đƣợc đƣa đến thị trƣờng mới, những ngƣời tiêu dùng mới Thứ hai: Phát triển thƣơng mại. .. thƣơng mại vào tỉnh trong thời gian tới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra Câu hỏi 1: Thực trạng phát triển thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay nhƣ thế nào? Những tồn tại, hạn chế là gì? Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế đó là gì? Câu hỏi 2: Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển. ..11 1.2 Nội dung phát triển thƣơng mại 1.2.1 Quan niệm về phát triển thương mại Phát triển thƣơng mại là tất cả các hoạt động của con ngƣời tác động theo hƣớng tích cực đến lĩnh vực thƣơng mại (cụ thể là tác động đến các hoạt động mua bán sản phẩm và cung ứng dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô, tăng về chất lƣợng, nâng cao hiệu quả và phát triển một cách bền vững... xuất Đến năm 2011, tổng mức bán lẻ đạt 21,7 nghìn tỷ đồng, gấp 22,7 lần năm 1997 Với sự tham gia của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã tạo ra “đột phá” trong lĩnh vực ngoại thƣơng, kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt 5,84 tỷ USD, gấp 287 lần năm 1997 và nhập khẩu đạt 5,35 tỷ USD, gấp 282 lần… 1.4.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên Từ thực tiễn phát triển. .. chung và vào thị trƣờng Thái Nguyên nói riêng Muốn cải thiện đƣợc tình hình này, chính phủ nên xem xét, học hỏi các chính sách thƣơng mại của Singapore, từ đó đề ra các chính sách phù hợp với tình hình phát triển của nƣớc ta hiện nay, tất nhiên không phải là dập khuôn máy móc Còn đối với tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh nên nghiên cứu các chính sách phát triển thƣơng mại của các tỉnh lân cận nhƣ Bắc Ninh,... thống thông tin 1.4 Kinh nghiệm về phát triển thƣơng mại ở một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển thương mại ở một số nước trên thế giới Mỗi nƣớc có một phƣơng thức phát triển dịch vụ phân phối hàng hóa khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, vì vậy, hoạt động thƣơng mại của mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng Để phát triển thƣơng mại, mỗi quốc gia cần thiết phải... thƣơng mại sản phẩm phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng 1.3 Giải pháp phát triển thƣơng mại Để đề ra giải pháp phát triển một đơn vị, ta phải phân tích môi trƣờng hoạt động, bao gồm việc phân tích môi trƣờng bên ngoài (môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng tác nghiệp) và môi trƣờng bên trong (môi trƣờng nội bộ) (Brews, Peter and Purohit, Devararat, 2007) Xem xét một cách toàn diện các yếu tố tác động đến. .. các tạp chí, báo chí chuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 ngành và những báo cáo khoa học đã đƣợc công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê Thái Nguyên; các báo của UBND tỉnh Thái Nguyên, các sở, ngành của tỉnh Thái Nguyên; báo cáo của UBND 9 huyện, thành, thị; từ sách, báo, Internet,... độ phát triển sản phẩm là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lƣợng phát triển thƣơng mại sản phẩm này Tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ của năm (n+1) so với năm n là: T Pn 1  Qn 1  Pn  Qn  100 Pn 1  Qn 1 Trong đó: T là tốc độ phát triển sản phẩm Qn là số lƣợng sản phẩm đƣợc tiêu thụ trong năm n Qn+1 là số lƣợng sản phẩm đƣợc tiêu thụ trong năm (n+1) Pn là giá bán cho 1 đơn vị sản phẩm trong năm . trạng phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên, đề ra các giải pháp phát triển thƣơng mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 theo hƣớng hiện đại nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động thƣơng mại. định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng và của ngành thƣơng mại cả nƣớc. Vì vậy tôi đã chọn đề tài " ;Giải pháp phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 để nghiên. phải xây dựng một định hướng chiến lược phát triển thương mại tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và những năm tiếp theo, trên cơ sở phát huy các lợi thế phát triển, thích ứng với tiến trình hội nhập

Ngày đăng: 07/11/2014, 18:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan