Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa

97 745 4
Tiểu thuyết Đàn Trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM CAO THÀNH DŨNG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA CAO DUY SƠN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM CAO THÀNH DŨNG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA CAO DUY SƠN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN ĐỨC HẠNH THÁI NGUYÊN - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh. Nội dung đề tài nghiên cứu của Luận văn chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 08 tháng 4 năm 2013 Tác giả luận văn Cao Thành Dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự chỉ dẫn quý báu, trách nhiệm và nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Đức Hạnh. Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Nhà văn Cao Duy Sơn đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập và làm luận vặn. Xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả luận văn Cao Thành Dũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 8 1.1. Khái niệm văn hóa … 8 1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 9 1.3. Các khuynh hƣớng nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa 14 1.4. Vài nét về văn hóa Cao Bằng 17 1.5. Nhà văn Cao Duy Sơn và tiểu thuyết Đàn trời 27 1.5.1. Nhà văn Cao Duy Sơn 27 1.5.2. Vài nét về tác phẩm Đàn trời ……28 Chƣơng 2. KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI 32 2.1. Không gian “Bản” trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 33 2.2. Không gian phố thị trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 39 2.3. Không gian xa lạ trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 44 2.4. Không gian tâm linh trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 49 Chƣơng 3 MẪU NGƢỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 58 3.1. Mẫu ngƣời văn hóa miền núi truyền thống 59 3.2. Mẫu ngƣời văn hóa “rạn vỡ” 67 3.3. Mẫu ngƣời tha hóa 74 3.4. Định hình một mẫu ngƣời văn hóa của thời đại mới 81 KẾT LUẬN 85 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa đang trở thành một khuynh hƣớng khá sôi động. Đã có một số tác giả đi theo hƣớng nghiên cứu này nhƣ Trần Đình Hƣợu, Trần Ngọc Vƣơng, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn… đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Nguyên do của sự chuyển hƣớng nghiên cứu này về cơ bản là khi văn học “đóng khung” trong phạm vi thuần túy của nó, “chân trời” khám phá dần bị thu hẹp, bất lực trƣớc sự biến đổi của văn học trong xã hội tiêu dùng. Đặc biệt là đối với văn học đƣơng đại thì những hƣớng nghiên cứu truyền thống cần thiết phải thay đổi để phù hợp với thực tế văn học và cần có vận động linh hoạt theo hƣớng liên ngành. 1.2. Từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX, ở phƣơng Tây các nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề văn bản mở (liên văn bản) - tức là đặt văn học trong mối quan hệ với các kiểu văn bản khác, trong đó có văn hóa, để nhằm mở rộng ý nghĩa, có cái nhìn đa chiều, đa dạng hơn về văn học. Lịch sử nghiên cứu văn học thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng cho thấy đây là một hƣớng đi đúng đắn, khả quan, phù hợp với thời đại. Ở Việt Nam nghiên cứu văn học theo hƣớng văn hóa bƣớc đầu đạt đƣợc một số thành tựu, tuy nhiên, để trở thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ, toàn diện, có lẽ còn cần thêm nhiều thời gian và công trình khoa học. 1.3. Cao Duy Sơn là nhà văn của mảnh đất và con ngƣời miền núi. Trong những trang viết của ông ngập tràn sắc mầu văn hóa của con ngƣời Cao Bằng nhƣ ông đã từng tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng Khánh, Cao Bằng). Đó là một thị trấn cổ rất nổi tiếng. Nghiệp văn chƣơng của tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫn chƣa thấy đủ, chƣa thấy thấu cái tầng sâu văn hóa tiềm ẩn ở vùng đất này. Tôi viết nhƣ một sự trả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 nợ, trả nợ quê hƣơng, trả nợ những ngƣời đã sinh ra mình, bè bạn, xóm giềng Cả đời tôi sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô Sầu với những con ngƣời miền núi chân chất” [12]. Có thể nói, tình yêu và bản sắc văn hóa độc đáo của mảnh đất này đã ngấm vào máu thịt của nhà văn để mỗi trang viết của ông có sự ám ảnh của thời gian, của hoài niệm, của chiều sâu văn hóa mà ngƣời đọc cần suy ngẫm. Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn văn học hiện nay, đặc biệt là tiểu thuyết Cao Duy Sơn với những giá trị nghệ thuật đã đƣợc khẳng định, tình cảm yêu mến của bạn đọc dành cho ông, chúng tôi nhận thấy hƣớng nghiên cứu văn hóa về tiểu thuyết Cao Duy Sơn là một hƣớng đi khả quan. Triển khai đề tài Tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi muốn đóng góp thêm một cách khám phá sáng tác của nhà văn này. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài miền núi là một những đề tài đƣợc nhiều nhà văn quan tâm và gặt hái nhiều thành công. Trong các nhà văn ấy, Cao Duy Sơn là nhà văn ngƣời dân tộc thiểu số gây đƣợc tiếng vang lớn và thu đƣợc sự quan tâm theo dõi của bạn đọc cũng nhƣ của các nhà nghiên cứu - phê bình văn học. Tác phẩm của Cao Duy Sơn đã đƣợc tập trung giới thiệu, phê bình nghiên cứu ở nhiều góc nhìn, nhiều cấp độ khác nhau. Theo sự tập hợp của chúng tôi, tác phẩm của Cao Duy Sơn đã đƣợc tìm hiểu, đánh giá theo một số hƣớng tiếp cận sau đây. Thứ nhất: Những bài báo giới thiệu chân dung nhà văn Cao Duy Sơn, hoàn cảnh ra đời một số tác phẩm tiêu biểu, phân tích, đánh giá đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của nhà văn này. Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá cao sự thành công của văn suôi Cao Duy Sơn khi phản ánh hiện thực cuộc sống và con ngƣời miền núi: “Tác giả Cao Duy Sơn đem đến cho ngƣời đọc mảng sống đậm đặc, tƣơi ròng về con ngƣời miền núi, vừa cổ kính, vừa hiện đại, mộc mạc, chân chất không để đánh mất trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn”. Tác giả Đỗ Đức lại tập trung phân tích Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 ngôn ngữ nghệ thuật của tập truyện Ngôi nhà xưa bên suối: “Tập truyện này của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy. Nó không cầu kỳ, thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng, vụng dại. Nhƣng chuyện nào cũng có nhiều câu khiến ngƣời ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và ngoại giao bằng chính ngôn ngữ của ngƣời vùng mình ”. Tác giả Chu Thu Hằng với bài viết: Cả đời tôi chỉ theo đuổi đề tài về người miền núi, trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội lại khẳng định, qua lời tâm sự của nhà văn Cao Duy Sơn, về đề tài tâm huyết và tình yêu sâu đậm của nhà văn dành cho quê hƣơng miền núi thân thƣơng của mình. Tác giả Hứa Hiếu Lễ với hai bài viết Bông sen đang hát và Nhà văn người Cô Sầu đạt giải thƣởng văn chƣơng, không chỉ giới thiệu thành tựu văn học của Cao Duy Sơn mà còn phác họa chân dung văn học của nhà văn dân tộc thiểu số này Đặc biệt, nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến đã phân tích và khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn Cao Duy Sơn: “Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn ngƣời đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tƣợng với cách cảm nhận sự vật, hiện tƣợng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã mang lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới mẻ về con ngƣời và cuộc sống của các dân tộc” [45, 151]. Thứ hai: Những công trình nghiên cứu tác phẩm của Cao Duy Sơn, hƣớng tiếp cận Tự sự học và Thi pháp học. Tác giả Lý Thị Thu Phƣơng nhận xét: “Truyện ngắn Cao Duy Sơn là tiếng nói khẳng định, ngợi ca cái đẹp trong tâm hồn, trong lối ứng xử, vẻ đẹp nhân cách của con ngƣời cái nhìn và giọng điệu truyện ngắn Cao Duy Sơn vừa chân thành, mộc mạc, vừa ấm áp, trữ tình” [27, 101 - 102]. Tác giả đã nhận ra giọng điệu khẳng định ngợi ca qua các tập truyện của Cao Duy Sơn, các nhân vật của nhà văn thƣờng đƣợc miêu tả sắc đẹp về tâm hồn, ứng xử, đặc biệt là vẻ đẹp nhân cách. Tuy nhiên tác giả không nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 giọng điệu mà chủ yếu phân tích thế giới nhân vật, không gian thời gian và ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Khi tìm hiểu về đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, tác giả Đinh Thị Minh Hảo có kết luận sơ lƣợc: “Các nhân vật lý tƣởng đƣợc miêu tả bằng cảm hứng ngợi ca. Cao Duy Sơn đã sử dụng hai bút pháp khác nhau nhƣng đều gần gũi với bút pháp của truyện cổ dân gian Việt Nam” [10, 54]. Ở phần luận văn của mình, tác giả Đinh Thị Minh Hảo chỉ ra cảm hứng ngợi ca nhân vật chính diện của Cao Duy Sơn đƣợc thể hiện qua bút pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng và bút pháp tƣơng phản. Luận văn của tác giả tập trung nghiên cứu về cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật. Tác giả không đào sâu tìm hiểu về vấn đề giọng điệu trần thuật mà chỉ có đôi lời nhận xét về tình cảm, thái độ của Cao Duy Sơn đối với nhân vật của mình. Tác giả Đào Thủy Nguyên đề cập đến vấn đề giọng điệu trần thuật: “Giọng văn trần thuật của Cao Duy Sơn thực sự gieo vui khi kể về phong tục tập quán của dân tộc mình” [21, 46]. Hoặc: “Bên cạnh giọng điệu ngợi ca tự hào, giọng điệu xót xa thƣơng cảm cũng là biểu hiện của tình yêu quê hƣơng xứ sở. Yêu đất mẹ bao nhiêu, Cao Duy Sơn càng xót xa bấy nhiêu trƣớc thực trạng quê hƣơng còn nhiều điều chua xót…” [21, 49]. Nhƣ vậy là tác giả đã chỉ ra hai biểu hiện của giọng điệu trong truyện ngắn Cao Duy Sơn là giọng điệu ngợi ca tự hào và giọng điệu xót xa thƣơng cảm. Thứ ba: Những bài báo, công trình nghiên cứu tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc trong tác phẩm của Cao Duy Sơn. Có rất ít tác giả tìm hiểu tác phẩm của Cao Duy Sơn theo hƣớng tiếp cận này, dù ở phần kết các công trình nghiên cứu về Cao Duy Sơn ít hoặc nhiều có đề cập đến một cách sơ lƣợc về vấn đề, những dấu ấn văn hóa miền núi đƣợc tái hiện trong tác phẩm của nhà văn. Theo thống kê chƣa đầy đủ của chúng tôi, tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn mới chỉ có hai tác giả với hai bài báo: Cội nguồn văn hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn của Đào Thủy Nguyên; Cao Duy Sơn: giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén của Sông La. Bài báo của Đào Thủy Nguyên đã phân tích sự kết hợp giữa các phƣơng diện văn hóa truyền thống và hiện đại, từ đó khẳng định cội nguồn văn hóa dân tộc trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. Tác giả Sông La lại khẳng định Cao Duy Sơn đã “ băng qua những vỉa tầng văn hóa” của miền núi để sáng tạo và thành công. Tác giả viết: “ngòi bút của Cao Duy Sơn đã phác thảo lên những bức tranh sinh động về cuộc sống ở vùng cao miền núi phía Bắc . Ở đó có những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân tộc dày đặc đƣợc hun đúc qua hàng trăm thế hệ… Những phong tục tập quán của ngƣời Tày bị hiểu sai lệch làm biến dạng nét đẹp văn hóa truyền thống. Bằng bút pháp dung dị, nhẹ nhàng, thông qua đặc tả diễn biến nội tâm nhân vật trong từng cốt truyện, Cao Duy Sơn đã gửi đến độc giả một thông điệp: Mất văn hóa nghĩa là mất gốc” (Sông La, Cao Duy Sơn - giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén). Nhƣ vậy, dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài báo tìm hiểu về sáng tác của Cao Duy Sơn nhƣng một công trình tìm hiểu chuyên sâu theo hƣớng tiếp cận văn hóa học vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Chính bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: Tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, hy vọng với hƣớng tiếp cận này, những giá trị đã phát lộ và còn tiềm ẩn của tác phẩm sẽ đƣợc soi sáng thêm, phát hiện thêm. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Thực hiện luận văn, chúng tôi không khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của nhà văn Cao Duy Sơn mà chủ yếu tập trung vào tác phẩm Đàn trời. Trong qúa trình tìm hiểu, ngƣời viết cũng chỉ đi sâu vào những yếu tố văn hóa, phƣơng diện văn hoá để làm nổi bật hƣớng nghiên cứu văn hóa học. Trong trƣờng hợp cần thiết, chúng tôi sẽ so sánh với các tiểu thuyết khác của nhà văn cũng nhƣ một số tác giả khác. 3.2. Phạm vi nghiên cứu [...]... phẩm, từ đó khẳng định giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng nhƣ đóng góp của nhà văn cho văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đai nói chung 4.2 Đóng góp mới của luận văn Nghiên cứu Tiểu thuyết Cao Duy Sơn từ góc nhìn văn hóa, luận văn làm sáng rõ hơn, đầy đủ hơn về góc nhìn văn hóa đƣợc nhà văn thể hiện qua sáng tác của mình, từ đó có cái nhìn. .. sát của luận văn là cuốn tiểu thuyết của nhà văn Cao Duy Sơn: Đàn trời (Nhà xuất bản Thanh niên, 2010), trong mối liên hệ với các hiện tƣợng văn hóa, văn học khác ngoài nó 4 Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn 4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp các khái niệm về văn hóa, mối quan hệ giữa văn hóa và văn học - Tìm hiểu các dấu ấn văn hóa trong tiểu thuyết Đàn trời để đƣa ra một cách nhìn. .. TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN Chương 3: MẪU NGƢỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 1.1 Khái niệm văn hóa Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của. .. văn hóa ấy xuất hiện một mẫu ngƣời văn hóa lí tƣởng mà chính Cao Duy Sơn là ví dụ: vừa trầm lặng, mềm mại, vừa cứng cỏi quyết liệt Đây sẽ là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát tìm hiểu tác phẩm Đàn trời của tác giả Cao Duy Sơn ở chƣơng tiếp theo 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.5 Nhà văn Cao Duy Sơn và tiểu thuyết Đàn trời 1.5.1 Nhà văn Cao Duy Sơn. .. đi phù hợp cho từng vấn đề của tác phẩm Nhà văn Cao Duy Sơn là cây bút tiêu biểu của văn học miền núi Ông đã mang đƣợc “hồn văn hóa của mảnh đất Cao Bằng vào trong tác phẩm của mình Đó là những nét văn hóa đặc trƣng, cùng với đời sống và con ngƣời nơi đây Tác phẩm Đàn trời là một tiểu thuyết đƣợc ông dây công sáng tác ̀ Nó đánh dâu một bƣớc tiến của nhà văn trên con đƣờng văn chƣơng của mình ́ Trên... diện về những đóng góp của Cao Duy Sơn trong văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đƣơng đại Không gian văn hóa; Các mẫu ngƣời văn hóa đặc thù trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Huy Sơn 5 phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài, chúng tôi vận dụng đồng bộ các phƣơng pháp sau: - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Văn hoá học hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con ngƣời và... ngƣời đều là văn hóa Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng nằm trong văn hóa 1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Văn học là nghệ thuật dùng ngôn từ, hình tƣợng để thể hiện đời sống và xã hội con ngƣời Văn học ở thời nào cũng phải đặt trong cấu trúc tổng thể của văn hoá, nhƣng ở ta xem xét văn học và tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa hiện nay vẫn là vấn đề hết sức mới mẻ Trƣớc đây, văn học và văn hóa bị xem... những truyện ngắn, tiểu thuyết “quanh quẩn” quê nhà với các câu chuyện của mình, Cao Duy Sơn bất ngờ xuất hiện trong điện ảnh với tiểu thuyết Đàn trời Một tác phẩm đƣợc thai nghén dựa trên cơ sở những mảng hiện thực của cuộc sống miền núi Cao Bằng quê hƣơng ông Điều này cho thấy tâm huyết, lòng dũng cảm của nhà văn khi cho ra đời tác phẩm này Với Cao Duy Sơn, để hoàn thành tác phẩm Đàn trời ông đã mất... vậy văn hóa cũng đƣợc coi là một văn bản mà văn học trong tính đối thoại của nó cần có mối quan hệ chặt chẽ để nhằm kêu gọi tối đa ý nghĩa Tính đối thoại này trong biểu hiện của nó cũng ảnh hƣớng tới việc xây dựng, kết cấu tác phẩm Thứ hai, nghiên cứu mối quan hệ văn học với các truyền thống văn hóa, chẳng hạn văn học với Nho học, Đạo học, Phật học, văn hóa với thi ca, văn hóa với tƣ duy tiểu thuyết, ... hội Nghiên cứu văn hoá nhƣ một chỉnh thể toàn vẹn với một phạm vi rộng khắp, trong đó văn hóa học văn học nghệ thuật nhƣ một tiểu hệ thống Từ cái nhìn văn hóa, chúng tôi sẽ tìm thấy những mối quan hệ tƣơng hỗ, biện chứng giữa văn hóa và văn học - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để thực hiện đề tài này, luận văn cần kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu văn hóa, nghiên 6 Số hóa bởi Trung . thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 44 2.4. Không gian tâm linh trong tiểu thuyết Đàn trời của Cao Duy Sơn 49 Chƣơng 3 MẪU NGƢỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN 58 3.1 Chương 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN Chương 3: MẪU NGƢỜI VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT ĐÀN TRỜI CỦA NHÀ VĂN CAO DUY SƠN Số hóa bởi Trung tâm Học. về văn hóa Cao Bằng 17 1.5. Nhà văn Cao Duy Sơn và tiểu thuyết Đàn trời 27 1.5.1. Nhà văn Cao Duy Sơn 27 1.5.2. Vài nét về tác phẩm Đàn trời ……28 Chƣơng 2. KHÔNG GIAN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT

Ngày đăng: 07/11/2014, 18:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan