học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông

24 749 0
học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

   Suốt mấy nghìn năm qua, kể từ khi ra đời, học thuyết Ngũ hành là một trong những học thuyết quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến triết học Trung Quốc nói riêng, triết học và văn hóa phương Đông nói chung. Không bao lâu sau khi ra đời, nó đã chiếm vị trí nổi bật, chứng tỏ đó là một học thuyết nhất quán, hoàn chỉnh không chỉ giải thích nguồn gốc và cơ cấu của vũ trụ, mà còn góp phần vào giải thích những hiện tượng trong cuộc sống của con người. Là một học thuyết phát triển mạnh ở phương Đông và tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử, Ngũ hành phát triển vượt ra ngoài phạm vi triết học và đặt dấu ấn đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội ở Trung Quốc và ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, hôn nhân, gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, quân sự, y học cổ truyền, v.v ). Nghiên cứu học thuyết Ngũ hành để không chỉ khám phá một lý luận độc đáo khi luận bàn về bản nguyên và cấu trúc của vũ trụ, mà còn thấy được tính ứng dụng cao của nó trong nhiều lĩnh vực xã hội, thậm chí có lĩnh vực trừu tượng, huyền bí như: thiên văn, lịch số, phong thuỷ…trong đó đặc sắc và hữu dụng nhất, phải kể đến y học cổ truyền phương Đông vốn đã tồn tại hàng nghìn năm nay. Trong lĩnh vực y học, các quy luật của Ngũ hành đã đặt dấu ấn ở phương pháp quan sát, quy nạp, tìm sự tương quan của hoạt động sinh lý, bệnh lý các tạng phủ để chẩn đoán bệnh tật, tìm tính năng, tác dụng của thuốc và tiến hành hoạt động bào chế thuốc. Kể từ khi xuất hiện Hoàng đế Nội kinh tố vấn và với ảnh hưởng mạnh mẽ của tác phẩm này, nền y học Trung Quốc và nhiều nước phương Đông khác có những bước tiến đáng khâm phục. Học thuyết Ngũ hành vào Việt Nam từ rất sớm. Các nhà tư tưởng Việt Nam tích cực tiếp nhận và vận dụng học thuyết này một cách sáng tạo trong nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển nền y học dân tộc cổ truyền cả trên phương diện lý luận và thực tiễn lâm sàng. Một trong những tấm gương tiêu biểu là đại danh y, nhà lý luận y học Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với tác phẩm y học đồ sộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh. Y học cổ truyền Việt Nam được hình thành ngay từ buổi đầu dựng nước và ngày càng phát triển trong cuộc đấu tranh chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ con người. Cũng như y học cổ truyền Trung Quốc, cơ sở để xây dựng lý luận y học cổ truyền Việt Nam không tách rời thuyết Ngũ hành. “Ngũ hành là chỉ vào thế lực tự nhiên, vì luôn luôn động nên gọi là hành và phản chiếu vào tinh thần người ta thành ra có những biến thái, động tác tâm lý, sinh lý” (Nguyễn Đăng Thục), nó đã giải thích từ sự hình thành vũ trụ đến những vấn đề liên quan tới con người. Thiên Hồng Phạm đã mở đầu: 1 Sơ nhất viết Ngũ hành. Thứ nhị viết kính dụng Ngũ sự để khẳng định một nguyên lý căn bản: Ở vũ trụ chỉ có Ngũ hành, ở con người chỉ có Ngũ sự; Ngũ sự hoà với Ngũ hành, tức Thiên - Nhân hợp nhất. Đấy là Vạn vật nhất thể. Tư tưởng này đã tồn tại mấy nghìn năm và Ngũ hành vẫn sừng sững bằng sự hiệu quả trong thực tiễn từ hàng thiên niên kỷ. Hơn nữa, ở Việt Nam việc chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã có hiệu quả rõ rệt và được quần chúng nhân dân ngày càng tin dùng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta luôn nhất mạnh vai trò của việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Có thể nói đó là một trong những quan điểm cơ bản về y tế của Đảng. Tuy nhiên, ở Việt Nam vẫn còn một số nhận thức sai lệch khi cho rằng, y học cổ truyền chỉ là tập hợp những kinh nghiệm dân dã về một số bài thuốc và vị thuốc thông thường; rằng y học này chưa có cơ sở lý luận rõ ràng, vì vậy hiệu quả chữa bệnh còn hạn chế; hoặc là quan niệm thổi phồng vai trò của Ngũ hành và y học cổ truyền, cho rằng với sự chỉ dẫn của Ngũ hành, y học cổ truyền có thể “chữa bách bệnh”. Rõ ràng là, quan điểm kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại của Đảng và Nhà nước ta chưa được nhận thức đầy đủ, chưa được vận dụng một cách nhuần nhuyễn và có hiệu quả. Để thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nhân dân về chữa bệnh bằng y học cổ truyền, đồng thời góp phần khẳng định y học cổ truyền là một khoa học với các phương pháp phòng và chữa bệnh có hiệu quả, thì việc nghiên cứu cơ sở triết học của nó, mà trước hết là nghiên cứu học thuyết Âm dương - Ngũ hành, là rất cần thiết. Vì chính học thuyết Âm dương - Ngũ hành là cơ sở lý luận để giải thích nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh học, điều trị học và phòng bệnh của y học cổ truyền. Đề tài luận án Học thuyết Ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương Đông góp phần nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện học thuyết Ngũ hành và vai trò của nó đối với y học cổ truyền phương Đông, qua đó làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa việc bảo tồn và phát triển bằng cách ứng dụng các tri thức y học cổ truyền trong việc phòng bệnh, chữa bệnh.  Từ thời cổ đại đến nay, với ý nghĩa thực tiễn khá sâu sắc của học thuyết Ngũ hành và sự vận chuyển của nó để giải thích những hiện tượng tự nhiên, xã hội và con người đã được nhiều nhà nghiên cứu phương Đông – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam quan tâm và đã thu được những kết quả to lớn cho cuộc sống, đặc biệt là những kết quả nghiên cứu về học thuyết Âm dương – Ngũ hành với y học cổ truyền phương Đông. Nội dung trên đã được thể hiện trong khối lượng tài liệu to lớn của nhiều tác giả theo hai hướng: hướng triết học và hướng y học. Một là, theo hướng thứ nhất, có các công trình tiêu biểu: Đại cương triết học Trung Quốc; Lịch sử triết học Trung Quốc của Hồng Tiềm - Nhiệm Hoa - Uông Tử Tung (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1957); Đạo của Trương Lập Văn chủ biên, Hồ Châu - Tạ Phúc Chinh - Nguyễn Văn Đức dịch (Nhà 2 xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998). Triết giáo Đông phương của Dương Ngọc Dũng - Lê Anh Minh (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2003); Lịch sử triết học Trung Quốc của Phùng Hữu Lan, Lê Anh Minh dịch (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006); Trung Quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích, Huỳnh Minh Đức dịch (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004). Khi trình bày nội dung nghiên cứu này, các tác giả kể trên đều khẳng định Âm dương và Ngũ hành là những phạm trù triết học quan trọng trong thế giới quan của người Trung Quốc. Đó là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa đối với sự sản sinh và biến hóa của vũ trụ, là cội nguồn của các quan điểm duy vật và biện chứng trong các tư tưởng triết học mang màu sắc Trung Quốc. Chẳng hạn tác giả Ngô Vinh Chính đánh giá: “Việc sử dụng các phạm trù Âm dương và Ngũ hành đánh dấu bước tư duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng của các khái niệm thượng đế, quỷ thần truyền thống. Đó là cội nguồn duy vật và biện chứng trong tư tưởng triết học của người Trung Quốc”[17,43]. Ngược dòng lịch sử quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy việc đánh giá và vận dụng học thuyết Âm dương – Ngũ hành đã từng được đề cập rộng rãi trong các tác phẩm của người Trung Quốc cổ xưa. Từ đời Hán trở đi, nhiều tác giả như Lưu Biểu, Quảng Lô, Vương Bật, Phí Trực (đời Hán); Trịnh Huyền (đời Hán); Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Trình Hạo, Trình Di (đời Tống); Hoàng Tôn Hy, Tôn Viêm, Mao Kỳ Linh, Hồ Vi, Huệ Đống, Trương Huệ Ngôn, Lý Quang Địa (đời Thanh)… đều khẳng định tư tưởng chủ đạo trong Kinh Dịch là tư tưởng về mối quan hệ giữa âm và dương. Trong những năm gần đây một loạt các công trình nghiên cứu xuất bản ở Hồng Kông và Đài Bắc (Đài Loan) như Chu Dịch tân giải của Tào Thăng; Chu Dịch cổ kinh kim chú của Cao Hanh; Dịch học tân luận của Nghiêm Linh Phong… đều bàn về lẽ biến hóa của Âm dương trong Kinh Dịch. Kinh Dịch là sách nói về Âm dương, còn Kinh Thư là tác phẩm đầu tiên của người Trung Quốc cổ đại đề cập tới khái niệm Ngũ hành, nghiên cứu và dịch thuật về Kinh Thư ở Việt Nam đã được Thẩm Quỳnh biên dịch từ năm 1965 và là cơ sở cho nhiều tác giả Việt Nam tiếp tục nghiên cứu và bàn luận về thuyết Âm dương – Ngũ hành. Bên cạnh việc tập trung nghiên cứu riêng rẽ về các tác phẩm của người Trung Quốc cổ đại xưa, khi đề cập về thuyết Âm dương – Ngũ hành như Kinh Thư, Kinh Dịch các tác giả Việt Nam cũng đề cập về thuyết Âm dương –Ngũ hành từ góc độ nghiên cứu lịch sử triết học Trung Quốc và phương Đông nói chung. Có thể kể ra một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biểu những năm gần đây như: Nguyễn Đăng Thục với Lịch sử triết học phương Đông (Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn 1961); Nguyễn Tài Thư (chủ biên) với Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993); Cao Xuân Huy với Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (Nhà xuất bản Văn học – Hà Nội, 1995); Đại cương lịch sử triết học Trung Quốc do 3 Doãn Chính (chủ biên) (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997); Triết lý phương Đông - Giá trị và bài học lịch sử của Doãn Chính (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006); Lịch sử triết học Trung Quốc của Hà Thúc Minh (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, tập 1; 1999 tập 2)[67]; Từ điển triết học Trung Quốc của Doãn Chính (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009),v.v…Trong những tác phẩm kể trên, các tác giả đánh giá cao vai trò và ý nghĩa của học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong lịch sử phát triển các tư tưởng triết học phương Đông, đồng thời coi nó là một trong các dòng triết học quan trọng có từ thời kỳ “Bách gia chư tử”. Hai là, theo hướng thứ hai, có những công trình nghiên cứu đề cập học thuyết Âm dương – Ngũ hành trong mối quan hệ gắn bó với sự phát triển của các khoa học và đời sống xã hội và con người như thiên văn học, dự đoán học, nông học v.v… Trong lĩnh vực y học, học thuyết Âm dương - Ngũ hành đã được các nhà tư tưởng và danh y nghiên cứu xưa nay đề cập hết sức rộng rãi và sâu sắc. Từ đời Hán, ở Trung Quốc đã xuất hiện các bộ sách nổi tiếng như Hoàng đế Nội kinh (chưa rõ tác giả); Thương hàn tạp bệnh luận; Kim Quỹ yếu lược (của Trương Trọng Cảnh); Nạn kinh (của Tần Việt Nhận). Đây là những tác phẩm lý luận y học đầu tiên của nền y học Trung Quốc cổ đại đã biết lấy lý luận duy vật thô sơ là học thuyết Âm dương - Ngũ hành làm hệ thống lý luận của y học. Dùng lý thuyết ấy để giải thích về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ lẫn nhau giữa các tạng phủ trong thân thể và theo nguyên tắc của quan niệm chỉnh thể đã phát minh được những vấn đề có quan hệ đến y học như bệnh lý, chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh v.v… Ở Việt Nam, những công trình vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ hành vào y học đã xuất hiện ngay từ thời Trần. Các tác phẩm và tác giả tiêu biểu phải kể tới Chu An với Y học giản yếu, Tuệ Tĩnh với Nam dược thần hiệu và Hồng nghĩa giác tư y thư. Đến thế kỷ XVIII, xuất hiện nhà tư tưởng, nhà y học nổi tiếng Lê Hữu Trác, với bộ sách Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh nổi tiếng (Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 1993), trong đó ông đã vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ hành để giải thích đời sống xã hội, và phương pháp bảo vệ sức khỏe cho con người. Sang nửa cuối thế kỷ XIX, nhà tư tưởng cũng đồng thời là nhà y học Nguyễn Đình Chiểu cũng đã vận dụng học thuyết Âm dương – Ngũ hành để diễn giải các vấn đề về lý luận y học trong tác phẩm Ngư tiều y thuật vấn đáp. Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu về học thuyết Âm dương - Ngũ hành trong lý luận y học cổ truyền phương Đông. Chẳng hạn Lê Trần Đức với các công trình nghiên cứu về Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác, Nguyễn Đình Chiểu…Hoàng Tuất [117-118] với các công trình Học thuyết Âm dương và phương dược cổ truyền; Học thuyết Tâm - Thận trong y học cổ truyền; Phó Đức Thảo [106] với Học thuyết Thủy hỏa và mệnh môn trong y học cổ truyền; Lê Khánh Trai với Khảo cứu về tiền đề Âm dương - Ngũ hành từ Kinh Dịch và mô hình kinh mạch trong cơ thể người; Hoàng Phương [74] với Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai; Trần Thúy [98] với Nội kinh v.v Tất cả các tác giả 4 này đều khẳng định Âm dương – Ngũ hành là lý luận không thể thiếu đối với y học cổ truyền. Những năm gần đây, một số tác giả và các công trình nghiên cứu có xu hướng đi sâu nghiên cứu tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, và những bình luận, đánh giá học thuyết Âm dương – Ngũ hành dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Tài Thư với Lê Hữu Trác, nhà tư tưởng lớn trưởng thành từ nghiệp y (in trong cuốn: Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993); Nguyễn Đức Sự với Cơ sở triết học của bộ Lãn Ông tâm lĩnh và hiện thực lịch sử nước ta thế kỷ XVIII (Tạp chí Triết học số 1-1974) và Bước đầu tìm hiểu y lý của Hải Thượng Lãn Ông qua tập: “Ngoại cảm thông trị” (Tạp chí Đông y, số 110 -111, 1970); Trần Sĩ Nghi với Học thuyết thủy hỏa của Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông (Tạp chí Đông y số 1, năm 1971); Nguyễn Văn Thọ với Quan niệm về thận của Hải Thượng Lãn Ông đối chiếu với Tây y (tạp chí Phương Đông, số 17, năm 1952); Trần Văn Giàu với Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng 8 (Tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973); Nguyễn Đình Phủ với các công trình: Tìm hiểu và ứng dụng triết lý Âm dương, Nxb. VHDT, Hà Nội, 1998, và Tìm hiểu và ứng dụng học thuyết Ngũ hành, Nxb. VHDT, Hà Nội, 2001 v.v Trong các tác phẩm và các công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đã đề cập đến học thuyết Âm dương – Ngũ hành và đều cho rằng: học thuyết Âm dương – Ngũ hành là một trong những cơ sở triết học quan trọng để hình thành thế giới quan duy vật phương Đông, đồng thời cũng là cơ sở triết học chủ yếu để xây dựng lý luận y học cổ truyền phương Đông. Chẳng hạn, Trần Văn Giàu viết: “Nước ta ở thế kỷ XIX từ triều đình cho tới thứ dân, qua các tầng lớp Nho sĩ, từ trong sách vở cho tới những phong tục tập quán, đâu đấu cũng thấy dấu vết ảnh hưởng của thuyết Âm dương – Ngũ hành”[ 34,tr.212], hoặc Đỗ Tất Lợi viết: “Nghề làm thuốc không thể vượt ra ngoài nguyên lý Âm dương – Ngũ hành… Việc điều trị bệnh tật là sự lặp lại cân bằng Âm dương trong con người, giữa con người với trời đất” [54, tr.16]; Trần Văn Thụy trong bộ Hải Thượng Y tông tâm lĩnh với sự vận dụng những tư tưởng triết học thời cổ (Luận án Tiến sĩ Triết học 1996) đã đề cập tới học thuyết Âm dương – Ngũ hành và coi đó là một trong những tư tưởng triết học quan trọng của bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh; Phạm Công Nhất trong Tư tưởng triết học về con người qua tác phẩm y học của Hải Thượng Lãn Ông (Luận án Tiến sĩ triết học – 2001); Trần Thị Huyên với Thuyết âm dương – ngũ hành với tác phẩm Hoàng đế Nội kinh và Hải Thượng Y tông tâm lĩnh (Luận án Tiến sĩ 2002); Nguyễn Thị Hồng Mai với Tư tưởng triết học của Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng Y tông tâm lĩnh (Luận án Tiến sĩ 2012). Với sự vận dụng học thuyết Âm dương - Ngũ hành vào y học cổ truyền Việt Nam, đặc biệt học thuyết Thủy hỏa của danh y Lê Hữu Trác trong tác phẩm Hải Thượng Lãn Ông Y tông tâm lĩnh. Nhìn chung, các tác giả và công trình nghiên cứu nói trên đều nói lên mối quan hệ giữa Âm dương - Ngũ hành với các hoạt động sống của con người và khẳng định lý thuyết này là cơ sở triết học chủ yếu cho việc hình thành và 5 phát triển lý luận và thực tiễn của nền y học cổ truyền phương Đông từ xưa tới nay. Tuy vậy, các quan niệm trên còn rời rạc, tản mạn, chưa thành hệ thống nhất quán. Có thể nói, cho đến nay, chưa có tác phẩm nào nghiên cứu một cách tập trung và có hệ thống về sự hình thành và phát triển học thuyết Ngũ hành trong y học cổ truyền phương Đông, đề tài “Học thuyết Ngũ hành với ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương Đông” góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên.  !!"!#$% &'()'*+,* +'/0'12304+5+ Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ lịch sử phát triển, nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành, và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển y học cổ truyền của phương Đông. *-678&+,* +'/0'12304+5+ Để đạt được mục đích trên, luận án triển khai thực hiện các nhiệm vụ như sau: Một là, phân tích nguồn gốc và lịch sử hình thành của học thuyết Ngũ hành và những nội dung cơ bản của học thuyết Ngũ hành; Hai là, trình bày và phân tích việc vận dụng học thuyết Ngũ hành vào quá trình giải thích các chức năng sinh lý của cơ thể con người theo Học thuyết Tạng tượng; Ba là, phân tích, rút ra ý nghĩa của học thuyết Ngũ hành trong lịch sử triết học và trong quá trình phát triển của y học cổ truyền phương Đông. *978-+,* +'/0'12304+5+ Phạm vi nghiên cứu của luận án là nguồn gốc và nội dung cơ bản của thuyết Ngũ hành; sự vận dụng học thuyết Ngũ hành vào y học cổ truyền Trung Quốc và Việt Nam; không đi sâu nghiên cứu Ngũ hành với Thiên can, Địa chi, tức ngũ vận lục khí và những lĩnh vực khác. :;<#=#$!>;%#$% :?@A3B304+'12304+5+ Luận án được thực hiện dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, nhất là những nguyên lý về lịch sử Triết học, về phép biện chứng duy vật; đồng thời sử dụng lý luận Triết học phương Đông về Ngũ hành và lý luận y học cổ truyền phương Đông để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của luận án. :*C?+,D*5D+,* +'/0'12304+5+ Phương pháp luận chung Vấn đề học thuyết Ngũ hành và sự ứng dụng nó trong y học cổ truyền phương Đông được nghiên cứu theo phương pháp triết học lịch sử. Các nguyên tắc phương pháp luận được quán triệt là quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. Với phương pháp luận này cho phép nắm bắt và nhận thức các khái niệm, phạm trù của học thuyết Ngũ hành được trình bày tương đối toàn diện, chuẩn xác, như nó vốn có; việc khai thác tài liệu, thông tin phải thực hiện 6 phân tích phê phán một cách biện chứng, thấy được sự thống nhất và khác biệt của luận đề mà các nhà triết học thời cổ đại Trung Quốc đặt ra và điều chỉnh, bổ sung trong suốt quá trình phát triển của xã hội Trung Quốc; thấy được tính không đồng nhất về giá trị của học thuyết đó trong những những lĩnh vực khác nhau. Các phương pháp cụ thể Vấn đề nghiên cứu được tiếp cận và phân tích trên cơ sở phương pháp lôgic và lịch sử kết hợp với phân tích và tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hoá để thấy được nguyên lý Ngũ hành và những vấn đề y học cổ truyền có liên quan và mang tính độc lập tương đối trong sự phát triển, có lôgic nội tại và được hình thành, phát triển từ những điều kiện lịch sử nhất định của xã hội Trung Quốc từ thời thượng cổ. Việc thu thập và xử lí thông tin được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu lí thuyết nhằm làm rõ một số khái niệm, phạm trù có liên quan và nghiên cứu, khai thác tư liệu, văn bản; phương pháp so sánh cho thấy được sự tương đồng và khác biệt khi trình bày sự biến đổi của Ngũ hành qua các thời kỳ lịch sử; phương pháp thống kê số liệu thực tiễn từ 500 bệnh án góp phần thực hiện những yêu cầu của nhiệm vụ luận án. E=FGHI!JK Nội dung và bản chất của Học thuyết Ngũ hành được phân tích qua các đặc điểm, sự biến hoá của năm hành chất và quy luật vận động của chúng; tương quan Ngũ hành với những biểu hiện của tạng tượng trong cơ thể sinh lý con người. Kết quả nghiên cứu của luận án có nhiều ý nghĩa: =+,*L2M*N2*O'P Luận án đưa đến một cách tiếp cận mới, một phương pháp nhận thức mới về các nguyên lý của học thuyết Ngũ hành, về đặc điểm các hành chất cơ bản của Ngũ hành trong triết học phương Đông biểu hiện ra các mặt tự nhiên, xã hội và con người, nơi tạng tượng, nơi sinh lý cơ thể người. Đem tới một hiểu biết tương đối có hệ thống về mối quan hệ giữa một vấn đề triết học với một vấn đề thuộc về khoa học lý luận và thực hành y học cổ truyền phương Đông trong lịch sử và hiện nay. =+,*L2Q*R'Q-S+P Thực hiện đề tài luận án là nhiệm vụ khoa học hết sức cần thiết. Kết quả của luận án đem đến cơ sở y học cổ truyền một tài liệu không chỉ có giá trị về lý luận mà còn cả thực tiễn để góp phần bảo vệ và phát huy giá trị y học cổ truyển của dân tộc, trong đó có di sản y văn của các danh y Việt Nam từ việc tiếp thu Ngũ hành đã xây dựng bộ sách quý báu về y thuật; đề xuất phương pháp dưỡng sinh cho theo Ngũ hành, chẩn đoán và điều trị cho con người theo Ngũ hành. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn lịch sử triết học phương Đông, môn y đức và đặc biệt là việc chẩn đoán và hướng điều trị cũng như phòng bệnh, nâng cao sức khỏe con người. 7 TUUV Luận án hệ thống hoá và có luận giải mới về sự ra đời và phát triển, đặc trưng và nội dung của học thuyết Ngũ hành trong đời sống xã hội, trong y học cổ truyền phương Đông; về những tư tưởng, quan niệm mà học thuyết kế thừa thể hiện dưới các phạm trù, nguyên lý Ngũ hành; quan niệm về tạng tượng, cấu tạo y sinh học cơ thể người; về sự tương quan giữa các yếu tố vật chất với cấu trúc cơ thể người. Luận án luận chứng tương đối đầy đủ về sự vận dụng sáng tạo học thuyết Ngũ hành để phát triển tư duy triết học và phép dưỡng sinh, cuối cùng là phương pháp chẩn đoán, điều trị theo y học cổ truyền theo nguyên lý Ngũ hành, ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó, luận án làm sâu sắc hơn ý nghĩa của việc phòng bệnh, chữa bệnh nâng cao thể chất và sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ một cách tích cực và cải tạo giống nòi. WG#$% Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục (đóng riêng), luận án có 3 Chương, 10 tiết. *C?+, XY!%Z[ I\] XYI\] Xuất phát từ điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa Trung Quốc cổ đại đã hình thành và phát triển tư tưởng duy vật thô sơ với năm yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ và tính biện chứng sơ khai với các quy luật của học thuyết Ngũ hành. Tiến trình lịch sử Trung Quốc cổ đại đó bắt đầu từ thời Hạ, Thương- Ân, Chu, Xuân thu – Chiến quốc, nhà Tần. Giai đoạn nhà Hạ (thời kỳ đồ đá): Vào khoảng gần cuối thiên niên kỷ thứ ba tr.CN, ở Trung Quốc xuất hiện triều đại nhà Hạ, mở đầu cho chế độ chiếm hữu nô lệ. Trước đó, lịch sử Trung Quốc đã trải qua thời kỳ xã hội nguyên thủy với các truyền thuyết về thời thượng cổ như Bàn Cổ, Tam hoàng, Ngũ đế. Giai đoạn nhà Thương (thời kỳ đồ đồng): Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII tr.CN, Thành Thang, vua một nước nhỏ (vốn thuộc Hạ) ở vùng hạ lưu sông Hoàng Hà, vì nhà Hạ vô đạo nên nhà Thương hội quân chư hầu đã lật đổ triều vua cuối cùng của nhà Hạ, lập nên nhà Thương đặt đô tại đất Bạc (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay). Đến thế kỷ XIV tr.CN vua tiếp theo của nhà Thương là Bàn Canh đã dời đô đến đất Ân (thuộc thành phố An Dương tỉnh Hà Nam ngày nay). Vì thế, nhà Thương còn được gọi là nhà Ân. 8 Giai đoạn nhà Tây Chu (thời kỳ đồ sắt): Khoảng thế kỷ XI tr.CN, con của vua Chu Văn Vương là Chu Vũ Vương đã nổi dậy diệt vua Trụ nhà Ân Thương lập ra nhà Chu, đóng đô ở Hạo Kinh (phía tây thành Tây An ngày nay). Lịch sử gọi là Tây Chu. Tư tưởng triết học Trung Quốc có mầm mống từ thời tiền sử, nhưng đến thời Xuân thu – Chiến quốc mới thực sự trở thành một hệ thống. Xuân thu – Chiến quốc, về niên đại, được xem là bắt đầu từ năm 770 và kết thúc vào năm 221 tr.CN. Thời kỳ Đông Chu còn gọi là thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc (770 – 221 tr.CN), là giai đoạn giao thời giữa hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ suy tàn và hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sơ kỳ. Thời kỳ Xuân thu – Chiến quốc được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn Xuân thu và giai đoạn Chiến quốc. Chính từ các điều kiện lịch sử, chính trị - xã hội, vũ trụ, nhân sinh, đạo đức con người đã đặt ra như trên đã làm xuất hiện một loạt các nhà tư tưởng, các trường phái Nho, Lão, Mạc, Danh gia, trong đó có trường phái Âm dương gia với học thuyết Ngũ hành đã góp phần xây dựng thế giới quan mới, đưa ra cách giải thích mới về xã hội, con người. %Z!%Z[I\]  Học thuyết Ngũ hành nguyên thủy có từ bao giờ? Nội dung xưa nhất của nó là gì? Hai câu hỏi này có thể trả lời như sau: *^-+,0_.+Q*1_Ptư liệu tối cổ có ghi chép về Ngũ hành có lẽ là sách Thượng Thư (hay Thư Kinh), nơi hai thiên: Cam thệ và Hồng phạm. *^-`0a+Q*0PHọc thuyết Ngũ hành thời Xuân thu Một là, Ngũ hành chỉ là năm loại vật chất thiết yếu trong sinh hoạt và lao động của con người, như Hồng phạm đã viết. Quan điểm này được lập lại trong Tả Truyện. Hai là, khi có thuyết ngũ hành tương khắc rồi, tất nhiên có thuyết ngũ hành tương sinh. Nói chung, về thời đại của thuyết tương sinh, phần đông học giả đều căn cứ thiên Thập Nhị Kỷ của sách Lã thị Xuân Thu và thiên Nguyệt lệnh của sách Lễ ký. Ba là, vào thời Xuân thu, ngũ hành được kết hợp thiên văn và lịch phổ để giải thích ảnh hưởng qua lại giữa thiên đạo và nhân sự. Bốn là, sự phối hợp giữa ngũ hành, tứ phương, tứ thời, ngũ âm, 12 tháng, 12 luật, thiên can, địa chi và các con số để tạo thành một hệ thống vũ trụ. *^-*-b+c0d' 8e(^-f+5+P Học thuyết Ngũ hành tiếp tục phát triển ở thời Chiến Quốc (475 - 221 trước Công nguyên), đời Tần (221 - 206 trước Công nguyên), đời Hán (206 trước Công nguyên - 23); *^-405+PSự phát triển học thuyết Ngũ hành ở các ngành đời Hậu Hán thể hiện các ngành sấm vĩ học, Nhân tướng học, Mệnh lý học y học mà đặc biệt là bộ Hoàng đế nội kinh. 9 Sự phát triển của học thuyết Ngũ hành ở các ngành đời Hậu Hán, đời Lưỡng Tấn (220 – 420), đời Tùy Đường (581-907), đời Tống (966-1127), đời Nguyên (1271-1362), đời Minh (1368-1644), đời Thanh (1616-1912). Mỗi đời đều có các nhà mệnh lý học, các nhà y học, các nhà tư tưởng duy vật có liên quan đến tư tưởng duy vật của ngũ hành. Kết cục các ngành ra đời được vận dụng trong cuộc sống thực tiễn của người dân. GbQ304+'*C?+, Từ những vấn đề trình bày trên, ta có thể rút ra kết luận chương 1 là: Học thuyết Ngũ hành là học thuyết lớn, phát hiện sớm về triết học thời kỳ cổ đại. Sự xuất hiện học thuyết Ngũ hành không phải là sự ngẫu nhiên, mà là sự xuất hiện do sự phản ánh đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội từ thời cổ đại Trung Quóc. Đặc điểm lịch sử là sự biến chuyển của xã hội băng hoại, trật tự lễ nghĩa đảo lộn. Sự xuất hiện của học thuyết Ngũ hành chỉ là nhu cầu giải thích thế giới mới xuất phát từ sự bắt buộc khoa học ít ỏi của xã hội Trung Quốc cổ đại, của kinh nghiệm sản xuất của người Trung Quốc cổ đại đã hình thành những yếu tố vật chất đầu tiên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Cùng với sự phát triển lịch sử xã hội Trung Quốc cổ đại, đặc biệt sự phát triển sản xuất và nhận thức, học thuyết Ngũ hành đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển bất đầu từ thiên Hồng phạm, thiên Cam thệ trong Thượng thư, Tả truyện, Lễ ký, Lã thị xuân thu, Xuân thu phồn lộ. Sự hình thành và phát triển học thuyết Ngũ hành khởi đầu từ thời cổ đại, trải qua các thời kỳ Xuân thu – chiến quốc, thời kỳ Tần Hán và thời kỳ Hậu Hán, nổi bật các đời Tống Minh và người dân đã vận dụng vào nhiều ngành khác nhau trong cuộc sống thực tiễn. Về y học, học thuyết Ngũ hành đã được các nhà y thuật Trung Quốc đều vận dụng qua các thời kỳ lịch sử Trung Quốc để lại nền triết học (tức là y học với lý luận Âm dương – Ngũ hành) một di sản đồ sộ nhiều tác phẩm khác nhau vẫn còn giá trị mãi theo thời gian cho đến ngày nay. *C?+, gh;ij!ki[  I\] l-m0+,'?no+'12*O'Q*0_bQ,p*e+* *q+,_b0Qd'?no+Q9N+.+*O'Q*0_bQ,p*e+* Trước hết, cần có cái nhìn về ý nghĩa thuật ngữ “Ngũ hành”. “Ngũ hành khái niệm triết học Trung Quốc cổ đại chỉ năm yếu tố cơ bản của vũ trụ, trên cơ sở năm vật thể thân cận nhất với con người, mộc (gỗ, cây, cối), hỏa (lửa), thổ (đất), kim (vàng, kim loại), thủy (nước).” 10 [...]... hội và con người Đặc biệt, học thuyết Ngũ hành còn giải thích về cơ cấu cấu tạo, đặc điểm cơ thể con người có ý nghĩa trong y học cổ truyền phương Đông Những ý nghĩa nổi bật của học thuyết Ngũ hành đối với y học cổ truyền phương Đông là sự biểu hiện bệnh lý người Thông qua các biểu hiện của Ngũ hành chỉ ra bệnh lý của các tạng: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận liên quan đến: Hỏa, Mộc, Thổ, Kim, Th y qua học thuyết. .. : Ta có: 3 hành: MỘC, KIM, TH Y suy 2 hành : HỎA, THỔ vượng Học thuyết Ngũ hành với học thuyết Âm Dương Sự quan hệ giữa học thuyết Âm Dương và học thuyết Ngũ hành là Âm Dương phát triển ra Ngũ hành qua trung gian của tứ tượng, tứ tượng nhờ có y u tố trung tâm là hành Thổ hòa hợp Tứ tượng hay bốn mùa, hay 4 hành Mộc, Hỏa, Kim, Th y tạo ra Ngũ hành và ngược lại trong Ngũ hành có chứa đựng (bao quát) Âm... Đông đã được x y dựng trên nền tảng của triết học phương Đông: Âm Dương và Ngũ hành, vì thế khi dùng y thuật nào đó cũng cần lưu ý hai phương pháp: chữa bệnh theo Tiên thiên và chữa bệnh theo Hậu thiên 3.2.4 Học thuyết Ngũ hành và cuộc điều tra 504 bệnh án tại Khoa Y học cổ truyền thuộc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ 2008 – 2010 và giá trị Tỳ Thổ của học thuyết Ngũ hành cho sức khỏe... có tính duy vật chất phát với việc đưa ra năm y u tố và đưa ra tư tưởng biện chứng tự phát thể hiện ở chỗ sự vận động tương tác của năm hành chất là các quy luật Ngũ hành: Ngũ hành tương sinh, Ngũ hành tương khắc, Ngũ hành tương thừa, Ngũ hành tương vũ, Ngũ hành phản sinh, Ngũ hành phản khắc và quy luật hỗn mang của Ngũ hành Nội dung học thuyết Ngũ hành còn giải thích các đặc điểm tính chất của các sự... BỆNH VÀ CHỮA BỆNH 3.2.1 .Học thuyết Ngũ hành với phương pháp dưỡng sinh: 20 Học thuyết Ngũ hành không chỉ thể hiện tư duy triết học biện chứng tự phát khá đặc sắc mà nó còn được thông qua học thuyết Tạng tượng, sinh lý con người được ứng dụng trong đời sống con người, đặc việt là học thuyết Ngũ hành ứng dụng trong phép dưỡng sinh Số sinh thành của Ngũ hành ẩn chứa trong sự sinh thành và kết thúc của. .. mệnh lý học, nhân tướng học và đồng thời trải qua các thời kỳ ng y càng hoàn thiện để hoàn thiện áp dụng trong cuộc sống Học thuyết Ngũ hành còn làm cơ sở lý luận cho các học phái khác nhau: Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Tuân Tử, Lão Tử… đặc biệt là y học với quyển sách tổ là Hoàng đế Nội kinh, vẫn còn giá trị như kinh điển của y học cổ truyền phương Đông Học thuyết Ngũ hành đã ảnh hưởng sâu đậm trong y học, và. .. NGŨ HÀNH VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN PHƯƠNG ĐÔNG 3.1 Những biểu hiện của học thuyết Ngũ hành trong bệnh lý người Học thuyết Ngũ hành không những thề hiện tư duy triết học biện chứng tự phát mà nó còn được ứng dụng trong đời sống con người, đặc biệt là ứng dụng trong phương pháp dưỡng sinh, số sinh thành của Ngũ hành ẩn chứa trong sự hình thành và kết thúc của vạn vật, tự nhiên, có quan hệ mật thiết với đặc trưng... Những quy luật cơ bản của Ngũ hành Trong học thuyết Ngũ hành, các hành chất không thụ động, tĩnh tại giữa các hành chất mà chúng còn tác động lẫn nhau, đó là y u tố biện chứng trong học thuyết Ngũ hành bởi chữ hành có nghĩa là vận động Sự tương tác vận động của Ngũ hành được biểu hiện thành quy luật nhất định Có 7 quy luật tương tác vận động của Ngũ hành nhưng bắt đầu là 2 quy luật căn bản: Ngũ hành. .. Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc Ngoài ra, do tính phong phú của vạn 12 vật trong vũ trụ và trong cuộc sống, quy luật Ngũ hành còn có quy luật khác như: Ngũ hành tương thừa, Ngũ hành tương vũ, Ngũ hành phản sinh, Ngũ hành phản khắc, hỗn mang của Ngũ hành Sau đ y, là sự trình b y các quy luật của Ngũ hành QUY LUẬT NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH “Tương” là quan hệ, tương tác, liên hệ với nhau, tác động... trình b y các vấn đề lý luận y học Trong tác phẩm Y học y u giải tập chú di biến, Chu An đã trình b y khá hệ thống những hiểu biết của mình đối với học thuyết Âm dương – Ngũ hành, đồng thời khẳng định vai trò không thể thiếu được của thuyết n y trong việc x y dựng lý luận y học đương thời Đặc biệt thời kỳ n y đã xuất hiện nhà y học nổi tiếng Tuệ Tĩnh (tức thiền sư Nguyễn Bá Tĩnh rất tinh thông về y thuật, . [117-118] với các công trình Học thuyết Âm dương và phương dược cổ truyền; Học thuyết Tâm - Thận trong y học cổ truyền; Phó Đức Thảo [106] với Học thuyết Th y hỏa và mệnh môn trong y học cổ truyền; . hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương Đông góp phần nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện học thuyết Ngũ hành và vai trò của nó đối với y học cổ truyền phương Đông, qua đó làm. học thuyết Âm dương - Ngũ hành là cơ sở lý luận để giải thích nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh học, điều trị học và phòng bệnh của y học cổ truyền. Đề tài luận án Học thuyết Ngũ hành và ý nghĩa của

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan