giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình việt nam hiện nay

26 894 4
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN AN THỊ NGỌC TRINH GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG & CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số : 62.22.80.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH – 2013 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THIÊN SƠN TS. NGUYỄN ANH QUỐC Phản biện 1: ……………………………………………………………. Phản biện 2:…………………………………………………………… Phản biện 3:……………………………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh Vào lúc:……… giờ……… ngày…… tháng…… năm ……. Có thể tìm đọc luận án tại: * Thư viện Trường Đại học KHXH&NV TP.Hồ Chí Minh * Thư viện Trường Cao đẳng Sư p hạm TW. TP.Hồ Chí Minh 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là một chỉnh thể đồ sộ, phong phú bao gồm tri thức, tư tưởng, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục, tập quán và truyền thống… Văn hóa dân tộc vừa là “trầm tích” của tình cảm và ý thức dân tộc trong quá khứ, vừa kết tinh thành hệ giá trị chân - thiện - mỹ như một hệ giá trị phổ quát văn hóa dân tộc trong quốc gia và trong cộng đồng nhân loại. Tất cả những điều đó tạo nên hệ giá trị văn hóa truyền thống dân tộc hay nói cách khác, mọi bản sắc dân tộc đều chứa đựng các giá trị. Là một bộ phận của văn hóa dân tộc Việt Nam, văn hóa gia đình Việt Nam luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc lưu giữ và truyền thụ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy thể hiện rõ nét trong giáo dục trí tuệ và nhân cách con người, đặt nó trong môi trường gia đình và xã hội. Mỗi gia đình, bên cạnh những giá trị văn hóa chung của cộng đồng, xã hội, còn có những nét văn hóa truyền thống riêng. Truyền thống văn hóa gia đình không những là niềm tự hào của mỗi thành viên trong gia đình mà còn là nhân tố tác động đến sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, tạo ra những nét đặc trưng riêng của từng gia đình. Cùng với sự biến đổi của xã hội, giá trị quan hệ mang tính truyền thống, đời sống trong gia đình từng bước thay đổi, điều đó làm nảy sinh nhiều quan niệm chưa thống nhất về gia đình, văn hóa gia đình cũng như sự định hướng phát triển gia đình trong tương lai. Từ đó, những nhu cầu mới trong việc nhận thức đúng đắn, khoa học về gia đình và văn hóa gia đình ngày càng cần thiết, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2 Với tất cả những suy nghĩ trên, dưới góc độ triết học xã hội, tác giả chọn đề tài:“Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ Triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong việc xây dựng văn hóa gia đình nên từ lâu, vấn đề văn hóa, văn hóa dân tộc và văn hóa gia đình đã được các nhà tư tưởng, các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu sâu sắc. Nhiều công trình khảo luận, phân tích lý luận và thực tiễn về văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình đã được đề cập đến từ rất lâu trong lịch sử. Có thể khái quát các kết quả công trình nghiên cứu trên theo hai hướng sau: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về văn hóa, văn hóa dân tộc và các giá trị của văn hóa dân tộc. Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa trước đây là công việc của nội bộ mỗi quốc gia, nhưng từ những năm 60 của thế kỷ XX, nó đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Ở Việt Nam, các vấn đề về văn hóa, văn hóa dân tộc và giá trị của văn hóa dân tộc từ lâu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tiếp cận từ nhiều góc độ, phạm vi khác nhau và nhiều ấn phẩm đã được xuất bản suốt gần một thế kỷ qua đã tích lũy nhiều tri thức, tìm tòi về chủ đề này. Các công trình gắn liền với tên tuổi các nhà khoa học lớn: Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu, Nguyễn Hồng Phong, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Phan Ngọc, … đã được xuất bản. Trong các tác phẩm ấy, tác phẩm “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của GS.Trần Văn Giàu xuất bản năm 1980 đã đánh dấu việc nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhìn chung, đã có nhiều tác phẩm xoay quanh chủ đề nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, nhưng phần lớn các công trình này mới được tiếp cận từ góc độ chuyên môn riêng, nhiều 3 công trình vẫn nặng về miêu tả các hiện tượng văn hóa. Phần lớn các công trình chưa nhìn nhận những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc trong khung cảnh chung của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về gia đình, văn hóa gia đình và sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam với tư cách là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Có thể nói các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác là những người đóng góp to lớn cho vấn đề nghiên cứu gia đình. Tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước của Ph. Ăngghen được coi là một trong những tác phẩm dẫn đường cho trào lưu nghiên cứu về gia đình của thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, những khảo luận và phân tích về gia đình cũng đã được chú ý từ rất lâu. Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, cha ông ta dạy cho con cháu những giá trị truyền thống về tính cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái, sự ham học hỏi và tôn trọng trí thức Vấn đề gia đình Việt Nam và biến đổi văn hóa gia đình Việt Nam được đề cập đến trong một số tác phẩm của các tác giả: Nguyễn Từ Chi (1991), Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội; Hồ Ngọc Đại (1996), Tam giác gia đình. Những nghiên cứu về gia đình Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội; Vũ Quang Hà (biên dịch) (2001), Tương lai của gia đình, Đại học quốc gia Hà Nội; … Các tác phẩm trên tập trung khẳng định gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình. Giáo sư Lê Thi (2002) với các tác phẩm Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; Vai trò của gia đình trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội hay Vũ Ngọc Khánh (1998) với tác phẩm Văn hóa gia đình Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;… nghiên cứu gia đình Việt Nam đang trong quá trình biến đổi mạnh mẽ từ truyền thống 4 sang hiện đại. Nhiều giá trị văn hóa quý báu của gia đình truyền thống, nhiều giá trị văn hóa tiên tiến của gia đình hiện đại đang cùng hiện diện trong đời sống gia đình. Ngoài các vấn đề trên, đề tài dân tộc và văn hóa dân tộc còn được các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chưa công trình nào nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc và có hệ thống về việc giữ gìn và phát huy các giá trị của văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, trong luận án này, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu các công trình khoa học đã được công bố, tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam, từ đó rút ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong quá trình xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận án Mục đích của luận án: Nghiên cứu thực trạng việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam, nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản và một số kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy giá trị đó trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ của luận án: để đạt được mục đích đặt ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, trình bày khái luận chung về văn hóa dân tộc và văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay. Ba là, xác định mục tiêu, phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm lý 5 luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời tham khảo, tiếp thu có lựa chọn những thành tựu lý luận của thế giới về văn hóa dân tộc, gia đình và văn hóa gia đình. Trên cơ sở các tài liệu tham khảo, số liệu về giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử lôgic, phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng như là những phương pháp nghiên cứu chủ đạo. 5. Những cái mới của luận án - Đánh giá thực trạng của việc giữ gìn và phát huy giá trị của văn hóa dân tộc trong việc xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Luận án nêu lên những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực đến gia đình nhằm xây dựng gia đình theo hướng ấm no, tiến bộ và hạnh phúc. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án: - Ý nghĩa khoa học: Luận án trình bày một cách có hệ thống về văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình và những vấn đề cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, luận án trình bày cơ sở khoa học cho việc xây dựng phương hướng và giải pháp góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc, trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam theo hướng ổn định và phát triển 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm 03 chương, 06 tiết. 6 Chương 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1. QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA, VĂN HÓA DÂN TỘC 1.1.1. Quan niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm đa tầng, đa nghĩa với ngoại diên rất rộng và nội hàm phong phú. Cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Mỗi định nghĩa đều góp phần làm rõ khía cạnh khác của văn hóa, song không phải định nghĩa nào cũng được chấp nhận một cách rộng rãi. Tiếp thu quan điểm nhân văn và cách mạng của chủ nghĩa Mác, kết hợp với những tinh hoa truyền thống của dân tộc và nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người quan niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” 1.1.2. Quan niệm về giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam Giá trị văn hóa (cultural value ) là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Văn hoá dân tộc là một khái niệm rộng, đa diện và trừu tượng. Văn hóa dân tộc là một hệ thống những giá trị tinh túy, bền vững, là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa dân tộc; là năng lực nội sinh của mỗi dân tộc nhưng không phải là cái gì khép kín từ chối sự giao lưu, tiếp thu văn hóa nhân loại, ngược lại, văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện sức sống của mình trong quá trình cọ sát với lịch sử và giao lưu quốc tế. 7 Những giá trị cơ bản của văn hoá dân tộc Việt Nam: Chủ nghĩa yêu nước; Tinh thần cộng đồng, đoàn kết; Tinh thần lạc quan, nhân nghĩa của người Việt Nam; Tinh thần cần cù, chịu đựng gian khó; Trọng lễ nghĩa, thờ cúng tổ tiên, biết ơn những người có công với đất nước … 1.2. GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ NHỮNG TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.2.1. Khái quát về gia đình và văn hóa gia đình Việt Nam Khái quát về gia đình Việt Nam: Gia đình có thể hiểu là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên trong nhóm có quan hệ gắn bó với nhau qua hôn nhân, quan hệ huyết thống, tâm sinh lý, có chung các giá trị vật chất, tinh thần tương đối ổn định trong các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội. Khái quát về văn hóa gia đình Việt Nam: Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, chuẩn mực khác biệt, đặc thù điều tiết mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, phản ánh bản chất của các hình thái gia đình đặc trưng cho các cộng đồng, các tộc người, các dân tộc và các khu vực khác nhau được hình thành và phát triển qua lịch sử lâu dài của đời sống gia đình, gắn liền với những điều kiện phát triển kinh tế, môi trường tự nhiên và xã hội. Theo các tài liệu nghiên cứu đã công bố của Đề tài “Văn hóa gia đình Việt Nam (đề tài cấp nhà nước, mã số KX 06 – 11), văn hóa gia đình có các hệ thống giá trị sau: giá trị cấu trúc và giá trị chức năng. Cả hai loại giá trị đó hợp thành hệ giá trị (systeme de valeurs) của văn hóa gia đình. Trong đó, giá trị cấu trúc là giá trị biểu hiện các mối quan hệ bên trong của gia đình, qui mô gia đình và vai trò của những thành viên gia đình trong các hình thái đó. Bên cạnh giá trị cấu trúc, giá trị chức năng đóng vai trò quan trọng. Có thể nói, giá trị chức năng của văn hoá gia đình là sự biểu hiện vai trò, vị trí của văn hoá gia đình đối với các thành viên của nó và đối với xã hội. Kết hợp với 8 cách nhìn xã hội học, từ góc nhìn văn hóa học, nghiên cứu chức năng của văn hoá gia đình chính là nghiên cứu các giá trị chức năng của văn hoá gia đình trong đời sống gia đình và xã hội. Gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội có các chức năng: Chức năng sinh sản và tái sản xuất ra con người và xã hội, Chức năng kinh tế của gia đình, Chức năng tình cảm của gia đình, Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái và hình thành nhân cách con người. Ngoài ra, văn hóa gia đình Việt Nam còn có chức năng truyền tải các giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác và chức năng hình thành các giá trị văn hóa mới 1.2.2. Những giá trị văn hóa dân tộc chủ yếu trong văn hóa gia đình Việt Nam Giá trị đạo đức của gia đình. Giá trị giáo dục của gia đình. Giá trị ý thức cộng đồng của gia đình. Giá trị tâm lý, tình cảm của gia đình. 1.2.3 Tính quy luật của sự vận động văn hóa gia đình Việt Nam Văn hóa gia đình vận động trong quá trình tiếp xúc với các nền văn hóa khác. Văn hóa gia đình vận động cùng với sự biến đổi của xã hội. Kết luận chương 1 Văn hoá của mỗi dân tộc được kết tinh từ truyền thống lịch sử của chính dân tộc đó. Trải qua hàng ngàn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước, cùng với kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới, nền văn hoá dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển. Là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa gia đình Việt Nam luôn thể hiện vai trò quan trọng của mình với tư cách là tế bào của xã hội, là một thiết chế xã hội đặc thù. Gia đình Việt Nam truyền thống [...]... VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1.1 Những nhân tố khách quan tác động đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay Một là, tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện. .. đến gia đình ở Việt Nam Ba là, tác động của các tổ chức chính trị- xã hội đến văn hóa gia đình Bốn là, tác động của hệ ý thức Nho giáo đến văn hóa gia đình Việt Nam 2.2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 2.2.1 Thực trạng việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt. .. sự phát triển kinh tế – xã hội chủ nghĩa, là một trong những cơ sở quan trọng đảm bảo sự bền vững của hôn nhân 3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1 Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay Đẩy mạnh giáo dục giá trị văn. .. duy trì và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận gia đình văn hóa 3.2.2 Một số kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay Thứ nhất, nâng cao hơn nữa vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống văn hóa dân tộc Thứ... sự phát triển kinh tế thị trường Năm là, tác động của sự phát triển văn hóa, xã hội đến văn hóa gia đình trong thời kỳ đổi mới 10 2.1.2 Những nhân tố chủ quan tác động đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay Một là, tác động của chính sách Nhà nước đến biến đổi văn hóa gia đình Hai là, tác động của Luật Hôn nhân và Gia đình (2000) và. .. DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1.1 Tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Thứ nhất, những giá trị tích cực và yếu tố tiêu cực không hoàn toàn cô lập, tách rời nhau mà luôn đan xen, lồng ghép với nhau ngay trong bản thân một truyền... chấp cả lợi ích của quốc gia, dân tộc Tất cả những biểu hiện trên cho thấy việc giữ gìn và phát huy giá trị yêu nước của dân tộc đang đứng trước nhiều thách thức - Tinh thần đoàn kết của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam trước tiên được thể hiện trong gia đình, trong cộng đồng làng xã, và hơn hết là trong toàn thể cộng đồng các dân tộc Việt Nam Trong gia đình Việt Nam hiện nay, sức mạnh của tinh... biệt trong các gia đình đô thị Điều này đã đặt ra nhiều vấn đề cần được nhận thức, điều chỉnh, can thiệp từ phía Nhà nước, xã hội và của chính bản thân gia đình nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của gia đình trong bối cảnh công nghiệp hóa và toàn cầu hóa 2.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay Thứ... gia tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng ly hôn, ly thân, những người chung sống không đăng ký kết hôn; bạo lực gia đình, thiết chế gia đình lỏng lẻo; các tệ nạn xã hội … ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình Thực trạng trên đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong công tác xây dựng gia đình hiện nay Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA GIA ĐÌNH... quản lý gia đình Quản lý gia đình có vai trò quan trọng trong việc định hướng sự tồn tại và phát triển của gia đình vào những mục tiêu chung của sự phát triển đất nước Củng cố và xây dựng các chuẩn mực mới về văn hóa gia đình Việt Nam Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào xây dựng gia đình văn hóa; Thứ hai, sớm hình thành những chuẩn mực văn hóa gia đình mới . việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay Việc giữ gìn và phát huy các gia trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình. việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay. Ba là, xác định mục tiêu, phương hướng và những giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc. trò quan trọng của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong việc xây dựng văn hóa gia đình nên từ lâu, vấn đề văn hóa, văn hóa dân tộc và văn hóa gia đình đã được các nhà tư

Ngày đăng: 07/11/2014, 17:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan