hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm

98 856 9
hệ thống chăn nuôi bò thịt gia lâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chăn nuôi bò thịt ở nước ta không phải là ngành chăn nuôi truyền thống, tuy nhiên trong vài năm gần đây loại hình chăn nuôi này đã phát triển rất nhanh chóng với các bước cải tiến về giống và phương thức chăn nuôi. Vào những năm thập niên 90 thế kỷ trước chăn nuôi bò thịt bắt đầu chuyển đổi chăn nuôi bò thịt sang phương thức chăn nuôi hàng hóa góp phần nâng cao tổng sản phẩm chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo bước đột phá mới trong ngành sản xuất chăn nuôi. Hiện nay đời sống của người dân ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu về thịt bò cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên do những hạn chế về diện tích chăn thả đang ngày càng bị thu hẹp. Ngành chăn nuôi bò thịt đã và đang phát triển một số phương thức chăn nuôi khác nhau cho phù hợp với điều kiện của từng nông hộ cũng như tận dụng các điều kiện thuận lợi của địa phương, nhiều giống bò thịt có năng suất cao như: Droughtmaster, Brahmand,... đã được nhập vào nước ta và bước đầu được nuôi rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia Lâm nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền bắc. Quốc lộ 1A nối Hà Nội Bắc Ninh Lạng Sơn, đường cao tốc Quốc lộ 5 nối Hà Nội Hải Dương Hải Phòng; bên cạnh đó hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu Bây… với nhiều triền đê và diện tích lớn đất bãi ven sông. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển ngành chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Đặc biệt từ năm 2005 phong trào chăn nuôi của toàn thành phố đã chuyển dịch mạnh mẽ mở rộng hình thức chăn nuôi tập trung và phát triển trang trại ngoài khu dân cư. Hiện nay toàn huyện Gia Lâm có 96 trang trại chăn nuôi, trong số đó trang trại chăn nuôi bò thịt chiếm khoảng 17%. Mặc dù số bò thịt và sản lượng thịt bò tăng lên rõ rệt, nhưng phần lớn các hộ chăn nuôi bò thịt trong huyện vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt ngoài lợi thế của điều kiện tự nhiên còn có đóng góp quan trọng bởi các phương thức chăn nuôi . Để tận dụng được những thuận về điều kiện tự nhiên cũng như khai thác được tiềm năng các giống thì phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Xuất phát từ thực tế sản xuất và yêu cầu về phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Gia Lâm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm các hệ thống chăn nuôi bò thịt tại huyện Gia Lâm – Hà Nội”

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  TRẦN DANH THỦY ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2013 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI  TRẦN DANH THỦY ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI MÃ SỐ : 60.62.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ ĐÌNH TÔN HÀ NỘI - 2013 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Trần Danh Thủy iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể cá nhân trong và ngoài trường. Nhân dịp hoàn thành luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS. TS. Vũ Đình Tôn, Thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản và Khoa Sau đại học đã góp ý, chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân dân huyện Gia Lâm - Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài của mình. Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó. Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Danh Thủy iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN III LỜI CẢM ƠN IV MỤC LỤC V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII DANH MỤC CÁC BẢNG VIII DANH MỤC CÁC HÌNH IX MỞ ĐẦU 1 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3 1.1.1 Lý thuyết về hệ thống 3 1.1.2 Hệ thống nông nghiệp 5 1.1.3 Hệ thống chăn nuôi 8 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi trên thế giới 12 1.2.2 Tình hình nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi trong nước 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 2.2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: 24 2.3 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25 2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25 2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI BÒ THỊT 27 2.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 27 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 29 3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm 29 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm 30 3.1.3. Xã Lệ Chi 33 3.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 34 3.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Gia Lâm 34 3.2.2. Tình hình chăn nuôi bò thịt tại xã Lệ Chi 40 3.3. CƠ CẤU CÁC GIỐNG BÒ THỊT ĐƯỢC NUÔI TẠI NÔNG HỘ 46 3.4. NĂNG SUẤT CHĂN NUÔI BÒ THỊT 48 3.5. THỨC ĂN SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT 54 v 3.5.1. Nguồn thức ăn tinh trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ điều tra 55 3.5.2 Nguồn thức ăn thô xanh sử dụng trong chăn nuôi bò thịt 59 3.6 CÔNG TÁC PHỐI GIỐNG 61 3.6. HỆ THỐNG CHUỒNG TRẠI, TÌNH HÌNH PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH VÀ MẠNG LƯỚI THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI CÁC HỘ ĐIỀU TRA 62 3.7 SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ GIÁ BÒ THỊT 66 3.8 HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI CÁC HỘ ĐIỀU TRA 68 3.9 TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 1 KẾT LUẬN 79 2 KIẾN NGHỊ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 MỘT SỐ HÌNH CỦA ĐỀ TÀI 83 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Cv% : Hệ số biến động của số trung bình ĐBSH : Đồng bằng sông hồng CNH - HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ĐVT : Đơn vị tính TTNT : Thụ tinh nhân tạo Kg : Kilogam VNĐ Việt Nam Đồng PTCN : Phát triển chăn nuôi SE : Standard Error - Sai số của số trung bình TT : Thứ tự TĂ : Thức ăn TB : Trung bình TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TL : Tỷ lệ : Giá trị trung bình vii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Lâm 30 Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm 2012 33 Bảng 3.3. Diện tích tự nhiên và cơ cấu sử dụng đất của các xã nghiên cứu 34 Bảng 3.4. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của Gia Lâm (2010 - 2012) 35 Bảng 3.5 Sự phân bổ đàn vật nuôi huyện Gia Lâm 39 Bảng 3.6. Đặc điểm chung của các hộ điều tra 41 Bảng 3.7. Cơ cấu đàn bò thịt tại xã Lệ Chi 42 Bảng 3.8. Quy mô chăn nuôi bò thịt tại các nông hộ nghiên cứu 44 Bảng 3.9. Cơ cấu các loại vật nuôi tại các hộ điều tra 46 Bảng 3.10. Cơ cấu giống bò thịt trong nông hộ (% số bò) 47 Bảng 3.11: Phẩm chất giống đàn bò cái nền tại các hộ nghiên cứu (%) 49 Bảng 3.12. Năng suất sinh sản của đàn bò theo hệ thống chăn nuôi 50 Bảng 3.13. Khả năng sản xuất thịt theo hệ thống chăn nuôi 52 Bảng 3.14 Nguồn thức ăn tinh sử dụng trong chăn nuôi bò thịt (% số lượng sử dụng) 55 Bảng 3.15. Thức ăn tinh cho bò thịt ở các giai đoạn khác nhau (ĐVT: Kg/con) 57 Bảng 3.16 Các nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò thịt được sử dụng tại các hộ điều tra (% tổng lượng cung cấp) 59 Bảng 3.17 . Năng suất cỏ tại các hộ điều tra 60 Bảng 3.18 Phương pháp phối giống cho bò tại các hộ điều tra 62 Bảng 3.19. Chuồng trại và trang thiết bị trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ điều tra 63 Bảng 3.20. Phòng bệnh trong chăn nuôi bò thịt tai các nông hộ điều tra 65 Bảng 3.21. Hệ thống thú y, dịch vụ chăn nuôi tại Lệ Chi và các xã lân cận 66 Bảng 3.22. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sinh sản theo mỗi hệ thống chăn nuôi 69 Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt theo mỗi hệ thống chăn nuôi 71 viii [...]... xuất và yêu cầu về phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Gia Lâm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm các hệ thống chăn nuôi bò thịt tại huyện Gia Lâm – Hà Nội” 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nhận dạng và đặc điểm hóa các hệ thống chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Gia Lâm - Xác định được năng suất và hiệu quả kinh tế của các hệ thống chăn nuôi bò thịt khác nhau - Đề xuất các... Các loại cây trồng chính - Hoạt động sản xuất chăn nuôi: Các loại vật nuôi khác trong nông hộ… - Chăn nuôi bò thịt: Con giống, cơ câu số lượng bò thịt được nuôi - Ngành nghề, hoạt động phi nông nghiệp của các nông hộ - Diện tích trồng cỏ của các hộ chăn nuôi bò thịt 2.4.3 Chăn nuôi bò thịt - Các giống bò thịt được nuôi - Nguồn giống bò thịt - Số bò thịt được nuôi trên hộ - Nguồn thức ăn (tự có, thức ăn... hai hệ thống có chăn nuôi gà (hệ thống kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, hệ thống chăn nuôi) đã được thực hiện năm 1999 ở một huyện thuộc miền Trung của Burkina Faso, phía Tây Châu Phi, sử dụng phương pháp PRA theo các tiêu chuẩn định trước nhằm mô tả chăn nuôi gà ở hai hệ thống này Ở cả hai hệ thống, chăn nuôi gà đều là 19 chăn thả quảng canh với đầu vào và đầu ra rất thấp Chuồng trại chăn nuôi của hệ. .. triển ngành chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng Đặc biệt từ năm 2005 phong trào chăn nuôi của toàn thành phố đã chuyển dịch mạnh mẽ mở rộng hình thức chăn nuôi tập trung và phát triển 1 trang trại ngoài khu dân cư Hiện nay toàn huyện Gia Lâm có 96 trang trại chăn nuôi, trong số đó trang trại chăn nuôi bò thịt chiếm khoảng 17% Mặc dù số bò thịt và sản lượng thịt bò tăng lên... là hệ thống chăn thả trên thảo nguyên ở Mongolia, hệ thống chăn nuôi bò sữa và cừu ở Newzealand, hệ thống chăn nuôi bò sữa ở Bogota, Colombia và Nam Mỹ, hệ thống chăn thả lạc đà và cừu ở Peru và Bolivia Các hệ thống chăn thả thâm canh cũng thấy ở vùng tây bắc Pakistan, gồm nuôi cừu lấy lông và len (Nawaz và cs, 1986) + Các hệ thống phụ thuộc đất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm, bán ẩm Các hệ. .. Các loại hệ thống chăn nuôi trên thế giới Hệ thống LLR là hệ thống thâm canh cao dẫn tới vốn đầu tư lớn về thức ăn và lao động Chúng liên quan chặt chẽ tới các hệ thống chăn nuôi cần đất thông qua việc cung cấp con giống Đây là một điểm khác biệt so với các hệ thống chăn nuôi động vật dạ dày đơn không phụ thuộc nhiều vào đất bởi vì ở các hệ thống này, con giống thay thế là được cung cấp từ hệ thống có... sinh vật) 7 1.1.3 Hệ thống chăn nuôi 1.1.3.1 Khái niệm về hệ thống chăn nuôi Hệ thống chăn nuôi là sự kết hợp các nguồn lực, các loài gia súc, các phương tiện kỹ thuật và các thực tiễn bởi một cộng đồng hay một người chăn nuôi, nhằm thoả mãn những nhu cầu của họ và thông qua gia súc làm giá trị hoá các nguồn lực tự nhiên (Ph.Lhost dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008) Như vậy, hệ thống chăn nuôi gồm 3 cực chính:... Chuồng trại, phòng bệnh và mạng lưới thú y - Năng suất chăn nuôi bò thịt - Hiệu quả chăn nuôi bò thịt - Tình hình dịch bệnh trên đàn bò thịt tại vùng nghiên cứu - Việc tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt 2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Chọn mẫu để điều tra Chọn xã Lệ Chi để điều tra Đây là xã chăn nuôi bò thịt phát triển nhất tại huyện Gia Lâm 25 ... Đặc điểm hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh - Hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh có đặc điểm gần tương tự với hệ thống chăn nuôi bán thâm canh nhưng khác ở chỗ là vật nuôi thường được nuôi kết hợp với nhiều loài vật nuôi khác nhau 1.2 Tình hình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi trong và ngoài nước 1.2.1 Tình hình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi trên thế giới Trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản,... thịt ở nước ta không phải là ngành chăn nuôi truyền thống, tuy nhiên trong vài năm gần đây loại hình chăn nuôi này đã phát triển rất nhanh chóng với các bước cải tiến về giống và phương thức chăn nuôi Vào những năm thập niên 90 thế kỷ trước chăn nuôi bò thịt bắt đầu chuyển đổi chăn nuôi bò thịt sang phương thức chăn nuôi hàng hóa góp phần nâng cao tổng sản phẩm chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người . thuyết về hệ thống 3 1.1.2 Hệ thống nông nghiệp 5 1.1.3 Hệ thống chăn nuôi 8 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi trên. huyện Gia Lâm có 96 trang trại chăn nuôi, trong số đó trang trại chăn nuôi bò thịt chiếm khoảng 17%. Mặc dù số bò thịt và sản lượng thịt bò tăng lên rõ rệt, nhưng phần lớn các hộ chăn nuôi bò thịt. điểm các hệ thống chăn nuôi bò thịt tại huyện Gia Lâm – Hà Nội” 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nhận dạng và đặc điểm hóa các hệ thống chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Gia Lâm. - Xác

Ngày đăng: 07/11/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan