CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU

28 559 0
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC – KHOÁ 20 NIÊN KHOÁ 2010 - 2013 Chuyên ngành Tài chính – Doanh nghiệp  TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA & LẠM PHÁT MỤC TIÊU GVHD: PGS TS. Nguyễn Thị Liên Hoa SVTH: Nhóm 4 Lớp: CHKT TCDN Đêm 3 – K20 THÁNG 06 NĂM 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………… Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2012 Giáo viên hướng dẫn PGS TS. Nguyễn Thị Liên Hoa DANH SÁCH NHÓM 4 ………… 1. Nguyễn Tất Thắng 2. Trần Thị Thu Phương 3. Đào Nguyên Thảo 4. Huỳnh Thị Thiện 5. Nguyễn Thị Quyên 6. Phạm Thị Nga 7. Phạm Hoàng Oanh MỤC LỤC Tóm tắt 1 Nội dung Chế độ mới của chính sách tài khóa hiện thực 3 Mô phỏng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ 5 Hiệu quả của việc kích thích tài khóa 10 Bài học từ các cuộc khủng hoảng 14 Hướng dẫn nghiên cứu trong tương lai 16 Phụ lục Phụ lục 1: Kỳ vọng 17 Phụ lục 2: Sự đo lường những kích thích tài khóa gần đây 18 Phụ lục 3: Phương trình tài khóa FRB/US 20 Tham chiếu 21 Biểu đồ Biểu đồ A: Kích thích tài khoá gần hạn mức 0; 2001-2005 3 Biểu đồ B: Kích thích tài khoá gần hạn mức 0; 2008-2012 4 Biểu đồ C: Đo lường sự thay thế của kích thích tài khoá trong %GDP 7 Biểu đồ D: Tỷ lệ thất nghiệp thay đổi với các mức lạm phát mục tiêu khác nhau 13 Biểu đồ E: Sự đánh đổi giữa sự bất ổn của tỷ lệ lạm phát và thât nghiệp 15 Bảng biểu Bảng 1: Số nhân Cục dự trữ Liên Bang Mỹ với tỷ lệ lãi suất danh nghĩa cố định 10 Bảng 2: Kết quả kích thích tài chính với những lạm phát mục tiêu khác nhau 12 Bảng A.1: Số nhân tài khoá FRB/US, với giả định về kỳ vọng là khác nhau 18 CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ LẠM PHÁT MỤC TIÊU Peter Tulip Bản Nháp, ngày 14 tháng 9 năm 2011 Tóm Tắt Lãi suất thấp trong những năm gần đây ở Mỹ song hành cùng nhiều tác nhân kích thích tài khóa lớn. Tuy nhiên những thảo luận về chính sách tiền tệ gần đây không lường trước chính sách tài khóa có tác động tích cực này, dẫn đến những sự ước lượng quá cho các chi phí của “hạn mức dưới không”, và do đó, của lạm phát mục tiêu phù hợp. Để điều chỉnh điều này, tôi đưa chính sách tài khóa nghịch chu kỳ vào trong một mô hình quy mô lớn của nền kinh tế Mỹ và nhận ra nó ổn định ở những mức lãi suất thấp. Nếu chính sách tài khóa thể hiện như thời gian gần đây, thì lạm phát mục tiêu có thể giữ được ở gần mức tiền-khủng hoảng, bất chấp sự bất ổn định đang gia tăng của những cú shock kinh tế vĩ mô. Hầu hết các ngân hàng lớn của Mỹ đều nói rằng chính sách tiền tệ nên đưa đến một mức lạm phát trung bình vào khoảng 2% trong dài hạn (FOMC, 2011) 1 . Đã có nhiều sự cân nhắc ảnh hưởng đến quyết định này, nhưng nó phần nào phản ánh một sự đánh đổi: Lạm phát thấp có những lợi ích trực tiếp nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc lãi suất có cơ hội cao hơn để tiến về “hạn mức dưới không”. “Hạn mức dưới không” là một vấn đề bởi nó ngăn cản các ngân hàng trung ương chống lại suy thoái bằng những mức giảm lớn trong lãi suất. Vì thế nền kinh tế sẽ kém ổn định hơn ở một mức lạm phát mục tiêu thấp. Nhiều nhà nghiên cứu đã định lượng vấn đề tranh cãi này. Nổi bật hơn cả, David Reifschneider và Jojn C.Williams (2000) tiến hành mô phỏng ngẫu nhiên cho mô hình của Cục dữ trữ liên bang Mỹ và kết luận rằng “hạn mức dưới không” gia tăng đáng kể tính biến động của hoạt động kinh tế ở những mức lạm phát mục tiêu nhỏ hơn hoặc bằng 2%. Những nghiên cứu tương tự bao gồm Gunter Coenen, Athanasios Orphanides, và Volker Wieland (2004), Benjamin Hunt và Douglas Laxton (2004) và Williams (2009). Roberto M.Billi và George A.Kahn (2008) đưa ra một cái nhìn tổng quát. Những ước lượng như thế đóng một vai trò trong quan trọng thảo luận của Ủy ban thị trường mở (FOMC) về những mức lãi suất mục tiêu phù hợp. Xem ví dụ, bản sao và các tài liệu nhân viên cho cuộc họp của FOMC ngày 1 tháng 2, 2005 (FOMC, 2005; Douglas Elmendorf et al, 2005). Những nghiên cứu này đã được nhấn mạnh bởi các nhà thực hiện chính sách như Ben Bernanke (2003) và Janet Yellen (2009) trong việc thảo luận quyết định của họ về những mức lạm phát mục tiêu. 1 Để được chính xác, trung tâm dự thảo mức lạm phát trong dài hạn của những thành viên FOMC tại cuộc họp tháng tư năm 2011 từ 1,7-2%. Những dự báo cho thấy "tỷ lệ lạm phát mà tham gia Ủy ban đánh giá phù hợp với nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang để thúc đẩy gia tăng việc làm tối đa và giá cả ổn định "(Bernanke,2011) Một giới hạn của hầu hết các cuộc thảo luận chính sách và các nghiên cứu cơ bản là họ đã thừa nhận rằng chính sách tài khóa là thụ động, và tác dụng kích thích rất ít đến nền kinh tế (ngoài những công cụ bình ổn tự động) khi lãi suất tiệm cận về 0. Giả định đó là đồng nhất với cả chính sách tài khóa thực tế và những khuyến nghị tài khóa của các chuyên gia cho đến gần đây. Tuy nhiên, theo tranh cãi của Alan J. Auerbach, William G.Gale và Benjamin H Harris (2010), vẫn có một độ dốc hồi phục cho chính sách tài khóa nghịch chu kì hiện hữu trong phần của cả nhà thực hiện và chuyên gia chính sách. Phát hiện chính của bài nghiên cứu này là chính sách tài khóa tác động tích cực làm giảm bớt quan ngại đến “hạn mức về không”. Tôi nghiên cứu những vấn đề này bằng cách sử dụng các mô phỏng về mô hình Cục dữ trữ liên bang Mỹ, vốn là 1 mô hình quy mô lớn của nền kinh tế Mỹ được duy trì bởi nhân viên của Cục dự trữ liên bang. Những mô phỏng của tôi gợi ý rằng chính sách tài khóa nghịch chu kì cho phép đạt được các mức lạm phát mục tiêu thấp hơn mà không cần gia tăng sự biến động của các hoạt động kinh tế. Ví dụ như, tôi ước lượng rằng lạm phát mục tiêu ở mức 2% là tương ứng với một độ lệch chuẩn của tỉ lệ thất nghiệp 1.4% khi chính sách tài khóa thụ động – nhưng sự biến động tương tự thế trong tỷ lệ thất nghiệp cũng có thể đạt được với mức lạm phát mục tiêu là 0% nếu những nhà thực hiện chính sách hành xử như gần đây. Một số nhà nghiên cứu trước đó, như Reifschneider và Williams, đã thảo luận về những vấn đề này. Williams (2009) ước đoán tác động của chính sách tài khóa nghịch chu kỳ trên lạm phát mục tiêu, tuy nhiên, ví dụ của ông ấy có tính minh họa hơn là thực tiễn. Quan trọng hơn, ông ấy xem xét các nhân tố kích thích tài khóa trong những viễn cảnh xấu nhất chứ không phải là những viễn cảnh có thể có. Theo đó, nghiên cứu năm 2009 của ông và công trình nghiên cứu sau đó cùng các đồng tác giả (Hess Chung, Jean-Philippe Laforte, Refeschneider và Williams (2011 p32) kêu gọi nhiều nghiên cứu hơn trên vấn đề này. Nghiên cứu này tiến thêm một bước về việc hướng đến yêu cầu đó bằng việc nghiên cứu vai trò của chính sách tài khóa một cách chi tiết hơn. Một nhánh có liên quan của tài liệu này, nghiên cứu bởi Stephanie Schmitt-Grohe và Martin Uribe (2010), xem xét tỉ lệ lạm phát tối ưu bằng giả định rằng khả năng diễn ra “hạn mức về không” là thấp. Schmitt-Grohe và Uribe lý giải giả định này bằng cách tranh luận rằng dưới một chính sách tiền tệ tối ưu khả năng đạt được “hạn mức về không” là rất thấp. Tuy nhiên, thống kê về lãi suất gần đây của Mỹ, Nhật và những nước khác gợi ý rằng dưới một chính sách tiền tệ thực tế, các khả năng đạt được “hạn mức không” là rất đáng xem xét. Để rõ ràng hơn, nghiên cứu này không nhằm vào việc đánh giá các chính sách thay thế để giải quyết vấn đề “hạn mức không”. Giải pháp đó đã được hướng đến đâu đó bởi nhiều tác giả, bao gồm Michael Woodford và Gauti B.Eggertsson, (2004) và N.Gregory Mankiw và Matthew Weinzierl (2011). Hơn thế, tôi tập trung vào chính sách tiền tệ thực tế, được mô tả bởi một công thức phản ứng chính sách truyền thống. Và tôi sử dụng một công thức phản ứng chính sách tài khóa mô tả những hành vi gần đây. Nghiên cứu này xem xét sự liên quan của những công thức phản ứng này với sự ổn định của nền kinh tế và lạm phát mục tiêu. Một phân tích lạc quan của chính sách thực tế có vẻ như là một viên đá lót đường hữu hiệu cho việc cân nhắc những cải thiện đề xuất. Tương tự, nghiên cứu này không nghiên cứu những sự liên quan của những cải tổ gần đây trong chính sách tiền tệ, như việc mua bán tài sản. Lý do căn bản cho việc cân nhắc những phát triển mới trong chính sách tiền tệ tương tự như việc cân nhắc những phát triển mới trong chính sách tài khóa, và những sự liên quan đối với lạm phát mục tiêu cũng tương tự thế. Tôi kỳ vọng việc mua bán tài sản như là một công cụ thêm nữa của chính sách tiền tệ sẽ xoa dịu quan ngại về “hạn mức không”, gia cố thêm một trong số những kết quả chính của tôi. Nhưng ở giai đoạn này, sự phỏng đoán đó vẫn được xác thực. Chế độ mới của chính sách tài khóa hiện thực Nước Mỹ đã có 2 lần đối đầu gần đây với “hạn mức không” về lãi suất, vào đầu những năm 2000 và hiện nay. Cả hai đều được đi kèm bởi những nhân tố kích thích tài khóa lớn. Mối quan hệ này được trình bày trong Biểu đồ A và B, theo đó trình bày lãi suất và Văn phòng Ngân Sách Quốc Hội (CBO) ước tính chi phí ngân sách của pháp chế chủ yếu được nhằm vào việc kích tổng cầu. Biểu đồ A chỉ ra ước tính của CBO về chi phí ngân sách của Đạo luật giảm thuế EGTRRA năm 2001, và đạo luật JGTRRA năm 2003. Biểu đồ B cho thấy những ước tính của CBO về chi phí ngân sách của các đao luật kích thích năm 2008, 2009, 2010. (Chính xác là là Đạo luật Kích thích Kinh tế năm 2008, đạo luật Tái đầu tư và phục hồi Mỹ, ARRA 2009, và đạo luật TRUIRJCA năm 2010). Như thảo luận trong phụ lục 2, tôi trích dẫn phần đóng góp của Thuế thay thế tối thiểu từ các ước tính của CBO. Biểu đồ A và B cũng cho thấy rằng, trong mỗi thời kỳ, kích thích tài khóa được đưa ra trong sự thành công của những gói chính sách riêng biệt. Vì thế, mặc dù số quan sát nhỏ nhưng đã là 1 mẫu của học thuyết nghịch chu kỳ. Thêm nữa, kích thích tài khóa có tác động dưới thời kỳ quản lý của Đảng Cộng Hòa và Đảng Dân Chủ. Chính sách tài khóa chủ động cũng mang tính nghịch chu kỳ rõ nét ở những quốc gia khác. Suy thoái toàn cầu gần đây xảy ra cùng với các biện pháp tài khóa chủ động ở các nước OECD chiếm 3.4% GDP hàng năm trong giai đoạn giữa 2008 và 2010 (OECD, 2009, Bảng 3.1) Khuynh hướng nghịch chu kỳ ở Hoa Kỳ còn khá mới. Đối lập với 2 chu kỳ kinh tế gần đây nhất, chính sách tài khóa đã trung lập với chính sách tài khóa thu hẹp trong những đợt suy thoái trước ở Hoa Kỳ. Auerbach, Gale, và Harris (2010) cung cấp 1 mô tả tường thuật về thay đổi này, ghi chú những quyết định dứt khoát của Quốc hội về việc thắt chặt chính sách tài khóa năm 1982 và 1990. Ví dụ như, 1 thước đo định lượng của sự thay đổi có thể thấy rõ trong những ước lượng Glenn Follette và Byron Lutz’s (2010, Bảng 6) về những thúc đẩy tài khóa, 1 biện pháp theo tác động của quan điểm về chính sách tài khóa. Trong 3 năm tiếp theo các thời kỳ đỉnh của chu kỳ kinh tế năm 1969, 1973, 1980 và 1990, sự thúc đẩy tài khóa của liên bang trung bình là 0.1% GDP, gần với điểm chuẩn trung lập khoảng 0.2%. Ngược lại, nó có giá trị gần 1% GDP sau các thời kỳ đỉnh năm 2000 và 2007, sử dụng các dữ liệu cho đến năm 2009. Một lý do để xem xét việc cấu trúc lại học thuyết tài khóa mới là nó xảy ra cùng với 1 sự thay đổi song hành trong các tư vấn chính sách. Nhiều nhà kinh tế giải thích rằng trong khi họ đã từng hoài nghi về sự có thể can thiệp tài khóa, bây giờ thì họ đã xem nó là 1 mục đích tại hạn mức 0. Các ví dụ bao gồm Brad DeLong (2011) và Paul Krugman (2011). Các khảo sát về tình trạng của các học giả như David Romer (2011) hay Olivier Blanchard, Giovanni Dell’Ariccia, và Paolo Mauro (2010) cho rằng thay đổi này là phổ biến. Trong nghiên cứu của Gary Becker (2009), “Có 1 sự chuyển biến lớn của các nhà kinh tế về quan điểm chi tiêu thâm hụt của Keyne”. Sự phát triển trong các tư vấn phần nào đã thể hiện những hoàn cảnh mới hơn là 1 sự thay đổi quan điểm. Theo Lawrence Summers (2010), “hầu hết các nhà kinh tế có tầm nhìn rộng” cùng lúc tin rằng nhân tố kích thích tài khóa có tác động đến hạn mức dưới 0 nhưng nó không có tác động trong những hoàn cảnh thông thường. Với những phát triển nhất định này, có vẻ như có thể nhận ra việc xem xét khả năng nhân tố kích thích tài khóa lớn sẽ tạo thêm việc làm khi nền kinh tế tiếp cận hạn mức 0. Điều đó đòi hỏi những điều chỉnh cho những mô hình đã từng ước lượng tác động của hạn mức 0, không có mô hình nào bao gồm chính sách tài khóa nghịch chu kỳ tích cực. Mô phỏng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ Để mô phỏng chính sách tài khóa gần hạn mức 0, tôi xây dựng 1 nguyên tắc đơn giản mô tả hành động gần đây. Tuy nhiên, 1 phạm vi các hàm số phản ứng có thể là thống nhất với các dữ kiện hạn chế. Vì thế, để hiểu chính xác hơn mô phỏng của tôi thì cần phải được hướng dẫn bởi những mục tiêu nhận thấy được của các nhà làm chính sách và các chuyên gia tư vấn. Đó là, nguyên tắc phải vừa thực tế vừa nhạy cảm. Ngoài ra, để thêm phần hấp dẫn, 1 nguyên tắc như vậy có thể ổn định, vì các nhà làm chính sách không thích những nguyên tắc không hoàn hảo. Tuy nhiên, các mục tiêu phức tạp thỉnh thoảng bao gồm cả những đánh đổi. Ngoài ra, tôi tin rằng những đánh giá của tôi đối với điều tạo thành chính sách nghịch chu kỳ nhạy cảm đi đôi với kinh tế học chủ đạo, những đánh giá khác sẽ tạo ra những giả thuyết khác. 2 Chính sách tài khóa nghịch chu kỳ được mong đợi khi chính sách tiền tệ bị ép buộc bởi hạn mức dưới 0. 1 chỉ thị đơn giản của điều có thể xảy ra đó là 1 giá trị thấp của lãi suất liên bang. Tuy nhiên, bởi vì lãi suất liên bang không giảm dưới 0, nó không tạo ra dấu hiệu của sự nghiêm trọng mà sự ép buộc gây ra. Theo đó, tôi kết hợp tác nhân kích thích với giá trị thấp của 1 nguyên tắc chính sách tiền tệ. (Mặc dù tôi biết lãi suất liên bang thật đôi khi là 1 dấu hiệu tốt hơn cho tác nhân kích thích tài khóa – ví dụ như quan sát 2004 ở Biểu đồ A) Yếu tố quyết định đến nhân tố kích thích tài khóa của tôi là 1 biến thể của nguyên tắc Taylor phổ biến trong giới khoa học (Ví dụ như, nó được sử dung trong vài tham khảo tôi đã giới thiệu). RFFTAY bằng tổng lãi suất thật cân bằng, giả thiết là 2.5%, thay phần trăm thay đổi trong 4 quý của chỉ số giá PCE (PICX4), phân nửa hiệu số giữa PICX4 và lạm phát mục tiêu trong nguyên tắc (PITARG) và hiệu số giữa sản lượng thực tế và sản lượng tiềm năng (GDPGAP) với hệ số 1 2 Ví dụ như, 1 số độc giả cho rằng tác nhân kích thích nên bao gồm nhiều chi tiêu và chi chuyển nhượng với 1 mức lợi nhuận đầu tư cao hơn. Tuy nhiên, như đã thảo luận trong Mankiw và Weinzierl (2011), quan điểm này gây tranh cãi 1) RFFTAY = 2.5 + PICX4 + 0.5*( PICX4 – PITARG) + 1* GDPGAP PITAR, lạm phát mục tiêu của nguyên tắc là ngoại sinh. Nó được giải thiết là 2% để xây dựng Biểu đồ A, B và C. Sử dụng nguyên tắc Taylor trong hàm số phản ứng tài khóa làm cho chính sách tài khóa có tác động tương tự lên lạm phát và việc sử dụng các nguồn lực như chính sách tiền tệ, vì thế 2 chính sách phối hợp nhịp nhàng với nhau. Ngược lại, Feldstein (2007) cho rằng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ sẽ phản ứng lại những thay đổi 3 tháng trong tình trạng tuyển lao động có việc làm, trong khi Orszag (2011) kết hợp nó với tỉ lệ thất nghiệp. Phương pháp của Feldstein giúp giải thích nhân tố sự kích thích mới và là 1 dự báo thành công về những thay đổi trong tương lai của nguyên tắc Taylor. Tuy nhiên, 1 vấn đề với cả 2 đề xuất là chúng không liên quan đến lạm phát. Ví dụ như sự yếu kém trong thị trường lao động trong những thập niên 1980, năm 1989 hay 2000 phản ánh nhu cầu giảm áp lực lạm phát. Tôi giả định nhân tố kích thích tài khóa xuất hiện khi và chỉ khi RFFTAY giảm xuống những mức thấp hơn. Vì thế chính sách tài khóa nghịch chu kỳ không được yêu cầu khi lãi suất còn được tự do thay đổi. Điều này tác động đến 1 mô hình phi tuyến không tồn tại trong 1 số nguyên tắc tài khóa, như Auerbach và Gale (2009). Nguyên nhân là, như thảo luận của Feldstein (2002), Blinder (2004), và Taylor (2000), có 1 giả định chung chống lại chính sách tài khóa nghịch chu kỳ tùy ý khi lãi suất được điều chỉnh tự do. Trong những điều kiện đó, các biện pháp tài khóa được bù đắp bởi chính sách tiền tệ và vì thế có tác động trung hạn nhỏ đến cầu. Chính sách tài khóa nghịch chu kỳ tùy ý có thể tốn kém cũng như không hiệu quả - nó làm xao lãng những sự chú ý hiếm hoi, nó làm nhòa đi trách nhiệm giải trình, và việc thực hiện là không hoàn hảo – và những chi phí này thường bị cho là không xứng đáng để phát sinh khi số nhân thấp. Ngoài ra, như Lawrence Christiano, Martin Eichenbaum, và Sergio Rebelo (2011) và Woodford (2011) tranh luận, việc kéo dài tác nhân kích thích quá điểm mà tại đó lãi suất bị hạn chế bằng 0 làm giảm tính hiệu quả của nhân tố kích thích tại hạn mức 0 khi nó được cần nhất. Tuy nhiên, không thể nói rằng kích thích tài chính nên chờ cho đến khi hạn mức bằng 0 diễn ra (trái ngược với các quy định tại Williams, 2009). Khi lãi suất giảm tới 0 thì khả năng đến mức giới hạn tăng lên. Sự thay đổi sau đó đã quá trễ, dẫn đến sựbất cân xứng của những sai lầm về chính sách. Như Paul Krugman (2008) tranh luận, ảnh hưởng của chính sách kích thích tài khóa quá nhiều có thể bị đảo ngược bởi chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, do đó, gây ra thiệt hại nhỏ. Kích thích tài khóa quá ít không tác động ngay tức thì nếu lãi suất thấp, đồng nghĩa với thu nhập và việc làm thấp. Theo đó, tôi giả thiết kích thích tài khóa tỷ lệ với 1 mức mà ở mức đó nguyên tắc Taylor giảm xuống dưới một ngưỡng tích cực, đặc biệt là 2%. Ký hiệu mức đó là INTGAP. 2) INTGAP = max (2 - RFFTAY, 0) Tôi giả định một ngưỡng 2%, một sự lựa chọn có liên quan đến một số đánh đổi. Một ngưỡng cao hơn sẽ giúp giải thích việc cắt giảm thuế của năm 2001 và 2008. Trong tháng 7 năm 2001, các hộ gia đình bắt đầu nhận được cắt giảm thuế trị giá 0,3% của GDP, khi kết quả của nguyên tắc Taylor 4%. Vào tháng 4 năm 2008, hộ gia đình bắt đầu nhận được hoàn thuế giá trị 0,8% GDP hàng năm, mặc dù kết quả của nguyên tắc Taylor một lần nữa là 4%. Tuy nhiên, cơ sở các biện pháp này là hơi khác nhau với các cơ sở kích thích tài khóa được xem xét trong bài báo này. Đặc biệt, việc cắt giảm thuế 2001 ban đầu không được hình thành như là một công cụ của chính sách nghịch chu kỳ, mặc dù chính đợt suy thoái kinh tế trước đó dường như đã thuyết phục các thành viên quan trọng của Quốc hội thông qua chính sách này. Một nguyên tắc phức tạp hơn có thể sẽ cần thiết để mô tả những sự phát triển này. Tuy nhiên, bởi vì chính sách tài khóa cần được hiểu và được hỗ trợ bởi các quá trình chính trị / pháp lý, quy luật kích thích tài khóa nên đơn giản. [...]... trong chính sách tài chính bù đắp sự gia tăng trong sự biến động Như vậy, mặc dù những thay đổi trong biến động quan trọng đối với sự lựa chọn lạm phát mục tiêu, thì tính tích cực hay thụ động của chính sách tài khóa cũng có tầm quan trọng tương tự Thậm chí nếu chính sách tài khóa tích cực, lạm phát mục tiêu có thể vẫn thấp hơn.Ví dụ, một chính sách tài khoá gấp đôi sẽ tạo ra điểm D, với một lạm phát mục. .. stimulus" và "kích thích kinh tế gần đây – recent stimulus" cung cấp thước đo những lợi ích từ chính sách tài khóa nghịch chu kỳ Nếu chính sách tài khóa là thụ động thì một mục tiêu lạm phát 2% được kết hợp với một độ lệch chuẩn của tỷ lệ thất nghiệp của 1,39 phần trăm Tuy nhiên, nếu chính sách tài chính tương tự như thời gian gần đây, thì sự biến đổi của tỷ lệ thất nghiệp cũng có thể đạt được ở mức lạm phát. .. không có kích thích tài chính bất thường, đó là, β trong phương trình (3) bằng không Khi lạm phát mục tiêu tiếp cận hạn mức dưới không, chính sách tiền tệ bị hạn chế thường xuyên hơn Ví dụ, như trong hàng đầu, thời kỳ diễn ra hạn mức không chiếm 8% tổng thời gian có mức lạm phát mục tiêu là 2%, và tăng lên 14% nếu lạm phát mục tiêu là 1% Và, như thể hiện trong các hàng thứ hai và thứ ba, mức độ nghiêm... này, trừ khi chính sách tài khóa tích cực hơn những năm gần đây Mô phỏng của tôi định lượng lợi ích đáng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ mang tính hệ thống Tuy nhiên, vì phát hiện này đóng góp vào sự phát triển của chính sách tài khóa, cần phải chỉ ra rằng những lợi ích vượt quá chi phí Phiên bản hiện tại của FRB/US không ám chỉ đến câu hỏi này, bởi vì các chi phí của chính sách tài khóa nghịch chu... ở mức lạm phát mục tiêu 0 Nói một cách khác, chính sách tài khóa nghịch chu kỳ được ước tính làm giảm độ lệch chuẩn của tỷ lệ thất nghiệp 9% ở mức lạm phát mục tiêu 2% hoặc 19% ở mức lạm phát mục tiêu 0% Một lựa chọn thứ ba, dòng "kích thích kinh tế tăng gấp đôi – double stimulus" trong Bảng xếp hạng D, đặt β = 1.4, gấp hai lần giá trị trước đó Theo các ước tính này, chính sách tài chính tích cực hơn... nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách có thể đã đánh giá quá cao lạm phát mục tiêu tối ưu bằng việc bỏ qua các chính sách tài khóa nghịch chu kỳ Tuy nhiên, đó không phải là bài học duy nhất từ cuộc khủng hoảng gần đây Chúng tôi nhận ra những cú sốc kinh tế vĩ mô trở nên bất ổn hơn Yellen (2009), Williams (2009), và Blanchard và những người khác (2010) đã thảo luận lạm phát mục tiêu quá cao... B, với một mục tiêu lạm phát 2% Sự khác biệt giữa điểm A và B minh họa độ nhạy của phương pháp này so với những thay đổi trong ước lượng biến động Nếu ngân hàng trung ương cho rằng kích thích tài khoá gần đây có khả năng được lặp đi lặp lại, thì có thể chọn một điểm giống như C, cũng với một mục tiêu 1 ½% Theo ước lượng của mô hình, mức lạm phát mục tiêu là tương tự với mức lạm phát mục tiêu ở thời... rằng chính sách tài chính hoạt động thụ động, phù hợp với mô hình lịch sử Ngược lại, bảng phía dưới cho thấy hiệu quả của chính sách tài khóa phản chu kỳ, với β = 0,7 Tôi giải thích hiệu chuẩn này là mô tả chính sách gần đây, và đặt tên nó như vậy Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng phương trình (3) chỉ là một đánh giá gần đúng Như có thể thấy bằng cách so sánh các bảng trên và dưới, chính sách tài khóa. .. làm thế nào để những thay đổi trong chính sách tài khoá tích cực và những biến động có thể cân bằng nhau Nói một cách khác, giả sử một nhà hoạch định chính sách đưa ra mức lạm phát mục tiêu 1,5% là thích hợp trước những cuộc suy thoái kinh tế (theo đề nghị của Elmendorf và những người khác, 2005 và 1 số tác giả khác) Với những gì đã học sau này, mức lạm phát mục tiêu sẽ như thế nào? Biểu đồ E có thể... cho thấy rằng lạm phát mục tiêu không nên tăng máy móc bởi vì khi đó sẽ kéo theo bất ổn trong nền kinh tế cũng tăng theo Hướng dẫn nghiên cứu trong tương lai Các mô phỏng thể hiện trong biểu đồ D hàm ý rằng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ, chẳng hạn như chúng ta vừa thấy, có thể được mong đợi sẽ ổn định nền kinh tế, tại một lạm phát mục tiêu nhất định Kết quả này có thể được phát triển và được chọn . ngày 1 tháng 2, 20 05 (FOMC, 20 05; Douglas Elmendorf et al, 20 05). Những nghiên cứu này đã được nhấn mạnh bởi các nhà thực hiện chính sách như Ben Bernanke (20 03) và Janet Yellen (20 09) trong. - 0.5) 2 + 22 σ 2 π là lạm phát mục tiêu, tham số 0,5 là ước tính của Elmendorf và những người khác về độ dốc trong chuỗi giá PCE, σ là độ lệch chuẩn của tỷ lệ thất nghiệp, và hệ số 22 được. Đêm 3 – K20 THÁNG 06 NĂM 20 12 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………… Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 12 Giáo

Ngày đăng: 07/11/2014, 00:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan