công nghệ sinh học – công nghệ mới thế kỉ xxi

25 844 0
công nghệ sinh học – công nghệ mới thế kỉ xxi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI ĐỀ TÀI CÔNG NGHỆ SINH HỌC – CÔNG NGHỆ MỚI THẾ KỈ XXI GV: Trịnh Quốc Trung NHÓM: 10 Lương Thị Phương Lâm 030324090046 Nguyễn Thị Vương Hảo 030325090033 Lê Thị Hằng Trinh 030325090118 Phạm Thị Kim Hường 030325090026 Trương Thị Thủy 030325090350 TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2012 Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, có rất nhiều xu thế phát triển KH&CN, tuy nhiên 3 xu thế chủ yếu đang diễn ra hết sức mạnh mẽ là:  Công nghệ Nanô (Nano-Technology)  Công nghệ sinh học  Công nghệ thông tin và truyền thông. Các công nghệ mới về bản chất mang tính cải tạo, nghĩa là chúng thay đổi cơ bản điều kiện sản xuất hàng hoá. Chúng không chỉ tạo ra một làn sóng các sản phẩm mới, mà còn có tác dụng ảnh hưởng sâu sắc đến các quá trình sản xuất. Các công nghệ mới mang tính bao trùm, nghĩa là phạm vi của chúng xâm nhập vào mọi lĩnh vực dù nhỏ nhất của vật chất. Ngày nay công nghệ mới làm thay đổi nhiều đến các chỉ số cơ bản của công nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược chung, thay đổi cơ cấu, mô hình thương mại và đầu tư trong sự phát triển công nghiệp của đất nước. Có một số nhà khoa học đã gọi thế kỷ 20 là thế kỷ của Hoá học và Vật lý còn thế kỷ 21 là thế kỷ của sinh học Công nghệ sinh học (Biotechnology) là một lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ của thế kỷ XXI. Ít năm trước đây, trước thềm của thế kỷ XXI, đã có nhiều ý kiến nhận định, phán đoán của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu chiến lược, các nhà hoạch định chính sách,… về một ngành khoa học mũi nhọn có thể sẽ được phát triển trong tương lai. Ngành công nghệ thông tin? Ngành công nghệ điện tử viễn thông? Hay công nghiệp vũ trụ? Mỗi người, mỗi nhóm đều cố gắng đưa ra những dẫn chứng có tính thuyết phục cao nhất, nhằm chứng minh cho nhận định của mình là đúng, là có lý. Thế nhưng, gần đây, tất cả đã cùng nhất trí với nhau rằng: Thế kỷ XXI này chắc chắn sẽ là thế kỷ của công nghệ sinh học! MỤC LỤC -  - I – Giới thiệu sơ lược về Công nghệ sinh học II.Các thành tựu trong CNSH thế kỉ XXI III.Việt Nam- Lợi thế và thách thức IV.Biodiesel- nhiên liệu sinh học của thế kỉ mới I.Giới thiệu về CÔNG NGHỆ SINH HỌC: Công nghệ sinh học (CNSH) là một bước tiến mới nhất trong lỗ lực lâu dài chinh phục tự nhiên để nâng cao điều kiện sống của con người. Những năm gần đây, trong bản đại hợp tấu khoa học và công nghệ, bộ đàn dây CNSH đã bắt đầu tấu lên những khúc nhạc mới lạ, với nhiều cung bậc, nhiều tiết tấu mà thậm chí chúng ta chưa từng nghe. Những khúc nhạc mới lạ này đã thực sự có những đóng góp tích cực, quan trọng trong việc tạo ra nhiều của cải vật chất, các phương tiện tồn tại và phát triển của xã hội loài người. CNSH đã được phát triển và ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Chúng ta đã sử dụng CNSH trong lĩnh vực nông-lâm - ngư nghiệp, lĩnh vực y-dược, bảo vệ môi trường,…thậm trí là cả trong lĩnh vực thể thao. Trong mỗi lĩnh vực, CNSH đều đã mở ra được các cách thức, phương thức làm cho cuộc sống an toàn hơn, mạnh khoẻ hơn và năng suất cao hơn. Có nhiều định nghĩa về công nghệ sinh học (Biotechnology), tùy theo từng tác giả khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất về khái niệm cơ bản sau đây:Công nghệ sinh học là sự sản xuất các sản phẩm trên quy mô công nghiệp,trong đó nhân tố tham gia trực tiếp và quyết định là các tế bào sống (vi sinh vật,thực vật, động vật). Mỗi tế bào sống của cơ thể sinh vật hoạt động trong lĩnh vực sản xuất này được xem như một lò phản ứng nhỏ. Có hai cách định nghĩa công nghệ sinh học một cách tổng quát nhất: - Do UNESCO (1985) định nghĩa: Công nghệ sinh học là công nghệ sử dụng một bộ phận hay tế bào riêng rẽ của cơ thể sinh vật vào việc khai thác sản phẩm của chúng. - Do Trường Luật Stanford (1995) định nghĩa: Công nghệ sinh học là công nghệ chuyển một hay nhiều gen vào sinh vật chủ nhằm mục đích khai thác sản phẩm và chức năng của gen đó. Sự khác biệt rõ rệt nhất của hai định nghĩa trên thuộc về đối tượng tác động của công nghệ sinh học: UNESCO xem cơ quan, bộ phận, tế bào và chức năng riêng rẽ của sinh vật là đối tượng, trong khi đó Trường Luật Stanford lại coi gen là đối tượng tác động của công nghệ. 1.Tổng quan về lịch sử phát triển CNSH Công nghệ sinh học bắt đầu từ sự nghiên cứu các vật nuôi và cây trồng, phức tạp và đẹp đẽ ngay từ những nét nhỏ nhất của chúng. Từ khi giống cây trồng đầu tiên được phát triển thông qua lai tạo do Thomas Fairchild vào năm 1719, cho đến khi Mendel tìm ra định luật di truyền vào năm 1866, xây dựng nền tảng di truyền học. Có thể coi Mendel là người đặt nền móng cho những nghiên cứu quá trình phát triển tiến hóa của sinh giới ở mức độ vi mô. Phát minh của ông đã đặt nền móng cho di truyền học. Tiếc rằng phát hiện này của ông đăng trên một tạp chí địa phương, dù có mặt ở các thư viện lớn của châu Âu thời ấy, lại không được ai để ý tới. Cho tới khi cuộc “Cách mạng xanh” ra đời đã giúp đẩy lùi nạn đói trên toàn cầu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20, thời điểm dân số bùng nổ mạnh ở các nước kém phát triển. Nhờ cuộc “Cách mạng xanh”, từ năm 1960 – 1990 sản lượng nông nghiệp trên toàn thế giới đã tăng gấp đôi, cứu sống khoảng 1 tỉ người ở những nước đang phát triển khỏi nguy cơ chết đói. Nhà khoa học Mỹ Norman Borlaug chính là cha đẻ của cuộc cách mạng đó. Kể từ cuộc “Cách mạng xanh”, vai trò của Công nghệ sinh học đã được toàn thể giới chú ý đến. Đầu những năm 1980, đã bắt đầu hình thành công nghệ sinh học hiện đại là lĩnh vực công nghiệp sử dụn hoạt động sinh học của các tế bào đã được biến đổi di truyền. Các nước có nền công nghiệp mới thì từ những năm 85 và các nước đang phát triển trong khu vực thì chủ yếu từ những năm 90 trở lại đây. Đến nay hầu hết ở các nước Công nghệ sinh học đều được coi là một hướng khoa học công nghệ ưu tiên đầu tư và phát triển. 1.1. Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: 1.1.1. CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mỳ ),ủ phân , phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại 1.1.2. CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các axít amin khác, axit xitric và các axit hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loại văcxin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học ). 1.1.3 CNSH hiện đại chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng không tạo ra được. 1.2.Quá trình phát triển công nghệ sinh học qua ba cuộc cách mạng: • Cách mạng sinh học lần thứ nhất (đầu thế kỷ 20): sử dụng quá trình lên men để sản xuất các sản phẩm như acetone, glycerine, citric acid, riboflavin • Cách mạng sinh học lần thứ hai (sau thế chiến thứ 2): sản xuất kháng sinh, các sản phẩm lên men công nghiệp như glutamic acid, các polysaccharide. • Cách mạng sinh học lần thứ ba (bắt đầu từ giữa thập niên 1970): với các phát hiện quan trọng về enzyme cắt hạn chế, enzyme gắn, sử dụng plasmid làm vector tạo dòng, đặt nền móng cho một nền công nghệ sinh học hoàn toàn mới đó là công nghệ DNA tái tổ hợp 1.3.Công nghệ sinh học hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn: 1.3.1‚ Giai đoạn 1: Hình thành rất lâu trong việc sử dụng các phương pháp lên men vi sinh vật để chế biến và bảo quản thực phẩm, ví dụ sản xuất pho mát, dấm ăn, làm bánh mì, nước chấm, sản xuất rượu bia… Trong đó, nghề nấu bia có vai trò rất đáng kể. Ngay từ cuối thế kỷ 19, Pasteur đã cho thấy vi sinh vật đóng vai trò quyết định trong quá trình lên men. Kết quả nghiên cứu của Pasteur là cơ sở cho sự phát triển của ngành công nghiệp lên men sản xuất dung môi hữu cơ như aceton, ethanol, butanol, isopropanol… vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. 1.3.2 Giai đoạn 2: Nổi bật nhất của quá trình phát triển công nghệ sinh học trong giai đoạn này là sự hình thành nền công nghiệp sản xuất thuốc kháng sinh penicillin, khởi đầu gắn liền với tên tuổi của Fleming, Florey và Chain (1940). Trong thời kỳ này đã xuất hiện một số cải tiến về mặt kỹ thuật và thiết bị lên men vô trùng cho phép tăng đáng kể hiệu suất lên men. Các thí nghiệm xử lý chất thải bằng bùn hoạt tính và công nghệ lên men yếm khí tạo biogas chứa chủ yếu khí methane, CO2 và tạo nguồn phân bón hữu cơ có giá trị cũng đã được tiến hành và hoàn thiện. 1.3.3‚ Giai đoạn 3: Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20, song song với việc hoàn thiện các quy trình công nghệ sinh học truyền thống đã có từ trước, một số hướng nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học đã hình thành và phát triển mạnh mẽ nhờ một loạt những phát minh quan trọng trong ngành sinh học nói chung và sinh học phân tử nói riêng. Đó là việc lần đầu tiên xác định được cấu trúc của protein (insulin), xây dựng mô hình cấu trúc xoắn kép của phân tử DNA (1953). Chính những phát minh trong giai đoạn này làm tiền đề cho các nghiên cứu và ứng dụng sau này vào công nghệ sinh học hiện đại. 1.3.4 Giai đoạn 4: Bắt đầu từ năm 1973, khi những thí nghiệm khởi đầu dẫn đến sự ra đời của kỹ thuật DNA tái tổ hợp được thực hiện và sự xuất hiện insulin-sản phẩm đầu tiên của nó vào năm 1982, cùng với thí nghiệm chuyển gen vào cây trồng cũng thành công vào năm này. Đến nay, công nghệ sinh học hiện đại đã có những bước tiến khổng lồ trong các lĩnh vực nông nghiệp (cải thiện giống cây trồng ), y dược (liệu pháp gen, liệu pháp protein, chẩn đoán bệnh ), công nghiệp thực phẩm (cải thiện các chủng vi sinh vật ) 1.4. Có thể phân biệt 2 nhóm công nghệ sinh học là: 1.4.1. Công nghệ sinh học truyền thống Bao gồm: ‚ Thực phẩm lên men truyền thống ‚ Công nghệ lên men vi sinh vật ‚ Sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu vi sinh vật ‚ Sản xuất sinh khối giàu protein ‚ Nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô và tế bào thực vật ‚ Thụ tinh nhân tạo 1.4.2. Công nghệ sinh học hiện đại Công nghệ sinh học hiện đại ra đời cùng với sự xuất hiện kỹ thuật gen. Cơ sở sinh học áp dụng ở đây bao gồm sinh học phân tử, sinh học tế bào, hóa sinh học, di truyền học, vi sinh vật học, miễn dịch học, cùng các nguyên lý kỹ thuật máy tính 2.Các lĩnh vực ứng dụng của công nghệ sinh học: 2.1. Trong nông nghiệp: Lĩnh vực nông nghiệp tuy không phải là mục tiêu phát triển hàng đầu của các nước phát triển, nhưng thực tế cho thấy những nghiên cứu, hoạt động sản xuất ở lĩnh vực này được nhiều người quan tâm. • Việc tạo ra các giống cây mới làm tăng năng suất, kháng sâu bệnh, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh tốt • Các chế phẩm sinh học: thuốc trừ sâu, phân bón • Hormone sinh trưởng 2.2. Trong y dược: Đây là lĩnh vực mà thành tựu của công nghệ sinh học chiếm ưu thế và đa dạng nhất, cũng như tầm quan trọng rõ nhất. Các kháng sinh, các vitamin hay các loại thuốc chữa bệnh. Hiện nay, các công ty công nghệ sinh học y dược hàng đầu thế giới đang tập trung vào nghiên cứu tạo ra sản phẩm chống lại các căn bệnh như HIV/AIDS, các loại bệnh ung thư, tiểu đường, các bệnh tim mạch, các bệnh truyền nhiễm 2.3. Công nghệ sinh học công nghiệp và chế biến thực phẩm: Công nghệ sinh học công nghiệp bao gồm các lĩnh vực sản xuất các loại enzyme như amylase, cellulase và protease dùng trong công nghiệp dệt, công nghiệp xà phòng và mỹ phẩm, công nghiệp bánh kẹo, rượu bia và nước giải khát… Các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học khá thiết thực và đa dạng: ‚ Công nghiệp hóa chất. ‚ Công nghiệp chế tạo giấy. ‚ Công nghiệp khai khoáng và phát hiện khoáng sản. Có hai công nghệ: lọc sinh học/oxy hóa sinh học các kim loại, xử lý ô nhiễm kim loại và tái sinh. Công nghệ lọc kim loại dùng các vi sinh vật có thể thu được các kim loại quí như đồng, kẽm và cobalt. Công nghệ xử lý sinh học ô nhiễm có thể áp dụng đối với các kim loại nặng. 3.Tác động của công nghệ sinh học đến đời sống con người Với những kỹ thuật mới công nghệ sinh học đã và đang đưa lại lợi ích to lớn cho nhân loại trên nhiều linh vực, và với sự phát triển trong thời gian tới báo hiệu công nghệ sinh học sẽ có những công hiến mới cho con người trên những hướng sau 3.1. Trong nông nghiệp: Thực hiện một bước đột phá cuộc cách mạng xanh trên cơ sở của kỹ thuật mới của công nghệ sinh học như: • Kỹ thuật nuôi cấy mô trong ống nghiệm và trong cơ thể sống để sản xuất cây giống,cây lai con giống trên quy mô công nghiệp . • Chọn lọc nhân tạo sẽ thay thế cho chọn lọc tự nhiên trên cơ sở giải mã di truyền, thay đổi hệ Gen cấy chuyển Gen, tổng hợp Gen v.v. nhờ kỹ thuật tái tổ hợp AND có thể loại bỏ những đặc điểm tình trạng không mong muốn trong quá trình lai và chọn giống, các giống cây trồng chịu hạn, chịu mặn có thể được sử dụng ở những vùng đất trước đây không trồng trọt được, năng suất cây trồng và vật nuôi tăng cao Dự kiến năm 2020 nền nông nghiệp toàn cầu sẽ giảm 50% lượng phân hoá học và các hoá chất trừ sâu hại giảm chi phí sản xuất đưa lại lợi ích cho người nông dân. 3.2. Trong chăm sóc sức khoẻ: Đến nay trên 325 triệu nguời trên trái đất đã được sự trợ giúp của các loại thuốc và vaccin, 70% thuốc chữa bệnh bằng công nghệ sinh học mới được chấp nhận 6 năm gần đây. Trên 370 loại thuốc và vacin đang nhằm tới mục tiêu để điều trị nhiều căn bệnh như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch v.v. Công nghệ sinh học cũng giúp cho việc chẩn đoán hàng trăm loại bệnh - Điều trị các bệnh di truyền - Những nghiên cứu trong công nghệ sinh học hiện nay đang đi theo 3 hướng chính nhằm nắm vững: - 1)Cơ chế gây bệnh của một gen. - 2)Cơ chế gây bệnh của nhiều gen đồng thời (như bệnh cao huyết áp,hen,ung thư,tâm thần…) - 3)So sánh các bộ gen các loài khỏcnhau, các gen có chức năng khác nhau…, Để rút ra những kết luận về các mặt bệnh lý di truyền. Các hướng nghiên cứu trên đây nhằm mục đích tìm ra những thuốc đặc trị các loại bệnh di truyền. Sự phát triển công nghệ sinh học thời gian tới sẽ tác động đến các vấn đề như chẩn bệnh,trị bệnh,ché tạo các loại vắc xin có hiệu nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp Gen trong việc chẩn và trị bệnh,ché tạo các bộ phận thay thế các bộ phận của cơ thể con người ta Hiện nay Insuline dùng để chữa bện đái tháo đường và các enzym chống vốn cục máu trong bệnh tim đã được sản xuất một cách đơn giản và ít tốn kém, một số nghiên cứ khoa học gần đây cho thấy một số vật nuôi được cấy Gen có thẻ trở thành nguồn cung cấp mới các loại hocmon và thuốc quý để chữa trị bệnh khí thũng và các bệnh lây nhiễm ở trẻ sơ sinh Với sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại,đặc biệt là cây trồng biến đổi Gen, các nhà khoa học đã có thể tạo ra các loại cây trồng có những hoạt chất chữa bệnh được gọi là cây trồng để làm thuốc chữa bệnh,tên tiếng Anhi là Plant- Made Pharmaceuticals, tên viết tắt là PMPs . sản phẩm của các loại cây trồng này có thể dùng làm thuốc chữa bệnh và bảo về sức khoẻ con người . Công việc nghiên cứu này mở ra một thời kỳ mới của công nghiệp dựoc sinh học ( Biopharmaceutical ) trước mắt người ta hy vọng nhiều bệnh hiện nay khó chữa sẽ có thuốc điều trị 3.3. Trong môi trường: Ngoài việc giảm thiểu các tác hại ô nhiễm, xử lý nước thải, nhiều biện pháp tái sử dung chất thải công nghiệp được sử dụng công nghệ sinh học Có thể tạo ra một tế bào có khả năng lọai trừ các chất thải phóng xạ bằng cách ghép vào bộ gen của tế bào đúng một đoạn gen có mã khữ các chất gây ô nhiễm, hay các kim loại nặng, chẳng hạn như uranium. Trong công nghiệp giấy, việc phat hiện ra và kích thích enzyme điều khiển sự phát triển xellulô trong thực vật đó giúp phần tăng đáng kể lượng xellulu và làm giảm những phần tử không cần thiết khác, nhất là những thành phần gây ô nhiễm lớn. 3.4. Trong công nghiệp thực phẩm: Sự phát triển của công nghệ vi sinh và công nghệ Enzym sẽ cho ra đời những thực phẩm tốt hơn ,an toàn hơn Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất côngnghiệp (Industrial Biotechnology ) đã cho thấy những kết quả tốt,năm 2001 các nứoc OECD đã khảo sát một số nghành công nghiệp sử dụng quy trình sản xuất bằng côngnghệ sinh học đã cho thấy những tiến bộ rõ rệt,trong sản xuất giấy và bột giấy băng phương pháp mới dã giảm viẹc sử dụng hoá chất tẩy trăng và giảm lượng nước sử dụng trong sản xuất,trong sản xuất chất dẻo bằng sinh học đã làm giảm thiểu việc ô nhiễm,trong sản xuất dựoc phẩm những tiến bộ trong ứng dụng côngnghẹ sinh học cũng đưa ra nhiều triển vọng, ví dụ sản xuất vitamine B2 bằng phương pháp mới đã giảm việc sử dụng các hoá chất và lượng nứoc tiêu thụ,thị phần các sản phẩm vitamine B2 trên thị trường thé giới năm 1990 chỉ chiếm 5% đến năm 2002 đã lên 75%. Trong công nghiệp dệt sử dụng côngnghệ sinh học trong khâu hoàn chỉnh sản phẩm đã giảm nhu cầu về năng lượng và nguồn nứoc sử dụng. Năng lượng sinh học những tiến bộ trong sản xuất Bioethanol từ những chất thải của sản phẩm nông nghiệp đã mở ra triển vọng lớn cho nhu cầu năng lượng, các nguồn năng lượng hữu cơ được sử dụng rộng rãi, đến năm 2010 dự kến có thể chiếm 10% tổng năng lượng thế giới, một nửa chất thải từ hộ gia đình ở các nước phát triển sẽ dựoc tái sử dụng Đa số các nhà chế tạo cháp nhận các phương pháp sạch (xanh) để giảm thiểu sự ô nhiễm Tóm lại việc ứng dụng công gnhệ sinh học trong sản xuất công nghiệp đã dưa đến một môi trường sạch hơn,giảm thiểu việc thải chất độ ra môi trường, [...]... một "Microsoft công nghệ sinh học" vì từ năm 1996 đến nay Monsanto đã mua lại nhiều công ty trước đây vốn là người khổng lồ trên thị trường hạt giống 2.2 Sự lệ thuộc vào các công ty đa quốc gia về công nghệ sinh học RAFI tiên đoán người nông dân ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước công nghiệp phát triển, sẽ dần dần sẽ bị lệ thuộc vào một nhóm nhỏ các công ty công nghệ sinh học đa quốc gia... tựu công nghệ sinh học trong sản xuất, thậm chí đối với những thành tựu được giới khoa học đánh giá là sáng chói Thật vậy, công nghệ sinh học cũng như khoa học hạt nhân, bên cạnh các ứng dụng cực kỳ to lớn cho lợi ích và phát triển của loài người, có thể còn mang lại nhiều hiểm họa không thể lường trước được hậu quả Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu các hiểm họa tiềm tàng của công nghệ sinh học 1 Về khoa học. .. và giảm giá thành sản phảm.Trên cơ sở sử dụng các vật liệu sinh học và các quy trình sinh học vào việc chế tạo các mạch điện tử sinh học rất bé nhỏ cỡ nanomét,cũng như các thíết bị sinh học cực nhỏ cho phép chuyển đổi các phản ứng hoá học thành các xung điện tử trong tương lai không xa các mạch (chip) sinh học sẽ thay thế các mạch silic trong thế hệ máy tính ,bíết tư duy với tốc độ xử lý và sức mạnh... kinh tế 2.1 Những công ty đa quốc gia về công nghệ sinh học Tổ chức quốc tế nông nghiệp tiến bộ RAFI (Rural Advancement Foundation International) là một tổ chức quốc tế phi chính phủ ở Canada hoạt động nhằm hạn chế ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia về giống Theo RAFI, thế kỷ 21 sẽ là những năm tung hoành ngang dọc của các công ty đa quốc gia về công nghệ sinh học, hiện nay những công ty này đang... ranh giới giữa sinh vật và công nghệ số không còn nữa có ngừoi đã gọi những tiến bộ này là làn sóng cách mang khoa thứ tư trong đó máy tính sinhhọc sẽ được chế tạo trên cơ sở những thành tựu cuả ngành sinh – điện tử học 3.5 Nhiều ứng dụng khác của côngnghệ sinh học được thực hiện trong an ninh quốc phòng Một số ứng dụng khác như kỹ thuật in Dấu DNA ( DNA fingerprinting ) đã giúp cho công tác điều tra... hạt giống GMO, một mặt nắm các công ty chế biến nông sản, các công ty đa quốc gia công nghệ sinh học sẽ không chừa một lối thoát nào cho nông dân các nước đang phát triển 1.8 Những vấn đề pháp lý của công nghệ sinh học hiện đại Kỹ thuật tái tổ hợp DNA đã giúp các nhà khoa học thay đổi cơ chế tiến hóa của tự nhiên, sáng tạo ra sản phẩm của gen, tạo ra các dạng sinh vật mới Ngày càng có nhiều bằng chứng... và thực tế cũng đã nảy sinh một số vấn đề pháp lý quan trọng buộc chúng ta phải xem xét lại một cách thận trọng Có nhiều vấn đề pháp lý trong công nghệ sinh học, tuy nhiên trong phạm vi bài này chỉ đề cập đên một số khía cạnh sau: 1 Vấn đề an toàn sinh học Mục đích của công nghệ sinh học là phục vụ cho lợi ích của con người Tuy vậy nhiều vấn đề nảy sinh ra khi tác động đến các sinh vật, một số không... sẽ tăng lên Không có nước nào khoa học có thể tiến lên nhanh chóng mà chỉ củng cố một – hai cơ quan khoa học Về kinh phí khoa học, những năm qua Nhà nước đã đầu tư không ít, nhưng hệ thống phân bổ còn những bức xúc, có yếu tố tiêu cực, dẫn đến lãng phí, có thể giảm hiệu quả đầu tư IV.Biodiesel – nhiên liệu sinh học của thế kỷ mới Biodiesel còn được gọi Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính... vi sinh vật gây bệnh Vấn đề an toàn sinh học và đạo lý được sự quan tâm của xã hội Công nghệ gen đã đem lại nhiều lợi ích cho con người, tuy nhiên bên cạnh đó cũng không ít những nỗi lo ngại, do vậy vấn đề an toàn sinh học đã được đặt ra ngay từ những ngày đầu An toàn sinh học đó là sự bảo vệ con người, xã hội và môi trường khỏi tác động có hại, tác động nguy hiểm do các độc tố hay các sản phẩm của công. .. Corporation, đến năm 2008 thị trường thế giới của công nghệ này đạt đến 720 triệu USD Ứng dụng của nó rất đa dạng: theo dõi sức khoẻ trẻ em, người già, người bệnh tim mạch, vận động viên, người làm công việc nguy hiểm (lính cứu hoả)… Từ xa, bác sĩ có thể ghi nhận những thay đổi bất thường và can thiệp kịp thời 1.7 Một số khía cạnh về kinh tế và khoa học của công nghệ sinh học hiện đại Các phương tiện thông . trong CNSH thế kỉ XXI III.Việt Nam- Lợi thế và thách thức IV.Biodiesel- nhiên liệu sinh học của thế kỉ mới I.Giới thiệu về CÔNG NGHỆ SINH HỌC: Công nghệ sinh học (CNSH) là một bước tiến mới nhất. 1.4.2. Công nghệ sinh học hiện đại Công nghệ sinh học hiện đại ra đời cùng với sự xuất hiện kỹ thuật gen. Cơ sở sinh học áp dụng ở đây bao gồm sinh học phân tử, sinh học tế bào, hóa sinh học, . triển công nghiệp của đất nước. Có một số nhà khoa học đã gọi thế kỷ 20 là thế kỷ của Hoá học và Vật lý còn thế kỷ 21 là thế kỷ của sinh học Công nghệ sinh học (Biotechnology) là một lĩnh vực công

Ngày đăng: 06/11/2014, 18:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • III.Việt Nam – lợi thế và thách thức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan