Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở

79 1.4K 0
Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời, có truyền thống lao động sản xuất, đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc và kinh nghiệm trong giáo dục lịch sử truyền thống cho các thế hệ trẻ. Những hình thức giáo dục phong phú, đa dạng về lịch sử đã có tác dụng to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Tổng kết kinh nghiệm của ông cha và nâng lên thành lý luận về sự cần thiết giáo dục lịch sử cho nhân dân, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" Hai câu mở đầu quyển Lịch sử nước ta (1941), được biên soạn khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam không chỉ có ý nghĩa về mặt phương pháp luận sự cần thiết phải học lịch sử - mà còn có giá trị về nguyên tắc dạy học - phải biết để tường (hiểu rõ cặn kẽ). Những nguyên tắc về phương pháp luận và phương pháp dạy học lịch sử nêu trên đã góp phần trong việc xác định vai trò, vị trí, ý nghĩa của môn lịch sử trong chương trình giáo dục lịch sử ở trường phổ thông và nâng cao chất lượng giáo dục môn học. Sự trưởng thành của các thế hệ trẻ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay có sự đóng góp của việc giáo dục lịch sử trong và ngoài nước theo quan điểm, đường lối của Đảng. Tuy nhiên trong khoảng hơn một thập kỉ gần đây, chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học lịch sử ở nhà trường nói riêng đã giảm sút đến mức làm cho nhà trường, xã hội lo lắng, quan tâm. Để nâng cao chất lượng môn học, khắc phục tình trạng nêu trên, việc cải tiến, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học bộ môn mang tính cấp bách đang được tiến hành và phải tiến hành thường xuyên, đồng bộ. Trong quá trình thực hiện đổi mới đó phải chú trọng đến việc hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. "Do đặc điểm của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử của học sinh không thể trực tiếp quan sát trực quan sinh động các sự kiện xảy ra trong quá khứ’’ [18; 188]. Vì vậy, quá trình dạy học lịch sử phải tiến hành trên cơ sở tài liệu - sự kiện khoa học để tạo biểu tượng cụ thể, có hình ảnh, từ đó hình thành khái niệm, nêu quy luật, rút ra bài học lịch sử. Có thể nói, biểu tượng là một khâu không thể thiếu được trong quá trình nhận thức nói chung và nhận thức lịch sử nói riêng trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 2 Trong các loại biểu tượng, biểu tượng về nhân vật lịch sử và địa điểm xảy ra sự kiện có vị trí, ý nghĩa quan trọng. Tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử về những tấm gương người thật việc thật có sức thuyết phục đặc biệt đối với học sinh. Biểu tượng sinh động gây cho các em hứng thú học tập lịch sử, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm lịch sử đúng đắn, góp phần hình thành nên nhân cách học sinh. Bên cạnh đó, việc tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện cũng là yêu cầu không thể thiếu được trong dạy và học lịch sử. Không xác định được địa điểm, không gian của sự kiện, thì sự kiện đó sẽ trở nên trừu tượng, thiếu nội dung thực tế, không phản ánh được hiện thực khách quan trong nhận thức của học sinh. Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay mặc dù đã có những cố gắng, song vẫn còn nhiều hạn chế. Qua khảo sát sơ bộ, giáo viên khai thác chưa có hiệu quả nguồn kiến thức phong phú, đa dạng này vào phục vụ dạy học lịch sử. Thực tế cho thấy việc học sinh nhầm lẫn hoặc không hiểu về nhân vật lịch sử là phổ biến. Dạy những sự kiện lịch sử nhưng không xác định được không gian lịch sử, địa điểm của sự kiện lịch sử đó ở đâu; xác định không gian, địa điểm, địa danh trên bản đồ đôi khi còn mơ hồ… Nội dung biểu tượng các em thu được còn nghèo nàn, đơn điệu, còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của chương trình cấp học… Đó là một trong những nguyên nhân làm cho học sinh ít ham thích học bộ môn lịch sử. Vì vậy, chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử ở trường phổ thông chưa được nâng cao. Tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có rất nhiều sự kiện quan trọng gắn liền với những nhân vật lịch sử, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử nổi tiếng thời phong kiến của nhân dân ta. Đây là thời kì xác lập và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại cuối năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt thời kì đô hộ kéo dài 10 thế kỉ của phong kiến phương Bắc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của đất nước. Nhưng nền độc lập dân tộc vừa giành được vẫn luôn luôn bị giặc ngoại xâm đe dọa và công cuộc dựng nước phải gắn liền với cuộc kháng chiến bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc: cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077), ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), khởi nghĩa chống Minh, Thanh… Trong trang sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta khắc 3 ghi những chiến thắng huy hoàng thời kì này: chiến thắng Như Nguyệt (1077); chiến thắng Bạch Đằng (1288); chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427); chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785); chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789)… Vì vậy cần phải giáo dục cho học sinh nhận thức đúng, đầy đủ về truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân và dân tộc. Với tất cả những lý do trên, tôi chọn vấn đề "Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường rung học cơ sở " (Vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế tkỉ XIX) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử là vấn đề đã và đang được các nhà lí luận dạy học, các nhà giáo dục lịch sử cùng nhiều giáo viên nghiên cứu và được đề cập đến trong một số công trình: Cuốn “Giáo dục học tập 1” do Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt chủ biên, xuất bản năm 1987, nhà xuất bản Giáo dục. Cuốn sách đã đưa ra các nguyên tắc của quá trình dạy học, trong đó có nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của thầy và vai trò tự giác, tích cực, độc lập của trò. Nguyên tắc này đòi hỏi phải phát huy tính tích cực, tính tự giác, độc lập của học sinh trong quá trình dạy học, đồng thời, tác giả cũng đưa ra khái niệm tính tích cực, tự giác và tính độc lập nhận thức. Cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” do Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng chủ biên, xuất bản năm 1998, nhà xuất bản Giáo dục. Các tác giả đã đưa ra cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở và đề ra những con đường, biện pháp, hình thức để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử. Trong đó, tạo biểu tượng là một trong những biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập lịch sử. Cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường cao đẳng sư phạm” do Trần Đức Minh chủ biên, xuất bản năm 2001, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã đưa ra các phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học như: nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, trao đổi đàm thoại, qua đó nhằm lấy người học làm trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học. 4 Thái Duy Tuyên trong “Giáo dục học hiện đại”, xuất bản năm 2001, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, cũng trình bày một số vấn đề lý luận về tính tích tực, độc lập, tự giác của học sinh trong quá trình học tập. Tác giả nhấn mạnh tới vai trò của hứng thú đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập. Từ đó tác giả đưa ra một số biện pháp để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong giờ lên lớp. Cuốn "Phương pháp dạy học lịch sử tập 1”, do GS.TS Phan Ngọc Liên chủ biên, xuất bản năm 2002, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác giả đã trình bày cụ thể về chức năng, nhiệm vụ bộ môn lịch sử ở trường phổ thông, các hình thức phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tác giả cũng xác định vấn đề kiến thức cơ bản là những kiến thức tối ưu, không thể thiếu, là những kiến thức quy định nội dung cần thiết mà học sinh phải nắm vững mới đạt được trình độ của chương trình. Kiến thức cơ bản gồm nhiều yếu tố liên kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống với sự kiện lịch sử, thời điểm, không gian – địa điểm lịch sử, nhân vật lịch sử Tác giả cũng đã lý giải thế nào là sự kiện, sự kiện lịch sử, phân loại sự kiện lịch sử, mối quan hệ sự kiện lịch sử với không gian lịch sử - hoàn cảnh địa lí Vấn đề biểu tượng và biện pháp tạo biểu tượng được trình bày một phần trong chương V: Hình thành tri thức lịch sử cho học sinh, với các nội dung: định nghĩa biểu tượng, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng, mục đích của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử, phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm tạo biểu tượng lịch sử, mối quan hệ giữa biểu tượng và khái niệm, Các tác giả đã chỉ rõ, tạo biểu tượng là yêu cầu đầu tiên của việc thực hiện chức năng đặc trưng của dạy học lịch sử. Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử tập 2”, do GS.TS Phan Ngọc Liên chủ biên, xuất bản năm 2002, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác giả đã trình bày cụ thể về khái niệm và phân loại hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử, những con đường, biện pháp sư phạm được sử dụng để thực hiện chức năng của các phương pháp dạy học lịch sử. Đặc biệt trong chương X: Các con đường, biện pháp sư phạm để thực hiện hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, tác giả đã làm rõ sự khác nhau và mối quan hệ giữa phương pháp dạy học với con đường, biện pháp, thao tác sư phạm trong giáo dục lịch sử ở trường phổ thông. Tác giả cũng đã trình bày cụ thể việc vận dụng các phương pháp trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng sách giáo khoa và các loại tài liệu học tập khác nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. 5 Trong cuốn “Một số chuyên đề về phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc Liên chủ biên, xuất bản năm 2002, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội có một số bài viết về tạo biểu tượng nhân vật. Trong đó, bài viết của TS Đặng Văn Hồ - Khoa lịch sử - Đại học Huế với nhan đề “Tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh” đã nêu lên những lí luận cơ bản về tạo biểu tượng nhân vật lịch sử, vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng các nhân vật lịch sử, các nguyên tắc và một số biện pháp cụ thể. Cuốn “Các con đường biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông” do Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2006, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác giả đã nêu rõ: Một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả bài học là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm lịch sử cho học sinh để tạo nên hình ảnh về con người, sự kiện trong dạy học lịch sử. Nguồn gốc, phương tiện tạo nên hình ảnh về sự kiện, con người quá khứ trong dạy học lịch sử là lời nói của giáo viên và học sinh, tranh ảnh, bản đồ, các đoạn trích từ tác phẩm văn học, nghệ thuật, Qua đó đã khẳng định vai trò quan trọng của việc tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử. Công trình luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Phong với đề tài “Dạy học nhân vật trong bộ môn lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 – 1930 ở trường phổ thông”, năm 2006, trường Đại học sư phạm Hà Nội. Tác giả đã nêu lên những vấn đề lí luận, thực tiễn của việc tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tác giả đã hệ thống các nguyên tắc chung khi tạo biểu tượng nhân vật lịch sử và hệ thống các phương pháp sư phạm giảng dạy nhân vật lịch sử ở trường phổ thông. Trong “Giáo trình các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” của Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2007, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Cuốn sách đã đi sâu vào những kiến thức cơ bản về vấn đề bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở: quan niệm về bài học lịch sử, những yêu cầu cơ bản đối với một bài học lịch sử, các công việc chuẩn bị và tiến hành bài học lịch sử, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua bài học lịch sử, các con đường nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Trong đó, tác giả đã khẳng định việc tạo biểu tượng là một khâu không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Trong cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1” do Trương Hữu Quýnh chủ biên, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Giáo dục đã trình bày nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thuỷ đến năm 1858 về hoàn cảnh lịch 6 sử, tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, của Việt Nam. Trong Phần 4: Thời đại phong kiến dân tộc, tác giả đã nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX trên tất cả các lĩnh vực. Cuốn sách cũng cung cấp thông tin về các nhân vật lịch sử, các địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử quan trọng cần tạo biểu tượng cho học sinh. Trong cuốn “Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua hỏi đáp tập 2” do Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Qua những câu hỏi và lời đáp (mang tính chất hướng dẫn, gợi ý), tác giả đã góp phần phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh. Cuốn sách cũng cung cấp rất nhiều tư liệu liên quan đến các nhân vật lịch sử cùng những địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử nổi tiếng của lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Trong cuốn "Một số vấn đề địa danh học Việt Nam" của tác giả Nguyễn Văn Âu, xuất bản năm 2008, nhà xuất bản Giáo dục, đã đề cập đến một số quan niệm về địa danh, về mặt không gian địa lí tự nhiên và xã hội. Cuốn sách viết nhằm phục vụ cho nghiên cứu địa danh cho nên có thể làm nguồn tư liệu tham khảo giúp tìm hiểu về quan niệm địa danh, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử một cách khoa học Cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở (phần lịch sử Việt Nam)” do Nguyễn Thị Côi chủ biên, xuất bản năm 2009, nhà xuất bản Giáo dục. Tác giả đã cung cấp cho chúng ta nắm được những nội dung lịch sử và phương pháp sử dụng hệ thống kênh hình trong dạy học phần lịch sử Việt Nam. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử gồm nhiều loại: bản đồ, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh lịch sử Mỗi loại có một phương pháp sử dụng riêng. Cuốn sách đã giúp giáo viên lựa chọn các phương pháp phù hợp để tạo biểu tượng cho học sinh. Trong đó có chân dung các nhân vật lịch sử và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử thuộc giai đoạn lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Trong cuốn “Danh nhân đất Việt’’ do Nguyễn Trang Phương sưu tầm biên soạn, xuất bản năm 2010, nhà xuất bản Văn học, đã đề cập tới một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của lịch sử Việt Nam. Cuốn sách đi sâu vào nghiên cứu tài liệu tiểu sử của nhân vật, bên cạnh đó là những câu chuyện liên quan đến cuộc sống của các nhân vật. Thông qua các câu chuyện đó giúp người đọc có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan cũng như sự mến phục với các nhân vật lịch sử của dân tộc. Cuốn sách là nguồn tư liệu tham khảo để tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử một cách khoa học. 7 Luận án tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Đức Cương, “Tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ 1946 đến 1954, Chương trình chuẩn)”, năm 2012, trường Đại học sư phạm Hà Nội. Tác giả đã nêu lên những vấn đề lí luận, thực tiễn của việc tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Công trình đã đề cập đến các hình thức, biện pháp sư phạm tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1946 đến 1954 ở trường trung học phổ thông. Như vậy, các công trình nói trên đã gợi ý cho tôi một số định hướng về nguyên tắc, các biện pháp sư phạm để giải quyết vấn đề: Tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường Trung học cơ sở (Vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) Thực hiện đề tài, tôi mong muốn sẽ đóng góp một phần trong việc hình thành hệ thống cơ sở lý luận phù hợp và đề xuất các biện pháp sư phạm có tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông hiện nay. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức độ kiến thức cần tạo biểu tượng về nhân vật, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử; con đường, biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THCS trên tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu để làm rõ những vấn đề lí luận của việc tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Kết hợp lí luận và thực tiễn, đưa ra một số biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THCS. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm được tiến hành. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được xác định là: Quá trình tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THCS. 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu việc tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ở trường THCS, khảo sát thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chuyên ngành Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc là hai phương pháp quan trọng hàng đầu và không thể tách rời nhau trong nghiên cứu lịch sử. Trong đó, phương pháp lịch sử là phương pháp diễn tại tiến trình phát triển của các hiện tượng và các sự kiện với mọi tính chất cụ thể của chúng. Phương pháp lôgíc là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng. 5.2. Phương pháp liên ngành 5.2.1. Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí thông tin Sử dụng phương pháp quan sát để quan sát thực trạng dạy và học tại trường THCS. Sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp để thu thập, tổng hợp các thông tin thu được qua quá trình khảo sát, nghiên cứu thực trạng dạy và học, sau đó để xử lí các thông tin. Từ đó vận dụng biện pháp tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử và địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử vào bài giảng một cách linh hoạt, hiệu quả. 5.2.2. Phương pháp thực nghiệm Đây là phương pháp được coi trọng nhất, một phương pháp chủ công trong nghiên cứu khoa học hiện đại. Dùng phương pháp thực nghiệm để điều tra nhận thức của giáo viên và học sinh trước khi dạy và học lịch sử. Sử dụng các phương pháp này còn nhằm kiểm chứng các kết quả nghiên cứu lí thuyết của khóa luận. Phân tích các kết quả thực nghiệm để từ đó đối chứng với giả thuyết đã đưa ra. 9 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT VÀ ĐỊA ĐIỂM XẢY RA SỰ KIỆN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm biểu tượng, biểu tượng lịch sử Biểu tượng: Theo từ điển Tiếng Việt (GS Hoàng Phê chủ biên): "Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt" [24; 10]. Như vậy, biểu tượng là những hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước. Biểu tượng không phải hoàn toàn là thực tế, bởi vì nó là sự xây dựng lại thực tế sau khi đã được tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm trí của chủ thể. Biểu tượng là một trong những hình thức quan trọng của sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan. Không có biểu tượng thì không thể có ý thức. Do gắn với các yếu tố tổng hợp nên biểu tượng là bậc thang chuyển hóa từ hình ảnh cụ thể đến khái niệm trừu tượng, từ cảm giác và tri giác đến tư duy. Ngoài ra, do biểu tượng mang tính chất biến đổi rộng rãi, rõ nét, cho phép xây dựng hình ảnh mới, nên chúng đóng vai trò quan trọng và cần thiết cho hoạt động sáng tạo của con người. Biểu tượng lịch sử: Do đặc điểm của bộ môn, khi học tập lịch sử, học sinh không thể trực tiếp tri giác các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí nghiệm. Cho nên, không có biểu tượng nảy sinh từ những trực giác đối với sự kiện, hiện tượng có thật mà chỉ trên cơ sở những mảnh quá khứ còn lưu lại để làm chỗ dựa cho việc tái tạo lại quá khứ lịch sử. Vì vậy, đôi khi biểu tượng của lịch sử là biểu tượng của trí tưởng tượng. 10 Do đó, biểu tượng lịch sử là hình ảnh về sự kiện, nhân vật và bối cảnh tự nhiên, xã hội (liên quan trực tiếp đến sự kiện, nhân vật) được phản ánh trong óc người với những nét chung nhất, điển hình nhất. Biểu tượng lịch sử là một dạng đặc biệt của nhận thức thế giới khách quan. Tính đặc biệt của biểu tượng lịch sử được quy định bởi đặc trưng của lịch sử: Sự kiện là hiện thực khách quan, chỉ diễn ra một lần và để lại dấu vết riêng rẽ. Để có được biểu tượng lịch sử, con người không thể trực tiếp tri giác sự kiện có sẵn, mà phải trên cơ sở phương pháp khoa học (sưu tầm tài liệu, xử lí phán đoán, mô phỏng sự kiện) để tái tạo lại sự kiện lịch sử, phản ánh lịch sử gần giống với hiện thực khách quan. Như vậy, biểu tượng lịch sử chính là hình ảnh của tri giác gián tiếp từ các hình ảnh riêng rẽ về một sự kiện, nhân vật cụ thể. Thông qua hoạt động học tập (có sự tổ chức của người thầy, có sự hỗ trợ của bạn bè), học sinh sẽ có được biểu tượng cụ thể về các sự vật, hiện tượng có trong bài học. Như vậy, việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh cũng có những điểm riêng: Biểu tượng chỉ có được nhờ sự tổ chức của thầy, sự nỗ lực của bản thân, sự hỗ trợ của bè bạn và các phương tiện dạy học. Từ những quan niệm chung về biểu tượng, tính đến đặc trưng của việc nhận thức lịch sử, chúng ta hiểu rằng: “Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí được phản ánh trong óc học sinh những nét chung nhất, điển hình nhất” [18; 54]. Biểu tượng về nhân vật lịch sử: Biểu tượng nhân vật lịch sử là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống các biểu tượng lịch sử nói chung. Bởi vì lịch sử không thể tách rời yếu tố con người, trong đó có những cá nhân làm nên lịch sử. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông do GS Phan Ngọc Liên chủ biên định nghĩa: "Nhân vật lịch sử là người có một vai trò nhất định trong một sự kiện lịch sử, một thời kì lịch sử” [16; 26]. Biểu tượng nhân vật lịch sử là biểu tượng về hành động cụ thể của một cá nhân trong mối quan hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân, trong bối cảnh lịch sử cụ thể, tại một địa điểm, thời điểm cụ thể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển lịch sử. Biểu tượng nhân vật lịch sử là những hình ảnh chung nhất, khái quát nhất về nhân vật với những nét tính cách điển hình được phản ánh trong óc học sinh. [...]... không gian xác định Biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử chính là biểu tượng lịch sử được cụ thể hóa ở địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử đó với những hình ảnh điển hình nhất về nơi xảy ra sự kiện lịch sử Vậy, biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử là hình ảnh về địa điểm, không gian lịch sử nơi xảy ra sự kiện có mối liên hệ với những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí, những yếu... 46] Như vậy, địa điểm lịch sử, không gian lịch sử và địa danh lịch sử đều là nơi xảy ra sự kiện lịch sử Nhưng địa điểm xảy sự kiện lịch sử bao hàm cả không gian lịch sử và địa danh lịch sử Do vậy, theo quan điểm của tác giả, trong dạy học lịch sử thống nhất sử dụng khái niệm địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử là hợp lý hơn cả Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đều diễn ra ở một địa điểm, không... điều tra: Nhằm đánh giá tình hình dạy học lịch sử nói chung, hình thức, biện pháp tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THCS đối với GV và HS Kết quả điều tra sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả khóa luận đối chiếu với lý luận, đề xuất các biện pháp tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường. .. việc tạo biểu tượng lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường THCS Những nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX cần được tạo biểu tượng Những hình thức, biện pháp tạo biểu tượng Những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo biểu tượng về nhân vật, địa điểm xảy ra sự kiện - nguyên nhân Hình thức và phương pháp điều tra Gặp gỡ các thầy cô giáo bộ môn và các em học. .. gọi tên địa danh nơi xảy ra sự kiện lịch sử, chứ không phải tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử Về nhân vật lịch sử, giáo viên cũng chưa đi vào khai thác, phân tích để học sinh có cái nhìn đầy đủ, khách quan về nhân vật lịch sử Chính vì thế, học sinh không thể nhận thức sâu sắc về nhân vật lịch sử, địa điểm của sự kiện, mối quan hệ tác động qua lại giữa địa điểm với sự kiện lịch sử Học sinh... diễn ra sự kiện là việc không thể thiếu trong dạy học lịch sử Tác giả đã phân tích nhân vật và địa điểm của từng sự kiện ở từng bài trong sách giáo khoa, xác định mức độ kiến thức cần tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX Theo tác giả, việc xác định đúng mức độ kiến thức về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện để tạo biểu tượng cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường. .. thiết phải tạo biểu tượng nói chung, biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường THCS và đã vận dụng lý luận về tạo biểu tượng ở những mức độ khác nhau Một số giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học Trong dạy học lịch sử, giáo viên không chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp sự kiện cho học sinh,... tạo biểu tượng lịch sử nói chung, biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện nói riêng, ngoài khả năng tái tạo lịch sử quá khứ còn có chức năng điều chỉnh hành động Đó là ý nghĩa to lớn của việc tạo biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử Về kĩ năng: Về tác dụng phát triển tư duy, biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử là một trong những phương tiện quan trọng làm cho hoạt động trí tuệ của học. .. và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử (vận dụng qua dạy học lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) ở trường THCS 19 Chương 2 NỘI DUNG VÀ MỨC ĐỘ KIẾN THỨC PHẢN ÁNH BIỂU TƯỢNG VỀ NHÂN VẬT VÀ ĐỊA ĐIỂM XẢY RA SỰ KIỆN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS (VẬN DỤNG QUA LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ TK X ĐẾN TK XIX) 2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ TK X – XIX ở trường. .. chất sự kiện, nêu quy luật và rút bài học lịch sử Từ đó góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, hoàn thiện nhân cách và phát triển năng lực tư duy lịch sử cho học sinh 1.2 Cơ sở thực tiễn Để có cơ sở đánh giá việc tạo biểu tượng nói chung, biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử nói riêng, tôi tiến hành điều tra GV và HS ở các trường THCS trên địa bàn . định. Biểu tượng về địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử chính là biểu tượng lịch sử được cụ thể hóa ở địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử đó với những hình ảnh điển hình nhất về nơi xảy ra sự kiện lịch sử. Vậy,. độ kiến thức cần tạo biểu tượng về nhân vật, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử; con đường, biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong lịch sử Việt Nam từ thế. việc tạo biểu tượng về nhân vật và địa điểm xảy ra sự kiện trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Kết hợp lí luận và thực tiễn, đưa ra một số biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng về nhân vật và

Ngày đăng: 06/11/2014, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan