sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

139 572 3
sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã quảng an, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Học viên Trần Thị Kim Yến ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Hồng đã rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã đem lại cho tôi những kiến thức vô cùng có ích trong những năm học vừa qua. Cũng xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Trung tâm thư viện, Đại học Khoa học Huế, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Xin cảm ơn đến các cán bộ UBND huyện Quảng Điền, UBND xã Quảng An, Ban chủ nhiệm Hợp tác xã thôn An Xuân, thôn Mỹ Xá đã nhiệt tình hợp tác, cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn của mình. Tác giả Trần Thị Kim Yến iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ATNĐ Áp thấp nhiệt đới - BĐKH Biến đổi khí hậu - DFID Bộ phát triển Quốc tế Vương quốc Anh - ENSO tên viết tắt để chỉ sự xuất hiện đồng thời của hai hiện tượng là El Nino, La Nina và dao động Nam (Southern Osillation - SO) - FAO Tổ chức Lương Nông quốc tế (Food and Agriculture Organisation) - GDP Tổng sản phẩm quốc nội - GHG Khí nhà kính - GtC Lượng khí CO 2 - HST Hệ sinh thái - HTX Hợp tác xã - HTX NN Hợp tác xã nông nghiệp - IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế - IPCC Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu - KHKT Khoa học kỹ thuật - KP Nghị định thư Kyoto - KTTV Khí tượng thủy văn - KT-XH Kinh tế-xã hội - MSU Thiết bị thám không vi sóng (Microwave Sounding Unit) - PCBL Phòng chống bão lụt - ppb Phần tỷ - ppm Phần triệu - SEMLA Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển iv về Tăng cường Năng lực Quản lý Đất đai và Môi trường , Bộ TN&MT - UNFCCC Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH - UBND Ủy ban nhân dân - VVB Vùng ven biển - µm Một phần triệu mét DANH MỤC CÁC BẢNG v Số hiệu bảng Tên bảng Trang 1.1. Các loại vật nuôi trong xã Quảng An 26 2.1 Các chất khí nhà kính chính và ảnh hưởng của chúng trên khí hậu 43 2.2 Nhận biết của các hộ gia đình trong xã về các loại hình thiên tai 50 2.3 Mức độ của các loại hình thiên tai hiện tại so với 10 năm trước 50 2.4 Các hiện tượng thời tiết/ khí hậu có tác động tiêu cực đến cuộc sống gia đình 52 2.5 Hậu quả của tác động thời tiết cực đoan đến sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu 55 2.6 Điều kiện khí hậu theo tháng/ mùa trong năm và những tác động của nó đến hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu 56 2.7 Nhận thức của người dân trên địa bàn về BĐKH 58 2.8 Các hoạt động thích ứng của người dân trước sự diễn ra của bão trên địa bàn 59 2.9 Các hoạt động thích ứng của người dân trước sự diễn ra của lũ lụt trên địa bàn nghiên cứu 62 2.10 Các hoạt động thích ứng của người dân trên địa bàn khi có lũ lụt khẩn cấp diễn ra 63 2.11 Các hoạt động thích ứng của người dân trước diễn biến của hạn hán trên địa bàn nghiên cứu 64 2.12 Các hoạt động thích ứng của người dân trên địa bàn trước diễn biến rét kéo dài 66 2.13 Các hoạt động thích ứng của người dân trước sự xâm nhập mặn trên địa bàn nghiên cứu 68 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 1.1 Khung sinh kế bền vững của IFAD 20 1.2 Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền. 25 1.3 Bản đồ xã Quảng An 25 vi 2.1 Trận lũ lịch sử năm 1999 ở Thừa Thiên Huế 37 2.2 Đường đi của các cơn bão ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế từ năm 1954-2005 38 2.3 Sơ đồ phân vùng các điểm lũ quét ở Thừa Thiên Huế 39 2.4 Sơ đồ phân bố các điểm sạt lở đất ở Thừa Thiên Huế 40 2.5 Sơ đồ các điểm quan trắc biến động đường bờ Thuận An- Hòa Duân 40 2.6 Sơ đồ các điểm quan trắc biến động đường bờ tại cửa Tư Hiền 41 2.7 Các nước phát tán nhiều khí thải nhà kính trên thế giới 45 vii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình Mục lục MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan nghiên cứu và tính mới của đề tài 4 2.1. Tổng quan nghiên cứu 4 2.2. Tính mới của đề tài 7 3. Mục đích nghiên cứu 7 3.1. Mục đích tổng quát 7 3.2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu cụ thể 7 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 5.1. Phương pháp luận 8 5.2. Phương pháp cụ thể 9 5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 9 5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu 10 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10 6.1. Ý nghĩa khoa học 10 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 11 7. Cấu trúc luận văn 11 CHƯƠNG 1 CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12 1.1. Các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài 12 1.1.1. Các khái niệm 12 1.1.1.1. Khái niệm biến đổi khí hậu 12 1.1.2. Các lý thuyết 16 1.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 25 1.2.1. Lược sử về địa bàn nghiên cứu 25 1.2.2. Các hoạt động sinh kế truyền thống của cư dân xã Quản An 34 CHƯƠNG 2 CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ THÍCH ỨNG TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CƯ DÂN ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG AN, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 37 2.1. BĐKH ở xã Quảng An trong những năm gần đây 38 viii 2.1.1. BĐKH ở trên thế giới và Việt Nam 38 2.1.2. BĐKH ở Thừa Thiên Huế 40 2.2. Nguyên nhân dẫn đến sự BĐKH trên toàn cầu 48 2.3. Tác động của BĐKH đến sinh kế của người dân trên địa bàn xã Quảng An 52 2.4. Các hoạt động sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân tại vùng nghiên cứu 66 2.4.1. Trước diễn biến của bão 66 2.4.2. Trước diễn biến của lũ lụt 69 2.4.3. Trước diễn biến của hạn hán 73 2.4.4. Trước diễn biến của rét 76 2.4.5. Trước diễn biến của nhiễm mặn 77 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CƯ DÂN ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG AN, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, 83 TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 83 3.1. Ưu điểm và hạn chế của hoạt động sinh kế thích ứng trước sự BĐKH 83 3.2. Chiến lược phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước đối với cư dân đầm phá 84 3.2.1. Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020 84 3.2.2. Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đến năm 2020 của Chính phủ Việt Nam 86 3.2.3. Chủ trương của tỉnh Thừa Thiên Huế 87 3.2.4. Chiến lược phát triển bền vững của huyện Quảng Điền 88 3.2.5. Chiến lược phát triển bền vững của xã Quảng An 90 3.3. Giải pháp sinh kế bền vững cho cư dân xã Quảng An 93 3.3.1. Tổ chức tập huấn, đào tạo việc làm nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập cho cư dân 93 3.3.2. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp 94 3.3.3. Tăng cường thể chế, năng lực của chính quyền địa phương 95 3.3.4. Tăng cường tính minh bạch và công bằng 96 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC 1 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [10, tr.2]. Bản báo cáo lần thứ nhất của IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change) năm 1990 cho biết là trong 100 năm trước đây, nhiệt độ trái đất đã tăng từ 0,3 0 C đến 0,6 0 C và trong thế kỷ 21, nhiệt độ ấy sẽ tăng lên khoảng 0,1 0 C đến 0,3 0 C mỗi thập kỷ. Báo cáo lần thứ hai của IPCC năm 1995 vẫn giữ nguyên các ước tính về tăng nhiệt độ trái đất (từ 0,3 0 C đến 0,6 0 C) so với cuối thế kỷ 19. Báo cáo năm 2001 cho thấy trong thế kỷ 20, nhiệt độ trái đất đã tăng lên 0,6 0 C và phần lớn là do các hoạt động của con người. Báo cáo cũng nêu rõ là các hoạt động này sẽ còn gây nhiều thay đổi nhiệt độ và khí hậu trong thế kỷ 21. Báo cáo đánh giá công bố năm 2007 hiện tượng trái đất ấm dần lên là không đảo ngược được. Dù có những biện pháp ổn định nồng độ của khí thải nhà kính thì nhiệt độ trái đất vẫn tăng lên 1,1 0 C đến 6,4 0 C và mực nước biển sẽ dâng cao từ 18cm đến 59cm. Lượng khí CO 2 đã và sẽ thải ra sẽ còn tác động khí hậu trái đất trên 100 năm nữa [29, tr.29]. Tháng 8- 2008 được ghi nhận trong lịch sử là tháng nóng nhất ở Bắc bán cầu và số người chết nóng đã lên đến mức kỷ lục. Riêng ở Pháp đã có 14.802 người chết trong đợt nắng nóng này, chủ yếu là những người già có sức đề kháng kém. Số người chết ở Đức cũng lên đến 7.000; ở Tây Ban Nha và Italia khoảng 4.200 người. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, số người chết hàng năm do nắng nóng sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới [29, tr.105]. Ở miền Bắc Việt Nam, các đợt rét đậm rét hại trong 33 ngày vào đầu năm 2008 đã gây rất nhiều thiệt hại cho nông nghiệp, cho chăn nuôi, cũng như gây tổn 2 thất nhân mạng quá mức bình thường: 33.000 trâu bò bị chết, 34.000 hecta lúa xuân bị mất trắng,thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong đợt lạnh kéo dài vào tháng 2-2008, tổn thất ở Trung Quốc đã là 21,1 tỷ USD [29, tr.105]. BĐKH tác động lên tất cả các thành phần môi trường bao gồm các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, mức độ tác động của BĐKH có khác nhau: nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao và ít hơn tại các vùng khác, sẽ lớn hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp nhanh ở châu Á. Trong đó, những người nghèo, những người ít góp phần gây ra BĐKH nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất về phát triển con người do BĐKH gây ra [21, tr.36]. Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam Cực. Trong số 33 thành phố có quy mô dân số 8 triệu người vào năm 2015, ít nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bị nước biển nhấn chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà cửa vì ngập lụt [21, tr.37]. Biến đổi khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ và điều mấu chốt ở đây là ảnh hưởng đến đời sống của cư dân định cư ở đó. Ví như : Hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động nông nghiệp làm giảm sản lượng lương thực và đẩy giá lương thực tăng cao. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn cùng với biến đổi của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực. BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp. BĐKH và nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm [...]... hoạt động sinh kế thích ứng của cư dân đầm phá xã Quảng An trước sự thay đổi của BĐKH - Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp sinh kế thích ứng và bền vững cho cư dân đầm phá xã Quảng An trước BĐKH 4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu 8 Sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu cư dân đầm phá xã Quảng An Đối tượng tác giả tiếp cận để thu thập thông tin bao gồm cư dân làm nông... kết luận và đề xuất một số ý kiến, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương : Chương 1 Các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài và tổng quan địa bàn nghiên cứu Chương 2 Các hoạt động sinh kế thích ứng trước sự biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3 Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện. .. quyền xã có tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về BĐKH, cũng có mở một số lớp tập huấn về BĐKH song chỉ phổ biến được cho một bộ phận nhỏ so với dân số đông đảo trên toàn xã Bởi vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế" làm đề tài luận văn và đó cũng là một nghiên cứu sinh kế thích ứng đầu tiên của cư dân xã. .. Quảng An trước sự biến đổi khí hậu 3 Mục đích nghiên cứu 3.1 Mục đích tổng quát Giúp cho cư dân đầm phá xã Quảng An có giải pháp sinh kế phù hợp trước sự biến đổi của khí hậu, từ đó có sinh kế thích ứng, bền vững đảm bảo cuộc sống đầy đủ, lâu dài, giảm bớt hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra 3.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng thay đổi của môi trường sống ở xã Quảng An trước. .. dân đầm phá, thấu hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như mong muốn của họ, kết hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của huyện, để có thể đưa ra những giải pháp và định hướng phù hợp về phát triển bền vững cho cư dân vùng đầm phá đồng thời gắn với bảo vệ môi trường, tác giả đã lựa chọn vấn đề “ Sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền,. .. (2013), Một số tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống của người dân hai xã Quảng Thành và Hươg Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế; Trần Thị Thúy Hằng(2013), Biến đổi khí hậu tác động đến sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển (Nghiên cứu trường hợp xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) , Kỷ yếu hội thảo biến đổi khí hậu khu vực miền Trung... nguyên thiên nhiên, môi trường và tai biến thiên nhiên khu vực 2 xã Quảng Thành và Hương Phong; Đặng Trung Thuận & nnk (2010), Đánh giá khả năng thích ứng và nghiên cứu các mô hình phát triển sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu cho 2 xã Quảng Thành và Hương Phong, tỉnh Thừa Thiên Huế, Dự án FLC 09-04: "Thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế" ,... một xã có làng nằm ven vùng đầm phá, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng do thiên tai gây ra và những năm gần đây do sự diễn biến thất thường của khí hậu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cư dân Do vậy, việc đưa ra các giải pháp sinh kế thích ứng trước sự biến đổi khí hậu cho địa phương hiện nay là rất cần thiết Từ những vấn đề trên, để có thể hiểu được rõ hơn về sinh kế và sinh kế thích ứng của cư dân. .. những tỉnh phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai hàng năm, hệ quả của nó là thiệt hại về người và của đối với cư dân sinh sống vùng đầm phá Quảng An là xã vùng trũng thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 16 km về hướng Đông Bắc Phía Đông giáp xã Hương Phong (huyện Hương Trà), phía Tây giáp Quảng Phước, phía Nam giáp xã Quảng Thọ và xã Quảng Thành, phía Bắc phá. .. Bắc (2010), Sinh kế bền vững trước sự biến đổi của tài nguyên môi trường cho cư dân xã Lộc Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường, Đại học Khoa học, Đại học Huế; Trần Đình Bình (2001), Đời sống kinh tế - xã hội cư dân đầm phá Bắc Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học, Đại học Huế; Nguyễn . động sinh kế thích ứng trước sự biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3 Các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cư dân đầm phá xã. An 34 CHƯƠNG 2 CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ THÍCH ỨNG TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA CƯ DÂN ĐẦM PHÁ XÃ QUẢNG AN, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 37 2.1. BĐKH ở xã Quảng An trong những năm gần. sĩ " ;Sinh kế thích ứng trước biến đổi khí hậu của cư dân đầm phá xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế& quot; là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu

Ngày đăng: 06/11/2014, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan