du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

54 855 0
du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình lịch sử phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ khi nhà Nguyễn chọn đất Huế làm đất định đô, hệ thống làng xã nông thôn của Thuận Hóa - Phú Xuân lúc bấy giờ đã có những chuyển động cùng với sự ra đời của những phố chợ, bến cảng đặc biệt nhu cầu trao đổi hàng hóa đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề thủ công nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề thủ công nghiệp đồng thời là quá trình thu hẹp dần kinh tế nông nghiệp và đổi mới diện mạo nông thôn theo hướng nghề và làng nghề gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam truyền thống. Nghề và làng nghề truyền thống đã góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa Huế, đóng góp vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất là đối với các vùng nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, làng nghề truyền thống góp phần vào sự phân công lao động trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam truyền thống thành ba ngành công - nông -thương nghiệp. Cơ cấu kinh tế này đã thực sự tạo cho làng xã Việt Nam có thế ổn định lâu dài, vững chắc, thậm chí cho đến cuối thế kỷ XX đầu thế kỉ XXI với những tiến bộ khoa học công nghệ tác động vào cũng không làm cho nó thay đổi đáng kể. Vì vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế và văn hóa giữa các nước ngày càng phát triển, việc bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn hóa của một vùng, một quốc gia là điều vô cùng quan trọng, nó vừa giữ gìn, phát triển được truyền thống văn hóa của dân tộc để có thể “ hòa nhập quốc tế nhưng không hòa tan”, vừa góp phần tích cực tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho dân cư và đổi mới bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề là một trong những nhân tố có tính quyết định bởi vì phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, cải tạo và giữ gìn môi trường sinh thái trong các cộng đồng dân cư nhất là trong quá trình phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền 1 thống gắn với du lịch sinh thái và du lịch làng nghề, cải thiện và nâng cao mức sống cho cư dân nông thôn. Để phát huy truyền thống của một vùng đất có bề dày lịch sử phát triển nghề và làng nghề truyền thống phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trước xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, với lợi thế do thiên nhiên ban tặng với một quần thể di tích văn hóa lịch sử, sinh thái thì việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống thành các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan cần thiết để giúp cho kinh tế du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển nói riêng và của cả nước nói chung. Du lịch từ lâu đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu xã hội không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt của các nước đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển, các nước đang tiến hành công nghiệp hoá và đô thị hoá. Trong những năm gần đây, du lịch làng nghề thủ công truyền thống ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng. Nhiều du khách nước ngoài đã rất thích thú khi tham gia các tour du lịch làng nghề. Họ từng cho biết lý do thích thăm làng nghề ở Việt Nam vì được ngắm nhìn phong cảnh làng quê yên bình, được tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với các nghệ nhân, nông dân và có khi còn được trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất sản phẩm thủ công. Huế là cố đô duy nhất còn giữ lại gần như nguyên vẹn tổng thể kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với các công trình kiến trúc độc đáo được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Với những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cho Huế thì kinh tế du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tài nguyên du lịch ở Huế rất phong phú và đa dạng đã tạo nên sự đa dạng của nhiều loại hình du lịch như: tham quan, chữa bệnh, an dưỡng, học tập, thể thao, tín ngưỡng, lễ hội và đặc biệt là làng nghề truyền thống. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống sẽ giúp các làng nghề bước đầu phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương. Từng bước cải thiện chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc phát triển du lịch, để dần hướng tới các đối tượng khách hàng khắt khe hơn trong chất lượng dịch, cũng như thu về lợi nhuận cao hơn. 2 Việc phát triển các dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho các làng nghề truyền thống mà còn mang lợi ích cho xã hội, bởi bó tạo ra sân chơi mới và lành mạnh và nâng cao tầm hiểu biết của con người về lịch sử văn hóa dân tộc nói chung và Huế-Phú Vang nói riêng. Vấn đề phát triển du lịch làng nghề cũng được đánh giá là một vấn đề mang tính vĩ mô và với tầ quan trọng của sự phát triển làng nghề gắn với du lịch và những tiềm năng lớn của làng nghề với đối tượng khách du lịch, với lý do như vậy nên tôi chọn “Du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài niên luận năm thứ ba của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Làng nghề thủ công truyền thống, nhiều tác giả đã nghiên cứu và viết thành sách về nhiều mặt như “Huế nghề và làng nghề thủ công truyền thống, Thuận Hóa, Huế” của tác giả Nguyễn Hữu Thông, “Tết Huế và những sản phẩm thủ công truyền thống” Huế xưa và nay, số 43 trang 35-41 của tác giả Hoàng Bảo. Đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề truyền thống Thừa Thiên Huế” thuộc đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”. Chủ trì: TS. Lê Văn Thăng, thuộc khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế. - Các đề tài nghiên cứu các làng nghề truyền thống ở các tỉnh, thành khác: + Đề tài: “Vốn cho phát triển làng nghề ở Hà Tây”, Nguyễn Văn Công. + Đề tài: “ Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển làng nghề ngoại thành Hà Nội”, Nguyễn Thị Mùi. + Đề tài: “Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay”, Đoàn Thị Thanh Thúy. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có nhiều cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu các làng nghề truyền thống nhất là nhằm du lịch thì dưới góc độ kinh tế chính trị chưa có công trình nào nghiên cứu về các làng nghề ở Phú Vang. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Du lịch làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thủ công truyền thống đang dần trở thành một xu hướng mới của thế giới. Bên cạnh những lợi ích nhất định về kinh tế, loại hình du lịch này còn mang lại những lợi ích to lớn về mặt văn 3 hóa-xã hội, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưng của các vùng, miền khác nhau. Du lịch làng nghề phát triển sẽ giúp các làng nghề khôi phục và phát triển được các giá trị văn hóa dân gian, tạo dựng môi trương du lịch văn hóa đồng thời cải thiện tốt hơn cơ sở hạ tầng đi kèm với việc bảo vệ môi trường tại làng nghề. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên,đề tài có ba nhiệm vụ chủ yếu là: -Làm rõ cơ sở lý luận về lý thuyết về làng nghề thủ công truyền thống. -Phân tích thực trạng của các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện phú vang,tỉnh Thừa Thiên Huế. -Hình thành cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp cơ bản để khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nhằm đạt sự mong đợi về dịch vụ du lịch trong những năm tới. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó có những đề xuất nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, nguồn lực và các điều kiện khác, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau đây: -Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu về du lịch làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế. -Phạm vi địa điểm: Nghiên cứu tiến hành tại các làng nghề truyền thống (bao gồm các làng nghề thủ công truyền thống) trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. -Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề làng nghề truyền thống trong khoảng thời gian năm 2000 cho đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu -Phương pháp điền dã. -Phương pháp thu thập số liệu. -Phương pháp phân tích tổng hợp và thống kê. 4 -Phương pháp lịch sử, phương pháp logic. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành ba chương Chương 1: Tổng quan về lý thuyết và địa bàn nghiên cứu. Chương 2: Tiềm năng du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Thực trạng, và giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về huyện Phú Vang Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Bắc giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Hương Trà và thành phố Huế, phía Nam giáp huyện Hương Thủy, phía Đông giáp huyện Phú Lộc. Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có 13 xã, thị trấn ven biển, đầm phá và 7 xã trọng điểm nông nghiệp. Diện tích tự nhiên 28.031 ha, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha. Địa hình của huyện khá phức tạp, đất rộng, người đông, với 182.336 dân, trong đó có 85.830 lao động, mật độ dân số bình quân 647 người/km 2 (theo niên giám thống kê 2013). Phú Vang có tiềm năng lớn về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Có bờ biển dài trên 35km, có cửa biển Thuận An và nhiều đầm phá như đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, đầm Thủy Tú nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 6.800 ha mặt nước, là tiềm năng lớn để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Huyện có cảng biển Thuận An là vị trí chiến lược quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tiềm năng lớn về kinh tế đang được khai thác và sử dụng. Bãi tắm Thuận An xinh đẹp nổi tiếng, là nơi nghỉ mát lý tưởng đối với khách du lịch trong nước và ngoài nước khi đến tham quan cố đô Huế. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 49, tỉnh lộ 10A, 10B, 10C và các tuyến trục ngang nối các tỉnh lộ với quốc lộ tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài. - Khí hậu, thời tiết: Phú Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm của vùng ven biển, có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 8 năm trước đến tháng giêng năm sau, lượng mưa hàng năm khá lớn, trung bình khoảng 3.000mm. Mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 9,10,11 và 12 chiếm 75-80% lượng mưa cả năm, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản, cũng như đời sống của nhân dân. 6 Mùa nắng gió Tây - Nam khô nóng oi bức, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 (lúc nước thủy triều thấp) làm độ mặn trong các ao hồ nuôi thủy sản tăng, gây trở ngại cho ngành nuôi trồng thủy sản. Thủy triều có hai chế độ, từ bán nhật triều đều đến bán nhật triều không đều, biên độ thủy triều dưới 0,5-2 m. Tại Thuận An, độ cao thủy triều trung bình khoảng 0,4- 0,5m. Vùng Bắc Thuận An có độ cao thủy triều trung bình 0,6-1,2m. Độ cao triều trong đầm phá thường nhỏ hơn ở vùng biển. Nhìn chung chế độ thủy triều vùng ven biển, đầm phá của Phú Vang thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy hải sản. - Địa hình, đất đai: Phú Vang thuộc vùng đất trũng, có diện tích đầm phá lớn, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, doi cát không thuận lợi cho phát triển hệ thống đường bộ và đường thủy. Diện tích tự nhiên 28.031,80 ha, trong đó đất nông nghiệp 10.829,44 ha, đất phi nông nghiệp 13.932,94 ha, đất chưa sử dụng 3.269,42 ha. Đất đai của huyện Phú Vang chủ yếu là đất nông nghiệp và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng đất chưa khai thác còn lớn, chiếm 42,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ đất chưa sử dụng có thể chuyển sang gieo trồng không lớn, chủ yếu là các cồn cát, đất bãi cát. Đất mặt nước chưa sử dụng chủ yếu là đất ao hồ, đầm phá. - Khoáng sản: Phú Vang là nơi có nhiều khoáng sản Ti tan, tập trung ở các xã Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh và Vinh An, có chất lượng tốt với quy mô khá lớn đang được khai thác. 1.2. Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống 1.2.1. Khái niệm du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa. Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục 7 sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó. Chúng ta cũng thấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa nhận) Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.” Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ. Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng. Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. 8 Luật Du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 01 tháng 01 năm 2006, tại chương 1, điều 10 định nghĩa:" Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định ". 1.2.2. Khái niệm làng nghề thủ công truyền thống Theo tiến sỹ Phạm Côn Sơn trong cuốn “ Làng nghề truyền thống Việt Nam” làng nghề được định nghĩa như sau" Làng là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một đơn vị quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và cá biệt của địa phương". Xem xét định nghĩa ở dưới góc độ kinh tế theo Dương Bá Phượng trong: "Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa” thì " làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập". Thu nhập từ các nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị của toàn làng” Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: Làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Niên luận đi sâu vào tìm hiểu làng nghề truyền thống ( Phú Vang ) vì có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch hiện nay. Theo tiến sỹ Phạm Côn Sơn trong cuốn "Làng nghề truyền thống Việt Nam" thì làng nghề được định nghĩa như sau: Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống. Ở đây không nhất thiết dân làng đều sản xuất thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng là nông dân. Nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình. 1.2.3. Đặc điểm du lịch làng nghề thủ công truyền thống Làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp: Các làng nghề xuất hiện và tồn tại trong từng làng xã ở nông thôn. Các ngành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau. Người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân. Các gia đình nông dân trước hết vừa làm ruộng vùa làm thủ công nghiệp. Sự ra đời của các làng nghề đầu tiên là do nhu cầu giải quyết lao động phụ, lao động dư thừa lúc nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứng 9 nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình và của từng làng xã. Trong các làng nghề, người nông dân thường tự sản xuất, tự sửa chữa đáp ứng nhu cầu ít ỏi hàng tiêu dùng thường ngày của chính mình. Công nghệ, kỹ thuật sản xuất mang tính truyền thống: Nghĩa là có bước tiếp nối, truyền tải, kết tinh giá trị từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chất lượng sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào công cụ sản xuất hiện đại, có năng xuất cao, theo dây truyền mà chủ yếu dựa vào kinh nghiêm, bí quyết, tài hoa của người thợ chế tác đồ thủ công. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ các nguồn nguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương, đặc biệt các nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm tiêu dùng như: đan lát mây, tre ( mũ, rổ, rá, sọt, cót ) sản xuất vật liệu xây dựng nguyên liệu thường có tại chỗ, trên địa bàn địa phương. Một số ngành nghề còn dùng cả những phế phẩm, phế thải trong công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt để làm nguyên liệu sản xuất, nên chúng lại càng có sẵn trên địa bàn. Phần đông lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủ công: Nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh sảo của đôi bàn tay, đầu óc tẩm mỹ và đầy tính sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân, phương pháp dạy nghề chủ yếu lao động nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh sảo. Trước kia, do trình độ kỹ thuật và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là lao động thủ công đơn giản. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kĩ thuật lao động thủ công tinh sảo. Hầu hết các làng nghề truyền thống dù hình thành bằng con đường nào đi nữa thì chúng đều có các nghệ nhân làm cốt lõi và là người hướng dẫn để phát triển làng nghề. Vai trò của các nghệ nhân là rất quan trọng đối với các làng nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho làng mình. 1.2.4. Lợi ích du lịch làng nghề thủ công truyền thống Du lịch làng nghề truyền thống là một chiến lược quan trọng trong việc phát triển làng nghề bền vững. Có thể thấy rằng du lịch làng đã mang lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội cho nhiều đối tượng. Việc phát triển du lịch làng nghề đã mang lại hiệu quả kinh tế cho làng nghề như nâng cao thu nhập của các hộ dân, góp phần làm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở làng nghề Đồng thời việc phát triển du lịch làng nghề còn giúp nâng cao tầm hiểu biết của người dân trong nước về văn hóa lịch sử dân tộc, tăng thêm tình yêu đối với quê hương đất nước; du lịch làng nghề truyền thống còn là một công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc tới du khách nước ngoài. 10 [...]... vì vậy, du lịch thăm quan làng nghề truyền thống là một trong những loại hình du lịch mới đang được đưa vào khai thác cho các tour du lịch Bởi vậy làng nghề truyền thống có một ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch của Thừa Thiên Huế du lịch làng nghề truyền thống đã góp phần phát triển loại hình du lịch Du khảo đồng quê” Đây là một loại hình du lịch có thể giúp cho du khách... đất nước Việt Nam trong đó có Thừa Thiên Huế 12 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH CÁC LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Các làng nghề truyền thống 2.1.1 Đặc điểm địa lý, nguồn gốc dân cư làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ♦ Đặc điểm địa lý: Thanh Tiên là một trong những làng được thành lập sớm ở xứ Thuận Hóa Cùng với một số địa phương khác, làng Thanh Tiên là một trong mười... Vai trò làng nghề truyền thống Phú Vang đối với hoạt động du lịch Giữa hoạt động du lịch và làng nghề có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững Ngược lại làng nghề truyền thống cũng là trung tâm thu hút khách du lịch và... miền Làng nghề truyền thống Phú Vang còn góp phần làm tăng doanh thu không chỉ cho nhân dân mỗi làng nghề thông qua tiêu thụ sản phẩm mà nó còn góp phần làm tăng doanh thu cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế khi mà khách du lịch mua tour, tham gia vào hoạt động du lịch tại các làng nghề truyền thống Phát triển làng nghề truyền thống không chỉ mang lại lợi ích kinh tế góp phần phát triển hoạt động du lịch. .. thành và phát triển của làng nghề truyền thống Và tạo ra nét văn hóa rất riêng của mỗi làng nghề truyền thống Phong cảnh làng nghề cùng với những giá trị chứa đựng bên trong làng nghề truyền thống sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm tại các làng nghề Làng nghề truyền thống còn là nơi sản xuất ra những hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị... phương Vì vậy du khách đến với các điểm du lịch làng nghề truyền thống còn mong muốn chiêm ngưỡng, mua sắm các sản phẩm thủ công làm vật kỷ niệm trong chuyến đi của mình Thực tế nhu cầu mua sắm của du khách là rất lớn, làng nghề truyền thống sẽ đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu tinh tế và đa dạng của du khách Nước ta có hàng nghìn, hàng vạn làng nghề thủ công truyền thống thuộc các nhóm ngành nghề như mây... Thiên- Huế, toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề truyền thống, với đông đảo đội ngũ thợ thủ công lành nghề, tài hoa Nhiều nghề trong số đó đi liền với việc xây dựng các công trình di tích Huế như nghề mộc, chạm khắc gỗ, đúc đồng, gốm sứ, luyện sắt, rèn Nếu biết kết hợp khai thác 23 tiềm năng du lịch làng nghề, đây cũng là thế mạnh thu hút khách du lịch hiện nay của Thừa Thiên- Huế 2.3.2.1 Nghề làm hoa giấy... kinh tế du lịch của địa phương Chưa đưa được các làng nghề truyền thống để giới thiệu cho du khách và tạo điều kiện nghề truyền thống phát triển Các ngành tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, sản xuất phân tán nhỏ lẻ, thiếu liên kết, hợp tác trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Sự phối hợp giữa các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, thương mại, dịch vụ, các thương... làng quê Việt Làng Chuồn (là cách nói tiếng Nôm của Làng An Truyền ngày nay, thuộc xã Phú An- huyện Phú Vang – tỉnh Thừa Thiên Huế) là một ngôi làng cổ như thế Làng Chuồn là 1 làng quê bên chân sóng nằm khuất nẻo bên ao đầm ruộng lúa cách TP Huế gần 10 km về hướng Đông Bắc Phú An là một trong 21 xã và thị trấn của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, xã nằm bên phá Tam Giang một trong những đầm phá lớn... mạnh, phong phú Có chính sách để giúp cho làng nghề củng cố và duy trì nghề chế biến nước mắm truyền thống gắn liền với đời sống văn hóa từ xưa của làng Vận động những nghệ nhân có tay nghề cao để truyền nghề cho thế hệ con cháu và những người có nhu cầu, tuyệt đối tránh không để làng nghề bị thất truyền Bên cạnh đó cần tham quan, học hỏi các mô hình điển hình về làng nghề truyền thống ở các địa phương . làng nghề gắn với du lịch và những tiềm năng lớn của làng nghề với đối tượng khách du lịch, với lý do như vậy nên tôi chọn Du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa. cứu. Chương 2: Tiềm năng du lịch các làng nghề thủ công truyền thống ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Thực trạng, và giải pháp phát triển các làng nghề truyền thống 5 CHƯƠNG 1: TỔNG. Thừa Thiên Huế. -Phạm vi địa điểm: Nghiên cứu tiến hành tại các làng nghề truyền thống (bao gồm các làng nghề thủ công truyền thống) trên địa bàn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. -Phạm

Ngày đăng: 06/11/2014, 08:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Tài nguyên khoáng sản:

  • Xã Phú Hải có tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn, chủ yếu phân bố dọc bờ biển, gồm có: các mỏ cát có hàm lượng SiO2 cao trên 90% và các mỏ khoáng sản Titan trữ lượng lớn, phân bố dọc biển.

  • - Tài nguyên nhân văn:

  • Toàn xã Phú Hải hiện có 1.724 hộ, tương ứng 8.129 nhân khẩu. Số lượng trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ trung bình, khoảng 50%, trình độ văn hóa 12/12 khoảng 40%. Tuy nhiên đây là một xã tập trung vào đánh bắt xa bờ và chưa phát triển ngành nghề, dịch vụ nên số lao động trong độ tuổi đa số là lao động già, số lao động trẻ còn lại rất ít, đa phần đi làm ăn xa như vào TP. HCM và các khu đô thị lớn trong và ngoài tỉnh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan