đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo

95 8K 19
đặc điểm nghệ thuật thơ thanh thảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Thanh Thảo (1946), tên khai sinh là Hồ Thành Công, ông là một trong những nhà thơ trẻ thuộc thế hệ những nhà thơ bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, Thanh Thảo đã sớm khẳng định một phong cách thơ độc đáo, đem đến cho nền thi ca dân tộc một cách tiếp cận, sáng tạo mới lạ. Ông là một trong những nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn lao và có nhiều đóng góp quan trọng trong nền thi ca hiện đại Việt Nam. 2. Thơ ông luôn là sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực phương Tây và truyền thống thơ ca Dân tộc, tạo ra những tác phẩm độc đáo rất cá tính, rất Thanh Thảo. Thanh Thảo là một nhà thơ không ngừng tiếp cận những trào lưu văn học mới, ở ông luôn có sự tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ. Dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại và khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực luôn được khắc họa đậm nét trong các sáng tác của ông, tạo nên một “tiếng vang” trong làng thơ Việt Nam. Điều đó khiến cho các sáng tác của ông càng ngày càng đến gần hơn với hơi thở của thơ ca đương đại. 3. Điều đặc biệt ở nhà thơ Thanh Thảo là lối tư duy “vệ tinh” và thủ pháp tạo ra những “không gian rỗng”, khoảng trắng, khoảng mờ, mở ra nhiều trường liên tưởng đã làm lạ hóa diện mạo thơ đương đại và cũng để lại nhiều ám ảnh và suy tư cho người đọc bởi lối thơ hình tượng mới lạ, nhưng lại tạo được cảm giác hứng thú, say mê để độc giả cùng tham gia đồng sáng tạo với nhà thơ. Chính vì thế, tìm hiểu và đánh giá thơ ca Thanh Thảo là một điều vô cùng thú vị và cần thiết, bởi lẽ rất khó để có thể nhận định được một cách chính xác về phong cách thơ độc đáo của ông chỉ bằng một vài ý kiến, mà phải được xem xét trên nhiều phương diện nghệ thuật dưới cái nhìn đa chiều, đa góc cạnh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay, cũng đã có một vài nghiên cứu về những khía cạnh nghệ thuật của thơ Thanh Thảo. Những vấn đề nghiên cứu, bàn luận về nghệ thuật thơ ca và 1 phong cách sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo không phải là quá mới, bởi khi vừa mới xuất hiện trên thi đàn, cả thơ ca và con người độc đáo ấy đã trở thành một “hiện tượng” vô cùng thú vị, do đó có rất nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học nghiên cứu về thơ Thanh Thảo, đặc biệt phải kể đến: Nguyễn Trọng Tạo, Trần Mạnh Hảo, Trần Đình Sử, Bích Thu, Đăng Xuyền, Trần Ngọc Thảo… Nguyễn Trọng Tạo trong công trình nghiên cứu Văn chương cảm và luận khi khảo sát trường ca sau năm 1975 đã đề cập đến thơ Thanh Thảo là một “Hồn thơ ẩn chứa một tâm trạng sâu kín và dữ dội”[2]. Với bài Chợt ghi về mấy nhà thơ cùng thời ông cũng phát hiện và nhấn mạnh đến sự bí ẩn, độ mơ hồ và mờ nhòe về nghĩa trong thơ Thanh Thảo: “Thơ anh không sờ mó được. Nó là tia chớp từ trời cao làm hiện lên lung linh tất cả sự vật xung quanh ta vốn chìm trong bóng tối bí mật, rồi vụt tắt sau những khoảng tối”[2]. Trong bài Suy nghĩ mới về nhân dân trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo hai tác giả Trần Đình Sử và Trần Đăng Xuyền khẳng định rằng: Thanh Thảo đã “sáng tạo ra một quan niệm thẩm mĩ mới về con người và cuộc đời, chứ không phải chỉ giản đơn miêu tả hiện thực mới”[24]. Trong Mấy ghi nhận về thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ, Đăng Xuyền lại tiếp tục khẳng định rằng: “Thanh Thảo phóng khoáng, tài hoa mà giàu những suy tư”[28]. Đánh giá về thơ và con người nhà thơ Thanh Thảo, trong bài Viết lại chiến tranh trong thời bình, Nguyễn Thuỵ Kha phát hiện, sau xuất hiện thành công ban đầu, Thanh Thảo “không chững lại trước những phạm vi hiện thực mới, từ “cái tôi từng trải, cái tôi chứng kiến” chuyển sang “cái tôi nhập cuộc cái tôi hoá thân”[14]. Còn đối với Trần Mạnh Hảo, trong bài nghiên cứu Có một thời đại mới trong thơ ca cũng cho rằng: “Thơ của ông ít chất tài hoa nhưng bù lại, ông rắn và chắc, trầm và lặng, góc cạnh và tinh tế”[12]. Võ Vĩnh Khuyến trong Thơ và Trường ca Thanh Thảo, từ trực giác đến chiêm nghiệm cũng phát hiện cá tính không giống ai, không thể lẫn lộn với bất kỳ ai trong thơ ông: “Thơ Thanh Thảo không chỉ có khả năng gợi lên những cảm xúc vi diệu của hồn người, thơ anh chủ yếu khơi dậy, định hướng, gợi mở những 2 nghĩ suy, đặt con người trước những vấn đề cần lý giải bằng những tư duy, suy tưởng khoa học, qua đó rút ra những luận đề về ý nghĩa nhân văn, nhân bản”[15]. Còn với Khối vuông rubic và hình tượng tư duy thơ của Thanh Thảo, Đông Hải lại tiếp tục phát hiện ra sự thần bí, mơ hồ trong thơ, tư duy thơ và sự cống hiến của Thanh Thảo: “Thực mà ảo, mê mà tỉnh, chỉ định mà vô định…, đọc thơ Thanh Thảo chúng ta có cảm giác như thơ anh đang cháy sáng, đang rừng rực một màu hồng kết tủa trên từng đối tượng phản ánh, ở đó, xúc thơ khúc xạ loang loáng như một đường gươm, cuối cùng đưa người đọc đến một niềm tin vốn có mà mới lạ như chưa tồn tại bao giờ”[11]. Có thể nói, Thanh Thảo xuất hiện không chỉ là một hiện tượng lạ mà còn là một khối rubic đầy những bí ẩn, khiến người ta muốn tìm tòi, khám phá, và càng tìm tòi khám phá bao nhiêu thì càng tiếp tục bắt gặp những bí ẩn nhỏ lẻ vô cùng thú vị và hấp dẫn. Chính vì thế mà hành trình nghiên cứu và cảm nhận thơ Thanh Thảo không chỉ dừng lại ở những công trình nghiên cứu, luận bàn của các nhà nghiên cứu văn học trong nước, mà thậm chí còn tạo nên một lực hấp dẫn, cuốn hút vô cùng lớn đối với các nghiên cứu gia nước ngoài. Tiêu biểu có nhà thơ Boey Kim Cheng người Australia, trong bài viết Thơ Thanh Thảo “Chống lại ngày quên lãng”, đã đề cập đến việc phát hiện ra một khả năng đặc biệt và có giá trị lớn lao của thơ Thanh Thảo, đó là khả năng: “chống lại ngày quên lãng”. Theo nhà nghiên cứu, để có được khả năng này, thơ Thanh Thảo phải đạt giá trị cao trên mọi phương diện, bởi: “Ở một đất nước chìm đắm quá lâu trong quá khứ đau buồn như Việt Nam, thì tương lai xán lạn hứa hẹn một sự giải thoát khỏi lịch sử đầy biến cố của nó. Nhưng đây là sự giải thoát chứa đựng cả nguy cơ quên lãng không chỉ niềm tự hào và quá khứ oai hùng mà còn cả những truyền thống, những giá trị mà vì chúng đất nước đã phải đấu tranh. Đó chính là lý do khiến tác phẩm của Thanh Thảo trở thành bất tử”[10]. Đối với các nhà nghiên cứu về thơ, thơ của Thanh Thảo luôn là một quá trình kiếm tìm những bí mật ẩn chứa chưa bao giờ ngừng nghỉ và cũng chưa bao 3 giờ thiếu sự cuốn hút; nên để thuận tiện và có thể nghiên cứu một cách chu toàn thì các nhà nghiên cứu thường chia nhỏ vấn đề và đào sâu vào một vài khía cạnh cụ thể thuộc những yếu tố nghệ thuật để giải mã được những bí ẩn độc đáo đáo. Bởi thơ Thanh Thảo: “Đó là những bài thơ mãnh liệt, đôi khi là cái đẹp khắt khe, đầy lo ngại” và “Đó còn là thi ca về sự tồn tại, thứ thi ca có thể giành lại ý thức về cái đẹp trong những trải nghiệm hoang sơ và khủng khiếp nhất”[10]. Mà những nét độc đáo trong nghệ thuật thơ Thanh Thảo thì vẫn còn rất nhiều những bí ẩn chưa được khám phá hết, nói cách khác, nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo vẫn đanglà một vấn đề khá rộnglớn và thú vị. Chính vì thế, với khả năng hạn hẹp của mình, trong việc nghiên cứu đề tài khóa luận về “Đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo” tôi xin được trình bày những đóng góp của cá nhân để có thể giúp làm rõ thêm những yếu tố nghệ thuật đặc sắc của một phong cách thơ đậm chất triết lý, sáng tạo và độc đáo - Thanh Thảo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài “Đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo” khóa luận sẽ khảo sát qua 4 tập thơ sau năm 1975: - Trường ca Những người đi tới biển (1977), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. - Khối vuông Ru bích (1985), Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, Hà Nội. - 123 (2007), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. - Thanh Thảo 70 (2008), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu, có tính khái quát, hệ thống và làm rõ một vài đặc điểm nghệ thuật của những sáng tác thơ Thanh Thảo, đặc biệt là từ quá trình hình thành một phong cách thơ mới lạ đến việc cụ thể hóa phong cách trong các sáng tác của ông, thông qua cả nội dung và hình thức biểu hiện nghệ thuật. 4. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, khóa luận sẽ đề cập đến các phương pháp chủ yếu như: 4 - Phương pháp phân tích - đánh giá: Sử dụng phương pháp này để chỉ ra giá trị thẩm mỹ của những sáng tác, những đặc sắc và sự kết tinh cái đẹp của lối thơ sáng tạo hình tượng độc đáo của nhà thơ. - Phương pháp hệ thống: Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Thanh Thảo trên cơ sở tổng thể hàm chứa các yếu tố hình thức, nội dung và thi pháp, nghiên cứu sự thống nhất và toàn vẹn nội tại của chỉnh thể các sáng tác. - Phương pháp thống kê - phân loại: Phân tích các sáng tác thơ, từ đó khai phá được những nét nghệ thuật nổi bật độc đáo và đầy sáng tạo của nhà thơ. 5. Đóng góp của khóa luận - Khảo sát có hệ thống một vài tập thơ của Thanh Thảo, góp phần khẳng định toàn diện hơn về những sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo, khẳng định những đặc điểm nghệ thuật độc đáo cùng với sự đổi mới trong tư duy và quan điểm nghệ thuật của chình nhà thơ nhìn từ cái tôi trữ tình và các phương thức biểu hiện trong thơ ông. - Đồng thời khai mở một hướng mới khi nghiên cứu về thơ Thanh Thảo, góp phần khẳng định vị trí của nhà thơ trong hành trình thơ Việt Nam hiện đại sau năm 1975. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận với đề tài “Đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo” gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Thơ Thanh Thảo - Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật Chương 2. Đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo nhìn từ cái tôi trữ tình Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo nhìn từ phương thức biểu hiện 5 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THƠ THANH THẢO - HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 1.1. Hành trình sáng tạo thơ của Thanh Thảo 1.1.1. Thơ tượng trưng siêu thực và hành trình sáng tạo thơ Thanh Thảo Chủ nghĩa tượng trưng đặc biệt đề cao cảm giác, tính biểu tượng, sự tương hợp của các giác quan, tạo ra một thế giới mơ hồ, bí ẩn. Không mô tả khách quan mà đi sâu khám phá cái bí ẩn vô tận trong tâm hồn con người ở cả tâm thức và tiềm thức. Còn Chủ nghĩa siêu thực thì lại chủ yếu tìm đến và khám phá những bí ẩn của thế giới tâm linh trong tiềm thức của con người, là sự pha trộn giữa hư và thực, mộng ảo và hiện thực khách quan. Thơ tượng trưng quan niệm giữa vũ trụ và con người có một mối tương giao, tương hợp diễn ra trên nhiều mặt, có sự tương giao về ý niệm: hư - thực; có sự tương giao về cảm giác: ánh sáng - bóng tối; có sự tương giao về không gian: ngang - dọc; có sự tương giao về màu sắc: đen - trắng; có sự tương giao về mùi vị: trong - ngọt Thơ siêu thực thường hướng về thế giới vô thức của con người, đề cao cái ngẫu hứng, ghi chép lại những khoảnh khắc xuất thần của tiềm thức trên cơ sở vứt bỏ sự phân tích logic, đập tan các gông cùm của lý trí, đạo đức, tôn giáo và chỉ tin cậy ở trực giác, giấc mơ, ảo giác, ở những linh cảm bản năng và sự tiên tri. Sự kết hợp giữa Chủ nghĩa tượng trưng và Chủ nghĩa siêu thực đã tạo nên một khuynh hướng thơ ca độc đáo, mới lạ: Thơ tượng trưng - siêu thực. Và từ những năm 30 của thế kỉ XX, xu hướng sáng tác thơ theo khuynh hướng Tượng trưng siêu thực đã chính thức xuất hiện trên thi đàn thơ ca Việt Nam qua sự tiếp nhận của một lực lượng nhà văn, nhà thơ đông đảo như Bích Khê, Hàn Mặc Tử, 6 Chế Lan Viên… Xu hướng sáng tác này phát triển mạnh mẽ và vượt trội từ sau năm 1975 với những tên tuổi quen thuộc với độc giả như Dương Tường, Trần Dần, Lê Đạt Và một trong số những nhà thơ tiếp nhận xu hướng mới lạ đó, đạt được thành công và dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc không ai khác, chính là nhà thơ Thanh Thảo. Hành trình đến với thơ tượng trưng siêu thực của Thanh Thảo trải qua không ít những biến cố và thăng trầm. Nhưng với đầu óc tinh nhạy, và ý chí tìm tòi, sáng tạo bền bỉ, Thanh Thảo đã thành công trong việc tiếp nhận những yếu tố độc đáo của văn học phương Tây, đó chính là khuynh hướng thơ tượng trưng và sự mờ nhòe, siêu thực. Xuất phát từ việc nắm rõ được những độc đáo của khuynh hướng thơ tượng trưng - siêu thực, Thanh Thảo sử dụng biểu tượng như là một cấu tạo hình tượng đặc biệt để tạo ra những bí ẩn thú vị bằng cách dùng những từ ngữ để gợi lên hình ảnh mang ý nghĩa. Thế giới hữu hình trong thơ tượng trưng chỉ là hình ảnh, là cái bóng, là tượng trưng cho một thế giới mà ta không nhìn thấy được, nhưng đó lại chính là bản thể của thế giới. Phá bỏ mọi yếu tố truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức những thế hệ nhà thơ, mọi sự logic, lý trí, Thanh Thảo đặt niềm tin vào trực giác, vào những giấc mơ, ảo giác, ở những linh cảm bản năng từ tận sâu chính trong tâm hồn và tiềm thức của con người. Cho nên, Thanh Thảo ý thức rất rõ trên con đường hiện đại hóa thơ ca, ông đến với cuộc sống bằng trực giác vì ông hiểu chỉ có trực giác mới tìm ra cái bí ẩn nằm sau thế giới hữu hình, mới nhìn thấy thế giới đích thực là cái thế giới không nhìn thấy được. Thanh Thảo quan niệm: “Bản chất của thơ là thơ ngây, là bất thường, là xuất kỳ bất ý”[20, tr.76], thơ là con dao găm “Tôi ném vào khoảng trống”, “nhưng người bị thương lại chính là tôi”[3, tr.5]. Với ông: “Thơ là chữ nghĩa cũng không là chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ”[17, tr.66], “là tiếng nói của tâm linh, tiếng nói của sự chiêm nghiệm nhiều khi là cả đời người, của nhiều đời người”. 7 Quan niệm này chính là nền tảng để Thanh Thảo vững chắc vận hành tiến trình thơ ông đến với xu hướng tượng trưng, siêu thực. Trên con đường sáng tạo không mệt mỏi của mình, Thanh Thảo đã không ngần ngại hướng ngòi bút của mình về phía cuộc sống hiện đại để phát hiện và thể hiện ra trong thơ những ngổn ngang, những điều mà mắt không muốn nhìn, tai không muốn nghe, và cả những “bụi bặm” ngập đầy trong cuộc sống với xu hướng trở về với cái tôi cá nhân, những âu lo của đời sống thường nhật. Nhưng thơ ông dường như luôn tồn tại một sức sống và tỏa sáng mãnh liệt có thể làm lu mờ đi chính những bụi bặm, ồn ào bám riết dày đặc ấy. Ông“chống lại ngày quên lãng”, chiếu rọi, phơi bày “không giống ai” những mảng màu của quá khứ bằng cách cứ để chúng chìm dần, mờ nhòe đi và lan tỏa trong chính hiện tại xô bồ, ráo riết với những ranh giới mờ ảo giữa thực và hư, giữa hiện tại và quá khứ, giữa thế giới hữu hình và tiềm thức. Từ đó, chính độc giả đóng vai là những nhà khảo cổ học, đào bới những huyền bí, bí ẩn trong từng câu chữ đầy hình tượng, siêu thực để tìm ra được giá trị đích thực của một nghệ thuật thơ cách tân độc đáo. Sự tiếp nhận thơ tượng trưng siêu thực của Thanh Thảo không chỉ dừng lại ở lớp hình tượng, hình ảnh thơ tạo độ mờ nhòe mà còn được thể hiện thông qua lối kiến tạo ngôn ngữ mới lạ và huyền bí. Ông viết về những cõi miền của vô thức, tâm linh thông qua lớp ngôn từ mang đầy tính hình tượng tạo sự mờ nhòe, tương giao cảm giác, viết như đang mê sảng, nửa tỉnh nửa mê nhưng đầy sáng tạo và chủ động. Đàn ghi ta của Lorca là một trong những bài thơ tiêu biểu được sáng tác theo lối thơ Tượng trưng siêu thực với kết cấu của những vỉa tầng văn hóa Tây Ban Nha rộng lớn và sự đan xen, chồng chéo giữa màu sắc - âm thanh - hình khối. Khi sáng tạo lối thơ Tượng trưng - siêu thực, Thanh Thảo đã nắm chắc những nét văn hóa đã trở thành biểu tượng không thể tách rời trong đời sống Tây Ban Nha, đó là đàn ghi ta, điệu nhảy Flamenco và đấu bò. Và trên cái nền rộng lớn ấy, nhà thơ dựng xây vũ điệu bi hùng của cái chết, sự sống và đương nhiên là 8 cả sự bất tử của một con người, một dân tộc qua những mảng màu giao hòa hình ảnh, màu sắc và âm thanh: “li-la li-la li-la” - là âm thanh của tiếng đàn, nhưng cũng gợi lên tên loài hoa tử đinh hương (lilac), một loài hoa màu hồng đỏ đằm thắm mà nhiều người dân Tây Ban Nha ưa chuộng. Trong sắc đỏ của màu hoa và của tấm áo choàng, hành trình của người nghệ sĩ Lorcahiện lên trước mắt độc giả vừa ngút ngàn sắc thắm văn hóa vừa cô đơn trên hành trình tìm kiếm chân lý. Việc sáng tạo ra lớp ngôn từ khơi gợi những hình ảnh giàu tính biểu tượng tạo ra một thế giới bí ẩn vô tận kết hợp với hành trình tìm tòi, sáng tạo không ngừng nghỉ của Thanh Thảo đã làm bật lên được sự mờ nhòe, pha trộn cảm giác, ngôn từ và hình tượng thơ mang đầy những bí ẩn của một thế giới tâm linh con người và sự kết hợp tinh vi, chuẩn xác giữa thực và ảo. Bằng lối tư duy vệ tinh hiện đại, Thanh Thảo đã khai thác triệt để chất liệu ngôn ngữ, tạo cho thơ một màu sắc tượng trưng độc đáo đầy chất siêu thực, tạo cho thơ một đời sống riêng. Ông có ý thức cách tân một cách tuyệt đối về mặt ngôn ngữ tạo ra hàng loạt từ ngữ và câu thơ mới lạ có sức gợi cảm mạnh mẽ và luôn trong tư thế tạo nghĩa, phái sinh cảm xúc, có khả năng phá vỡ hoàn toàn mọi biên giới để đến với sự tương hợp của mọi giác quan. 1.1.2. Sự đổi mới tư duy trong thơ Thanh Thảo Thanh Thảo là người ý thức rất sâu sắc về vấn đề khai phá tính sáng tạo, mới lạ, độc đáo của văn chương, bởi ông hiểu : “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa ai có” (Nam Cao). Chính vì thế nên thơ ông luôn là sự đổi mới trên mọi phương diện nhưng trước hết, quan trọng nhất và ấn tượng nhất là sự đổi mới về mặt tư duy thơ. Từ quan niệm thơ phản ánh hiện thực, phải viết ra cho được những gì mà hiện thực cuộc sống có, không tô hồng cuộc sống, mà chỉ có phơi bày những gì chân thật, sống động nhất. Thanh Thảo đã đến với lối tư duy thơ hiện đại và mới 9 mẻ đầy những khoảng mờ, khoảng lặng và những câu thơ bỏ ngõ lửng lơ. Đó trước hết là lối tư duy tượng trưng siêu thực. Thơ Thanh Thảo luôn chứa đầy những ám ảnh, ảo giác, khoảng trống, những vùng tâm linh mờ nhòe, những mảnh vỡ kí ức hòa quyện với thực tại mông lung, tâm thức và tiềm thức đan xen. Và trong thơ Thanh Thảo, lối tư duy tượng trưng, siêu thực đã được ông khai phá một cách triệt để, từ đó tạo nên những hiệu ứng thẩm mỹ kỳ thú, thi vị cho các sáng tác như các bức họa trừu tượng luôn đòi hỏi sự khám phá không ngừng nghỉ và một lối tư duy chưa bao giờ cũ. Bởi vì với bản thân Thanh Thảo: “Thơ là chữ nghĩa cũng không phải chữ nghĩa, là ý thức mà không phải ý thức, là vô thức mà không hẳn vô thức. Thơ đúng nghĩa là sự bộc lộ tận cùng của nhà thơ”[17, tr.66]. Chính quá trình tìm tòi và thử nghiệm này giúp ông thực hiện một cuộc hành trình trong tư duy và phương thức biểu hiện, dần dần dịch chuyển về phía tượng trưng, siêu thực. Chính hành trình tinh vi này làm cho thơ Thanh Thảo càng trở nên độc đáo và quyến rũ người đọc hơn, thể hiện đúng và sâu sắc hơn kiểu tư duy Thanh Thảo - tư duy thơ “vệ tinh”. Hiện thực trong thơ Thanh Thảo luôn là hiện thực của đời sống xã hội và hiện thực của tâm hồn con người. Thơ Thanh Thảo phản ánh cuộc sống như những gì nó vốn có. Nhưng tất cả những mảng màu hiện thực đó đều được ông pha trộn trong cùng một bảng pha màu đầy chất nghệ thuật, người đọc khi tiếp nhận các sáng tác của ông đều như có cảm giác rơi vào một mê cung thần bí của các mảng màu sáng - tối, thực - ảo đan xen. Chính những bức tranh của hiện thực cuộc sống đôi khi lại gây ra cái cảm giác hư hư thực thực, có chút gì đó rất mơ hồ và vô cùng khó hiểu. Nhưng một khi đã tìm ra được chiếc chìa khóa vạn năng, nắm bắt được miền vô thức tâm linh, thì xuyên qua bảng pha màu của hiện thực cuộc sống đó, chúng ta lại phát hiện ra được đó không chỉ là hiện thực mà còn là quá khứ, đó không chỉ là cuộc sống được cảm nhận dựa trên một chiều hướng mà là được soi xét trên mọi phương diện và nhiều trạng thái tâm lý khác nhau… 10 [...]... mới vì Thanh Thảo là người luôn ý thức một cách sâu sắc và tuyệt đối: “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật (V.Hugo) 1.2 Quan niệm nghệ thuật của Thanh Thảo 1.2.1 Quan niệm về Thơ Dường như với Thanh Thảo thơ là lẽ sống của cuộc đời nên trong quan niệm của mình ông nhìn thơ ở mọi góc cạnh của cuộc sống, ông cho thơ một định nghĩa, ông kiếm tìm bản chất của thơ, những mối quan hệ của thơ và thế... những quan niệm về thơ của Thanh Thảo khá phong phú, ngoài những nhận định về thơ trên bề nổi, Thanh Thảo còn đi sâu vào tìm hiểu thi pháp của thơ, ông đưa ra những nhận định và quan niệm về ngôn ngữ thơ, biểu tượng thơ rất sâu sắc Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” ( Jakobson) Và “làm thơ là tạo ra một hành tinh thứ hai bằng ngôn ngữ” (Chế Lan Viên ) Nên đặc điểm tất yếu của thơ, và văn chương... thơ và nhà thơ của Thanh Thảo khá phong phú, chính sự thấu hiểu thơ ca đến tận cùng của nguồn gốc và sự sáng tạo như vậy nên Thanh Thảo là một người nghệ sĩ có ý thức cách tân rất rõ rệt Những tác phẩm ra đời như một sự minh chứng cho quan điểm nghệ thuật của một tâm hồn thi nhân ham đổi mới và dám đổi mới cho thơ, một nhà thơ có cống hiến lớn cho sự vận động của thơ hiện đại Việt Nam 25 CHƯƠNG 2 ĐẶC... tạo, cái tôi cá nhân của nghệ sĩ biểu hiện tập trung ở cái nhìn nghệ thuật độc đáo, ở cách cảm, cách nghĩ của nhà văn, nhà thơ, từ đó họ đề xuất ra những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật mới mẻ, tạo nên một ngôn ngữ nghệ thuật mới trong việc biểu hiện những nội dung mới của đời sống và tư tưởng 2.1.1 Cái tôi trữ tình thơ Thanh Thảo Thanh Thảo là một người nghệ sĩ - một nhà thơ của những cách tân, của... thơ hiện đại Việt Nam 25 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ THANH THẢO NHÌN TỪ CÁI TÔI TRỮ TÌNH 2.1 Cái tôi thời đại trong thơ Thanh Thảo Cái tôi là một trong những khái niệm triết học cổ nhất đánh dấu ý thức đầu tiên của con người về bản thể tồn tại của mình Cái tôi trong văn học nghệ thuật, trong sáng tạo là cái tôi của người nghệ sĩ - là phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo, riêng biệt được thể hiện... chính mình, Thanh thảo đã khẳng định những quan niệm về thơ ca và con người, về người nghệ sĩ và hành trình sáng tạo nghệ thuật Với ông: Thơ chẳng là gì nhưng cũng có thể là tất cả”, và nhà thơ chính là người sống trong lòng sáng tạo Người nghệ sĩ với các sáng tác của chính họ đã giữ gìn được vẻ đẹp trong sáng của tâm hồn con người bằng cách đưa thơ ca nghệ thuật - thứ mà theo nhà thơ có thể thanh lọc... nhận thấy chính cách nhìn về thế giới, về cuộc sống của Thanh Thảo đã thay đổi tâm thế thơ và hình thức thơ ông Đây được xem như một sự đột phá mới trong sáng tạo nghệ thuật thơ Thanh Thảo Ở góc nhìn cách tân, cũng như các nhà thơ khác, Thanh Thảo dứt khoát từ bỏ cái thế giới đóng khung để hướng đến một thế giới lắp ghép, phân mảnh, đứt đoạn bằng kĩ thuật xốc ngửa, lắp ráp từ ngữ, sử dụng chất humour,... nổi mình”[5, tr.59] Thanh Thảo luôn tâm niệm nhà thơ phải luôn gắn chính mình với sự sáng tạo, phải đi trên đôi chân chính mình, bay bằng đôi cánh thơ mình, và viết bằng chính “ruột gan” của mình trên hành trình nghệ thuật chân chính Vì thế quan 20 niệm về người sáng tạo thơ của Thanh Thảo cũng luôn gắn liền với quan niệm về sáng tạo nghệ thuật Với ông, hành trình sáng tạo nghệ thuật luôn phải là một... cấp Với Thanh Thảo và nhiều nhà thơ theo khuynh hướng thơ hậu hiện đại khác, họ quyết đẩy thơ và người làm thơ rơi vào giữa lòng đời Nét đặc trưng nhất của lối tư duy hậu hiện đại trong thơ Thanh Thảo chính là sự phá vỡ trật tự thời gian, sự phân mảnh, tính lỏng lẻo trong liên kết ý tưởng, sự sáng tạo những cặp vòng tương tác… Không những thế, trong các sáng tác thơ của ông, với những câu thơ ngắn... cái đẹp của nghệ thuật, cái tuyệt mỹ của từng câu thơ, từng bài thơ: thơ cần một sự tự do tuyệt đối trong tâm hồn người làm thơ vì “không thể có thơ ở một nhà thơ có tâm hồn nô lệ, dẫu người ấy tài giỏi tới đâu, ngôn từ giàu có tới đâu”[6, tr.130131] Và sự chân thành trong thơ cũng là một điều quan trọng trong quan niệm về người sáng tạo thơ của Thanh Thảo Với ông, dối trá trong thơ, hay dối trá . với đề tài Đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo gồm có 3 chương như sau: Chương 1. Thơ Thanh Thảo - Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật Chương 2. Đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo nhìn. 3. Đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo nhìn từ phương thức biểu hiện 5 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THƠ THANH THẢO - HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT 1.1. Hành trình sáng tạo thơ của Thanh. những nét độc đáo trong nghệ thuật thơ Thanh Thảo thì vẫn còn rất nhiều những bí ẩn chưa được khám phá hết, nói cách khác, nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật thơ Thanh Thảo vẫn đanglà một vấn

Ngày đăng: 06/11/2014, 08:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

  • B. PHẦN NỘI DUNG

  • C. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan