thực trạng nhận thức của học sinh trung học cơ sở xuân du về vấn đề giáo dục giới tính

65 1.1K 8
thực trạng nhận thức của học sinh trung học cơ sở xuân du về vấn đề giáo dục giới tính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NHƯ THANH TỈNH THANH HÓA GIẢNG VIÊN HD : ĐỖ THỊ HỒNG HẠNH SINH VIÊN : TRỊNH THỊ HIỀN LỚP : K12A TÂM LÝ HỌC THANH HÓA, THÁNG 05 NĂM 2013 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè, và người thân. Trước hết, em xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục đã cung cấp cho các em kiến thức trong 4 năm học qua để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Hồng Hạnh - cô giáo trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề tài. Con cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, là điểm tựa vững chắc cho con suốt năm tháng qua. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em học sinh ở 2 trường THCS đó là: trường THCS Xuân Du và trường THCS Phượng Nghi ở huyện Như Thanh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình điều tra thu thập số liệu thực tiễn. Cảm ơn các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập cũng như chia sẻ tài liệu, đóng góp ý kiến giúp tôi làm tốt đề tài của mình. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để những công trình nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thanh hóa, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trịnh thị Hiền Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU DÙNG TRONG BÀI LUẬN VĂN TT Chữ viết tắt Diễn giải 1 GDGT Giáo dục giới tính 2 STT Số thứ tự 3 THCS Trung học cơ sở 4 GDCD Giáo dục công dân 5 CNH Công nghiệp hóa 6 HĐH Hiện đại hóa Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh DANH MỤC BẢNG Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự xuất hiện của nhiều loại văn hóa phẩm không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ở lứa tuổi vị thành niên. Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của một con người, nó xuất hiện với những biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm sinh lý. Đó là giai đoạn từ tuổi thơ đang dần trở thành người lớn với sự trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn rất sâu sắc. Trong thời kỳ này trẻ bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi của cơ thể, những khác biệt giới tính giữa nam và nữ, và với những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình dục…Tuổi dậy thì ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung đều bộc lộ sự thay đổi về nhân cách và tâm lý, trẻ vị thành niên luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua. Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính (GDGT) ở trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì - giai đoạn trẻ rất cần được sự giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội và phát triển định hướng giáo dục giới tính nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với bạn bè, gia đình, biết tôn trọng bản thân và bạn khác giới. Nhà giáo dục học Makarenco đã từng khẳng định “GDGT chỉ là một khía cạnh của giáo dục toàn diện và không thể tách rời ra được, như một cánh tay dính liền với cơ thể. Muốn cho cánh tay khỏe mạnh thì phải làm cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh và ngược lại nếu có cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt chỉ có cánh tay GDGT là bị bỏ bê và nhức nhối thì người đó không thể thưởng thức sự lành mạnh của phần cơ thể còn lại". Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc GDGT cho trẻ vị thành niên và không thể xem GDGT như là một điều mới lạ trẻ phải học ở trường khi tới tuổi dậy thì. Hiện nay, xã hội càng phát triển thì đời sống con người ngày càng được cải Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh thiện hơn với mục tiêu hình thành nên những thế hệ sau có sự phát triển về thể chất và tinh thần một cách toàn diện, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước, cho sự phát triển bền vững của xã hội. Một trong những mục tiêu phát triển toàn diện con người hướng vào thế hệ trẻ là giáo dục giới tính cho học sinh THCS nhằm nâng cao hiểu biết cho học sinh về giới tính, định hướng các em trong mối quan hệ với bạn khác giới, với hôn nhân và gia đình. Giới tính, tình dục, tình yêu là vấn đề muôn thuở của xã hội loài người như cơm ăn nước uống, một vấn đề tự nhiên cho sự phát triển của con người cho mọi quá trình sống khác như giao tiếp, lao động, nghỉ ngơi……Do vậy giáo dục giới tính có ý nghĩa xã hội quan trọng trên cả hai phương diện nâng cao chất lượng giống nòi và chất lượng cuộc sống. Tuổi vị thành niên nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu, cần được trang bị kiến thức về giới tính. Tuy nhiên một thực tế hiện nay cho thấy, ở các nước Á Đông, cụ thể là Việt nam quan niệm về giới tính, tình dục, tình yêu còn rất hạn chế, có đôi phần khắt khe. Nên các bậc cha mẹ thường ít hoặc không đề cập đến những vấn đề nhạy cảm vì sợ làm hư con cái, là vẽ đường cho hươu chạy, với suy nghĩ đến khi nào lớn các em sẽ tự biết. Hoặc nếu có đề cập đến thì cũng chung chung không rõ ràng càng gây nhiều thắc mắc cho con cái những vấn đề về giới tính tình bạn, tình yêu. Trong khi đó chương trình giáo dục giới tính ở nhà trường chỉ giải quyết được phần nào thắc mắc ở lứa tuổi này. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn như vậy tôi chọn vấn đề “Thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh THCS huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh THCS huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả GDGT cho học sinh THCS huyện Như Thanh nói riêng và trẻ em lứa tuổi Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh vị thành niên nói chung. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận chung của vấn đề GDGT Tìm hiểu thực trạng việc giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS huyện Như Thanh nói riêng và trẻ em tuổi vị thành niên nói chung. 4. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh THCS huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa 5. Khách thể nghiên cứu Học sinh Trung học cơ sở huyện Như Thanh-tỉnh Thanh Hóa 6. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện hạn chế về thời gian, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng việc giáo dục giới tính cho 200 học sinh khối 8,9 tại 2 trường : Trường THCS Xuân Du ( Như Thanh - Thanh Hóa) và trường THCS Phượng Nghi (Như Thanh – Thanh Hóa) và 30 giáo viên của 2 trường THCS. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết để xây dựng hệ thống khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đây là phương pháp chủ yếu sử dụng trong đề tài để thu thập thông tin về thực trạng GDGT cho học sinh THCS huyện Như Thanh - tỉnh Thanh Hóa 7.3.Phương pháp phỏng vấn Đây là phương pháp thu thập thông tin một cách trực tiếp về việc GDGT cho học sinh THCS, và phương pháp này còn nhằm bổ trợ cho quá trình sử dụng Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. 7.4.Phương pháp thống kê toán học Để xử lý số liệu thu được và đưa ra những kết quả chính xác,khách quan cho đề tài nghiên cứu nên tôi đã sử dụng phương pháp thống kê trong toán học : Tính tỉ lệ % và tính trung bình cộng. Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH 1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngay từ thời Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, tuy rằng rất thô sơ và mang màu sắc cảm tính, mê tín. Từ thời kì xa xưa của văn minh loài người, giới tính đã được đề cập đến bằng một hệ thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về tình yêu nhu kinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma, “Phaedr” và “Bữa tiệc” của Platon… Trong đó các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo cho tình yêu, mà còn cố gắng cung cấp những kiến thức về sinh học và tâm lý học tình dục”. Các thầy thuốc thời cổ đại như Hipocrates cũng hết sức chú ý tới những vấn đề có liên quan đến chức năng tái tạo giống nòi và những rối loạn của chức năng đó, đặc biệt là đời sống tình dục của con người. 1.1.1. Trên thế giới Công tác nghiên cứu khách quan các vấn đề về giới tính, tính dục chỉ thật sự được tiến hành ở thời kì Phục hưng, khi bộ môn Giải phẫu và Sinh học bắt đầu phát triển. Trong thời kì này, những khía cạnh của tính dục, nhất là xét về phương diện đạo đức và giáo dục, được người ta nghiên cứu tới. Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các đề tài nghiên cứu về giới tính được mở rộng hơn… Cho đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nhà khoa học J. Bachocen (Thuy sĩ), J. Mặc Len nan (Anh), E. Westennach (Phần Lan), Ch. Letoumeau và A. Espinas (Pháp), Lewis Herưy Morgan (M), X.M. Kovalevxki (Nga)… không những đã gắn sự phát triển quan hệ tính dục với các dạng hôn nhân và gia đình, mà còn gắn cả với yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá. Đặc biệt, F. Enggels đã đưa ra một quan điểm mới về phương pháp phân tích các dạng liên kết những mối quan hệ tính dục với quan hệ kinh tế và quan hệ xã Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 5 [...]... về tầm quan trọng, ý nghĩa của giáo dục giới tính, mức độ hứng thú, thái độ, hành vi học tập và kiểm tra sự tương quan giữa thái độ đó với mức độ nhận thức về các kiến thức giới tính 2.3.1 Nhận thức của học sinh THCS về giáo dục giới tính 2.3.1.1 Hiểu biết của học sinh về khái niệm giới tính Kết quả điều tra được trình bày trong Bảng 2.1 sau đây: Bảng 2.1: Hiểu biết của học sinh về khái niệm giới tính. .. khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học giáo dục học, tâm lí học, sinh lí học đã cố gắng xây dựng nền móng vững chắc cho nền khoa học giới tính và giáo dục giới tính theo quan điểm Mác–xít Họ đã đưa ra nhiều phương hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính của Liên Xô A.X Makarenko viết: “Đạo đức xã hội đặt ra những vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Sinh hoạt giới tính của. .. hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông từ lớp 9 đến lớp 12 Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều dự án Quốc gia, nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế nghiên cứu về giới tính và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tình yêu trong thanh niên, học sinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tính cho học sinh Việc nghiên cứu giới. .. việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối quan hệ gia nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người và việc giáo dục con cái Khi giáo dục một con người không thể quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về giới tính Ông đã đưa ra nhiều ý kiến rất cụ thể về nội dung phương pháp giáo dục giới tính Ông nói: “Các nhà giáo dục học Xô viết coi giáo dục giới tính và giáo dục. .. nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính Nhiều công trình nghiên cứu về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều tra về tình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành từ năm 1985 đến nay, bước đầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh Những công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính. .. nhau về sinh lí cơ thể (45,5%), con trai con gái(9,5%) + Chỉ có 53,8% học sinh chọn khái niệm về giới tính là “Những đặc điểm khác nhau về tâm sinh lí con người” Đây là nhận thức khái niệm tương đối đầy đủ về giới tính Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 28 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh 2.3.1.2 Nhận thức của học sinh THCS về khái niệm giới tính Để tìm hiểu nhận thức của. .. 31,5% học sinh khối 9 cho rằng giáo dục giới tính là những nội dung kiến thức giúp học sinh hiểu sự khác biệt giữa tình yêu và tình bạn” Có 34,3% em khối 8 và 28,4 em khối 9 cho rằng: “ Giáo dục giới tính là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức về sự khác biệt nam và nữ Một em học sinh nam lớp 8 trường THCS Xuân Du cho biết rằng: “Theo em giới tính là nói đến nam và nữ vì vậy nói đến giáo dục giới. .. lý học Trang 27 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Hồng Hạnh thiết với việc ngăn chặn tình trạng có thai sớm, phá thai vô ý thức, và mắc phải các bệnh truyền nhiễm 2.3 THỰC TRẠNG VIỆC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS HUYỆN NHƯ THANH - TỈNH THANH HÓA Để tìm hiểu thực trạng vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh trường THCS, chúng tôi đi tìm hiểu nhận thức của các em học sinh và thầy cô giáo. .. triển.” Giáo dục giới tính có nội dung rất đa dạng và phong phú nhưng chúng ta có những nội dung cơ bản sau: Giáo dục về sự thay đổi của cơ thể khi dậy thì, về các mặt giới và mối quan hệ của hai giới, tình yêu, tình dục, sức khỏe sinh sản, trong những nội dung này đã bao gồm những vấn đề như kỹ năng, ý thức cho các em học Sinh viên: Trịnh Thị Hiền – Lớp K12A - Tâm lý học Trang 19 Khóa luận tốt nghiệp sinh. .. khi đề cập đến việc GDGT: sự hiểu biết về những kiến thức cơ bản đến sự phát triển tâm sinh lí của con người, các vấn đề liên quan đến đời sống tình dục, việc hình thành một nhận thức đúng đắn, thái độ tính cực đối với vấn đề tình dục Về đối tượng thì chủ yếu là cần giáo dục giới tính cho thế hệ đang lớn lên, nội dung phù hợp với bản sắc văn hoá của từng dân tộc, địa phương nhưng đảm bảo tính giáo dục . cứu về giới tính và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tình yêu trong thanh niên, học sinh; Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tính cho học sinh Việc. bước đầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính cho thanh niên và học sinh. Những công trình này đã nêu lên nhiều vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới Sinh viên: Trịnh. vấn đề như: quan niệm về tình bạn, tình yêu, hôn nhân; nhận thức về giới tính và giáo dục giới tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục

Ngày đăng: 05/11/2014, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan