Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5

109 5.8K 51
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Kể chuyện là một phân môn của Tiếng Việt, do đó việc dạy tốt phân môn này cũng nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu dạy học bộ môn Tiếng Việt đề ra. Những mục tiêu đó được thể hiện cụ thể như sau: Một là: Môn Tiếng Việt góp phần hình thành và phát triển bốn kĩ năng sử dụng Tiếng việt đó là: nghe, nói, đọc, viết để tiếp tục học lên các bậc học cao hơn và để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời nó còn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống Ngoài ra, môn Tiếng Việt còn giúp nâng cao phẩm chất tư duy và năng lực về nhận thức cho học sinh. Hai là: Khi học Tiếng Việt, các em sẽ được cung cấp các hiểu biết sơ giản về hệ thống tiếng Việt và tri thức sử tiếng Việt trong giao tiếp. Song song đó, các em còn tiếp thu được những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá và văn học Việt Nam và nước ngoài. Ba là: Tình yêu tiếng Việt của các em sẽ được hình thành và phát triển thông qua việc học môn học này, cũng từ đó các em sẽ có ý thức đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả những điều đó sẽ góp phần hình thành nên nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 1.2. Mục tiêu dạy học bộ môn Tiếng Việt được cụ thể hoá ở phân môn Kể chuyện bởi mục đích và ý nghĩa của nó. Cụ thể như sau: Một là: Môn học này nhằm thoả mãn nhu cầu được nghe kể chuyện của trẻ, đồng thời nó còn mang lại những xúc cảm thẩm mĩ cho tâm hồn học sinh. Hai là: Những câu chuyện kể sẽ góp phần giáo dục các em một cách hết sức tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái. Góp nhặt từng chút một từ ý nghĩa của mỗi câu chuyện, các em sẽ ngày càng tự hoàn thiện nhân cách của mình. 1 Ba là: Giờ kể chuyện còn góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ. Thông qua việc kể lại các câu chuyện dưới các dạng bài khác nhau các em đã tiếp xúc với các tác phẩm văn học, điều này đồng nghĩa với việc vốn văn học của các em được tích luỹ dần trong dạy học Kể chuyện. Song song đó, các giờ kể chuyện còn mở ra cho các em một tầm hiểu biết mới hơn về cuộc sống xung quanh. Bốn là: Trí tưởng tượng của các em ngày càng phát triển nhờ vào việc được nghe hoặc kể lại các câu chuyện. Các câu chuyện cũng gieo vào tâm hồn các em những ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi đẹp. Năm là, việc kể lại câu chuyện bằng lời của mình đã góp phần rèn luyện và phát triển kĩ năng nói, kể trước đám đông. Từ đó, các em sẽ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với mọi người. Để thu hút sự chú ý của mọi người vào câu chuyện của mình, các em phải luôn nghĩ để tìm ra cách kể sao cho hấp dẫn nhất. Đó quả là một nghệ thuật. Cuối cùng là, để kể tốt, các em còn phải biết nghe tốt các câu chuyện. Điều này góp phần rèn kĩ năng nghe cho các em. 1.3. Tuy nhiên, thực tế dạy học kể chuyện ở tiểu học hiện nay chưa đáp ứng được những mục đích, yêu cầu của Kể chuyện đặt ra. Điều đó được biểu hiện như sau: Một là, do giáo viên chưa có một quan miện đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của việc dạy học Kể chuyện cũng như họ chưa hiểu đầy đủ những ích lợi mà Kể chuyện mang lại nên họ nghĩ rằng đây là môn học không phải là thật sự cần thiết đối với học sinh. Vì lẽ đó nên giáo viên rất ít đầu tư cho việc dạy học Kể chuyện (từ việc rèn luyện kĩ năng kể chuyện cho bản thân đến việc tìm ra phương pháp phù hợp để hướng dẫn cho học sinh). Hai là, do giáo viên chưa có phương pháp dạy tốt nên học sinh chưa thể có một giờ học Kể chuyện thật sự thú vị. Điều này dẫn tới việc các em 2 không hứng thú thậm chí còn không thích học mặc dù trẻ em nào hầu như cũng rất thích kể chuyện. Những điều trên đây đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là chất lượng dạy học Kể chuyện ở tiểu học, trong đó có lớp 5 chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5”. Đề tài nhằm khắc phục những thực tế trên để góp phần đạt được mục tiêu dạy học Kể chuyện nói riêng và dạy học Tiếng Việt nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đọc và kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật có từ rất lâu đời. Nó xuất hiện cả trước khi con người tìm ra chữ viết. Điều này được chứng minh bằng một kho tàng văn học dân gian khổng lồ mà các bậc tiền nhân đã để lại cho chúng ta. Kể chuyện đã sớm được đưa vào chương trình giảng dạy trong trường tiểu học. Và nó đã được các em học sinh đón nhận rất hào hứng vì đây là một môn học lí thú và hấp dẫn. Tuy nhiên để giảng dạy tốt môn học, người giáo viên cần có những hiểu biết về một số điểm lí luận cơ bản về phương pháp và kĩ thuật dạy học phân môn này. Xuất phát từ yêu cầu trên, một số nhà khoa học đã lao vào nghiên cứu vấn đề này nhưng số lượng các công trình hãy còn khá khiêm tốn. Đầu tiên trong số đó, chúng ta phải nhắc đến là quyển Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ của M.K. Bogliuxkaia. V.V. Septsenkô do Lê Đức Mẫn dịch. Đây là một quyển sách thật sự bổ ích đối với những giáo viên mầm non. Trong quyển sách này, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn đó là: nghệ thuật đọc văn học và những thủ thuật cơ bản khi đọc, kể chuyện văn học và phương pháp đọc, kể chuyện văn học cho trẻ. Bàn về nghệ thuật đọc văn học, tác giả chủ yếu nói đến tầm quan trọng của nghệ thuật đọc văn học: “Nhiệm vụ của người đọc là giúp cho người nghe nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những 3 hình ảnh tương ứng nổi lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình cảm và cảm xúc nhất định ”. Bàn về thủ thuật đọc, ông đã phân tích một số thủ thuật cơ bản sau: thanh điệu cơ bản, ngữ điệu, tính lô gích trong đọc truyện, cách ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ của giọng và tư thế, nét mặt, cử chỉ. Trong phần những vấn đề về phương pháp tổ chức giờ đọc và kể chuyện cho trẻ em, tác giả đã viết rất cụ thể và có nhiều bài soạn mẫu để dẫn chứng minh hoạ rất rõ ràng. Một tài liệu viết về đề tài kể chuyện mà không thể không nhắc đến đó là quyển Kể chuyện 1 của đồng tác giả Đỗ Lê Chẩn và Nguyễn Thị Ngọc Bảo. Trong phần lí luận chung, các tác giả đã nêu đầy đủ về vị trí, nhiệm vụ cũng như phương pháp của dạy học kể chuyện ở lớp 1 cũng như đối với tiểu học. Phần hướng dẫn cụ thể, các tác giả đã tóm tắt nội dung truyện, hướng dẫn tìm hiểu truyện và hướng dẫn các bước lên lớp cho từng bài cụ thể. Một tác giả đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này, đó chính là Chu Huy với Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học. Theo tác giả, nhu cầu kể chuyện đối với học sinh tiểu học là rất lớn. Ngoài việc xác định vị trí, nhiệm vụ rất quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra phương pháp và kĩ thuật lên lớp với những bài soạn mẫu rất cụ thể. Xuất phát từ quan điểm: Tiếng Việt - là công cụ, là phương tiện lĩnh hội tiếp thu nền văn hoá của dân tộc, nền văn minh của nhân loại – phải được coi trọng từ thời thơ ấu, cần được tổ chức hướng dẫn dạy dỗ thật khoa học, Nguyễn Xuân Khoa đã cho ra mắt bạn đọc quyển Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Dạy học kể chuyện là một trong những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà tác giả đã đề cập tới. Trong đó, tác giả đã chỉ ra phương pháp cũng như nghệ thuật đọc và kể chuyện thật cụ thể. 4 Quyển giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 do đồng tác giả Lê Phương Nga và Nguyễn Trí biên soạn cũng đã đề cập đến phương pháp dạy học Kể chuyện. Viết về phương pháp dạy học kể chuyện, các tác giả đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học kể chuyện. Đồng thời, các tác giả cũng đã xây dựng cách thức tổ chức cũng như các hoạt động chủ yếu trong tiết kể chuyện. Đặc biệt, các tác giả đã nhấn mạnh đến việc rèn kĩ năng nghe và kể cho học sinh. Đề tài Truyện cổ tích và một số biện pháp dạy học kể chuyện cổ tích cho học sinh lớp 1, 2, 3 là khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Thu Thuỷ, sinh viên K 46, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra một số biện pháp dạy học kể chuyện cổ tích ở lớp 1, 2, 3 khá cụ thể. Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học là đề tài nghiên cứu của Trần Thị Mến, sinh viên K47, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ngoài việc xác định quan niệm về việc dạy học kể chuyện ở Tiểu học, trong đề tài này, tác giả còn đề xuất một số biện pháp dạy học kể chuyện ở Tiểu học nhưng cũng chỉ dừng lại ở hướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện vừa được nghe thầy cô kể. Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây là rất giá trị cho giáo viên trong việc dạy học kể chuyện theo chương trình cải cách giáo dục. Đối với chương trình 2000 thì các công trình trên đây chỉ có thể áp dụng với các lớp 1,2,3 và kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp ở lớp 4-5. Ngoài việc điều chỉnh, phát triển và ứng các kết quả của những công trình nghiên cứu trên đây, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi còn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp dạy học cho hai kiểu bài mới được bổ sung vào chương trình kể chuyện 4-5, đó là: kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc và kiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. 5 Tất cả những điều đúc kết được từ các công trình nghiên cứu trên đây cũng chỉ là phần cứng. Vấn đề là ở chỗ giáo viên hiểu và vận dụng chúng ở mức độ nào. Đó là điều mà chúng ta cần quan tâm hiện nay. Học sinh được rèn luyện kĩ năng kể chuyện thật tốt. Từ đó, các em sẽ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Điều đó chỉ đạt được khi giáo viên có một quan niệm đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của kể chuyện cũng như họ phải có những biện pháp dạy học thật hợp lí. Đó cũng chính là những gì mà đề tài này mong muốn mang đến cho giáo viên. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này nhằm giúp cho giáo viên nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện, từ đó họ thấy rằng dạy học tốt Kể chuyện là hết sức cần thiết. Đồng thời khi nghiên cứu đề tài chúng tôi cũng cố gắng tìm ra một số biện pháp để cùng giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong dạy học Kể chuyện thời gian qua. Những việc làm trên không ngoài mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Kể chuyện ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, dạy học Kể chuyện ở lớp 5. Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng dạy học Kể chuyện ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng sẽ được nâng cao nếu: Giáo viên nhận thức đúng mục đích, vai trò của phân môn Kể chuyện, đồng thời họ có cách tổ chức giờ học sao cho hấp dẫn học sinh và có các biện pháp hữu hiệu giúp học sinh biết cách kể chuyện. Học sinh biết kể chuyện, hứng thú với giờ học, mạnh dạn, tự tin trong khi kể chuyện cũng như trong giao tiếp. 6 6. Các nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy học Kể chuyện ở Tiểu học. Tìm hiểu thực trạng dạy học Kể chuyện ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5. Tiến hành dạy học thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7. Những đóng góp mới của luận văn Góp phần giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về mục đích, vai trò của phân môn Kể chuyện trong dạy học Tiếng Việt. Thông qua các biện pháp đã đề xuất, đề tài có thể giúp giáo viên thực hiện tốt hơn giờ dạy học Kể chuyện lớp 5. 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phân tích tài liệu: Đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài. 8.2. Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu quan niệm của giáo viên về Kể chuyện, ý thức học tập của học sinh và thực trạng việc dạy học Kể chuyện hiện nay. 8.3. Quan sát: Dự một số giờ dạy thực tế để nắm được cách thức dạy học của giáo viên và kĩ năng kể chuyện của học sinh ở lớp 5 đồng thời cũng nhằm bổ sung, tăng độ chính xác, khách quan cho việc điều tra. 8.4. Thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm tra tính khoa học và tính khả thi của những biện pháp đã đề xuất. 8.5. Tổng hợp và thống kê các kết quả thu được từ điều tra, quan sát và thực nghiệm sư phạm. 9. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương I. Cơ sở lí luận của việc dạy học Kể chuyện ở Tiểu học. 7 Chương II. Thực trạng dạy học Kể chuyện lớp 5. Chương III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5. PHẦN NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC 1.1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN 1.1.1. Quan niệm về kể và kể chuyện Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giải thích “kể”: nói rõ đầu đuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích. Theo đó “kể” tức là nói một sự việc có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Tác giả Nguyễn Trí cho rằng: Kể chuyện là một phương thức tự sự, một phương thức biểu đạt để kể các chuyện. Theo quan niệm này, muốn kể chuyện chúng ta phải có chuyện để kể. Hay nói cách khác là người ta dùng cách kể chuyện khi có chuyện muốn kể. Thuật ngữ kể chuyện cũng được tác giả Chu Huy trình bày trong quyển Dạy học kể chuyện ở trường Tiểu học. Theo đó, ông cho rằng “ kể chuyện” bao gồm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau: Một là: Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữ tình, loại hình kịch) còn gọi là truyện hay tiểu thuyết. Hai là: Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng. Ba là: Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn. Bốn là: Chỉ tên một phân môn ở các lớp trong trường tiểu học. 8 Ở phạm trù ngữ nghĩa thứ nhất, tác giả cho rằng kể chuyện là một loại hình trong sáng tác văn học mà đặc trưng của nó là phải có tình tiết, tức là sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách riêng. Theo đó thì phạm trù ngữ nghĩa này chỉ đề cập tới “ chuyện” mà chưa nói tới hoạt động “kể”. Ở phạm trù ngữ nghĩa thứ hai, tác giả cho rằng kể chuyện là một phương pháp trực quan sinh động bằng lời nói. Theo cách hiểu này, tác giả đã quan niệm kể chuyện là một phương pháp dùng lời để trình bày một vấn đề một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Nếu ở phạm trù ngữ nghĩa thứ nhất, tác giả xem kể chuyện chỉ hàm chứa nội dung thì trong phạm trù ngữ nghĩa thứ hai, tác giả lại cho rằng kể chuyện là một hành động nói. Vậy cộng hai phạm trù ngữ nghĩa trên lại với nhau chúng ta sẽ được một cách hiểu đầy đủ về kể chuyện. Ở thuật ngữ thứ ba và thứ tư thì kể chuyện được sử dụng là một danh từ để gọi tên một thể loại văn trong phân môn Tập làm văn (văn kể chuyện) hoặc một phân môn trong bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học (kể chuyện). Xét về bản chất, sở dĩ có tên gọi là (văn) Kể chuyện hay (phân môn) Kể chuyện là do bản thân của chúng mang những nét đặc trưng của kể chuyện. Điều đó có nghĩa là tên gọi có sau và nó phản ánh bản chất mà môn học đó chứa đựng. Tóm lại, dù theo quan điểm nào thì chúng ta cũng phải hiểu: kể chuyện là một hoạt động của lời nói, nhằm trình bày một sự việc có mở đầu, diễn biến và kết thúc. 1.1.2. Nhu cầu kể chuyện trong cuộc sống Trong cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người, con người luôn luôn trao đổi thông tin với nhau. Để thoả mãn nhu cầu đó, con người cần một phương tiện đó là ngôn ngữ. Như ta đã biết, ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, con người sử dụng ngôn ngữ nói để trao đổi thông tin với nhau. Việc 9 sử dụng lời nói để trao đổi với nhau các vấn đề của cuộc sống, thật ra lúc đó con người đang kể chuyện cho nhau nghe. Vì sao có thể khẳng định như vậy? Vì khi đó con người đang tiến hành một hoạt động lời nói để trình bày một sự việc sao cho người nghe hiểu được ý của mình. Trong cuộc sống và lao động của người xưa, khi mà xã hội chưa phân chia giai cấp, con người sống với nhau theo bầy đàn, sau một ngày săn bắt hái lượm, họ cùng quây quần với nhau bên bếp lửa để kể cho nhau nghe những câu chuyện về những cuộc săn bắt, hái lượm của họ. Xã hội ngày càng phát triển, cùng với ngôn ngữ trình độ nhận thức của con người cũng phát triển. Khi đó, trong quá trình lao động sản xuất của mình, họ lại kể cho nhau nghe những câu chuyện có thể tự mình nghĩ ra hoặc của thế hệ trước để lại. Những câu chuyện này chủ yếu nói về kinh nghiệm sản xuất hoặc giải thích các hiện tượng thiên nhiên hay ước mơ chinh phục thiên nhiên của người xưa. Đó chính là kho tàng văn học dân gian đồ sộ và vô cùng quý giá mà nhân loại bao thế hệ đã dành tặng cho hậu thế. Khi chữ viết xuất hiện cũng là lúc nền văn học viết ra đời, hơn bao giờ hết nhu cầu kể chuyện của con người là rất cao. Điều này thể hiện ở việc con người ghi lại những câu chuyện dân gian để tiếp tục kể lại và lưu truyền lâu dài cho đời sau. Song song đó, con người luôn không ngừng đua nhau sáng tác thêm rất nhiều câu chuyện mang hơi thở của thời đại nhằm đáp ứng nhu cầu về kể chuyện ngày càng cao của con người. Tóm lại, kể chuyện là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống con người. Dù muốn dù không nhu cầu này vẫn tồn tại và phát triển một cách tự nhiên từ đời này qua đời khác và ngày càng cao. 1.1.3. Nhu cầu kể chuyện đối với trẻ Từ lúc bập bẹ tập nói, các em nhỏ đã rất thích nghe kể chuyện. Những câu chuyện của bà luôn là niềm hứng khởi đối với các em và nó đã để lại trong lòng các em những tình cảm tốt đẹp. Khi đến tuổi mẫu giáo, 10 [...]... sau: 1 Kể một câu chuyện về việc chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường hoặc xã hội 2 Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội 2.2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 5 Để xác lập cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy học Kể chuyện ở một số trường Tiểu học. .. người giáo viên cần phải nắm vững chúng để việc dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao nhất 28 Chương II THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 5 2.1 CÁC KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN LỚP 5 2.1.1 Kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểm học tập Trong trường hợp này, câu chuyện (có độ dài trên dưới 50 0 chữ) được in trong sách giáo viên và được trình... tiêu và nhiệm vụ dạy học ở hai bậc học trên có những nét tương đồng Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học ở Tiểu học là sự phát triển cao so với Mầm non Tóm lại, Kể chuyện có mục tiêu, nhiệm vụ rất quan trọng trong trường tiểu học Ngoài việc góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh, Kể chuyện còn tạo cho các em hứng thú học tập 1.2.2 Đặc điểm của hoạt động dạy học Kể chuyện ở Tiểu học 1.2.2.1 .Kể chuyện là hoạt... Trong dạy học kể chuyện, đôi khi chúng ta sử dụng phương pháp sắm vai Phương pháp này được sử dụng khi học sinh tập kể lại câu chuyện theo lối phân vai Để việc dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao, giáo viên cần sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp trên Kết luận: Kể chuyện là hoạt động sử dụng lời nói để trình bày một sự việc có mở đầu, diễn biến và kết thúc Thông qua kể chuyện. .. điểm: Một là, giáo viên đã tiến hành giờ dạy hợp lí, đúng qui trình Hai là, tất cả học sinh được tham gia kể chuyện (kể theo nhóm) và các em hầu hết kể lại được câu chuyện theo các mức độ khác nhau (chỉ có một số em kể tốt còn đa số kể chưa tốt) Những tồn tại: Một là, khi kể chuyện, hầu hết giáo viên còn bám quá sát với văn bản, chưa kể theo lời của mình (do giáo viên chưa có được một kĩ năng kể chuyện. .. phụ lục) 2.2.1 Quan niệm về dạy học Kể chuyện của giáo viên lớp 5 Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành xử lí và thu được kết quả như sau: Quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng của dạy học kể chuyện ở Tiểu học (câu 1): 100% giáo viên chọn ý a/ Điều đó cho thấy giáo viên đã nhận ra tầm quan trọng của dạy học Kể chuyện ở lớp 5 nói riêng và ở Tiểu học nói chung Khi trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo... chuyện của giáo viên lớp 5 Qua tiến hành dự một số tiết dạy của giáo viên kết hợp với kết quả của việc điều tra, chúng tôi đã thu được kết quả về cách thức dạy học kể chuyện của giáo viên lớp 5 như sau: 2.2.2.1 Đối với kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp Cách thức dạy học của giáo viên Sau khi giới thiệu bài, giáo viên kể mẫu hai lần Lần thứ nhất, giáo viên kể toàn bộ câu chuyện từ đầu đến... hồn người kể, người nghe 1.2.3 Nội dung và phương pháp dạy học Kể chuyên ở Tiểu học 1.2.3.1 Nội dung dạy học Kể chuyện ở Tiểu học Đối với lớp 1: Trong giai đoạn học vần, ở các bài ôn tập, sau phần luyện đọc và luyện viết là phần kể chuyện theo tranh nhằm giúp cho nội dung học tập thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn Các câu chuyện được kể ở giai đoạn này có tên gắn với những âm, vần vừa học Ở giai... trình đều phục vụ cho một chủ điểm học tập nhất 15 định mà các chủ điểm học tập ở tiểu học phù hợp với đặc điểm tâm lí, hứng thú, hấp dẫn với các em là điều quá tất nhiên Một câu chuyện dù hay đến mấy nhưng nghệ thuật kể không hay thì việc kể chuyện không thể thành công được Nghệ thuật kể có thể được hiểu là khi kể một câu chuyện, người kể phải truyền đạt một cách say mê nội dung câu chuyện, làm sao cho... chương trình kể chuyện lớp 5, kiểu bài này gồm 11 bài được sắp xếp như sau: Tuần 2 Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng danh nhân của nước ta Tuần 5 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh 29 Tuần 8 Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về quan hệ con người với thiên nhiên Tuần12 Hãy kể lại một câu chuyện em đã . sở lí luận của việc dạy học Kể chuyện ở Tiểu học. 7 Chương II. Thực trạng dạy học Kể chuyện lớp 5. Chương III. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5. PHẦN NỘI DUNG Chương. pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng dạy học Kể chuyện ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng sẽ được nâng cao nếu: Giáo viên nhận. nói chung và ở lớp 5 nói riêng. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5. Tiến hành dạy học thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7.

Ngày đăng: 05/11/2014, 14:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lí do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • 5. Giả thuyết khoa học

    • 6. Các nhiệm vụ nghiên cứu

    • 7. Những đóng góp mới của luận văn

    • 8. Phương pháp nghiên cứu

    • 9. Bố cục của luận văn

    • PHẦN NỘI DUNG

      • Chương I

      • CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC KỂ CHUYỆN

      • Ở TIỂU HỌC

        • 1.1. QUAN NIỆM CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN

          • 1.1.1. Quan niệm về kể và kể chuyện

          • 1.1.2. Nhu cầu kể chuyện trong cuộc sống

          • 1.1.3. Nhu cầu kể chuyện đối với trẻ

          • 1.2. KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC

            • 1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở trường

              • 1.2.1.1. Mục tiêu của dạy học Kể chuyện ở Tiểu học

              • 1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học

              • 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động dạy học Kể chuyện ở Tiểu học

                • 1.2.2.1.Kể chuyện là hoạt động lời nói – là một dạng độc thoại đặc biệt

                • 1.2.2.2. Kể chuyện là một hình thức sinh hoạt văn hoá

                • 1.2.2.3. Kể chuyện là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật

                • 1.2.3. Nội dung và phương pháp dạy học Kể chuyên ở Tiểu học

                  • 1.2.3.1. Nội dung dạy học Kể chuyện ở Tiểu học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan