vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng

8 1.4K 12
vai trò của báo chí trong phòng chống tham nhũng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tham luận tại Hội nghị đối thoại phòng chống tham nhũng: Vai trò của báo chí trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng Đỗ Quý Doãn Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông I.Tổng quan về báo chí Hệ thống báo chí ở Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển toàn diện cả về số lượng cơ quan báo chí, chất lượng nội dung thông tin và đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay, toàn quốc có 712 cơ quan báo chí, trong đó có 633 cơ quan báo in, 68 đài phát thanh, truyền hình, một hãng thông tấn quốc gia, 13 báo điện tử và hàng ngàn trang tin điện tử cung cấp thông tin; 15.000 nhà báo đã được cấp thẻ nhà báo, trong số đó có tới hàng ngàn nhà báo chuyên viết phóng sự điều tra về phòng, chống tham nhũng. Hệ thống báo chí và đội ngũ nhà báo này đang thực hiện chức năng giám sát một cách toàn diện hoạt động đời sống xã hội; tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng; thông tin về thành tích đấu tranh chống tham nhũng của các cơ quan chức năng, các ngành, địa phương; biểu dương những điển hình tiên tiến trong phong trào đấu tranh phòng, chống tham nhũng. II. Báo chí tham gia phòng chống tham nhũng: 1. Cơ quan báo chí, nhà báo luôn được pháp luật bảo vệ khi hoạt động nghiệp vụ: Có thể nói chưa bao giờ cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tập trung cao độ như hiện nay. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: "Tăng cường phòng ngừa và chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta". 1 Với tinh thần đó, luật pháp của nhà nước đã thể chế hóa quan điểm của Đảng để xây dựng Luật phòng, chống tham nhũng (LPCTN) được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.6.2006. Điều 9 - LPCTN quy định: "cơ quan báo chí có trách nhiệm tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng ". Tại khoản 1 Điều 86 Luật PCTN quy định: "Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng". Cũng Điều 86 tại khoản 2 quy định: "cơ quan báo chí có trách nhiệm biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh đối với những người có hành vi tham nhũng; tham gia truyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng". Tại Khoản 3 , Điều 86 LPCTN quy định: "cơ quan báo chí, phóng viên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu đó theo quy định của pháp luật; trường hợp không cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do". Như vậy, có thể nói Luật PCTN chính thức trao quyền lớn hơn về chống tham nhũng cho cơ quan báo chí. Cũng với tinh thần đó, Luật Báo chí đã quy định khá cụ thể về việc các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí. Điều 7 của Luật này quy định: “Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, các tổ chức có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin” Về việc đưa tin các vụ án, Điều 7 Luật báo chí quy định: “Đối với vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không cung 2 cp thụng tin cho bỏo chớ, nhng bỏo chớ cú quyn thụng tin theo cỏc ngun ti liu ca mỡnh v chu trỏch nhim trc phỏp lut v ni dung thụng tin Nh vy, cú th núi Lut phũng chng tham nhng v Lut Bỏo chớ ó xõy dng c mt hnh lang phỏp lý thụng thoỏng bỏo chớ phỏt huy vai trũ xung kớch trong giỏm sỏt, u tranh, phũng chng tham nhng. Nm 2007, Th tng Chớnh ph ó ký quyt nh ban hnh Quy ch phỏt ngụn v cung cp thụng tin cho bỏo chớ. Mục đích của Quy chế ny là vic các cơ quan hành chính nhà nớc phải có trách nhiệm công bố thông tin cũng nh tạo điều kiện cho báo chí tiếp cận thông tin nhằm minh bạch hoá hoạt động quản lý hành chính. Để đảm bảo quyền đợc thông tin của ngời dân, trớc hết, Chính phủ đã thể chế hoá quy định mọi cơ quan hành chính nhà nớc phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí và chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Ngoài trách nhiệm của cơ quan hành chính, mọi cá nhân trong cơ quan hành chính đó đều có quyền cung cấp thông tin cho báo chí và phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin cung cấp cho báo chí. 2. Mt tớch cc ca bỏo chớ trong cụng tỏc tuyờn truyn phũng, chng tham nhng: 1.1.Tuyờn truyn ch trng, chớnh sỏch, phỏp lut ca ng, Nh nc v phũng chng tham nhng Lut Phũng chng tham nhng, Lut Bỏo chớ, Quy ch phỏt ngụn v cung cp thụng tin cho bỏo chớ v nhiu vn bn quy phm phỏp lut khỏc ó c bỏo chớ tuyờn truyn sõu rng trong xó hi, gúp phn tớch cc nõng cao nhn thc ca nhõn dõn trong u tranh, phũng chng tham nhng. Bỏo chớ ó gúp phn quan trng trong vic lm tng tớnh cụng khai, minh bch ca h thng c quan nh nc, giỏm sỏt cht ch hot ng ca b mỏy hnh chớnh nh nc v s ch o, iu hnh, thc thi cụng v ca lónh o cỏc c quan ú. 1.2.Thụng tin kp thi v cỏc v tham nhng c thanh tra, iu tra v xột x Cỏc v ỏn liờn quan n tham nhng, tiờu cc luụn c bỏo chớ bỏm sỏt a tin, cp nht thụng tin hng ngy, thm chớ hng gi. Qua vic phn ỏnh v cỏc v ỏn tham nhng, bỏo chớ nhn mnh n tớnh phi o c ca tham nhng, duy trỡ v kớch hot 3 những giá trị chống tham nhũng trong khi tường thuật về những vụ tham nhũng, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân. Các vụ án điển hình được báo chí đưa tin như: vụ án Năm Cam, vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để nhận hối lộ, tham ô, tham nhũng như vụ Mai Văn Dâu, Mạc Kim Tôn, Lương Cao Khải, các vụ án liên quan đến một số cán bộ, công chức như vụ Nguyễn Đức Chi ở Khánh Hòa, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ PMU18, vụ Đề án 112…vv 1.3. Thông tin về thành tích đấu tranh, phòng chống tham nhũng của các cơ quan chức năng, các ngành, địa phương, cá nhân Thành tích đấu tranh, phòng chống tham nhũng và những điển hình tiên tiến trong công tác này được báo chí tuyên truyền, nhân rộng, góp phần hình thành dư luận xã hội bài trừ hành vi tham nhũng. Qua thông tin báo chí, người dân nắm được diễn biến của thực trạng tham nhũng, biết và thấu hiểu hơn về những khó khăn trong công tác phòng chống tham nhũng của các cơ quan chức năng. Đơn cử, báo chí phản ánh về các vụ việc liên quan đến tham nhũng bị xử lý trong 6 tháng đầu năm 2008 với số lượng lớn: các cơ quan chức năng đã phát hiện, khởi tố 158 vụ án với 339 bị can về các tội danh tham nhũng, trong đó tội tham ô tài sản chiếm 80 vụ/155 bị can. Ngành kiểm sát đã truy tố 192 vụ/471 bị can về các tội danh tham nhũng. Toà án các cấp đã xét xử sơ thẩm 167 vụ/432 bị cáo. 1.4. Báo chí cung cấp thông tin ban đầu cho các cơ quan chức năng; điều tra phanh phui nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực: Báo chí đã tham gia tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Điển hình là một số bài viết phản ánh tiêu cực tham nhũng lớn cả các ngành ở Trung ương và địa phương, trong đó nổi bật là các sai phạm trong công tác quản lý đất đai ở Khánh Hoà, Bình Thuận, Phú Quốc ( Kiên Giang), Đồ Sơn ( Hải Phòng) Hàng loạt các vụ án liên quan đến tham nhũng đã được báo chí phản ánh góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động công vụ ở các cơ quan nhà nước, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân để làm tốt hơn vai trò giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức và đội ngũ lãnh đạo trong bộ máy công quyền. Trên thực tế, hầu hết các vụ tiêu cực lớn, dù thủ đoạn hành vi tham nhũng có tinh vi, phức tạp đến đâu, cũng khó qua được tai mắt của nhân dân, trong đó có báo chí. Báo 4 chí luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng. Sức lan toả của báo chí rất nhanh và lớn, nhất là trong xu thế báo chí kết nối mạng toàn cầu. Báo chí không chỉ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước mà còn phát hiện, điều tra các hành vi tham nhũng, định hướng dư luận và cung cấp chứng cứ ban đầu để các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xử lý. Điển hình phải kể đến là vụ việc bị báo chí phanh phui hành vi tham nhũng đất đai của một số quan chức ở Đồ Sơn ( Hải Phòng); việc báo chí phản ánh về một cán bộ không đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm vào chức danh quyền Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch và ngay sau đó Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ chủ quản xem xét lại tiêu chuẩn bổ nhiệm đối với cán bộ đó; hay hoạt động giám sát của báo chí đối với quan chức trong việc sử dụng xe công vào việc riêng; việc sử dụng nhà công vụ…vv…Có thể thấy, báo chí không chỉ làm tốt công tác giám sát mà còn là công cụ phục vụ đắc lực cho công tác điều hành, quản lý của bộ máy nhà nước. 3. Mặt tồn tại của báo chí trong công tác tuyên truyền phòng, chống tham nhũng: Trong các buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần lưu ý các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ về mặt thông tin với các cơ quan báo chí trong quá trình điều tra, xét xử các vụ án tham nhũng, tránh tình trạng đưa tin không chính xác, một chiều làm dư luận hiểu lầm, hiểu sai về các vụ việc được xử lý, giải quyết. Thực tế đã diễn ra nhiều vụ việc vì không thu thập đủ chứng cứ, nguồn tin không xác thực nên đã dẫn đến thông tin trên báo chí sai lệch, gây hậu quả xấu. Điển hình là loạt bài viết sai sự thật của một số phóng viên khi phản ánh về vụ PMU18 mà tòa án đã xử sơ thẩm mới đây. Một biểu hiện nữa mà nhà báo, báo chí hay mắc phải là thường đưa ra những phán quyết trước khi có bản án của tòa. Ở nhiều nước như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan báo chí đưa tin về vụ án chưa xét xử thì không đưa hình ảnh, lời cáo buộc, vì không ai là tội phạm khi tòa chưa tuyên án và bản án chưa có hiệu lực. Sự phát triển mau lẹ của lĩnh vực truyền thông và quá trình dân chủ hoá thông tin được tăng cường làm cho báo chí trở một vũ khí đặc biệt có hiệu quả trong việc phanh phui và ngăn chặn tham nhũng. Bởi lẽ tham nhũng luôn là vấn đề thời sự liên quan đến 5 lợi ích, tiền bạc và sự minh bạch. Hậu quả kinh tế của tham nhũng nhìn chung là rất nghiêm trọng, tác động trực tiếp vào cộng đồng, có thể dẫn đến xung đột. Người bị nghi ngờ hoặc đã phạm tội tham nhũng thường là nhân vật có vị trí công tác có điều kiện tham nhũng. Những nhân vật này thường là đối tượng bị báo chí giám sát chặt chẽ cả về cách hành xử trong đời sống hàng ngày và trong thực thi công vụ. Ở nhiều nước trên thế giới đã sử dụng thiết chế giám sát của báo chí như một công cụ hữu hiệu để kiểm soát quyền lực và chống tham nhũng. Tuy vậy, ở một góc nhìn khác, sự thái quá của báo chí trong việc điều tra về đời tư và gia đình của người vi phạm có thể sẽ vi phạm quyền riêng tư của con người. Đây là một thực tế mà báo chí ở Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Nhà báo, trước hết họ là những công dân, vì vậy nhà báo và công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng do tính chất đặc thù của nghề báo, nhà báo có trách nhiệm xã hội cao hơn, vì mỗi bài viết của họ có tác động nhất định trong xã hội. Thời gian qua, đã xuất hiện nhiều phóng viên lợi dụng hoạt động nghề nghiệp vào mục đích vụ lợi cá nhân, bài điều tra thì sơ sài, thiếu tài liệu, chứng cứ pháp lý, đưa ra phán quyết, kết luận tội danh khi chưa có kết luận của tòa án, bình luận suy diễn vô lối, thậm chí có cả xuyên tạc, bịa đặt gây ra áp lực công luận tới các cơ quan chức năng Nhà báo, với tư cách là những công dân vì thế họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm của mình. Chỉ trong 2 năm (2006-2008) đã có 07 nhà báo bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam vì tội hình sự, đây là thực trạng đáng lo ngại. * * Để đảm bảo cho báo chí hoạt động trong một hành lang pháp lý thông thoáng, phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, với chức năng là cơ quan tham mưu cho Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong công tác quản lý nhà nước về báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất các biện pháp nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của báo chí trong đấu tranh, phòng chống tham nhũng: Thứ nhất là, để làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm tham nhũng, một trong những giải pháp đó là chú trọng đến tính công khai, minh bạch của hệ thống các cơ quan nhà nước. Kinh nghiệm của một số quốc gia có tỷ lệ 6 tham nhũng thấp cho thấy, các cơ quan công quyền càng công khai minh bạch bao nhiêu, tham nhũng càng bị ngăn chặn, đẩy lùi bấy nhiêu. Để tăng cường tính công khai, minh bạch trong bộ máy nhà nước, Luật Báo chí sửa đổi tới đây cần bổ sung các quy định cụ thể về quyền tiếp cận thông tin của báo chí, trách nhiệm của các cơ quan hành chính trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Hoặc nên xây dựng Luật quyền tiếp cận thông tin của người dân, trong đó có quy định về quyền tiếp cận của phóng viên. Thứ hai là, cần có quy chế phối hợp giữa cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng để công tác phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm và đạt hiệu quả cao hơn. Cơ quan chủ quản báo chí chỉ đạo cơ quan báo chí thuộc quyền chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo hoặc những thông tin phản ánh có liên quan đến tham nhũng, cơ quan báo chí ngoài việc xử lý theo thẩm quyền và quy định của Luật khiếu nại, tố cáo gửi các cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền thì cần gửi tới Ban chỉ đạo để xem xét, tập hợp thông tin, nếu thông tin có cơ sở thì theo thẩm quyền Ban chỉ đạo sẽ có chỉ đạo làm rõ. Cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin cũng phải được chủ động từ phía Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho phép, việc cung cấp thông tin nhằm định hướng cho báo chí và cùng với báo chí thực hiện nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tham nhũng. Thứ ba là, phải tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ phóng viên, biên tập viên để trong quá trình tác nghiệp họ luôn thực hiện đúng pháp luật, đưa tin khách quan, trung thực, vì lợi ích chung của cộng đồng. Thứ tư là, về phía nhà nước, các cơ quan hành chính cần thực hiện tốt trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành mình, cơ quan mình theo đúng các quy định tại Quyết định 77/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/5/2007 về việc ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Tránh việc đùn đẩy để người không có trách nhiệm trả lời dẫn đến việc cung cấp cho báo chí những thông tin không chính xác, thiếu thẩm quyền 7 Thứ năm là, cần có quy định cụ thể việc cơ quan điều tra cung cấp thông tin cho báo chí, tránh để tình trạng cung cấp thông tin không chính thống hoặc người không có thẩm quyền cung cấp thông tin. Có thể khẳng định rằng Đảng, Nhà nước, pháp luật Việt Nam luôn khẳng định vai trò của báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực góp phần làm lành mạnh hóa đời sống xã hội. Trong thực tế ở Việt Nam, báo chí đang làm tốt vai trò đó. Song, báo chí, nhà báo cũng cần nhất thiết phải tuân thủ các quy định của pháp luật, cần có nghiệp vụ cao và đạo đức nghề nghiệp trong sáng mới có thể làm tốt vai trò trong việc phòng chống tham nhũng. 8

Ngày đăng: 05/11/2014, 11:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan