Quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010

23 671 2
Quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU a. Lý do chọn đề tài Giáo dục góp phần quan trọng hình thành tư tưởng, tình cảm và nhân cách cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng… cho con người; giáo dục tồn tại và phát triển cùng xã hội và mang đậm bản chất xã hội. Do đó mỗi dân tộc, quốc gia có đặc điểm riêng trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục. Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo được xem là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và hoạt động của giáo dục theo nguyên lý kết hợp: Nhà trường Gia đình Xã hội. Tuy nhiên trong thời kỳ phát triển theo mô hình kế hoạch hóa tập trung với cơ chế quan liêu, bao cấp, trách nhiệm của gia đình và xã hội trong giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ. Do đó hoạt động của ngành Giáo dục thiếu sự quan tâm đóng góp của xã hội. Từ năm 1980, nhà nước đã vận động nhân dân cùng đồng hành với ngành Giáo dục qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”, tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp giải quyết khó khăn tạm thời. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở đầu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” được nhà nước thể chế hóa cụ thể hơn. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), VIII (1996), chủ trương xã hội hóa đã trở thành quan điểm lớn của Đảng và nhà nước trong hoạch định chính sách phát triển đất nước trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là chủ trương quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Quá trình thực hiện XHHGD ở các địa phương trong cả nước mà điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có những vận dụng sáng tạo, phản ảnh tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương, vừa mang tính tích cực đồng thời xuất hiện những hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có số lượng dân chiếm 8,34% dân số, diện tích chiếm 0,6% của cả nước. Qui mô trường lớp quá tải, lượng học sinh cơ học ngày càng tăng; đời sống cán bộ và giáo viên còn nhiều khó khăn. Trước thời kỳ đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động tìm những biện pháp để ổn định cho hoạt động của ngành Giáo dục bằng cách vận động các lực lượng xã hội, nhân dân cùng chung tay với nhà nước chăm lo cho giáo dục nên khi có chủ trương XHHGD, Thành phố không những tiếp cận nhanh mà còn là nơi đi đầu trong những hoạt động XHHGD với sự linh hoạt trong việc hình thành các loại hình trường, lớp, góp phần làm thay đổi tư duy quản lý giáo dục; hình thành những cơ chế mới trong hoạt động giáo dục của Thành phố. Quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, cũng như trong lĩnh vực phát triển kinh tế, chủ trương XHHGD được Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhanh với nhiều sáng tạo, trở thành địa phương đi đầu trong cả nước đưa giáo dục ở Thành phố chuyển động theo hướng xã hội hóa. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010”

1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHN Đ TI V MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU a. Lý do chọn đề tài Giáo dục góp phần quan trọng hình thành tư tưởng, tình cảm và nhân cách cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng… cho con người; giáo dục tồn tại và phát triển cùng xã hội và mang đậm bản chất xã hội. Do đó mỗi dân tộc, quốc gia có đặc điểm riêng trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục. Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo được xem là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và hoạt động của giáo dục theo nguyên lý kết hợp: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Tuy nhiên trong thời kỳ phát triển theo mô hình kế hoạch hóa tập trung với cơ chế quan liêu, bao cấp, trách nhiệm của gia đình và xã hội trong giáo dục chưa được nhận thức đầy đủ. Do đó hoạt động của ngành Giáo dục thiếu sự quan tâm đóng góp của xã hội. Từ năm 1980, nhà nước đã vận động nhân dân cùng đồng hành với ngành Giáo dục qua chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”, tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp giải quyết khó khăn tạm thời. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở đầu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” được nhà nước thể chế hóa cụ thể hơn. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), VIII (1996), chủ trương xã hội hóa đã trở thành quan điểm lớn của Đảng và nhà nước trong hoạch định chính sách phát triển đất nước trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là chủ trương quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Quá trình thực hiện XHHGD ở các địa phương trong cả nước mà điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh đã có những vận dụng sáng tạo, phản ảnh tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương, vừa mang tính tích cực đồng thời xuất hiện những hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có số lượng dân chiếm 8,34% dân số, diện tích chiếm 0,6% của cả nước. Qui mô trường lớp quá tải, lượng học sinh cơ học ngày càng tăng; đời sống cán bộ và giáo viên còn nhiều khó khăn. Trước thời kỳ đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động tìm những biện pháp để ổn định cho hoạt động của ngành Giáo dục bằng cách vận động các lực lượng xã hội, nhân dân cùng chung tay với nhà nước chăm lo cho giáo dục nên khi có chủ trương XHHGD, Thành phố không những tiếp cận nhanh mà còn là nơi đi đầu trong những hoạt động XHHGD với sự linh hoạt trong việc hình thành các loại hình trường, lớp, góp phần làm thay đổi tư duy quản lý giáo dục; hình thành những cơ chế mới trong hoạt động giáo dục của Thành phố. Quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, cũng như trong lĩnh vực phát triển kinh tế, chủ trương XHHGD được Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhanh với nhiều sáng tạo, trở thành địa phương đi đầu trong cả nước đưa giáo dục ở Thành 2 phố chuyển động theo hướng xã hội hóa. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010” để nghiên cứu là chọn một điển hình năng động có tính sáng tạo của một địa phương có điều kiện thuận lợi trong thời kỳ đổi mới để thực hiện XHHGD. Nghiên cứu về quá trình thực hiện XHHGD bậc phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới để thấy những đóng góp của Thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp phát triển giáo dục của đất nước. b. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phục dựng lại bức tranh phát triển giáo dục ở Thành phố trong 25 năm đổi mới (1986-2010) nhằm làm rõ từ trước khi có chủ trương XHHGD, hoạt động giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh đã mang tính xã hội hóa. Khi chủ trương XHHGD được đề ra và triển khai (1996), Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhanh chóng, triệt để, có hiệu quả và trở thành địa phương đi đầu trong tiến trình thực hiện XHHGD ở phía Nam, đóng góp nhiều kinh nghiệm cho công tác XHHGD ở nhiều địa phương khác. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN Đ Xã hội hóa giáo dục được xem là nội dung quan trọng trong đổi mới giáo dục và là một trong ba tiêu chí (chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa) của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời cũng là một trong các giải pháp cơ bản để thực hiện chiến lược giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với tiến trình đổi mới của nước nhà, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục hội nhập vào xu thế quốc tế hóa. Nghiên cứu về công tác xã hội hóa giáo dục đã có nhiều công trình khoa học dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau: Đề tài: “Khảo sát thực trạng giáo dục ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp cần thiết để phát triển, nâng cao một bước chất lượng giáo dục” năm 1994, do Chu Duy Cán làm Chủ nhiệm, Công trình nghiên cứu đã khảo sát tình hình hoạt động giáo dục của 6 huyện ngoại thành ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhận định: hoạt động giáo dục ngoại thành rất cần được xã hội hóa. Cũng năm 1994, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì công trình nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng các loại hình trường và đề xuất phương án đa dạng hóa” do Giám đốc Sở Hồ Thiệu Hùng làm chủ nhiệm đề tài, công trình nghiên cứu này nhằm tìm giải pháp thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường, lớp. Năm 1997, GS.Viện sĩ Phạm Minh Hạc giới thiệu công trình nghiên cứu: “Xã hội hóa công tác giáo dục”, tác giả công trình đã xác định nội dung của công tác xã hội hóa giáo dục là vận động xã hội và nhà nước cùng xây dựng sự nghiệp giáo dục. Công trình nghiên cứu “Xã hội hóa giáo dục” năm 2001, do Viện Khoa học Giáo dục chủ trì, Võ Tấn Quang chủ biên đã phân tích các khái niệm và nội dung 3 của thuật ngữ “xã hội hóa giáo dục” được hiểu và vận dụng khác nhau theo điều kiện của từng quốc gia. Năm 2002, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì đề tài: “Phát triển giáo dục phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 và những chỉ tiêu thực hiện 5 năm 2001-2005” do Giám đốc Sở, Trương Song Đức làm chủ nhiệm. Các tác giả đề ra yêu cầu đẩy mạnh XHHGD qua việc đa dạng hóa trường lớp, các hình thức đào tạo và đa dạng hóa nguồn đầu tư cho giáo dục. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 công bố công trình nghiên cứu: “Đa dạng hóa các hình thức học tập không chính quy để nâng cao trình độ học vấn cho người lớn, góp phần xây dựng xã hội học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh” do Nguyễn văn Cương làm chủ nhiệm. Công trình đã đề xuất đa dạng hóa các loại hình học tập không chính quy bằng các biện pháp xã hội hóa. Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh có công trình nghiên cứu: “Xây dựng và thực hiện thí điểm mô hình mở rộng trường học thành trung tâm học tập cộng đồng” do TS. Huỳnh Công Minh và PGS.TS. Đỗ Huy Thịnh thực hiện năm 2006. Theo hai tác giả, mô hình Trung tâm học tập cộng đồng rất cần thiết cho mục tiêu xã hội học tập, đồng thời đề xuất các giải pháp để Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả. Giáo sư Hồ Ngọc Đại giới thiệu công trình nghiên cứu: “Giải pháp phát triển giáo dục”, tác giả không đề cấp đến XHHGD nhưng giải pháp mà tác giả trình bày liên quan đến nội dung của XHHGD. Dưới góc độ quản lý kinh tế có luận án: “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Bùi Tiến Hanh (trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội). Tác giả đề xuất cần có chế độ quản lý nguồn lực của xã hội đóng góp cho giáo dục mới phát huy được nguồn lực này. Luận văn: “Một số biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về xã hội hóa giáo dục mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Mạnh Thắng (Học viện Hành chính Quốc gia). Tác giả đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước đối với công tác XHHGD Mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2009, nhóm nghiên cứu về giáo dục của Viện Nghiên cứu và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh do TS. Dương Kiều Linh chủ nhiệm đề tài: “Hệ thống giáo dục ngoài công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và xu hướng phát triển”. Công trình đã cung cấp nhiều số liệu điều tra về thực trạng đa dạng hóa trường lớp ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn cảnh lịch sử và quá trình phát triển của hệ thống các trường ngoài công lập ở Thành phố. TS. Hồ Thiệu Hùng trong bài báo nhan đề: “Xã hội hóa giáo dục - Thuật ngữ cũ mà vẫn mới” trên tạp chí của Viện Nghiên cứu giáo dục. Tác giả căn cứ vào nghị quyết 90-CP của Chính phủ (21/8/1997) và qua thực tiễn XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã trình bày các hình thức chủ yếu của XHHGD. 4 Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ cho Hội Khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu đề tài: “Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Thành phố Hồ Chí Minh thời hội nhập” do Chủ tịch Hội Nguyễn Văn Hanh làm chủ nhiệm. Công trình này đã khảo sát nhu cầu và điều kiện học tập của nhân dân để đáp ứng cho tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Thành phố. Công trình nghiên cứu: “Giáo dục Việt Nam 1945-2010” do Phạm Tất Dong chủ biên, tác phẩm giới thiệu tình hình phát triển giáo dục của các địa phương. Các địa phương đều vận động XHHGD cho sự nghiệp phát triển giáo dục. TS. Huỳnh Công Minh, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, đã tiếp cận, nghiên cứu hệ thống giáo dục của một số nước và đã liên hệ với hoạt động Giáo dục ở Thành phố trong tác phẩm: “Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hội nhập các nền Giáo dục tiên tiến”. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Đổi mới Quản lý và Nâng cao chất lượng Giáo dục - Đào tạo các tỉnh phía Nam”. Trong hội thảo, có nhiều tham luận liên quan đến vấn đề XHHGD. Trong bài viết:“Xã hội hóa giáo dục thời lập quốc”, tác giả Bá Mạnh thuật lại bài học dựa vào sức dân trong công tác chống mù chữ năm 1945 của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Gần đây, vấn đề XHHGD ở Việt Nam cũng được sự quan tâm của Ngân hàng thế giới, các học giả, nhà quản lý giáo dục ở nước ngoài. TS. Yeow Poon có công trình nghiên cứu: “Socialization of Education in Việt Nam - Lessons from international experience”, tác giả nhận định chủ trương XHHGD như hình thức đối tác Công - Tư (Public - Private partnerships = PPP) là cách để cải thiện tài chính và mở rộng quy mô giáo dục. Word Bank (Ngân hàng thế giới) có công trình nghiên cứu: “The role of the private school sector in Education in Viêt Nam” do Paul Glewwe Harry và Anthony Patrinos thực hiện. Sau phần giới thiệu tổng quan hệ thống giáo dục phổ thông của Việt Nam, tác giả căn cứ vào mức thu nhập năm của Việt Nam - VLSS (Vietnam Living Standards Survey) để khảo sát thành phần gia đình cho con em học trường ngoài công lập. Bài viết “Giáo dục Việt Nam – Nguồn gốc lịch sử, xu hướng phát triển gần đây” của TS. Jonathan D. London. Tác giả nêu 3 vấn đề lớn của giáo dục Việt Nam: mối tương quan giữa giáo dục và phát triển còn mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng; các chính sách phát triển giáo dục chưa mang tính ổn định lâu dài; vấn đề chất lương đào tạo cũng cần đánh giá chính xác. Tóm lại, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề thực hiện XHHGD phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kế thừa các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này của các nhà nghiên cứu đi trước, các báo cáo chuyên đề về XHHGD của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh; báo cáo tổng kết của Hội Khuyến học Thành phố; báo cáo về công tác XHHGD của 5 một số đơn vị trường học trong cả nước Luận án nghiên cứu về quá trình thực hiện XHHGD phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động của giáo dục Thành phố theo chủ trương xã hội hóa bao gồm sự chỉ đạo của Đảng, các cấp chính quyền và ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh; sự hưởng ứng của các lực lượng xã hội qua các hành động đóng góp cụ thể cho sự nghiệp phát triển giáo dục qua 2 giai đoạn trong thời kỳ đổi mới, trong đó giai đoạn đầu 1986-1996 là những hoạt động mang tính sáng tạo theo tinh thần xã hội hóa và giai đoạn 1997-2010 là những điều chỉnh theo chủ trương XHHGD của Đảng. b. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quá trình thực hiện XHHGD bậc học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh với các giới hạn cụ thể sau: + Việc triển khai chủ trương XHHGD phổ thông ở Thành phố (Đảng bộ, Chính quyền, ngành Giáo dục) + Các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế và nhân dân hưởng ứng chủ trương XHHGD qua các hành động cụ thể: vận động nguồn lực từ xã hội cho giáo dục (đóng góp cho hệ thống trường công lập, xây dựng các quỹ học bổng, nhân dân hiến đất xây dựng trường, lớp…), chăm lo giáo dục thế hệ trẻ… + Đa dạng hóa các hình thức đào tạo và trường, lớp, trong đó có cả loại hình đào tạo không chính quy, liên kết quốc tế về giáo dục, du học tự túc Phạm vi không gian nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh với địa giới hành chính đến thời điểm hiện nay (2010), thời gian từ năm 1986 đến nay được chia làm 2 giai đoạn 1986-1996 và 1997-2010. Việc phân kỳ làm 2 giai đoạn, chúng tôi căn cứ vào thời điểm năm 1986, khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định đổi mới đất nước, trong đó có đổi mới giáo dục, năm 2010 được xem là năm cuối của kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu a. Phương pháp nghiên cứu Là chuyên ngành lịch sử nên luận án đã vận dụng Phương pháp lịch sử và phương pháp logic xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu để làm rõ quá trình hoạt động của giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn thăng trầm nhất là giai đoạn thập niên 80, bối cảnh lịch sử cụ thể dẫn đến sự khủng hoảng của giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục Thành phố. Đường lối đổi mới là quá trình tất yếu để đưa Việt Nam vào kỷ nguyên phát triển mới đã làm thay đổi tư duy quản lý xã hội nói chung và cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Trong đổi mới giáo dục, công tác XHHGD được xem là động lực quan trọng của tiến trình đổi mới, qua đó làm rõ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế đối với sự phát triển của Giáo dục và Đào tạo trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất 6 định ở Thành phố. Luận án cũng vận dụng phương pháp bổ trợ như: phương phân tích tài liệu các văn bản, phương pháp xử lý số liệu thống kê Xã hội học, phương pháp phân tích so sánh. Ngoài ra luận án cũng thực hiện phỏng vấn một số cán bộ quản lý Giáo dục các cấp của Thành phố nhằm xác định rõ những chuyển động tích cực của hoạt động giáo dục khi thực hiện chủ trương XHHGD cũng như những hạn chế trong quá trình thực hiện. b. Nguồn tài liệu - Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc khóa VI, VII, VIII, IX, X, XI và các Văn kiện Hội nghị Trung ương VI (khóa VI); Văn kiện Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII); Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII); Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tiếp tục quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và triển khai thi hành luật giáo dục”; Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo tổng kết về công tác XHHGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Các văn bản pháp quy liên quan đến giáo dục của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu Thống kê. - Các báo cáo tổng kết tổng kết hàng năm từ 1986 đến 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh; các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (sách, tạp chí, internet ); các tài liệu thu thập từ những cơ sở giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh, tài liệu phỏng vấn, tham khảo ý kiến từ các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục, giáo viên quan tâm đến đề tài. 5. Đóng góp khoa học của luận án - Trên cơ sở nghiên cứu, luận án phục dựng lại bức tranh chân thực về quá trình thực hiện XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, luận án cung cấp một số tư liệu và vấn đề thực tiễn cho các nhà nghiên cứu trong việc nghiên cứu về mặt lý luận của công tác XHHGD vốn còn đang nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xã hội. - Luận án góp phần vào việc tổng kết hoạt động thực tiễn công tác XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp cứ liệu thực tế cùng đề xuất các giải pháp cho các cơ quan quản lý giáo dục các cấp ở Thành phố nghiên cứu đề ra kế hoạch phát triển mới cho công tác XHHGD ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ bước phát triển mới của lịch sử giáo dục cả nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới đến nay. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án có 4 chương nội dung: Chương 1: Tổng quan về xã hội hóa giáo dục và sự phát triển của giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh trước thời kỳ đổi mới. Chương 2: Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đổi mới phát triển giáo dục 7 Phổ thông theo hướng xã hội hóa (1986-1996). Chương 3: Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục phổ thông (1997- 2010). Chương 4: Nhận định và đánh giá về quá trình thực hiện xã hội hóa giáo dục phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN V XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC V SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC Ở THNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1 Về Khái niệm xã hội hóa giáo dục 1.1.1. Giáo dục và các hình thức giáo dục Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm; rèn luyện kỹ năng và lối sống 1.1.2. Xã hội hóa Là quá trình tương tác giữa cá nhân, nhóm với xã hội, cũng có thể hiểu xã hội hóa là cộng đồng trách nhiệm giữa nhà nước và xã hội trong các hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội nhằm làm cho xã hội ngày càng phát triển. 1.1.3. Xã hội hóa giáo dục Xã hội hóa giáo dục được hiểu là toàn xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục (all for Education, Educatin for all). Toàn xã hội được hiểu là toàn bộ hệ thống chính trị, nhân dân và các lực lượng xã hội cùng tham gia có trách nhiệm vào hoạt động giáo dục. 1.1.4 Mục tiêu, nội dung, hình thức thể hiện của xã hội hóa giáo dục Tạo ra sự thay đổi về cơ bản cơ chế quản lý, vận hành và tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng dân chủ hóa, đa dạng hóa phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường. Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự nghiệp phát triển đất nước và của cá nhân. 1.2. Tình hình Giáo dục theo hướng xã hội hóa ở một số nước trên thế giới Giáo dục các nước Trung Quốc, Singapore, Nhật bản, Phần Lan, Hoa Kỳ, Hàn quốc đều đã và đang nỗ lực nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân với sự hợp tác của toàn xã hội. 1.3. Sự phát triển giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trước đổi mới (1986) 1.3.1. Vài nét về lịch sử Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh Trong thời kỳ miền Nam bị tạm chiếm, Sài Gòn là Trung tâm chính trị - kinh tế của toàn miền Nam với địa phận bao gồm: - Đô thành Sài Gòn có 11 quận. -Tỉnh Gia Định có 8 quận là: Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ, Quảng Xuyên (rừng Sác), Tân Bình , Thủ Đức, Gò vấp. Sau ngày giải phóng miền Nam, ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa IV nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra nghị quyết đặt tên Thành phố Hồ Chí 8 Minh cho Sài Gòn và Gia Định. Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095 km², với dân số 3.498.120 người (1975) và đã phát triển lên 7.123.000 người (2009). 1.3.2. Giáo dục ở Sài Gòn - Gia Định trước giải phóng 1975 Khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, thiết chế kinh tế - chính trị - xã hội ở miền Nam bắt đầu theo quỹ đạo chung của cả nước. Tuy nhân dân chưa chú trọng lắm với việc học tập lâu dài, nhưng Nam Kỳ cũng sản sinh được nhiều nhà văn hóa lớn cho dân tộc như Gia Định Tam gia, Bùi Hữu Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu), họ Mạc ở Hà Tiên thành lập Thi đàn Chiêu Anh Các để tập hợp các nhà thơ, trí thức đương thời… Phan Thanh Giản là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ Thời kỳ thuộc địa Pháp (1859-1954), Chính quyền thực dân thiết lập nền giáo dục theo mẫu quốc ở Nam kỳ từ rất sớm, ngày 8/5/1861, Đô đốc Charner ký Nghị định lập trường Collège d' Adran để đào tạo thông ngôn người Việt và cho cả người Pháp muốn học tiếng Việt. Năm 1879, chính quyền thực dân có chủ trương dùng giáo dục để phục vụ cho chính sách thuộc địa và đã thành lập Sở Học chánh Nam Kỳ (Service de l´ Instruction) vào ngày 17/3/1879. Thời kỳ thực dân mới, trong giai đoạn 1954-1958, miền Nam vẫn tiếp tục duy trì nền giáo dục do Pháp thiết lập trước đây. Miền Nam dưới sự bảo trợ của Mỹ nên đường lối xây dựng quốc gia (miền Nam) phải theo sự chỉ đạo của Mỹ. Họ có kế hoạch thay đổi hệ thống giáo dục của Pháp trước đây bằng việc thiết lập một hệ thống giáo dục theo kiểu Mỹ. Chính phủ Mỹ thông qua cơ quan Phát triển quốc tế USAID (United state agency for international development) đã cử phái đoàn cố vấn của Đại học Ohio sang miền Nam Việt Nam để hoạch định kế hoạch phát triển nền giáo dục cho miền Nam. 1.3.3. Giáo dục cách mạng ở Thành phố Hồ Chí Minh 10 năm sau giải phóng (1975-1985) - Cải tạo nền Giáo dục cũ và xây dựng nền Giáo dục mới Công lập hóa các trường tư thục; nhà nước thống nhất quản lý giáo dục; cải tạo mạng lưới trường lớp; hình thành các loại hình học tập và ngành học; đào tạo đội ngũ giáo viên; xây dựng lực lượng chính trị trong nhà trường. - Ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh triển khai hoạt động dạy và học theo cơ chế bao cấp Năm học đầu tiên ở miền Nam sau ngày giải phóng, hệ phổ thông thực hiện theo chương trình giáo dục 12 năm gồm: Cấp I, học 5 năm; Cấp II, học 4 năm; Cấp III, học 3 năm. Ngành Giáo dục hoạt động hoàn toàn dựa vào ngân sách nhà nước, khi ngân sách nhà nước bị hạn chế thì hoạt động giáo dục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu trường lớp đã trở nên nghiêm trọng trước sự gia tăng học sinh dẫn đến hậu quả là vùng nội thành và vùng ven mỗi năm còn tồn tại khoảng 800 lớp phải học ca 3 (1/10 tổng số các lớp học toàn Thành phố) thậm chí có một số lớp phải học ca 4. 9 - Xây dựng hệ thống tổ chức và đội ngũ giáo viên cho nền Giáo dục cách mạng Lực lượng nòng cốt là: giáo viên kháng chiến tại chỗ; giáo viên ở chiến khu về, giáo viên ở miền Bắc chi viện và hồi kết. Lực lượng giáo viên này cùng với lực lượng giáo viên tại chỗ tham gia tiếp quản các trường và cơ sở giáo dục. Chương 2 THNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA (1986-1996) 2.1. Bối cảnh đất nước và Thành phố Hồ Chí Minh khi bước vào đổi mới Việt Nam tiến hành đổi mới trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế, xã hội nghiêm trọng, giai đoạn 1986-1990 là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển. Giai đoạn 1986-1990, cùng cả nước, tình hình phát triển kinh tế Thành phố có khả quan hơn nhưng vẫn còn bị ảnh hưởng nặng bởi giai đoạn trước đó; nền kinh tế chưa đi vào quỹ đạo của cơ chế thị trường; dân số tăng (tăng bình quân năm là 3,4%) chủ yếu tăng cơ học. Đến cuối năm 1989, sau 3 năm thực hiện chương trình phát triển giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ III, hoạt động của ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh có chuyển biến tích cực: đã phấn đầu “duy trì, củng cố” để dần dần “ổn định sự nghiệp giáo dục; phục hồi nền nếp, kỷ luật, kỷ cương”. Tuy nhiên Thành phố vẫn còn khoảng 65.000 người mù chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 2.2. Hình thành quan điểm về xã hội hóa giáo dục Từ năm 1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 14/NQ-TW về cải cách giáo dục, trong đó có đặt vấn đề: “Cần có kế hoạch dài hạn… động viên toàn xã hội gánh vác sự nghiệp giáo dục…”. Theo tinh thần đó, Ban thư ký Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành chỉ thị 221/CT/TW (21/3/1980) về vận động toàn dân tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục. Ngày 19/3/1981, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 124/CP về việc thành lập Hội đồng Giáo dục các cấp với chức năng và nhiệm vụ cơ bản nhằm động viên, tổ chức, phối hợp, sử dụng hợp lý các lực lượng xã hội và huy động đúng khả năng của địa phương để phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương… Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, giáo dục phải đáp ứng cho yêu cầu của phát triển kinh tế và kêu gọi toàn xã hội cùng có trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục. Tiếp đó, ngày 10/10/1990, Bộ Giáo dục cùng Công đoàn Giáo dục Việt Nam ra Thông tư liên tịch số 35/TTLT hướng dẫn toàn ngành mở Đại hội Giáo dục cơ sở nhằm vận động xã hội chia sẻ trách nhiệm với ngành Giáo dục, đồng thời đẩy mạnh phong trào: “Toàn dân tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục”. 10 Năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới. Giáo dục và Đào tạo cùng với Khoa học và Công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Năm 1993, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) ra nghị quyết số 04/NQ-TW về việc tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, chủ trương “xã hội hóa” trở thành quan điểm chung để hoạch định chính sách phát triển các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tình thần xã hội hóa…. 2.3. Buổi đầu thực hiện đổi mới Giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng xã hội hóa (1986-1990) 2.3.1. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đổi mới giáo dục Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV (10/1986), phần về phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 1986-1991 đối với Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo công tác giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng bộ và nhân dân Thành phố. Phải làm tốt hơn nữa việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc dạy chữ, dạy người và dạy nghề Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV đã mở ra hướng đổi mới hoạt động giáo dục, xác định trách nhiệm cộng đồng xã hội đối với sự nghiệp phát triển giáo dục của địa phương 2.3.2. Tổ chức Đại hội Giáo dục các cấp Nhằm nâng cao trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các quận, huyện tổ chức ĐHGD các cấp và UBND quận 10 được chọn là đơn vị đầu tiên của Thành phố tổ chức ĐHGD làm cơ sở để phát động phong trào toàn dân chăm lo cho giáo dục, sau đó tiến hành ĐHGD toàn Thành phố. 2.3.3. Ngành Giáo dục phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên của các tỉnh, thành phía Nam hoàn thành chỉ tiêu xóa mù chữ (cho 9,5 vạn người) sau 21 tháng kể từ ngày giải phóng, tuy nhiên do 6 huyện ngoại thành cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đời sống người dân còn nhiều khó khăn (chủ yếu làm nông nghiệp), các quận nội thành có dân nhập cư nhiều, trẻ em các dân tộc (Hoa, Khmer, Chăm…) không thích đến trường …Tình trạng mù chữ, bỏ học từ cấp I trong độ tuổi từ 6 đến 14 ở 6 huyện ngoại thành có chiều hướng phát triển. Do đó công tác Xóa mù chữ và Phổ cập tiểu học được xem là công tác trọng tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3.4. Ngành Giáo dục phối hợp với các lực lượng xã hội ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học; từng bước nâng cao hiệu suất đào tạo Cuối những năm 80 tình hình suy thoái kinh tế đã tác động mạnh đến đời sống của nhân dân, học sinh bỏ học nhiều để phụ giúp kinh tế gia đình, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến việc học hành của con em. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất đào tạo và sự phát triển trình độ dân trí. Biện pháp [...]... 3.2.4 Năm 1999 là Năm giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh Nhằm đẩy mạnh tiến trình phát triển giáo dục theo chủ trương xã hội hóa, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố tham mưu với Thành ủy chọn năm 1999 làm Năm Giáo dục của Thành phố Ngày 18/1/1999, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ra chỉ thị 23-CT/TU về việc thực hiện Năm Giáo dục 1999” của Thành phố Năm 1999 - Năm Giáo dục của Thành phố Hồ Chí Minh ... QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 4.1 Thành quả của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh (1986- 2010) 4.1.1 Đảm bảo trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập cho nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng dần tỉ trọng đầu tư từ ngân sách cho giáo dục (bình quân tăng gần 1.000 tỉ đồng /năm) ; ngoài ra sự nghiệp Giáo dục của Thành phố. .. phố Hồ Chí Minh thực hiện xã hội hóa giáo dục (1997-2000) 3.2.1 Vận dụng Chủ trương xã hội hóa giáo dục của ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh Quán triệt tinh thần chỉ đạo thực hiện xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, ngày 22/1/1997, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành chương trình hành động số 05/CTr-TU về thực hiện chiến lược phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Thành phố và những nhiệm... lực từ xã hội như giai đoạn trước để tạo điều kiện cho giáo dục phát triển 3.2.2 Đẩy mạnh phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Từ năm học 1996-1997, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố chỉ đạo thực hiện phổ cập trung học cơ sở với mục tiêu phấn đấu cụ thể từng quận cho năm học này bằng việc thực hiện xã hội hóa với sự hợp tác của các lực lượng xã hội Để thực hiện công tác phổ cập được tốt, Đảng bộ và Chính... thông ở Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2010, đã trải qua 25 năm với 2 giai đoạn đáng ghi nhận: Giai đoạn đầu đổi mới 1986- 1996, đây là giai đoạn khó khăn nhất của hoạt động giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh (và cả nươc) Trước những khó khăn này, Đảng bộ và Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các lực lượng xã hội vận động nhân dân đóng góp hỗ trợ cho giáo dục theo chức năng của từng... Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích và tạo điều kiện cho xã hội tham gia vào công tác giáo dục, qua đó hoạt động của giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng sôi động và đa dạng, Kế thừa truyền thống hiếu học của dân tộc, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẵn lòng đầu tư cao cho việc học của con em mình, nên nguồn lực của xã hội đóng góp cho sự nghiệp giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh không... dân được ngành Giáo dục vận dụng để đưa giáo dục phát triển, ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh cũng ưu tiên đầu tư cho giáo dục Trong công tác xã hội hoá giáo dục, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Chính quyền các cấp quyết định đến sự phát triển của quá trình thực hiện Ở Thành phố Hồ Chí Minh, công tác giáo dục được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ các cấp và là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ... Bình và Diên Hồng quận 10 Trường Dân lập Ngoài loại hình trường bán công, hệ thống trường dân lập cũng đã hình thành và phát triển CHƯƠNG 3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG (1997- 2010) 3.1 Những điều kiện mới của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh Đến năm 1996, sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn,... của xã hội đóng góp cho giáo dục; quy mô trường lớp phát triển về lượng, còn hạn chế về chất; hoạt động đóng góp cho giáo dục của các lực lượng xã hội còn mang tính phong trào 4.5 Bài học kinh nghiệm về thực hiện xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh a Quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về phát triển giáo dục theo chủ trương xã hội hóa, chủ động triển khai từ thí... trong toàn Thành phố 4.4 Những hạn chế của công tác xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh Những thành quả mà giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đạt được là cả một quá trình phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố, tuy nhiên thành quả trên chưa tương xứng với tầm vóc của Thành phố, còn một số hạn chế: số trường lớp (cả công lập và dân lập) đạt chuẩn chưa cao; đời sống của giáo viên . tài Giáo dục góp phần quan trọng hình thành tư tưởng, tình cảm và nhân cách cũng như trang bị kiến thức, kỹ năng… cho con người; giáo dục tồn tại và phát triển cùng xã hội và mang đậm bản chất xã. tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương, vừa mang tính tích cực đồng thời xuất hiện những hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố có số. Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu), họ Mạc ở Hà Tiên thành lập Thi đàn Chiêu Anh Các để tập hợp các nhà thơ, trí thức đương thời… Phan Thanh Giản là vị tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ Thời kỳ thuộc địa Pháp

Ngày đăng: 05/11/2014, 10:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • a. Đối tượng nghiên cứu

  • 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

  • a. Phương pháp nghiên cứu

  • 5. Đóng góp khoa học của luận án

  • 6. Cấu trúc của luận án

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VỀ XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỚC THỜI KỲ ĐỔI MỚI

    • 1.1 Về Khái niệm xã hội hóa giáo dục

    • 1.1.1. Giáo dục và các hình thức giáo dục

    • 1.3. Sự phát triển giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trước đổi mới (1986)

    • 1.3.1. Vài nét về lịch sử Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

    • 1.3.2. Giáo dục ở Sài Gòn - Gia Định trước giải phóng 1975

    • THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI

    • PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG XÃ HỘI HÓA (1986-1996)

      • 2.2. Hình thành quan điểm về xã hội hóa giáo dục

        • 2.3.3. Ngành Giáo dục phối hợp với các lực lượng xã hội trong hoạt động chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học

        • 2.3.4. Ngành Giáo dục phối hợp với các lực lượng xã hội ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học; từng bước nâng cao hiệu suất đào tạo

        • 2.4. Những thể nghiệm xã hội hóa giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh

        • (1990-1996)

          • 2.4.1. Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII, huy động

          • toàn xã hội làm giáo dục.

          • 2.4.2. Nhân rộng Đại hội Giáo dục các cấp

          • 2.4.3. Vận động các đoàn thể quần chúng chống tình trạng lưu ban, bỏ học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan