172 Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đồng Nai

82 284 1
172 Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

172 Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đồng Nai

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài. Việt Nam đã có nhiều bước đi quan trọng trong việc hội nhập quốc tế và từng bước mở của thị trường tài chính. Các ngân hàng thương mại trong nước đang phải phải đương đầu cạnh tranh trực tiếp với rất nhiều ngân hàng nước ngoài có công nghệ hiện đại hơn, vốn liếng mạnh, với cơ chế hoạt động linh hoạt. Theo cam kết hội nhập WTO, đến năm 2010, VN sẽ thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ NH, loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ NH trong nước cũng như các giới hạn hoạt động NH đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Các NH nội có thể gặp khó khăn nếu không kịp thời cải cách trước khi quá muộn. Trong bối cảnh như vậy, cùng với xu thế hội nhập và phát triển của thời đại, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng là một giải pháp sáng suốt mang tính chiến lược. Cũng với tầm nhìn đó, ngân hàng Công Thương thời gian qua đã tập trung đầu tư, nghiên cứu, phát triển dịch vụ ngân hàng để phục vụ khách hàng, mang những nét mới đến cho ngân hàng mình. Đồng Nai là địa bàn có nhiều ngân hàng tham gia kinh doanh. Hệ thống ngân hàng thương mại tại địa bàn tương đối phát triển. Tính đến năm 2008 hệ thống NH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai gồm 24 NHTM tiếp tục phát triển nhanh và ổn định, góp phần tạo thêm sinh khí cho thị trường tài chính tiền tệ trong tỉnh, các NHTM trên địa bàn Đồng Nai giữ vững vị thế "top 3" trên bản đồ NH cả nước. Cũng chính vì thế mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra khá quyết liệt trên mọi mặt hoạt động. Để có thể giữ vững được vị thế của mình trong mọi lĩnh vực đặc biệt là dịch vụ một yêu cầu cấp thiết đối với chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay là phải phát triển các dịch vụ hiện có cũng như đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để 1 tăng khả năng tiếp cận với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu cũng như vị thế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đồng Nai” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu. Luận văn hệ thống hóa và phát triển về mặt lý luận các dịch vụ của ngân hàng thương mại. Từ việc phân tích thực trạng phát triển các dịch vụ ngân hàng, đánh giá những mặt ưu điểm và tồn tại tại ngân hàng Công Thương Việt Nam -Chi nhánh Đồng Nai, tác giả luận văn kiến nghị một hệ thống đồng bộ các kiến nghị nhằm hoàn thiện các loại hình dịch vụ hiện có và triển khai các hình thức dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả cũng như phát triển các hình thức dịch vụ tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đồng Nai. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và đối chiếu nhằm chọn số liệu thực tế đáng tin cậy, xử lý đúng đắn và khoa học. Bên cạnh các phương pháp đó luận văn còn chú trọng đến việc kết hợp với việc quan sát các hoạt động thực tiễn. Công trình nghiên cứu còn được thực hiện từ việc phân tích các vấn đề chưa hoàn thiện, từ đó làm tiền đề phát triển nghiệp vụ mới. 4. Kết cấu của đề tài. Nội dung của Luận văn được thể hiện qua 3 chương như sau : Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng. Chương 2 : Thực trạng dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh NHCT Đồng Nai. Chương 3 : Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh NHCT Đồng Nai. Để hoàn thành tốt cuốn luận văn này, học viên xin chân thành cám ơn các 2 Giảng Viên khoa sau Đại Học trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh, đã đem lại cho toàn thể học viên cao học khóa 15 kiến thức chuyên sâu về ngành Tài Chính NH, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của GS.TS Dương Thị Bình Minh, và sự ủng hộ động viên của các đồng nghiệp, bạn bè. 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong bài viết này là chính xác và trung thực, đã được tôi thu thập, tổng hợp từ những nguồn đáng tin cậy. Tôi xin cam đoan luận văn này là đề tài nghiên cứu của bản thân tôi, không sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Người thực hiện luận văn Mai Thị Phương Thảo Cao Học Khóa 15 Khoa Ngân Hàng Trường Đại Học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 4 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 1. Dịch vụ ngân hàng : DV NH 2. Bao thanh toán : BTT 3. Ngân Hàng : NH 4. Ngân Hàng Nhà Nước : NHNN 5. Ngân Hàng Thương Mại : NHTM 6. Ngân Hàng Thương Mại cổ phẩn : NHTMCP 7. Nhập khẩu : NK 8. Phòng giao dịch : PGD 9. Trung tâm tín dụng : TTTD 10. Xuất khẩu : XK 11. Xuất nhập khẩu : XNK 12. Dịch vụ : DV 13. Tổ chức tín dụng : TCTD 14. Chi nhánh : CN 15. Ngân Hàng Công Thương : NHCT 16. Đồng Nai : ĐN 17. Thanh toán : TT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU. BẢNG 2.2.1.1 Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHCT Đồng Nai BẢNG 2.2.1.2 Tình hình dư nợ tại chi nhánh NHCT Đồng Nai. BẢNG 2.2.1.3 Tình hình thanh toán nội địa của chi nhánh NHCT Đồng Nai BẢNG 2.2.1.4 Doanh số tài trợ xuất nhập khẩu chi nhánh NHCT Đồng Nai. BẢNG 2.2.1.5 Tình hình sử dụng thẻ ATM tại chi nhánh NHCT Đồng Nai BẢNG 2.2.1.6 Tình hình mua bán ngoại tệ tại chi nhánh NHCT Đồng Nai BẢNG 2.2.1.7 Tình hình thu chi tiền mặt tại chi nhánh NHCT Đồng Nai BẢNG 2.2.1.8 Tình hình bảo lãnh trong nước của chi nhánh NHCT Đồng Nai BẢNG 2.2.1.9 Tình hình chi trả kiều hối của chi nhánh NHCT Đồng Nai BẢNG 2.2.1.10 Tình hình chuyển tiền du học của chi nhánh NHCT Đồng Nai Biểu đồ số 1 Thị phần huy động vốn của các NH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Biểu đồ số 2 Thị phần dư nợ của các NH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng. Khái niệm dịch vụ ngân hàng (DV NH) chưa được định nghĩa một cách cụ thể trong bất kỳ tự điển nào. Có không ít quan niệm cho rằng chỉ những hoạt 6 động ngân hàng (NH) không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (huy động tiền gửi, cho vay…) mới gọi là dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thu chi hộ, môi giới,… Một số khác lại cho rằng tất cả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp đều gọi là dịch vụ ngân hàng. Theo Luật các Tổ chức tín dụng do NHNNVN ban hành, dịch vụ ngân hàng cũng không được định nghĩa và giải thích cụ thể. Tại khoản 1 và khoản 7, điều 20 thì hoạt động kinh doanh tiền tệ và DV NH bao hàm cả 3 nội dung: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng DV thanh toán, nhưng đâu là kinh doanh tiền tệ và đâu là DV NH thì vẫn chưa được phân định rõ ràng. DV tài chính , theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), là bất kỳ DV nào có tính chất tài chính được cung cấp bởi nhà cung cấp DV tài chính. DV tài chính bao gồm DV bảo hiểm, DV NH , DV chứng khoán, và các DV tài chính khác . Trong lộ trình hội nhập quốc tế của VN, Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ là bước thử thách đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng , vì nội dung chủ yếu của hiệp định này giống như các nội dung của Thỏa thuận chung về Thương mại Dịch vụ (GATS), chỉ khác về thời điểm có hiệu lực (thời gian bắt đầu thực hiện các cam kết). Theo đó, các cam kết mở cửa DV NH được thực hiện theo lộ trình 9 năm trước khi mọi cam kết đối với các NH Mỹ được bãi bỏ. Sự cạnh tranh giữa các NH VN và NH nước ngoài chủ yếu là cạnh tranh về DV, điều này đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược phát triển các DV NH một cách hoàn chỉnh và kịp thời. Các DV NH , theo GATS, là: Nhận tiền gửi, Cho vay, Cho thuê tài chính, Chuyển tiền và thanh toán, thẻ , sec,…, Bảo lãnh và cam kết, Mua bán các công cụ thị trường tài chính, Phát hành chứng khoán, Môi giới tiền tệ, Quản lý tài sản, DV thanh toán và bù trừ, Cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính, DV tư vấn, Trung gian và hỗ trợ về tài chính. 7 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và Hiệp định khung ASEAN về DV (AFAS) đã được ký kết cũng hiểu và phân loại DV tài chính (trong đó có DV NH) tương tự như WTO. Xin trình bày khái niệm về DV NH là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Dịch vụ ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính 1.2 Vai trò của dịch vụ ngân hàng 1.2.1. Đối với khách hàng và nền kinh tế * Đối với nền kinh tế Thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng bán lẻ, DV NH làm tăng quá trình chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế thêm hiệu quả, làm tăng luân chuyển tiền tệ trong không gian và thời gian. Từ đó các “khối tiền tệ” bất động trở nên sống động hơn, di chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ khách hàng này sang khách hàng khác, đáp ứng các nhu cầu cho hoạt động kinh tế – xã hội. Góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dịch vụ ngân hàng góp phần tích cực mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho khách hàngngân hàng thông qua việc giảm chi phí nhờ sự tiện ích và chuyên môn hoá của từng loại dịch vụ: giảm chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền, cũng như tiết kiệm nhân lực để thực hiện giảm chi phí dịch vụ, giúp khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm dịch vụ. Dịch vụ ngân hàng tạo nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia từ các nguồn kiều hối từ nước ngoài chuyển về. Dịch vụ ngân hàng góp phần chống tham nhũng, gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế. 8 Việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ tiên tiến, hiện đại giúp người dân làm quen và không còn cảm thấy xa lạ với những khái niệm ngân hàng tự động, ngân hàng không người, ngân hàng ảo. * Đối với khách hàng Đối với các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ: DV NH tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành trôi chảy, nhịp nhàng, thúc đẩy đồng vốn luân chuyển nhanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ sản xuất, luân chuyển hàng hóa. Thông qua các DV cho vay, hệ thống NHTM giúp các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, dịch chuyển vốn đầu tư, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay. 1.2.2. Đối với ngân hàng Dịch vụ ngân hàng đem lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lớn về phí dịch vụ. Phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, nhiều tiện ích theo hướng cải tiến phương thức thanh toán, đơn giản hóa thủ tục, mở rộng mạng lưới hoạt động . . . Bên cạnh đó ngân hàng có thể phát triển những dịch vụ hổ trợ như dịch vụ chi trả lương cho những người có tài khoản tại nhiều ngân hàng khác nhau, chuyển tiền mặt giao tận tay người nhận sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, từ đó làm tăng nguồn thu dịch vụ của ngân hàng. Bằng các DV NH, NHTM tận dụng được nguồn vốn trong thanh toán của khách hàng đang lưu ký trên tài khoản thanh toán, ký qũy. Những tài khoản này ngân hàng không phải trả lãi hoặc trả lãi thấp làm cho chi phí đầu vào của nguồn vốn huy động giảm xuống, tạo ra chênh lệch lớn giữa lãi suất bình quân cho vay so với lãi suất bình quân tiền gửi. 9 Khi các NHTM xây dựng được mạng lưới khách hàng đa dạng, rộng khắp sẽ làm nền tảng để phát triển các dịch vụ ngân hàng. NHTM tăng khả năng hoạt động đáp ứng các nhu cầu khách hàng, từ đó tăng dần khả năng thích ứng, cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, góp phần làm vững mạnh thêm nền tài chính nước nhà. 1.3 Các loại dịch vụ ngân hàng phổ biến hiện nay 1.3.1.Huy động tiền gửi và cho vay 1.3.1.1 Huy động tiền gửi Ngoài nguồn vốn tự có (vốn điều lệ và các quỹ), hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng thương mại trong việc tạo lập nguồn vốn để hoạt động kinh doanh. Trong hoạt động này, ngân hàng thương mại được sử dụng các công cụ và biện pháp mà pháp luật cho phép để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: - Nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá. Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác để phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh. Sau khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận, ngân hàng thương mại được phép phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại, là tài sản bằng tiền của các chủ thể trong nền kinh tế mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ cho khách hàng theo đúng cam kết. - Huy động vốn khác. 10 [...]... các chủ thẻ, một số ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ nhưng đồng thời cấp thêm hạn mức thấu chi cho khách hàng sử dụng thẻ - Dịch vụ thẻ góp phần quan trọng cho ngân hàng thương mại trong huy động vốn, thu dịch vụ và nâng cao hình ảnh của ngân hàng thương mại trong công chúng Sản phẩm dịch vụ thẻ đi liền với ứng dụng công nghệ của ngân hàng thương mại và khả năng liên kết giữa ngân hàng thương mại trong... rộng các dịch vụ kinh doanh điện tử bằng cách đưa ra các dịch vụ tiền mặt trực tiếp cho các chi nhánh ở cấp tỉnh và đô thị chính Đồng thời với triển khai dịch vụ séc, Ngân hàng Bangkok cũng đã triển khai trên quy mô lớn về việc phát hành thẻ ghi nợ trên thị trường, kết quả ngân hàng này chi m 22% thị phần thẻ ghi nợ nội địa - Để tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ khách hàng cũng... khi Ngân hàng Bangkok cho ra đời trung tâm hoạt động ngân hàng hiện đại thực hiện qua điện thoại, các dịch vụ ngân hàng khác 23 nhằm cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng trong suốt 24/24 giờ 1.4.2 Các bài học kinh nghiệm Thông qua chi n lược dịch vụ ngân hàng tại một ngân hàng Mỹ và một ngân hàng của Nhật, một ngân hàng của Thái Lan ta có thể rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc phát triển dịch. .. lượng dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới - Bài học kinh nghiệm học được từ các Ngân hàng của Nhật là đánh vào mảng dịch vụ trực tuyến Ngày nay với công nghệ hiện đại thì mảng này nếu được các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam khai thác là hoàn toàn khả thi Tuy nhiên kinh nghiệm các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cần học tập là cần phải xây dựng chi n lược phát triển công nghệ ngân hàng. .. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CHI NHÁNH NHCT ĐỒNG NAI 2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Đồng Nai Được thành lập theo quyết định số 33/NH-TCCB ngày 23/06/1988, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đồng Nai ra đời trên cơ sở hợp nhất 2 Ngân hàng Nhà nước: Thành phố Biên Hòa và Khu công nghiệp với tổng biên chế là 263 người Sau khi chuyển một số cán bộ sang các Ngân hàng khác trên địa bàn... của ngân hàng thương mại, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại Đồng thời trình bày kinh nghiệm phát triển dịch vụ 24 ngân hàng của một số ngân hàng hàng đầu ở một số các nước để rút ra những bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Các nội dung trình bày là cơ sở cần thiết để tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ NGÂN... mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Bangkok Mặc dù ngân hàng này có mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng nhưng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trên khắp đất nước Chi nhánh nhỏ của Ngân hàng Bangkok được mở tại siêu thị Lotus ở Ramintra, Bangkok và hơn 18 tháng sau đó, ngân hàng này đã mở thêm 36 chi nhánh mới ở các siêu... tiền hàng, thu đổi ngoại tệ… tại quầy giao dịch Ngân hàng chi tiền mặt (VND và ngoại tệ) cho các khách hàng có nhu cầu rút tiết kiệm, rút từ tài khoản thanh toán, tài khoản tiền vay… tại quầy giao dịch của NH 1.3.4.2 Thu chi hộ Ngân hàng thay mặt khách hàng để thực hiện nghiệp vụ thu hộ khách hàng tiền từ người mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chi trả hộ lương, chi trả tiền cho đối tác của khách hàng Dịch vụ. .. công nghệ thông tin 1.3.6 Dịch vụ ngân hàng điện tử - Internet Banking: Dịch vụ Internet Banking là dịch vụ ngân hàng mà khách hàng giao dịch với ngân hàng thông qua Internet Khách hàng có thể kiểm tra các thông tin về tài khoản, số dư, tiền gửi, tiền vay và thực hiện các giao dịch như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn Hiện tại, ở Việt Nam đã có một số ngân hàng thử nghiệm và đưa vào phục vụ khách hàng. .. lượng người sử dụng dịch vụ này là phải làm sao cho họ hiểu được việc sử dụng dịch vụ này là thành công và đơn giản Thông qua các dịch vụ kéo và đẩy đang được cung cấp hiện nay, khách hàng và doanh nghiệp sẽ nhận thức được lợi ích của dịch vụ này *Chi n lược phát triển dịch vụ của một ngân hàng Thái Lan - Ngân hàng Bangkok có lợi thế được biết đến như là một trong số ngân hàng lớn nhất tại Thái Lan Theo . về dịch vụ ngân hàng. Chương 2 : Thực trạng dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh NHCT Đồng Nai. Chương 3 : Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi. nay. 1.2.2. Đối với ngân hàng Dịch vụ ngân hàng đem lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lớn về phí dịch vụ. Phát triển dịch vụ ngân hàng đa dạng, nhiều

Ngày đăng: 27/03/2013, 16:24

Hình ảnh liên quan

(Nguồn: Tổng hợp từ“Báo cáo tình hình dư nợ” của chi nhánh NHCT Đồng Nai) - 172 Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đồng Nai

gu.

ồn: Tổng hợp từ“Báo cáo tình hình dư nợ” của chi nhánh NHCT Đồng Nai) Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hiện NHCT ĐN đang thực hiện rất nhiều hình thức bảo lãnh, cả về VND - 172 Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đồng Nai

i.

ện NHCT ĐN đang thực hiện rất nhiều hình thức bảo lãnh, cả về VND Xem tại trang 39 của tài liệu.
Theo bảng số liệu ta thấy lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán bao gồm tổ chức và cá nhân có sự tăng lên qua các năm - 172 Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đồng Nai

heo.

bảng số liệu ta thấy lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán bao gồm tổ chức và cá nhân có sự tăng lên qua các năm Xem tại trang 42 của tài liệu.
Tình hình thu từ hoạt động dịch vụ tại chi nhánh, cụ thể - 172 Phát triển dịch vụ Ngân hàng tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đồng Nai

nh.

hình thu từ hoạt động dịch vụ tại chi nhánh, cụ thể Xem tại trang 43 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan