thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn hà nội

32 1.2K 7
thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN 4 CHƯƠNG II: 9 THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 9 CHƯƠNG 3: 27 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 27 SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Như chúng ta đã biết, thuế là công cụ quan trọng của nhà nước dùng để tạo nguồn thu cho ngân sách, ổn định nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội. Một trong những sắc thuế đó, thì thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản là thuế tạo ra nguồn thu lớn. Ngoài ra, việc thực hiện đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản có vai trò to lớn, thứ nhất là tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thứ hai đảm bảo tính công bằng cho thị trường bất động sản và thứ ba đây là công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế việc đầu cơ vào bất động sản. Nhà nước đã ban hành các luật, thông tư cho vấn đề trên cùng với sự ra đời của luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 thay thế cho Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất 1994 đã làm minh bạch trong kê khai thuế, nộp thuế khi giao dịch BĐS( bất động sản) của cá nhân và doanh nghiệp giúp cho quá trình thu thuế được đúng, đủ và chính xác. Tuy vậy, hai luật lớn ra đời cũng không tránh khỏi những lỏng lẻo, vướng mắc và thiếu sót, khẽ hở để cho người đầu tư, đầu cơ và người dân có những cách trốn thuế và gian lận thuế tinh vi hơn. Với hai cách tính thuế (Thuế suất 25% trên thu nhập tính thuế hoặc thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng) được quy định tại nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân đã gây nên nhiều ý kiến tranh cãi về việc phải nộp loại thuế suất nào khi có phát sinh giao dịch. Hơn thế nữa để tạo điều kiện cho hoạt động chuyển nhượng BĐS, Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 quy định việc kê khai, nộp thuế được thực hiện trên tinh thần “tự khai, tự nộp”, việc kê khai nhà ở duy nhất được miễn thuế chuyển nhượng chính là kẽ hở của luật thuế TNCN( thu nhập cá nhân) . Từ thực tiễn cho thấy để nâng tỷ trọng nguồn thu thuế từ chuyển nhượng BĐS, ổn định và phát triển thị trường BĐS một cách lành mạnh và minh bạch, giúp quản lý tốt hơn công tác quản lý thuế, việc đi sâu tìm hiểu về lý thuyết và thực trạng thuế thu nhập trong chuyển nhượng BĐS tại Việt Nam là vô cùng cần thiết. Đề án với đề SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 1 Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán tài: “THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI” sẽ đóng góp một phần nào đó nhằm phát triển thị trường bất động sản Hà Nội nói riêng cũng như Việt Nam nói chung 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề án được thực hiện với ba mục tiêu cơ bản:  Một là: hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng BĐS  Hai là: dựa trên khung lý luận về vấn đề nghiên cứu đề tài sẽ đánh giá thực trạng chung về thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS tại Việt Nam nói chung cũng như Hà Nội nói riêng  Ba là: trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý về giải pháp giải quyết thực trạng thu thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS đồng thời đưa ra kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề án tập trung nghiên cứu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS cụ thể là hai loại thuế: Thuế thu nhập cá nhân và Thuế thu nhập doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu của đề án là thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, những phương pháp được sử dụng trong bài đề án là: - Tiếp cận lý thuyết chung về thuế thu nhập từ chuyển nhượng BĐS thông qua các Luật thuế, Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ban ngành đã nêu trong phạm vi nghiên cứu; giáo trình về thuế… - Thống kê số liệu thứ cấp, có chọn lọc từ các tài liệu và website đáng tin cậy của Chính phủ, Bộ tài chính, Bộ xây dựng, Tổng cục thống kê, các website về BĐS như: Vanbanchinhphu.net, CafeF, Vnexpress, VnEconomy… - Đề tài có sử dụng các phương pháp như: phương pháp hệ thống, phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê… 5. Kết cấu đề án Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, ngoài phần mở đầu, kết luận và lời cảm ơn, đề án môn học bao gồm các nội dung chính sau: SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 2 Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán Chương 1 – Những vấn đề lý thuyết liên quan đến thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng BĐS Chương 2 - Thực trạng thuế thu nhập các nhân từ chuyển nhượng BĐS Chương 3 – Giải pháp và kiến nghị Do sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn. Trong quá trình thực hiện đề án, ngoài sự nỗ lực làm việc của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm của thầy cô, gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đề án môn học. Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơi thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Thế Phán giảng viên chuyên ngành QTKD Bất Động Sản trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành xong đề án. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I: SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 3 Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN 1. Thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản là gì ? 1.1. Thuế trong lĩnh vực bất động sản Theo Khoản 1 Điều 4, Nguyên tắc quản lý thuế Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 năm 2006: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Thuế trong lĩnh vực BĐS được hình thành là điều tất yếu khách quan và là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Tùy theo đặc thù của mỗi nước, thuế thu được từ BĐS được thể hiện ở nhiều sắc thuế khác nhau, thu hằng năm hoặc thu một lần. Để đảm bảo nguồn thu NSNN, tính công bằng trong xã hội và đảm bảo đầy đủ đối tượng chịu thuế thì chính sách thuế trong lĩnh vực BĐS của các quốc gia thường gồm nhiều sắc thuế khác nhau. Các sắc thuế phổ biến được áp dụng gồm: 1.2. Cách phân loại thuế Có các loại thuế trong lĩnh vực bất động sản: thuế đánh và đất, thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thuế thừa kế quà tặng là bất động sản, thuế giá trị gia tăng, thuế bất động sản. 1.2.1. Thuế đánh vào đất Thuế đánh vào đất ở các quốc gia có chế độ sở hữu tư nhân đối với đất thường có các tên gọi như thuế đất, thuế giá trị đất tăng thêm, còn ở các quốc gia mà đất thuộc sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước thì thuế có tên gọi là thuế SDĐ( sử dụng đất) (vì đánh vào khả năng sinh lợi của đất hoặc đánh vào giá trị quyền SDĐ). Thuế đất do người chủ sở hữu đất (người SDĐ) nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thuế được thu hàng năm, và tính theo mức thu cố định cho mỗi đơn vị diện tích sử dụng hoặc được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá đất tính thuế của SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 4 Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán từng mảnh đất, có phân biệt theo vị trí, mục đích sử dụng đất. Ở Việt Nam, thuế sử dụng đất chia làm hai loại, thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 1.2.2. Thuế thừa kế, quà tặng là BĐS Thuế thừa kế, quà tặng là Thuế đánh một lần khi phát sinh sự kiện thừa kế hoặc tặng quà. Thuế đánh vào cá nhân được nhận thừa kế, quà tặng. Thuế suất lũy tiến, có thể cao hơn so với trường hợp thuế đánh vào tài sản nhượng bán có thu tiền, có quy định khởi điểm chịu thuế. Ngoài ra, khi xác định trị giá tài sản tính thuế, đối tượng nộp thuế còn được hưởng một số khoản khấu trừ. Mức độ lũy tiến của thuế và các khoản khấu trừ cao hay thấp tùy theo mối quan hệ giữa người nhận tài sản và người cho thừa kế hoặc tặng quà và mục tiêu của việc đánh thuế. 1.2.3. Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất. Đối với hoạt động kinh doanh BĐS, giá chuyển nhượng BĐS trừ (-) giá đất (hoặc giá thuê đất) tại thời điểm chuyển nhượng, trường hợp không đủ căn cứ để xác định giá tính thuế thì tính trừ theo giá đất UNBN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quy định. Tức là thuế giá trị gia tăng đối với BĐS chỉ đánh trên phần công trình xây dựng trên đất. 1.2.4. Thuế Bất động sản Thuế này đánh vào cả giá trị đất và giá trị nhà, vật kiến trúc gắn liền với đất. Thuế thu hàng năm và được tính bằng tổng giá trị đất, nhà, vật kiến trúc sau khi trừ các khoản chi phí hợp lý như các khoản chi phí mua nhà, vật kiến trúc và các khoản miễn trừ trước khi tính thuế. Thuế này thường được áp dụng ở các quốc gia mà pháp luật có quy định đất đai bao hàm cả nhà và các vật thể kiến trúc gắn trên đất, tại những quốc gia có chế độ sở hữu tư nhân về đất và nhà. 1.3. Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là gì? Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một năm, từng tháng hoặc từng lần. SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 5 Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán Thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được đánh và hai đối tượng nạp thuế khác nhau đó là cá nhân và doanh nghiệp. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản là: một loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập từ giá trị tăng thêm qua việc chuyển nhượng (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền được thuê) BĐS của cá nhân. Thuế phát sinh không thường xuyên, phụ thuộc vào phát sinh giao dịch chuyển nhượng BĐS trên thị trường. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất. Theo Luật thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 1 năm 2007, quy định tại Điểm 3, Điều 3 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; • Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; • Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản. 2. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản vừa mang các vai trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác không có được. - Tăng cường sự quản lý Nhà nước về đất đai, tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, trong đó thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành thuế nói chung nên cũng góp một phần quan trọng để tạo nguồn tài chính cho nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản được tính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách rất lớn bởi một lẽ là giá trị tài sản của bất động sản là lớn và là tài nguyên của quốc gia. - Khuyến khích việc sử dụng đất có hiệu quả do sự có hạn của quỹ đất. Việc đánh thuế thu nhập từ chuyển nhượng một phần nào đó hạn chế người dân trong việc mua bán bất động sản, làm cho người dân suy nghĩ kỹ hơn trước khi đưa ra quyết định có chuyển nhượng hay không. SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 6 Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán - Đảm bảo công bằng về nghĩa vụ nộp thuế, góp một phần nào đó vào việc đảm bảo công bằng xã hội. Thuế BĐS là một công cụ có hiệu lực phục vụ yêu cầu quản lý của nhà nước trong việc giải quyết sự bất bình đẳng về phân phối BĐS giữa các tầng lớp dân cư. Qua thuế BĐS, nhà nước có thể thực hiện việc kiểm kê, kiểm soát, quản lý quỹ đất, nhà ở và các công trình kiến trúc khác trong xã hội. Hơn nữa, nhà nước có thể động viên một phần đóng góp của chủ sở hữu BĐS, có nhiều thu nhập từ tiền cho thuê, chuyển nhượng, góp phần điều hòa thu nhập xã hội, thực hiện nghĩa vụ đóng góp công bằng, khuyến khích sử dụng đất, nhà hợp lý, có hiệu quả. - Góp phần tạo nên thị trường BĐS lành mạnh, công bằng và minh bạch. Chính sách thuế có vai trò điều tiết cung, cầu BĐS và bình ổn giá cả thị trường BĐS, thuế BĐS thúc đẩy việc sử dụng BĐS có hiệu quả, hạn chế đầu cơ, khuyến khích việc cung cấp hàng hóa cho thị trường. Từ việc ban hành các sắc thuế đến việc triển khai thực hiện cùng với việc thanh tra thuế, hệ thống thuế BĐS, chính quyền các cấp đã nắm vững được số lượng, quy mô BĐS mà từng tổ chức, cá nhân nắm giữ, cũng như số lần chuyển nhượng BĐS. Trên cơ sở đó, nhà nước có thể chủ động trong việc điều tiết cung, cầu cũng như các giao dịch trên thị trường BĐS. Mặt khác, thông qua việc chấp hành các sắc thuế trong lĩnh vực này sẽ phát hiện những vụ việc vi phạm pháp luật hoặc phát hiện những bất cập, vướng mắc trong hoạt động của thị trường BĐS để có biện pháp xử lý kịp thời. 3. Đặc điểm thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản Thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản là một loại thuế thu nhập cá nhân và vừa là thuế trong lĩnh vực bất động sản vì vậy nó có các tính chất.  Thuế thu nhập cá nhân là một hình thức động viên mang tính bắt buộc trên nguyên tắc theo luật định. Phân phối khoản thu nhập qua thuế thu nhập cá nhân gắn với quyền lực, sức mạnh của Nhà nước.  Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu. Do vậy, người nộp thuế cũng là người chịu thuế.  Thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 7 Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế.  Kì tính thuế tính theo từng lần khi nào phát sinh chuyển nhượng bất động sản khi đó mới tính thuế, vì vậy việc đánh thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản không đều đặn và phụ thuộc vào thị trường chuyển nhượng bất động sản. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản đánh trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Vì vậy nhân tố ảnh hưởng tới thị trường chuyển nhượng bất động sản thì sẽ ảnh hưởng lên thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản, có thể kể đến các nhân tố như là : Các chính sách, pháp luật của nhà nước lên các vấn đề chuyển nhượng bất động sản, khuyến khích, thu hẹp hay không thông qua việc quy định sắc thuế, quy hoạch… Các yếu tố kinh tế như tình hình nền kinh tế thông qua các chỉ số như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, lãi suất tiền vay…Lãi suất tiền vay mà cao thì người dân sẽ phải dè dặt hơn khi đưa ra quyết định có mua bán bất động sản hay không và sẽ ảnh hưởng tới thị trường chuyển nhượng bất động sản Thu nhập của người dân và nhu cầu của họ về bất động sản như nhà ở, đất 5. Các văn bản pháp luật về thuế thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản  Luật Thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007.  Luật quản lý thuế của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 78/2006/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2006  Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.  Thông tư 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 hướng dẫn Thuế thu nhập cá nhân đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhân quà tặng là Bất động sản.  Thông tư 113/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 62/2009/TT- BTC, Thông tư số 02/2010/TT-BTC và Thông tư sood 12/2011/TT-BTC liên quan SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 8 Đề án môn học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thế Phán đến việc hưỡng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân.  Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân.  Thông tư 02/2010/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 11/01/2010 hướng dẫn sung thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2009 và thông tư 100/2008/NĐ-CP.  Thông tư 12/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 sửa đổi thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2009 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và sửa đổi bổ sung thông tư 02/2010/TT-BTC của Bộ tài chính, hướng dẫn bổ sung thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2009. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI SV: Nguyễn Thị Hồng Phương Lớp: QTKD Bất động sản 9 [...]... giữa anh chị em ruột với nhau Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất  Căn cứ tính thu Căn cứ tính thu đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thu và thu suất  a Thu nhập tính thu Đối với từng khoản thu nhập chịu thu có các cách tính thu nhập chịu thu khác nhau Thu nhập tính thu từ chuyển quyền sử dụng đất không... gia đình có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản là đối tượng phải nộp thu TNCN từ chuyển nhượng bất động sản Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:   Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Tài sản gắn liền với đất, bao gồm: Nhà ở; kết cấu... hiện thu thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản 2.2.1 Đối tượng nộp thu Cá nhân có quyền sử dụng đất, khi chuyển nhượng BĐS theo quy định của pháp luật đều phải nộp thu thu nhập cá nhân Cá nhân chuyển nhượng BĐS được chia làm hai loại: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, đối tượng nộp thu là từng cá nhân đồng sở hữu, cụ thể: Cá nhân, ... chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau: Thu thu nhập cá nhân - Thu = nhập x Thu suất phải nộp tính thu 25% Trường hợp không xác định được giá vốn (giá mua) của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thu thì thu thu nhập cá nhân được xác định như sau: Thu thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thu suất 2% 2.3 Những bất cập trong... nộp thu TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng; (trường hợp phải khai thu trực tiếp với cơ quan thu ) , … là ngày ghi trên thông báo nộp thu của cơ quan thu nhưng chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thu 2.2.3 Xác định thu phải nộp  Các khoản thu nhập chịu thu Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS bao gồm các thu nhập: - Thu nhập từ chuyển nhượng. .. bất động sản duy nhất thì không phải đánh thu 2.2.2 Khai thu  Thời điểm khai thu : cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản không phân biệt thu c đối tượng chịu thu hay miễn thu đều phải lập hồ sơ khai SV: Nguyễn Thị Hồng Phương động sản 13 Lớp: QTKD Bất Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán thu thu nhập cá nhân và nộp cùng hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản ... Nguồn: Cục thu Hà Nội  Về số người nộp thu : đã tăng lên qua các năm: Năm 2009 có trên 747.000 cá nhân nộp thu từ tiền lương, tiền công; dự kiến năm 2011 có 1.300.000 cá nhân nộp thu Số người nộp thu thu nhập từ kinh doanh: Năm 2009 có khoảng 149.700 hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thu Thu nhập cá nhân; đến năm 2011 có gần 194.000 hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nộp thu Đối với chuyển nhượng, ... và các chi phí hợp lý có liên quan d Thu nhập tính thu từ chuyển nhượng quyền thu đất, thu mặt nước được xác định bằng giá cho thu lại trừ giá đi thu và các chi phí có liên quan  Mức thu suất a Thu suất 25% Áp dụng thu suất 25% tính trên thu nhập tính thu đáp ứng các điều kiện: - Áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp xác định được thu nhập tính thu - Giá chuyển nhượng ghi trên. .. với các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội 2 Thực trạng thu thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tai 2.1 Tình hình chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn Hà Nội SV: Nguyễn Thị Hồng Phương động sản 11 Lớp: QTKD Bất Đề án môn học GVHD: PGS.TS Nguyễn Thế Phán Nhận thấy răng số lượng chuyển nhượng bất động sản tăng dân, lượng thu thu được từ. .. kế bất động sản: Năm 2009 có gần 850.000 lượt chuyển nhượng, thừa kế; Năm 2011 có trên 1 triệu lượt Ta thấy rằng lượng chuyển nhượng bất động sản tăng lên dần và chiếm tỷ trọng là gân 30% trong lượng thu thu nhận cá nhân  Tính đến hết năm 2011 đã có trên 15 triệu cá nhân được cấp mã số thu (12,6 triệu cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác; 3,2 triệu cá nhân có thu nhập từ . Đặc điểm thu thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản Thu thu nhập cá nhân do chuyển nhượng bất động sản là một loại thu thu nhập cá nhân và vừa là thu trong lĩnh vực bất động sản vì. đến thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản Thu thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản đánh trên thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản. Vì vậy nhân tố ảnh hưởng tới thị trường chuyển nhượng. 1 CHƯƠNG I: 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THU THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN 4 CHƯƠNG II: 9 THỰC TRẠNG THU THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 9 CHƯƠNG 3: 27 GIẢI

Ngày đăng: 04/11/2014, 23:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I:

  • CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN

  • CHƯƠNG II:

  • THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

  • CHƯƠNG 3:

  • GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan