ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT đại CƯƠNG (có đáp án)

11 2.4K 4
ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT đại CƯƠNG (có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG Câu 1: Hãy phân tích nguồn gốc ra đời của Nhà nước? Câu 2: Hãy cho biết sự khác nhau giữa phong tục tập quán và pháp luật? Câu 3: Trình bày các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật? Phân tích các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật sau: a. Ông Hoàng Văn Nam bán cho Trần Thị Thanh 1 chiếc xe máy trị giá 25 trđ. b. Nguyễn Văn K, có hành vi phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn làm cho chị H bị gãy chân. Câu 4: Phân tích các dấu hiệu cơ bản của Vi phạm pháp luật. Câu 5: Hãy cho biết mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước. Câu 6: Trình bày các hình thức của hoạt động thực hiện pháp luật Câu 7: Trình bày các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật? Phân tích các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật sau: a. "Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm" (K1 DD100 BLHS). b. "Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm" (K1 DD197 BLHS). 1 Câu 1: Hãy phân tích nguồn gốc ra đời của Nhà nước? Học thuyết Mác - Lênin coi nhà nước là hiện tượng có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển. Nhà nước nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài người, Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định Theo học thuyết Mác - Lênin, chế độ cộng sản nguyên thuỷ (còn gọi là chế độ công xã nguyên thuỷ) là hình thái kinh tế - xã hội xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người, trong xã hội này không có giai cấp, không có nhà nước và pháp luật, nhưng trong lòng nó lại chứa đựng những nhân tố làm nảy sinh ra nhà nước và pháp luật. Cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ cộng sản nguyên thuỷ là chế độ sở hữu chung về tư lệu sản xuất ở mức độ rất sơ khai, trình độ lao động thấp kém. Tương ứng với chế độ kinh tế ấy là hình thức tổ chức bầy người nguyên thuỷ. Trước tiên là sự xuất hiện những nhóm nhỏ gồm những người du mục cùng nhau kiếm ăn và tự bảo vệ, do một thủ lĩnh cầm đầu, dần dần xã hội loài người tiến lên một hình thức tương đối bền vững hơn, đó là thị tộc. Trong quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại như liên kết chống xâm lược, trao đổi sản phẩm, các quan hệ hôn nhân ngoại tộc (chế độ ngoại tộc hôn) xuất hiện v.v. . . nó đòi hỏi các thị tộc phải mở rộng quan hệ với các thị tộc khác, dẫn đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc. Cơ sở quyền lực của thời kỳ này thuộc về toàn bộ xã hội, không ai có bất kỳ đặc quyền, đặc lợi gì. Quyền lực xã hội có sức mạnh thực tế cao. Tóm lại, chế độ là chế độ không có nhà nước, các qh XH và trật tự XH đều được duy trì nhờ sức mạnh của phong tục tập quán, nhờ có uy tín và sự kính trọng đối với những bô lão của thị tộc, nhờ hoạt động có uy tín và hiệu quả của hội đồng thị tộc. 2 - Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu. Đó là cơ sở kinh tế khách quan dẫn đến sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được xuất hiện. Để các giai cấp không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội thì một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước do giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế lập ra. - Trong lịch sử đã trải qua ba (3) lần phân công lao động xã hội lớn. Sau mỗi lần, xã hội lại có những bước tiến mới, sâu sắc hơn, thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ. A, Sự phân công lao động lần thứ nhất dẫn đến kết quả là ngành chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Do quá trình con người biết thuần dưỡng được động vật đã mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển sản xuất của loài người, tạo điều kiện cho lao động sản xuất chủ động và tự giác hơn, biết tích luỹ tài sản dự trữ để đảm bảo nhu cầu cho những ngày không thể ra ngoài kiếm ăn được. Đây là mầm mống sinh ra chế độ tư hữu. Bởi ngành chăn nuôi phát triển mạnh dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều gia đình chuyên làm nghề chăn nuôi và dần dần chăn nuôi trở thành một ngành kinh tế độc lập, tách ra khỏi trồng trọt. Sau lần phân công lao động xã hội đầu tiên, chế độ tư hữu đã xuất hiện, xã hội đã phân chia thành người giàu, người nghèo. B, kết quả của lần phân công lao động xã hội thứ hai là thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp. Cùng với sự phát triển của chăn nuôi và trồng trọt thì thủ công nghiệp cũng phát triển để đảm bảo cung ứng các nhu cầu về công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt trong các gia đình, đặc biệt là sau khi loài người tìm ra kim loại như đồng, sắt .v .v . đã tạo ra khả năng có thể trồng trọt những diện tích rộng lớn hơn, khai hoang được những miền rừng rú. Nghề gốm, nghề dệt v.v. . cũng ra đời. Từ đó, xuất hiện những người chuyên làm nghề thủ công nghiệp tách ra khỏi hoạt động sản xuất trong nông nghiệp. C, Do có sự phân công lao động xã hội nên giữa các khu vực sản xuất, giữa các vùng dân cư xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm. Do đó thương nghiệp phát 3 triển dẫn đến sự phân công lao động lần thứ ba - những người buôn bán trao đổi chuyên nghiệp đã tách ra khỏi hoạt động sản xuất. => 3 lần phân công lao động XH vào cuối thời kỳ cộng sản nguyên thủy đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ sự tồn tại của thị tộc, để điều hành quản lý XH mới đòi hỏi phải có 1 tổ chức mới khác trước về chất. tổ chức đó chỉ đại diện cho quyền lợi của ggiai cấp nắm ưu thế về kinh tế và chính trị, nó nhằm thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt sự xung đột công khai giữa các giai cấp và giữ cho chúng ở trong vòng trật tự. tổ chức đó chính là nhà nước. Câu 2: Hãy cho biết sự khác nhau giữa phong tục tập quán và pháp luật? Khái niệm: - pháp luật là hệ thống các quy tắc hành vi, quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đựoc nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. - phong tục tập quán: là những thói quen xử sự trong cộng đồng, hay những xử sự chung được hình thành 1 cách tự phát trong cộng đồng dân cư. Sự khác nhau giữa phong tục tập quán và pháp luật tiêu chí pháp luật phong tục tập quán - cơ sở hình thành - xuất hiện khi nhà nước ra đời và XH có sự phân chia giai cấp - hình thành trước khi có pháp luật - chủ thể ban hành - do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận - do 1 nhóm người, 1 dân tộc, 1 cộng đồng dân cư. - về phạm vi tác động - được áp dụng với phạm vi toàn thể quốc gia - chỉ được áp dụng trong phạm vi 1 cộng đồng dân cư hoặc 1 nhóm người - biện pháp bảo đảm thực hiện - bảo đảm thực hiện bằng tính quyền lực nhà nước - thói quen, dư luận XH - hình thức thể - các VB pháp luật - thể hiện dưới hình thức truyền 4 hiện miệng. Câu 3: Trình bày các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật? • QHPL là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội, trong đó các chủ thể tham gia có những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. • Các bộ phận cấu thành QHPL gồm có: chủ thể QHPL, khách thể của QHPL và nội dung của QHPL. a. Chủ thể QHPL: là những cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện do pháp luật qui địnhkhi tham gia vào QHPL nhất định Để trở thành chủ thể của QHPL cá nhân hay tổ chức phải đảm bảo năng lực chủ thể: Năng lực PL: là khả năng của chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định. Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể thực hiện được hành vi, nhận thức được hậu quả từ hành vi đó và chịu trách nhiệm về hậu quả từ hành vi đó. * Chủ thể là cá nhân: Cá nhân muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật phải có năng lực chủ thể – Năng lực chủ thể gồm có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. - năng lực PL của cá nhân xuất hiện kể từ khi cá nhân đó sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết hoặc bị tuyên bố chết. 5 - năng lực hành vi: là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý do luật định. Năng lực hành vi được đảm bảo bằng hai điều kiện sau: độ tuổi; khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. * Chủ thể là tổ chức: Tổ chức gồm tổ chức có tư cách pháp nhân và tổ chức không có tư cách pháp nhân. - năng lực PL của tổ chức xuất hiện từ khi tổ chức đó được thành lập hợp pháp và chấm dứt khi tổ chức đó không còn tư cách pháp lý. - năng lực hành vi (của tổ chức có tư cách pháp nhân): + Được thành lập hợp pháp; + Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; + Có tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; + Nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập b. Khách thể của quan hệ pháp luật: là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích XH khác mà chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào các quan hệ XH. Khách thể quan hệ pháp luật là các giá trị vật chất (như nhà cửa, tiền bạc, hàng hoá,…), các giá trị phi vật chất (như nghề nghiệp, địa vị xã hội, học vị,…), những giá trị về tinh thần (như quyền ứng cử, bầu cử, hội họp, ). c. Nội dung của quan hệ pháp luật: Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể tương ứng của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật. * Quyền của chủ thể: là khả năng xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể thực hiện. Các đặc tính của quyền: + Chủ thể quan hệ pháp luật được quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép hoặc được hưởng những lợi ích nhất định do pháp luật qui định và bảo đảm. Thí dụ: Theo pháp luật qui định về thừa kế theo pháp luật: các con được quyền ngang nhau trong việc thừa hưởng di sản của cha mẹ để lại không có di chúc. Nhưng các con cũng có quyền nhận hoặc không nhận phần di sản đó. + Có quyền yêu cầu bên kia có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định. 6 + Trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền dùng các biện pháp cưỡng chế tác động để bảo đảm thực hiện các quyền nêu trên. * Nghĩa vụ của chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật bắt buộc chủ thể phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền của chủ thể bên kia. Các đặc tính của nghĩa vụ: - Chủ thể phải tiến hành 1 số hành vi nhất định. - Chủ thể phải tự kiềm chế, ko được thực hiện 1 số hành vi nhất định. - Chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện theo cách xử sự bắt buộc mà PL đã quy định. Bài tập Ví dụ a: Ông Hoàng Văn Nam bán cho bà Trần Thị Thanh 1 chiếc xe máy trị giá 25trđ. - chủ thể: Ông Hoàng Văn Nam, Bà Trần Thị Thanh. - khách thể: chiếc xe máy. - nội dung của QHPL: + ông Nam: quyền bán chiếc xe máy cho bà Thanh. + bà Thanh: quyền mua chiếc xe máy và yêu cầu các giấy tờ liên quan đến chiếc xe. Nghĩa vụ là phải trả cho ông nam 25trđ. Ví dụ b: Nguyễn Văn K có hành vi phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn cho chị H bị gãy chân. - chủ thể: Nguyễn Văn K và chị H. - khách thể: Hành vi gây tai nạn xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người khác. - nội dung của QHPL: + Nguyễn Văn K: có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về hành vi gây tai nạn , xâm phạm đến sức khỏe của chị H. + chị H: có quyền yêu cầu anh K bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Câu 4: Phân tích các dấu hiệu cơ bản của Vi phạm pháp luật. • Khái niệm: vi phạm PL là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức cụ thể có trách nhiệm pháp lý, được thể hiện dưới dạng hành động hay ko hành động trái với pháp luật, có lỗi. gây thiệt hại cho XH hoặc các quan hệ XH được nhà nước bảo vệ. • Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật: 7 - Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người cụ thể: hoạt động của con người từ khi suy nghĩ đến khi thể hiện ra ngoài, trải qua nhiều giai đoạn. Khoa học pháp lý không xem xét tất cả các giai đoạn đó mà chỉ nghiên cứu giai đoạn thể hiện các hành vi. Hành vi là sự thể hiện ý chí ra bên ngoài bằng hành động (hoặc không hành động) một cách có ý thức nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Vì vậy, những gì còn trong sự suy nghĩ của chủ thể không bị chi phối bởi các quy phạm pháp luật. - Hành vi xác định phải trái pháp luật hiện hành: Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với những qui định của pháp luật, tức là làm những điều luật pháp luật cấm hoặc không làm những điều luật pháp luật bắt buộc. Hành vi bất hợp pháp ấy của chủ thể có thể là của cá nhân hoặc của tổ chức. Hành vi trái pháp luật thể hiện dưới dạng: + Làm một việc (hành động) mà pháp luật cấm không được làm; + Không làm một việc (không hành động) mà pháp luật đòi hỏi; + Sử dụng quyền hạn vượt quá qui định của pháp luật. Do đó, chỉ xem là hành vi trái pháp luật khi vi phạm những qui định mà luật pháp cấm hoặc không làm những gì mà pháp luật buộc phải làm. - Hành vi trái pháp luật đó phải có lỗi của chủ thể: Hành vi trái pháp luật này phải thể hiện ý chí của chủ thể tức là mặt chủ quan của hành vi, hay lỗi của chủ thể. Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi VPPL. Do đó, có những hành vi trái pháp luật nhưng thực hiện trong những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể không thể lựa chọn cách xử sự khác, thì hành vi trái pháp luật đó không có lỗi nên không thể xem là hành vi VPPL. Thí dụ: trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thiết cấp thiết. - Chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý: Nghĩa là chủ thể có khả năng lựa chọn cách xử sự, có khả năng nhận thức được hậu quả hành vi của mình mà vẫn thực hiện thì mới xem là hành vi VPPL. Do đó, những hành vi trái pháp luật được thực hiện do những người không có năng lực hành vi (mất trí, điên khùng hoặc dưới tuổi luật định) thì không thể xem là hành vi VPPL. Câu 5: Hãy cho biết mối quan hệ giữa pháp luật với nhà nước. • Khái niệm: 8 + Nhà nước là 1 bộ máy quyền lực đặc biệt do giai cấp thống trị lập ra nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Thực hiện chức năng quản lý Xh theo ý chí của giai cấp thống trị. + Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước. được bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ XH. Nhà nước và pháp luật là hai bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng có quan hệ chặt chẽ nhau. Nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu pháp luật. Ngược lại, pháp luật chỉ phát sinh , tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên sức mạnh của quyền lực Nhà nước. • Nhà nước và pháp luật tuy là 2 hiện tượng khác nhau nhưng chúng lại có những nét tương đồng với nhau: - có chung điều kiện phát sinh, tồn tại, thay đổi và tiêu vong. - bản chất: giai cấp và XH. - phương tiện của quyền lực chính trị. - các giai đoạn phát triển của nhà nước cũng là giai đoạn phát triển của pháp luật. • Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: NN không thể tồn tại thiếu PL. PL là công cụ cực kỳ quan trọng để NN điều chỉnh các QHXH, hướng chúng phát triển phù hợp với ý chí NN. Các chức năng nhiệm vụ của NN có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng quan trọng nhất là hình thức pháp lý. Ngược lại, mặc dầu do NN đặt ra nhưng NN phải hoạt động trong khuôn khổ PL. Mặt khác, PL chỉ có thể thực hiện trong đời sống khi có sự đảm bảo của NN. Chính vì thế: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật tức dùng pháp luật làm công cụ để quản lý xã hội nhưng quyền lực Nhà nước phải dựa trên pháp luật, thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi chính pháp luật. Không thể cho rằng Nhà nước ban hành ra pháp luật thì có quyền không tuân theo những qui định của pháp luật đó. Nói khác, Nhà nước khi đã đặt ra pháp luật thì pháp luật có giá trị áp dụng chung cho mọi đối tượng trong xã hội, kể cả Nhà nước. Đó chính là quan điểm của một Nhà nước pháp quyền. 9 Câu 6: Trình bày các hình thức của hoạt động thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. - Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý chia thành những hình thức thực hiện pháp luật sau: a. Tuân thủ pháp luật: Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Vd: không được thực hiện hành vi phạm tội. b. Thi hành pháp luật: Là hình thức chủ thể phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm thi hành các nghĩa vụ mà PL yêu cầu phải làm. Ví dụ: pháp luật quy định công dân nam từ 18-27 phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, 1 thanh niên trong độ tuổi trên nhập ngũ, phục vụ trong quân đội- thi hành pháp luật. c. Sử dụng pháp luật : Là 1 hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện bằng những hành vi mà pháp luật cho phép). Vd: pháp luật quy định quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, 1 công dân có quyền gửi đơn khiếu nại tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình bị vi phạm- sử dụng pháp luật. Câu 7: Trình bày các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật - QPPL là qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung cho mọi người trong các trường hợp cụ thể, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và được bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và mục đích nhất định - Qui phạm pháp luật có 3 bộ phận hợp thành: Giả định, qui định và chế tài. a. Giả định: là bộ phận nêu lên tình huống ( điều kiện, hoàn cảnh) có thể xảy ra trong thực tế , và khi chủ thể nào ở vào tình huống đó thì phải thể hiện cách xử sự phù hợp với quy định của PL. b. Qui định: Là bộ phận nêu lên cách xử sự buộc chủ thể phải tuân theo khi ở vào tình huống đã nêu trong phần giả định của QPPL. Được xây dựng theo mô hình: cần làm gì? Phải làm gì? Được làm gì? Làm ntn? c. Chế tài: là bộ phận nêu lên các biện pháp tác động của nhà nước, dự kiến sẽ áp dụng đối với chủ thể nào ko thực hiện đúng theo hướng dẫn ở phần quy định của QPPL nên đã vi phạm PL. Bài làm vda: "người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm" - giả định: người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát - chế tài: bị phạt tù từ 2 đến 7 năm vdb: "người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm" 10 . qui định của pháp luật. Do đó, chỉ xem là hành vi trái pháp luật khi vi phạm những qui định mà luật pháp cấm hoặc không làm những gì mà pháp luật buộc phải làm. - Hành vi trái pháp luật đó phải. xã hội bằng pháp luật tức dùng pháp luật làm công cụ để quản lý xã hội nhưng quyền lực Nhà nước phải dựa trên pháp luật, thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi chính pháp luật. Không. pháp luật. - Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý chia thành những hình thức thực hiện pháp luật sau: a. Tuân thủ pháp luật: Là 1 hình thức thực hiện pháp

Ngày đăng: 04/11/2014, 20:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan