Một số biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 3 rèn luyện các kỹ năng khi học phép tu từ so sánh”

37 773 0
Một số biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 3 rèn luyện các kỹ năng khi học phép tu từ so sánh”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc sử dụng phép so sánh trong viết văn, trong giao tiếp của học sinh rất hạn chế, đôi khi có sử dụng nhưng không đem lại hiệu quả cao, thể hiện trong bài văn mà học sinh viết ở lớp 4,5 rất khô khan, hoặc có sử dụng các biện pháp tu từ nhưng ngây ngô, không hợp lý Trong đó lỗi số (1) (2) (3) (4) học sinh mắc là do giáo viên nắm những kiến thức lý luận về phép tu từ so sánh chưa tốt nên học sinh vẫn còn lơ mơ, không chắc chắn dẫn đến sau này viết văn miêu tả học sinh khó viết. Các lỗi số (5), (6), (7) học sinh mắc là do nhận thức về vai trò của việc dạy và học các phép tu từ ở giáo viên còn chưa tốt, giáo viên chưa giúp học sinh biến các kiến thức học được trở thành những kỹ năng cần thiết khi nói và viết của các em.Rất nhiều HS chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh tu từ mặc dù yêu cầu của sự cảm nhận mới ở dạng phát biểu cảm nghĩ. Chẳng hạn, với câu hỏi: Trong những hình ảnh so sánh trên em thích hình ảnh nào? Vì sao? hầu hết các em mới chỉ nêu được hình ảnh so sánh mình thích còn chưa lí giải được tại sao lại thích. Từ cơ sở lý luận và thực trạng kể trên, chúng ta cần chú trọng vào việc dạy biện pháp tu từ so sánh ngay ở lớp 3 và xem đây là một bước chuẩn bị, một khởi nguồn quan trọng để HS có được những câu văn hay, bài văn hay khi học về văn miêu tả ở các lớp trên.Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “Một số biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 3 rèn luyện các kỹ năng khi học phép tu từ so sánh”.

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn và viết SKKN: Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ so sánh. “So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn. Trong một bài văn hay không thể thiếu những câu văn hay. Người viết văn, làm thơ rất có ý thức trong việc sử dụng ngôn ngữ tạo nên văn bản nghệ thuật để được độc giả yêu thích. Họ chú trọng vào nghệ thuật dùng từ, đặt câu sao cho đúng, cho hay, làm cho lời văn trau chuốt, có hình ảnh, hàm súc và biểu cảm. Khi đó các tác giả đã phải sử dụng nhiều đến các biện pháp tu từ ngữ nghĩa. So sánh là một phương thức diễn đạt tu từ để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc , người nghe. Với học sinh Tiểu học sử dụng phép so sánh trong mỗi bài tập làm văn, tức là, HS đã phá vỡ được cái vỏ bọc ngôn từ khô cứng để tìm ra những hình ảnh so sánh vừa chân thực, “chính xác” lại vừa sinh động “có hồn”. Phép so sánh giúp các em có thể “thổi” vào các sự vật, hiện tượng cái linh hồn sinh động của con người cũng như của thế giới muôn màu, muôn vẻ. Nhờ phép so sánh, các em được biết đến vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm (Hà Sơn), hay thấy trăng như cánh diều, như chiếc thuyền, như quả chín thậm chí như mắt cá (Trần Đăng Khoa). Nói chung, nhờ phép so sánh HS có thể thả sức cho trí tưởng tượng tung hoành, tìm ra vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo của sự vật mà nhiều người không nhận ra. Dạy phép so sánh trong phân môn Tập làm văn là giúp HS biết nhận thức phản ảnh và thể hiện thế giới không phải bằng con đường tư duy khoa học 1 hay lối suy luận đời thường mà chủ yếu bằng cảm quan, bằng tình cảm, ấn tượng và bằng chính cả tấm lòng. Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của sách giáo khoa đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh Tuy nhiên, đến lớp 3 HS mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5. Trong thực tế, GV và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. HS lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế. GV còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của HS cũng chưa có các tiêu chí cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của GV còn mang tính chất cảm tính và kinh nghiệm chủ nghĩa. 1.2. Mục đích nghiên cứu - SKKN đề xuất phương hướng ứng dụng một số biện pháp góp phần vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3. - Một số lưu ý trong quá trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn; Góp phần nâng cao hứng thú cho học sinh về môn Tiếng Việt. 2 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng áp dụng Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. 1.3.2. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3. 1.4. Thực trạng dạy và học phép tu từ so sánh ở tiểu học hiện nay 1.4.1. Về phía GV - Nhìn chung, nhiều GV đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so sánh cho HS. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS; biết phối hợp nhiều hình thức dạy học để tổ chức các hoạt động học tập giúp HS tự tin và bộc lộ được năng lực của mình. Một số GV biết sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học giúp các em tiếp cận với phép so sánh một cách dễ dàng hơn. Khi dạy về phép tu từ không ít giáo viên đã chưa nắm vững mức độ nội dung của cả chương trình và của từng bài cụ thể dẫn đến việc dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình. Yêu cầu của việc dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3 là giúp HS nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của các phép đó. Từ đó, biết vận dụng các hình ảnh so sánh vào bài tập làm văn của mình. Tuy nhiên, còn rất nhiều GV mới chỉ chú tâm vào việc dạy cho HS nhận biết phép tu từ so sánh còn việc vận dụng thì chưa được chú ý nhiều. GV phải có vốn kiến thức nhất định về phong cách học, tuy nhiên không ít giáo viên chưa phân biệt một cách rạch ròi giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh, giữa các hình thức so sánh và kiểu so sánh nên xác định nhầm lẫn từ đó không biết thiết kế hệ thống bài tập phù hợp nhằm làm đa dạng hoá các hoạt động học tập tạo hứng thú cho HS để HS học tập có hiệu quả cao hơn. Còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học, và các hình thức dạy học Luyện từ và câu nói chung, dạy biện pháp so sánh nói riêng vì vậy lệ thuộc vào cách bố trí và trình bày trong sách giáo khoa. Dạy phép tu từ so sánh cho HS tiểu học thực chất là việc dạy cho các em cách sử dụng ngôn ngữ để tạo hiệu quả cao trong khi nói và viết, trong thực tế giao tiếp của học sinh nhưng trong thực tế, yêu cầu này chưa được nhiều GV quan tâm đúng mức, có rất nhiều GV tổ chức cho HS luyện tập chỉ trong phạm vi những bài tập trong sách giáo khoa, 3 Nhìn chung, việc dạy các phép tu từ ở lớp 3 hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. 1.4.2. Về phía HS Sau khi khảo sát vở Tập làm văn, vở Bài tập Tiếng Việt của 90 HS lớp 3 tại trường, chúng tôi thấy, HS thường mắc các lỗi về phép tu từ so sánh sau đây: 1. Nhầm lẫn giữa so sánh logic và so sánh tu từ. 2. Tìm sai từ so sánh 3. Nhận diện sai các yếu tố so sánh 4. Xác định nhầm lần giữa hình ảnh so sánh và sự vật so sánh 5. Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lí, 6. Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh. 7. Việc sử dụng phép so sánh trong viết văn, trong giao tiếp của học sinh rất hạn chế, đôi khi có sử dụng nhưng không đem lại hiệu quả cao, thể hiện trong bài văn mà học sinh viết ở lớp 4,5 rất khô khan, hoặc có sử dụng các biện pháp tu từ nhưng ngây ngô, không hợp lý *Trong đó lỗi số (1) (2) (3) (4) học sinh mắc là do giáo viên nắm những kiến thức lý luận về phép tu từ so sánh chưa tốt nên học sinh vẫn còn lơ mơ, không chắc chắn dẫn đến sau này viết văn miêu tả học sinh khó viết. *Các lỗi số (5), (6), (7) học sinh mắc là do nhận thức về vai trò của việc dạy và học các phép tu từ ở giáo viên còn chưa tốt, giáo viên chưa giúp học sinh biến các kiến thức học được trở thành những kỹ năng cần thiết khi nói và viết của các em. Rất nhiều HS chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh tu từ mặc dù yêu cầu của sự cảm nhận mới ở dạng phát biểu cảm nghĩ. Chẳng hạn, với câu hỏi: Trong những hình ảnh so sánh trên em thích hình ảnh nào? Vì sao? hầu hết các em mới chỉ nêu được hình ảnh so sánh mình thích còn chưa lí giải được tại sao lại thích. Từ cơ sở lý luận và thực trạng kể trên, chúng ta cần chú trọng vào việc dạy biện pháp tu từ so sánh ngay ở lớp 3 và xem đây là một bước chuẩn bị, một khởi nguồn quan trọng để HS có được những câu văn hay, bài văn hay khi học về văn miêu tả ở các lớp trên. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu: “Một số biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 3 rèn luyện các kỹ năng khi học phép tu từ so sánh”. 4 PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. Tìm hiểu phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 2.1.1. Phân loại phép tu từ so sánh: chia làm 2 loại 2.1.1.1. So sánh logic So sánh logic là một biện pháp nhận thức trong tư duy của con người, là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng. Ví dụ: Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng (TV3, t.1, tr.131) Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh logic dựa trên tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. 2.1.1.2. So sánh tu từ So sánh tu từ (còn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe. Ví dụ: Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng (TV3, t.1, tr.7) Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố: 1 2 3 4 Mẹ về như nắng mới Trong đó: - Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so sánh là tích cực hay tiêu cực. - Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, đây là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh. 5 - Yếu tố (3) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng như nhau. Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”, “tựa như”, “giống như”, “là”, “như là”, “ như thể” - Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh. Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó. 2.1.2.Dựa vào cấu trúc, so sánh tu từ có thể chia ra các dạng như sau: Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố: Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh. Ví dụ: Ông hiền như hạt gạo 1 2 3 4 (TV3, t.1, tr.117) Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1): Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là không có cái so sánh. Cái so sánh là gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người đọc, người nghe. Ví dụ: Chòng chành như nón không quai Như thuyền không lái như ai không chồng. (Ca dao) Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như ma, lặng như tờ, ngọt như đường, sầu như dưa, trong như thạch, sạch như sương Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2): Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ (TV3, t.1, tr.106) “con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này người đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn: Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ 6 Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3) Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi. Ví dụ: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao (TV3, t.1, tr.43) Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ. Ví dụ: Trên trời mây trắng như bông Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây (Ca dao) Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu ”, “bấy nhiêu ” để so sánh. 2.1.3. Dựa vào mặt ngữ nghĩa, có thể chia phép so sánh tu từ thành các dạng: Dạng 1: So sánh ngang bằng Đây là dạng so sánh thường dùng từ “như”, từ “là”, từ “tựa” để làm từ so sánh. Ví dụ: Hai bàn tay em Như hoa đầu cành (TV3, t.1, tr. 8) Dạng 2: So sánh bậc hơn - kém Là dạng so sánh mà cơ sở so sánh luôn gắn liền với từ hơn: khoẻ hơn, cao hơn, đẹp hơn . Ví dụ: Thần chết chạy nhanh hơn gió (TV3, t.1, tr.29) Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối) Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng của người so sánh. 7 Ví dụ: Ôi lòng Bác bao la trong di chúc Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc. (Việt Phương) Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau. Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện, phát hiện ra những gì nhiều người không nhìn ra, không nhận thấy, tạo ra cho người đọc những sự ngạc nhiên, thú vị. 2.2. Dạy- học phép tu từ so sánh ở lớp 3: 2.2.1. Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ so sánh ở tiểu học Thống nhất với mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, mục tiêu của việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn luyện kĩ năng. Thông qua việc giải bài tập, HS nhận diện phép tu từ so sánh tức là chỉ ra được hình ảnh, sự vật hoặc chi tiết được sử dụng trong bài đồng thời hiểu được tác dụng của phép tu từ so sánh. Ngoài việc nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của phép tu từ so sánh, chương trình còn yêu cầu HS biết vận dụng so sánh tu từ vào việc nói viết, như biết dùng những hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong làm văn hay khi kể lại một câu chuyện mà các em được nghe, được đọc. Đây cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép so sánh tu từ khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4 hoặc lớp 5. Mặc dù những kiến thức về so sánh được dạy cho HS lớp 3 còn ở mức độ sơ giản song thông qua đó chương trình còn muốn bước đầu trang bị cho HS những cách nói, cách nhìn giản dị mà sâu sắc, tinh tế về đời sống, văn hoá, văn học của con người Việt Nam. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển tư tưởng, tình cảm và nhân cách HS. 8 2.2.2. Phân tích nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 Nội dung về phép tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong chương trình Tiếng Việt lớp 3. Tất cả chỉ có 7 tiết học khoảng 1/5 tổng số thời gian của phân môn Luyện từ và câu và 1/35 tổng số thời gian của môn Tiếng Việt. Phép tu từ so sánh được dạy ở học kì I, cứ 2 tuần một tiết. Có thể thống kê nội dung dạy học về phép tu từ so sánh cụ thể như sau: Bảng 1: Thống kê nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu: Tuần Tên bài Nội dung cần đạt về so sánh 1 Ôn từ chỉ sự vật – So sánh - Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật. - Tìm được những sự vật được so sánh trong câu văn, câu thơ. - Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó. 3 So sánh – Dấu chấm - Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn. - Nhận biết các từ chỉ sự so sánh. 5 So sánh - Nắm được một kiểu so sánh mới : So sánh hơn kém . - Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ. - Biết cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh. 7 Ôn từ chỉ HĐ, TT – So sánh - Biết thêm được một phép so sánh : so sánh sự vật với con người . 10 So sánh – Dấu chấm - Biết thêm được một phép so sánh: SS âm thanh với âm thanh. 12 Ôn tập về từ chỉ HĐ, TT – So sánh - Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ. - Biết thêm được một phép so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động. 14 Ôn tập về từ chỉ đặc điểm - Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ. - Xác định được các sự vật so sánh với nhau về 9 những đặc điểm nào? 15 Mở rộng vốn từ về dân tộc - Dựa theo tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh. - Điền được các từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh. Nhìn vào bảng hệ thống trên ta nhận thấy các bài học về so sánh ở lớp 3 được sắp xếp theo một hệ thống hợp lí, từ dễ đến khó. Toàn bộ kiến thức, kĩ năng về so sánh được chia vào 7 bài học. Mỗi bài đều có một kiến thức, kĩ năng mới, đặc biệt là kĩ năng.Trong một bài có thể chứa nhiều kĩ năng bộ phận, trong đó có những kĩ năng cũ và kĩ năng mới. Những kĩ năng cũ là những kĩ năng mà HS đã được rèn luyện từ bài học trước , còn kĩ năng mới là những kĩ năng mà HS chưa từng được làm quen, chưa từng được rèn luyện. Trong các kĩ năng mới thì kĩ năng khó nhất, HS hay vướng mắc nhất gọi là kĩ năng cơ bản. Để dạy tốt một bài về so sánh, cần phải xác định đúng kĩ năng cơ bản và biết tập trung sức vào việc rèn kĩ năng cơ bản đó. Muốn xác định đúng kĩ năng cơ bản thì GV cần nắm vững chương trình để biết đâu là cái cũ, đâu là cái mới và phải có kinh nghiệm giảng dạy để biết những chỗ hay vướng mắc, nhầm lẫn của HS. Từ đó mà tìm cách rèn cho HS các kĩ năng cơ bản đó. 2.2.3.Các phương pháp dạy học Tiếng Việt thường được sử dụng ở Tiểu học Các phương pháp đặc trưng của môn học đó là: phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp trò chơi học tập Tiếng Việt, phương pháp thảo luận nhóm, các phương pháp dạy học khác như: diễn giải, thảo luận, sử dụng phương tiện trực quan vẫn được vận dụng phối kết hợp với các phương pháp đã được nêu trên một cách hợp lí để dạy Tiếng Việt. 2.3. Một số biện pháp góp phần dạy có hiệu quả phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 2.3.1. THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG VÀ TỰ BỒI DƯỠNG, GIÁO VIÊN CẦN BỒI DƯỠNG THÊM CHO MÌNH NHỮNG KIẾN 10 [...]... 2.2 Dạy và học phép tu từ so sánh ở lớp 3 …………………… …8 Mục tiêu của việc dạy học phép tu từ so sánh………… …8 Phân tích nội dung dạy so sánh ở tiểu học …………… …9 Các phương pháp dạy học TV ở Tiểu học …………… …10 2 .3 Một số biện pháp dạy hiệu quả phép tu từ so sánh cho học sinh lớp Biện pháp thứ nhất: Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV…… Biện pháp thứ hai: Vận dụng các PP và HTDH vào... pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 - Ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 - Ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 Biện pháp thứ 3: Tổ chức giải hệ thống bài tập có hiệu quả…… ……16 Biện pháp thứ 4: Tổ chức vận dụng phép. ..THỨC VỀ PHÉP TU TỪ SO SÁNH NÓI RIÊNG - PHÉP TU TỪ Ở TIỂU HỌC NÓI CHUNG - Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, của trường, trong các hoạt động tự bồi dưỡng của bản thân mỗi giáo viên cần có ý thức trau dồi thêm kiến thức về phép tu từ so sánh Cụ thể: 1 Khái niệm về phép tu từ so sánh 2 Phân loại, cấu tạo… 3 Mục tiêu dạy học phép tu từ so sánh cho học sinh 4 Chú trọng rèn luyện các kỹ năng phát... vào quá trình dạy học ở các trường Tiểu học Cụ thể, giới thiệu các ứng dụng PP dạy học tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3 Giới thiệu trên phạm vi rộng các quy trình tổ chức hướng dẫn HS phát triển kĩ năng sử dụng phép so sánh tu từ trong các phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, Tập làm văn ở lớp 3 để góp phần nâng cao chất lượng dạy học phép tu từ so sánh ở Tiểu học 3. 2 .3 Nhà trường cần... TĂNG CƯỜNG SÁNG TẠO MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ĐỂ HỌC SINH LUYỆN TẬP, RÈN LUYỆN KỸ NĂNG – THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ MỘT CÁCH LINH HOẠT VÀ HIỆU QUẢ 2 .3. 5.1 Thực hiện sáng tạo những dạng bài tập nhằm góp phần rèn luyện kỹ năng và tăng cường hứng thú cho học sinh Trong các buổi học thứ 2/ ngày để góp phần củng cố kiến thức về phép tu từ so sánh giáo viên cần xây dựng hệ thống các bài tập hợp lý hơn... nghe? đình em 2 .3. 4 .3 Rèn luyện các kỹ năng phát hiện, sử dụng phép tu từ so sánh trong các hoạt động khác của học sinh: - Trong một số hoạt động ngoại khóa như giao lưu, hội thảo, rung chuông vàng… hoạt động Đội, các tiết sinh hoạt tập thể gv cần tạo môi trường có các tình huống liên quan đến kiến thức vừa học để học sinh phát hiện, vận dụng rèn luyện các kỹ năng đó 27 2 .3. 5 TRONG CÁC TIẾT TĂNG BUỔI... quả khi hướng dẫn HS giải các bài tập về so sánh tu từ trong phân môn Luyện từ và câu, của cách tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn mà chúng tôi đã đề xuất Với những quy trình và cách thức mà chúng tôi tổ chức, đã giúp HS tham gia học tập một cách chủ động, sáng tạo và việc ghi nhớ, rèn luyện các kĩ năng về so sánh tu từ đạt hiệu quả hơn 3. 2 MỘT SỐ... 35 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn SKKN 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 Thực trạng dạy và học phép tu từ so sánh ở Tiểu học ………… .… .3 PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1.Tìm hiểu về phép tu từ so sánh và việc dạy - học ở lớp 3 ………… 2.1.1 Phân loại phép tu từ so sánh 2.1.2 Phân loại dạng so sánh tu từ ... phép tu từ trong nới và viết của học sinh 5 Sưu tầm nhiều câu văn câu thơ chứa hình ảnh so sánh và coi đây là “vốn” góp phần bồi dưỡng cho học sinh lòng say mê với vẻ giầu đẹp của Tiếng Việt 2 .3. 2 TRONG CÁC TIẾT HỌC, GIÁO VIÊN CẦN VẬN DỤNG MỘT CÁCH LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC TIẾNG VIỆT VÀO VIỆC HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI VỀ PHÉP TU TỪ SO SÁNH CHO HS LỚP 3 Qua quá trình tìm hiểu một. .. ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?) 2 .3. 5.2 Thực hiện công tác kiểm tra – đánh giá một cách linh hoạt khi dạy phép tu từ so sánh * Gv có thể đánh giá học sinh nắm các kiến thức về phép tu từ so sánh đến đâu thông qua: - Hệ thống bài tập trong SGK - Việc thực hiện các bài tập vận dụng ở buổi 2 - Qua việc cảm thụ các bài tập đọc, hay rèn luyện kỹ năng trong các tiết Tập làm văn - Qua thực tế giao tiếp của học . cứu: Một số biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 3 rèn luyện các kỹ năng khi học phép tu từ so sánh”. 4 PHẦN 2: NỘI DUNG 2.1. Tìm hiểu phép tu từ so sánh và việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp. kết hợp với các phương pháp đã được nêu trên một cách hợp lí để dạy Tiếng Việt. 2 .3. Một số biện pháp góp phần dạy có hiệu quả phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 2 .3. 1. THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG. kiến thức về phép tu từ so sánh. Cụ thể: 1. Khái niệm về phép tu từ so sánh 2. Phân loại, cấu tạo… 3. Mục tiêu dạy học phép tu từ so sánh cho học sinh 4. Chú trọng rèn luyện các kỹ năng phát hiện,

Ngày đăng: 04/11/2014, 11:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan