phân tích thực trạng hoạt động cổng thông tin hiện nay của học viện ngân hàng

45 575 0
phân tích thực trạng hoạt động cổng thông tin hiện nay của học viện ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Được thành lập từ năm 1961, Học viện Ngân hàng đã và đang đóng góp vào tiến trình phát triển của đất nước, đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ về kinh tế, tài chính ngân hàng cũng như các kiến thức về công nghệ thông tin. Trong quá trình triển khai đào tạo, nhu cầu ngày càng tăng về trao đổi thông tin giữa giảng viên - sinh viên - nhà quản lý là một điều thực tế. Việc cần thiết trước mắt là cần có một cổng thông tin trực tuyến, nơi luôn được cập nhật đầy đủ, hoàn thiện nhất về toàn bộ các thông tin và cung cấp các dịch vụ phục vụ công tác đào tạo của Học viện Ngân hàng. Nhu cầu của sinh viên ngày càng tăng lên, những băn khoăn thắc mắc trong công tác học tập, nghiên cứu khoa học đòi hỏi phải có một môi trường cho sinh viên thảo luận, nói lên ý kiến riêng của mình; đó cũng nơi trao đổi các vấn đề về học tập và các lĩnh vực của cuộc sống, đồng thời cũng là nơi để sinh viên tìm kiếm tài liệu học tập, tra cứu các tin tức thông tin có ích cho việc học tập. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên cũng cần có cách thức nào đó để có thể đón nhận ý kiến đóng góp của sinh viên để từ đó đưa ra những thay đổi kịp thời cũng như giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên một cách nhanh chóng nhất nhằm giúp sinh viên gỡ rối những vấn đề bế tắc về chủ trương, nội dung môn học v.v… Trong bối cảnh Học viên Ngân hàng đang dần chuyển sang đào tạo hoàn toàn theo hình thức học chế tín chỉ, hình thái lớp học không còn ổn định; việc các khoa, phòng ban muốn thông báo tới sinh viên một sự kiện không thể chỉ thông qua cán sự lớp bởi lớp niên chế hiện nay đã không còn tập trung mà phân tán ra thành nhiều lớp học phần, hơn nữa đôi khi quá trình thông tin gặp sự cố có thể gây mất mát thông tin và thông tin không đến được với người nhận tin. i Hiện nay, Học viện Ngân hàng đang có một cổng thông tin điện tử với tên miền là http://hvnh.edu.vn/ . Tuy nhiên, website này chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu về thông tin cho giảng viên và sinh viên trong học viện. Việc tra cứu thông tin gặp rất nhiều khó khăn do bố cục website được sắp xếp không hợp lý. Các module được phân chia không rõ ràng, bị trùng lặp khá nhiều, kém linh hoạt, khô cứng, không tạo sự thoải mái và thu hút đối với người sử dụng. Việc cập nhật thông tin chậm, tin tức lại được sắp xếp khá dày đặc, thiếu trọng tâm, gây cản trở việc nắm bắt thông tin của giảng viên và sinh viên. Nhiều thông tin lặp lại liên tục, chiếm diện tích lớn trên giao diện mà lại hoàn toàn không cần thiết. Do vậy, một cổng thông tin mới, đáp ứng được tối đa nhu cầu của giảng viên, sinh viên trong trường là một yêu cầu vô cùng cấp thiết hiện nay đối với Học viện Ngân hàng. Xuất phát từ những vấn đề vấn đề trên, nhóm tác giả đã chọn chuyên đề nghiên cứu “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỔNG THÔNG TIN HIỆN NAY CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG” làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống cổng thông tin hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của Chuyên đề Đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống cổng thông tin đối với sinh viên, cán bộ, giảng viên hay người dùng khác. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của website. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cổng thông tin Học viện Ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng về việc sử dụng hệ thống cổng thông tin đối với người dùng trong và ngoài Học viện. Đi sâu tìm hiểu cơ cấu hoạt động của hệ thống, với từng chức năng (module) có các mục đích, cơ chế hoạt động khác ii nhau; bổ sung những chức năng cần thiết, loại bỏ những chức năng thừa. Bên cạnh đó xây dựng cơ sở dữ liệu dùng cho toàn hệ thống. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện chuyên đề, những phương pháp sau sẽ được sử dụng: • Phương pháp điều tra, khảo sát • Phương pháp thống kê • Phương pháp so sánh 5. Kết cấu của chuyên đề • Lời mở đầu • Danh mục bảng biểu và hình ảnh • Nội dung chuyên đề • Tài liệu tham khảo iii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU i MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC HÌNH ẢNH v PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỔNG THÔNG TIN HIỆN NAY CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG 1 1.1. Thống kê tình hình sử dụng cổng thông tin Học viện Ngân hàng 1 1.1.1. Tổng quan về phân tích dữ liệu với SPSS 1 1.1.1.1. Tại sao phải phân tích dữ liệu 2 1.1.1.2. Phân tích dữ liệu 2 1.1.1.3. Trình bày kết quả bằng đồ thị 5 1.1.2. Khảo sát tình hình sử dụng cổng thông tin Học viện Ngân hàng 5 1.1.3. Kết quả khảo sát 13 1.1.3.1. Thực trạng các đối tượng được khảo sát thông qua việc sử dụng cổng thông tin HVNH 13 1.1.3.2. Mức độ hài lòng của các đối tượng được khảo sát khi truy cập Website 19 1.1.3.3. Kết luận chung 20 1.2. Đánh giá hệ thống cổng thông tin hiện tại của Học viện 21 1.2.1. Phân tích hoạt động của cổng thông tin Học viện 21 1.2.2. Đánh giá hệ thống cổng thông tin với bộ công cụ Alexa 28 1.3. Sự cần thiết của việc xây dựng cổng thông tin cho Học viện Ngân hàng 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38 DANH MỤC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Quá trình tư duy thống kê 3 3 Hình 2.2: Giao diện chính của website 25 Hình 2.3: Biểu đồ lượng tìm kiếm website Học viện Ngân hàng tính từ năm 2004 đến nay 26 Hình 2.4: Sơ đồ site Học viện Ngân hàng 26 Hình 2.5: Thứ hạng của website Học viện Ngân hàng (theo Alexa.com) 30 Hình 2.6: Đại học Cần Thơ xếp thứ 225 (theo Alexa.com) 32 Hình 2.7: Website Đại học Bách khoa Hà Nội xếp thứ 306 (theo Alexa.com) 33 Hình 2.8: Đối tượng truy cập chủ yếu (được ký hiệu là màu xanh) 35 Hình 2.9: Từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất là “chương trình đào tạo ngân hàng” 36 v vi PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỔNG THÔNG TIN HIỆN NAY CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG 1.1. Thống kê tình hình sử dụng cổng thông tin Học viện Ngân hàng 1.1.1. Tổng quan về phân tích dữ liệu với SPSS SPSS là một phần mềm chuyên dụng cho thống kê kinh tế xã hội và kinh tế lượng được thiết kế để thực hiện tất cả các bước trong phân tích thống kê, từ việc liệt kê dữ liệu, lập bảng biểu và thống kê mô tả cho đến các phân tích thông kê phức tạp mà không cần phải lập trình như các phần mềm khác. SPSS có thể tạo ra các bảng tính tần suất của tất cả các biến trong cơ sở dữ liệu, hoặc cho phép tạo ra các bảng tương quan giữa các biến. Ví dụ: cơ sở dữ liệu của một cơ quan có thể lập các bảng tổng hợp như: mức lương phân theo chức vụ, mức lương phân theo trình độ học vấn, hệ số phụ cấp phân theo số năm công tác… SPSS viết tắt của cụm từ “Statistical Package for the Social Sciences” - phần mềm thống kê đóng gói cho các môn khoa học xã hội, mặt khác nó cũng là viết tắt của cụm từ “Statistical Products for the Social Sevices” - các sản phẩm thống kê cho các dịch vụ xã hội. SPSS thường được dùng để xử lý dữ liệu của các cuộc điều tra dân số, các cuộc điều tra xã hội học, các cuộc điều tra về tình hình kinh tế, thị trường… SPSS ra đời từ năm 1960 đến nay đã xuất hiện phiên bản 18, SPSS được thiết lập trên môi trường Window với giao diện đồ họa thân thiện, tiện ích, dễ sử dụng. Dữ liệu là các số liệu hoặc tài liệu cho trước chưa qua xử lý. Dữ liệu nghiên cứu có thể phân chia thành hai loại chính là dữ liệu định tính và dữ liệu định lượng. • Dữ liệu định tính: là loại dữ liệu được đưa ra theo tiêu chí mang tính chủ quan như ý kiến, kinh nghiệm, cảm giác, tính chất… và thường thể hiện dưới dạng từ ngữ. 1 Ví dụ: Bạn có muốn mỗi Khoa sẽ có một trang riêng, giảng viên và cán bộ sẽ tự cập nhật thông tin của khoa: rất cần thiết, bình thường, không thích, hoàn toàn không cần thiết… • Dữ liệu định lượng: là loại dữ liệu được đưa ra theo tiêu chí mang tính khách quan và được thể hiện dưới dạng số học. Ví dụ: Bạn có thường xuyên truy cập vào cổng thông tin Học viện Ngân hàng không: Rất thường xuyên (3-4 lần/ngày), thường xuyên (3-7 lần/ngày), thỉnh thoảng (1-4 lần/tháng), chưa bao giờ. Việc phân loại dữ liệu định tính và định lượng nhằm xác định các phép toán thống kê hợp lý. 1.1.1.1. Tại sao phải phân tích dữ liệu Dữ liệu chỉ là các số liệu thô và bản thân chúng không phải là tri thức. Phân tích dữ liệu có vai trò quan trọng trong các hệ thống quản lý, nó giúp biến đổi dữ liệu trở thành những thông tin thống kê làm cơ sở cho việc gia tăng sự hiểu biết, tri thức từ đó đưa ra được các quyết định kịp thời, chính xác. Tất cả mọi quyết định quản lý chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao khi dựa trên cơ sở của một quy trình xử lý thông tin khoa học, bao quát được các nguồn thông tin chiến lược và đón đầu được các xu thế phát triển. 1.1.1.2. Phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu là quy trình sử dụng các công cụ tính toán điện tử và các phương pháp chuyên dụng để biến đổi các dòng dữ liệu ban đầu thành các dòng thông tin kết quả. Việc chắt lọc được các thông tin hữu ích nhất từ một kho các thông tin chính là yêu cầu số một của quá trình phân tích dữ liệu thông tin kinh tế. Trình tự biến đổi từ dữ liệu đến tri thức được minh họa như hình sau: 2 Hình 2.1: Quá trình tư duy thống kê • Dữ liệu trở thành thông tin khi nó liên quan đến nhận thức, kết luận và quyết định của người nghiên cứu. • Thông tin trở thành sự kiện khi thông tin hỗ trợ ra quyết định. • Sự kiện trở thành tri thức khi nó được sử dụng để hoàn tất quá trình ra quyết định một cách thành công. Nghiên cứu, phân tích một vấn đề kinh tế xã hội thường bao gồm các bước cơ bản sau: • Xác định vấn đề nghiên cứu. • Thu thập dữ liệu. • Xử lý dữ liệu. • Phân tích dữ liệu. • Báo cáo kết quả. Xác định vấn đề cần nghiên cứu: 3 Xác định rõ ràng, chính xác vấn đề cần nghiên cứu giúp thu thập dữ liệu tiến hành nhanh gọn, chính xác Thu thập dữ liệu: • Thiết kế các cách thức thu thập dữ liệu là công việc quan trọng đối với phân tích thống kê. • Hai khía cạnh quan trọng của nghiên cứu thống kê là: tổng thể (tập hợp các phần tử) và mẫu (một tập hợp con của tổng thể) • Dữ liệu có thể được thu thập từ những nguồn có sẵn hay qua quan sát, nghiên cứu, thử nghiệm Xử lý dữ liệu: qua 3 bước • Mã hoá: trừ một số dữ liệu định lượng thì không cần mã hoá, còn các dữ liệu định tính cần được mã hóa để chuyển về dạng số. • Nhập liệu: Dữ liệu được nhập và lưu trữ bởi ít nhất hai người nhập liệu độc lập khác nhau. Thông thường trong thực tế nhập dữ liệu từ bảng câu hỏi vào máy tính là nhập hai lần. • Hiệu chỉnh: Dữ liệu được kiểm tra bằng cách so sánh hai tập hợp dữ liệu được nhập độc lập với nhau và phát hiện sai lệch giữa hai lần nhập. Kiểm tra bằng cách nhập lần hai bảo đảm mức độ chính xác lên đến 99,8%. Phân tích dữ liệu: Các phương pháp phân tích dữ liệu được chia thành hai loại: • Các phương pháp thăm dò: dùng để khám phá ý nghĩa của dữ liệu bằng các phép tính số học đơn giản và các biểu đồ đơn giản tóm tắt dữ liệu. • Các phương pháp khẳng định: dùng các ý tưởng trong lý thuyết xác suất để trả lời các vấn đề nghiên cứu cụ thể. Báo cáo kết quả: 4 [...]... Cần bổ sung và cải thiện nhiều hơn nữa cổng thông tin Học viện về nội dung, hình thức quản lý 20 1.2 Đánh giá hệ thống cổng thông tin hiện tại của Học viện 1.2.1 Phân tích hoạt động của cổng thông tin Học viện Được thành lập từ năm 1961, Học viện Ngân hàng đã và đang đóng góp vào tiến trình phát triển của đất nước, đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ về kinh tế, tài chính ngân hàng cũng như các kiến... tạo của Học viện Ngân hàng đều được trình bày tại các đề mục trên website Đây là biểu đồ lượng tìm kiếm với từ khóa Học viện Ngân hàng Hà Nội” trên máy chủ Google, tính từ năm 2004 đến nay Ta có thể thấy lượng tìm kiếm tăng khá hợp lý so với lượng sinh viên ngày càng gia tăng của Học viện Ngân hàng Hình 2.3: Biểu đồ lượng tìm kiếm website Học viện Ngân hàng tính từ năm 2004 đến nay Website hiện nay hoạt. .. thức về công nghệ thông tin Học viện Ngân hàng là một trong những trường, cũng như học viện hàng đầu Việt Nam về đào tạo các chuyên ngành kinh tế Với truyền thống 50 năm đào tạo cho ngành ngân hàng và các ngành kinh tế khác, học viện đã thực sự dành được sự quan tâm của các ngân hàng, doanh nghiệp và rất nhiều bạn trẻ muốn được đào tạo tại trường Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc sử dụng... chỉ thông qua cán sự lớp bởi lớp niên chế hiện nay đã không còn tập trung mà phân tán ra thành nhiều lớp học phần, hơn nữa đôi khi quá trình thông tin gặp sự cố có thể gây mất mát thông tin và thông tin không đến được với người nhận tin Để hiểu rõ thế nào là cổng thông tin, chúng ta tìm hiểu khái niệm về website, cổng thông tin và trang tin điện tử Bảng 2.9: So sánh giữa Website, Portal và Trang tin. .. 82.4% 100.0% 79.7% 44 Cổng thông cần không có Count within Sinh viên Học viện % được, 10 0 54 Cán bộ, giảng viên % within 0.0% 16.4% tin mới Count % within 4 0 0 4 1.6% 0.0% 0.0% 1.2% 7 2 0 9 2.8% 2.9% 0.0% 2.7% tin mới Count % within 254 68 8 330 Cổng thông Total 14.7% Cổng thông 6 17.3% tin mới Count % within Khác Cổng thông Cổng thông Học viện Ngân hàng 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% tin mới - Sau khi... chức năng là Cổng thông tin chính thức của Học viện Ngân hàng 1.2.2 Đánh giá hệ thống cổng thông tin với bộ công cụ Alexa 28 Để có được cái nhìn khách quan hơn về chất lượng của website, chúng ta sử dụng bộ công cụ Alexa đánh giá website, đặt website học viện Ngân hàng trong mối tương quan với website các Học viện, các trường Đại học khác trên cả nước Thứ hạng trang Web là tiêu chí thể hiện uy tín và... viện Ngân hàng Cựu sinh viên Học viện Ngân hàng Học sinh cấp 3 Sinh viên trường khác Khác 2 Bạn có thường xuyên truy cập vào Cổng thông tin Học viện Ngân hàng http://hvnh.edu.vn/ không? 1 2 3 4 Rất thường xuyên (3-4 lần/ngày) Thường xuyên (3-7 lần/tuần) Thỉnh thoảng (1-4 lần/tháng) Chưa bao giờ 3 Về nội dung, các bạn đánh giá các mặt sau đây của website như thế nào? Rất 1 Tính xác thực của thông tin. .. cầu của họ đối với cổng thông tin, trên cơ sở đó đưa ra phương hướng cải tiến phục vụ tốt hơn nhu cầu người dùng Dữ liệu của cuộc khảo sát này được thu thập từ các phiếu trả lời bảng hỏi sau: BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG CỔNG THÔNG TIN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Xin vui lòng khoanh tròn đáp án mà bạn thấy phù hợp với mình 5 I CÂU HỎI CHUNG 1 Bạn là: 1 2 3 4 5 6 Sinh viên Học viện Ngân hàng Cán bộ Học viện. .. tượng rất cần tiêu chí này thực hiện với tỷ lệ cao Bảng 2.4: Case Processing Summary – Kết quả khảo sát sự cần thiết xây dựng cổng thông tin mới Cases Missing N Percent Valid N Percent Bạn là * Cổng thông tin mới 330 100.0% 0 0.0% Total N Percent 330 100.0% c1 Bạn là * c11 Cổng thông tin mới Crosstabulation Cổng thông tin mới Có, rất cần Có cũng Không thiết Total Bạn là Ngân hàng tin mới Count 17 thiết... việc sử dụng internet để tìm kiếm thông tin trở nên rất phổ biến Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai đào tạo, trao đổi thông tin giữa giảng viên – sinh viên – nhà quản lý là một điều tất yếu Việc cần thiết trước mắt là cần có một cổng thông tin trực tuyến, nơi luôn được cập nhật đầy đủ và hoàn thiện nhất về toàn bộ các thông tin của Học viện Ngân hàng Nhu cầu của sinh viên ngày càng tăng lên, những . ngân hàng 36 v vi PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỔNG THÔNG TIN HIỆN NAY CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG 1.1. Thống kê tình hình sử dụng cổng thông tin Học viện Ngân hàng 1.1.1. Tổng quan về phân tích. HÌNH ẢNH v PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỔNG THÔNG TIN HIỆN NAY CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG 1 1.1. Thống kê tình hình sử dụng cổng thông tin Học viện Ngân hàng 1 1.1.1. Tổng quan về phân tích dữ liệu. “PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỔNG THÔNG TIN HIỆN NAY CỦA HỌC VIỆN NGÂN HÀNG” làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống cổng thông tin hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan