giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

75 327 2
giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI CẢM ƠN Chuyên đề tốt nghiệp vừa là cơ hội để sinh viên trình bày những nghiên cứu về vấn đề mình quan tâm trong cả một quá trình, đồng thời cũng là một tài liệu quan trọng giúp giảng viên Học viện kiểm tra đánh giá quá trình học tập và kết quả học tập của mỗi sinh viên. Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban Giám đốc, các giảng viên của Học viện Ngân hàng đã tận tình giảng dạy, không chỉ truyền thụ cho tôi những kiến thức nền tảng mà còn là đạo đức hành chính và tinh thần của một công chức tương lai. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực tập Lê Quỳnh Hoa Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ KÝ TỰ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu BASEL Ủy Ban Basel về Giám sát Hoạt động Ngân hàng CIC Credit Information Center (trung tâm thông tin tín dụng) DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DV Dịch vụ HĐQT Hội đồng quản trị IT Information Technology (Công nghệ thông tin) KH Khách hàng KS Khách sạn NĐ CP Nghị định chính phủ NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QĐ NHNN Quyết định ngân hàng Nhà nước SACOMBANK Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín TCTD Tổ chức tín dụng TM Thương mại TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TT NHNN Thông tư ngân hàng Nhà nước VCB Vietcombank WB World Bank XNK Xuất nhập khẩu Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 28 Bảng 2.2: Thực trạng tín dụng phân theo thời gian 31 Bảng 2.3: Thực trạng tín dụng phân theo ngành 32 Bảng 2.4: Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế 34 Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn 35 Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế 25 Biểu đồ 2.2: Thực trạng tín dụng phân theo thời gian 31 Biểu đồ 2.3: Thực trạng tín dụng phân theo thành phần kinh tế: 34 Biểu đồ 2.4: Tình hình nợ quá hạn: 37 Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 3 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 3 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG 3 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 3 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng 3 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG 4 1.2.1. Đặc điểm 4 1.2.2. Nguyên nhân 5 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRÊN THẾ GIỚI 9 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 10 1.4.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản 11 1.4.3. Kinh nghiệm của Mỹ 12 CHƯƠNG 2 22 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 22 TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG 22 VIỆT NAM 22 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 22 2.1.1. Quá trình hình thành 22 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 23 2.1.3. Tình hình hoạt động 24 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 28 2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM: 29 2.2.1. Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 30 2.2.2. Tình hình nợ quá hạn 35 Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng 2.3. HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG 38 2.3.1. Kết quả thu hồi nợ quá hạn tại ngân hàng 38 2.3.2. Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 39 CHƯƠNG 3 47 GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG 47 TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 47 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG THỜI GIAN TỚI 47 3.1.1. Kế hoạch kinh doanh năm 2013 47 3.1.2. Kế hoạch kinh doanh tín dụng năm 2013 48 3.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 49 3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 49 3.2.2. Sử dụng biện pháp mạnh và hợp lý trong xử lý rủi ro tín dụng 50 3.2.3. Chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo cán bộ 52 3.2.4. Tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau khi cho vay 54 3.2.5. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề sau khi cho vay 55 3.2.6. Nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo tín dụng và hiệu quả phân tích hoạt động tín dụng 56 3.2.7. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 58 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 61 3.3.1. Nâng cao vai trò và hiệu quả của Thanh tra Ngân hàng thuộc NHNN 61 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 63 KẾT LUẬN 69 Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng LỜI NÓI ĐẦU Hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta đang trong quá trình đổi mới để bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Ngân hàng đã thực sự là ngành tiên phong trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế. Đặc biệt trong những năm qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Ngành ngân hàng đã xứng đáng là công cụ đắc lực hỗ trợ cho nhà nước trong việc kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, ổn định giá cả. Song song với quá trình đó, vấn đề rủi ro tín dụng cũng đang diễn ra hết sức phức tạp, gây ra những tác động to lớn không thể lường hết được cho nền kinh tế. Do đó đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng trong việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tích cực xây dựng chính sách, chiến lược và đề ra những biện pháp thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng trước những quy định và yêu cầu gắt gao của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước. Vì mục tiêu an toàn và phát triển bền vững, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam cũng đã ban hành nhiều quy định để hạn chế rủi ro tín dụng. Trong đó, chính sách mang tầm chiến lược, định hướng lớn nhất là việc ban hành và đưa vào áp dụng quy trình tín dụng mới với mục tiêu lớn nhất là hạn chế mức tối đa những rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP NT Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục vì vậy chuyên đề: “Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh, đồng thời đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế. Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI RỦI RO TÍN DỤNG 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng (credit risk), theo khái niệm cơ bản nhất, là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Từ đó, có nhiều tiêu chí phản ảnh rủi ro tín dụng của NHTM như: - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. - Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu. - Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất. - Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao. - Nợ không có tài sản đảm bảo. Nhiều ngân hàng phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng. Nợ của khách hàng nhóm A (loại 1) được coi có rủi ro thấp nhất còn nợ khách hàng nhóm D, E (loại 4-5) được coi là có khả năng mất vốn cao nhất. Để cách phân loại này phản ảnh chính xác rủi ro tín dụng phải có tiêu chuẩn để xếp hạng tín nhiệm đúng. 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Để có một cái nhìn thấu đáo nhất khi đánh giá rủi ro tín dụng, chúng ta có một số cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu. 1.1.2.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được(rủi ro khả kháng): là loại rủi ro mà ngân hàng có thể dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro, ước tính được mức độ ảnh hưởng và thời gian phát sinh rủi ro… từ đó đưa ra các biện pháp để phòng ngừa, Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng hạn chế tổn thất ở mức độ tối thiểu chấp nhận được. Nguyên nhân của những rủi ro này thường là do trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán tình hình kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ ý lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ… là những nguyên nhân có tính chủ quan, chủ yếu từ phía khách hàng. Rủi ro tín dụng không thể kiểm soát được(rủi ro bất khả kháng): là loại rủi ro mà ngân hàng không thể dự đoán và xác định một cách chính xác ảnh hưởng của chúng. Nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Những nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô vượt quá khả năng kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng. 1.1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng theo chủ thể là ngân hàng Rủi ro từ bên trong ngân hàng: là loại rủi ro phát sinh từ bên trong ngân hàng do cán bộ tín dụng, do qui trình tín dụng lỏng lẻo, do chưa có sự kiểm soát sát sao đối với các khoản tín dụng… Rủi ro từ bên ngoài ngân hàng: là rủi ro phát sinh do Chính phủ ban hành các qui chế, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan, chính sách cho vay theo chỉ định của Nhà nước… 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG 1.2.1. Đặc điểm - Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu: Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là tất yếu trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Rủi ro tín dụng xảy ra sau khi ngân hàng giải ngân vốn vay và trong quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thông thường ngân hàng ở vào thế bị động, ngân Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ. - Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng, phức tạp: Đặc điểm này thể hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân gây ra rủi ro ro tín dụng cũng như diễn biến sự việc, hậu quả khi rủi ro xảy ra. 1.2.2. Nguyên nhân Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay và người đi vay. Nhưng người đi vay sử dụng tiền vay trong một thời gian, không gian cụ thể, tuân theo sự chi phối của những điều kiện cụ thể nhất định mà ta gọi là môi trường kinh doanh, và đây là đối tượng thứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng. Rủi ro tín dụng xuất phát từ môi trường kinh doanh gọi là rủi ro do nguyên nhân khách quan. Rủi ro xuất phát từ người vay và ngân hàng cho vay gọi là rủi ro do nguyên nhân chủ quan. 1.2.2.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh. Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới. Sự tấn công của hàng nhập lậu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng chưa thực sự lành mạnh, việc chạy theo quy mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện trong cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay. Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương. Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng còn bất cập. Thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu đầu vào tăng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của khách hàng, khó khăn tài Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 5 [...]... DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại. .. quyền trong hoạt động tín dụng 2.2.1 Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chính sách tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam được ban hành nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng của Chi nhánh cho khách hàng tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây: - Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong... vào việc nhận dạng, phân tích, làm rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và chương ba sẽ vận dụng những lý luận, các kinh nghiệm từ Ủy ban Basel và các nước trên thế giới để đề ra những giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam Lê Quỳnh Hoa Lớp: NHC – LTĐH8 Chuyên đề tốt nghiệp 22 Học viện Ngân hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN... giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý + Tại Chi lê: dự phòng dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng vay Khách hàng vay được xếp loại rủi ro tín dụng và được dự phòng như một khách hàng đơn lẻ theo đặc điểm rủi ro + Tại Columbia: dự phòng cho tín dụng tiêu dùng, thương mại, cầm cố thế chấp và tín dụng nhỏ theo thời hạn khoản vay từ 1 -18 tháng + Tại Mexico:... đây là một thành công lớn của ngân hàng 2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM: Vietcombank luôn phải đứng trước các rủi ro tín dụng, đó là nguy cơ mất mát về tài chính khi các bên đối tác không thể hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn Rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu trong nghiệp vụ cho vay dưới hình thức các khoản vay và tạm ứng, trong đầu tư dưới hình thức các... nhân rủi ro tín dụng phổ biến nhất , ngân hàng các nước chú trọng đến : vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng hay nhóm khách hàng, dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng , hệ thống thông tin tín dụng , các nguyên tắc thận trọng an toàn trong khi cho vay và thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng Từ những cơ sở lý luận và kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tín dụng quốc... tế trong quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng chú trọng đến vấn đề rủi ro do tập trung tín dụng vào một khách hàng, nhóm khách hàng; chú trọng đến việc dự phòng rủi ro bù đắp tổn thất tín dụng; chú trọng đến hệ thống thông tin tín dụng về dư nợ, chất lượng khoản vay, khách hàng vay; chú trọng đến các nguyên tắc thận trọng an toàn trong khi cho vay và chú trọng đến việc thiết lập cơ chế. .. viện Ngân hàng Rủi ro do việc chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo ngành nghề, lĩnh vực còn chậm 1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Quản trị rủi ro là một quá trình quan trọng được dựa trên cơ sở kết hợp lý thuyết xác suất và lý thuyết rủi ro Nó phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng – trên mức độ vi mô và của Ngân hàng Nhà nước – trên mức độ vĩ mô Quản trị rủi ro ngân hàng. .. cụ tài chính ngoại bảng, như cam kết cho vay, cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua các chính sách và thủ tục có liên quan, trong đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng và hoạt động của Ủy ban Quản lý Rủi ro và Hội đồng Tín dụng Vietcombank tiến hành phân loại nợ đối với các khoản cho vay và ứng trước cho khách hàng và các tổ chức tín dụng khác dựa... thẩm định khách hàng vay, giúp hạn chế và phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay Sau đây là một số cách thức tổ chức và quản lý hệ thống thông tin tín dụng tại các nước: + Tại Malaysia: ngân hàng trung ương tổ chức và quản lý thông tin tín dụng Các ngân hàng báo cáo các khoản vay, không báo cáo phần thẩm định + Tại Singapore: hiệp hội ngân hàng tổ chức và quản lý thông tin tín dụng từ các thành . TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM: 29 2.2.1. Thực trạng tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 30 2.2.2. Tình hình nợ quá hạn. Ngân hàng CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM. doanh tín dụng năm 2013 48 3.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 49 3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng 49 3.2.2. Sử dụng

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan