ĐIỀU KIỆN KINH tế VI mô từ năm 2009 1013

5 556 0
ĐIỀU KIỆN KINH tế VI mô từ năm 2009 1013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VI MÔ TỪ NĂM 2009 -2013. • Suy giảm kinh tế và tình hình thực thi gói kích thích đầu năm 2009. Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với yếu kém nội tại của nền kinh tế, nhưng trong năm 2009, nhìn tổng thể, nền kinh tế nước ta đã vượt qua giai đoạn suy giảm nhờ những biện pháp kịp thời và linh hoạt. - Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: đà suy giảm tốc độ tăng GDP đã dừng lại từ quý I-2009 nhờ các biện pháp "ứng cứu" kịp thời, đúng đối tượng và tương đối đồng bộ trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là gói kích thích được chính phủ thực hiện vào cuối năm 2008 hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình. Năm 2009, kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 5,32%, vượt mục tiêu đề ra và đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp thoát khỏi tình trạng trì trệ những tháng đầu năm và cả năm đã tăng 7,6% - Về tình hình lạm phát: Lạm phát được kiềm chế, chỉ số tăng giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng 6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% Quốc hội thông qua; chỉ số giá bình quân năm 2009 là 6,88%, thấp nhất trong 6 năm gần đây. hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng ổn định hơn. Lãi suất và tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tương đối linh hoạt, phù hợp tình hình thị trường; hệ số an toàn của các ngân hàng thương mại được nâng lên; chưa có dấu hiệu tăng nợ xấu - xuất khẩu là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng tình hình xuất khẩu cả năm vẫn đạt được kết quả tương đối khá hơn tình hình chung của thị trường thế giới Tuy nhiên bên cạnh những măt tích cực vẫn còn tồn tại 1 số điểm tiêu cực: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao. - Tuy nền kinh tế đã vượt qua "đáy suy giảm", nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và đang chịu ảnh hưởng của những biến động của thị trường thế giới, nên sự trì trệ còn có thể kéo dài trong nửa đầu năm 2010. Nhiều doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhưng đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn, tiếp tục hoạt động trong trạng thái "cầm cự" để tồn tại, lúng túng về hướng kinh doanh, do sức mua của thị trường tăng trưởng chậm. - Việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất, tăng dư nợ tín dụng, cùng với việc tăng bội chi ngân sách đang tạo ra nguy cơ gây tái lạm phát trong thời gian tới do độ trễ của vòng quay tiền. Thêm vào đó, Tiến độ triển khai các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội rất chậm, nên tác dụng của việc tăng chi ngân sách để kích cầu còn nhiều hạn chế. Tình hình kinh tế giai đoạn 2010-2013 Giai đoạn 2011-2013 là nửa đầu kế hoạch 5 năm có nhiều dấu ấn đặc biệt so với cùng thời kỳ của nhiều kế hoạch 5 năm từ trước đến nay, thể hiện rõ nét nhất là trong phản ứng chính sách điều hành kinh tế. - Năm 2010:  Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%).  Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được. Nếu nhận định của các chuyên gia kinh tế đưa ra đàu năm 2010 lạc quan bao nhiêu, thì bắt đầu từ giữa năm 2010, những tín hiệu xấu cho nền kinh tế VN, và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có Vinacafé Biên Hòa càng rõ nét bấy nhiêu. Nguyên nhân do cộng hưởng các yếu tố như thiên tai, giá cả hàng hóa thế giới tăng, tiền đồng bị mất giá và cung tiền tăng mạnh. - Năm 2011 .  Bước sang năm 2011, đà phục hồi của nền kinh tế trong năm 2010 bị gián đoạn. Tăng trưởng GDP của năm 2011 là 5,89%, thấp hơn mức 6,78% của năm 2010 và thấp hơn nhiều mức tiềm năng 7,3% (Viện CL&CSTC) của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng 7,9% của các nước đang phát triển ở châu Á trong năm 2011. Tăng trưởng giảm sút chủ yếu do giảm sút của khu vực công nghiệp & xây dựng và dịch vụ, nhất là các ngành chịu ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng: tài chính – tín dụng, xây dựng, kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn.  Bước sang năm 2011, lạm phát đã liên tục gia tăng trong nửa đầu năm, gây nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô. Tháng 8/2011, tỷ lệ lạm phát so cùng kì năm trước đã lên tới 23%, cao hơn hẳn mức lạm phát 19,9% của năm 2008. Trước tình hình trên, Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 24/02/2011), đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó tập trung vào kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, với tỷ lệ lạm phát 18,13%, nếu không tính năm 2008, năm 2011 là năm có mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992. Nếu so với mức lạm phát của tháng 11/2011 của các nước được thống kê bởi Tradingeconomics, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam chỉ đứng sau Kenya và Venezuela là hai nước có tỷ lệ lạm phát là 18,91% và 27,7%. Nguyên nhân cơ bản là do tiền tệ đã được nới lỏng trong 1 thời gian quá dài.  Tính tới thời điểm cuối năm 2011, chỉ số VnIndex đã giảm đến 28% trong năm 2011. Đồng thời, thị trường bất động sản cũng khá trầm lắng trong năm 2011, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu và những vụ vỡ nợ gia tăng khi tín dụng được thế chấp bởi bất động sản  Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm từ mức 17%-18% của năm 2011 xuống còn 7%-10%/năm, mặt bằng lãi suất cho vay giảm còn 9%-12%/năm, hiện lãi suất cho vay khoảng 9%-11,5% (các lĩnh vực ưu tiên là 7%-9%), đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng. Nhìn chung, năm 2011 được đánh giá là năm khó khăn nhất của VN kể từ năm 1990 cho đến nay, trong bối cảnh đó, Vinacafé Biên Hòa đã đồng thời phải làm 2 nhiệm vụ, đó là chống lại cơn bão khủng hoảng của kinh tế vĩ mô, vừa phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn đinh. - Năm 2012: Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều không còn giữ được phong độ tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước.  Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,03%, thấp nhất trong một thập kỷ qua. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 không đạt mục tiêu đề ra nhưng trong bối cảnh Việt Nam phải thực hiện mục tiêu ưu tiên là kiềm chế lạm phát - mà các giải pháp thực hiện mục tiêu này thường có hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm và trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế toàn cầu, con số này là chấp nhận được.  Tăng trưởng của khu vực công nghiệp, nông nghiệp trong khi được hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường gợi lên nhiều suy nghĩ về chính sách ưu đãi  Theo mục tiêu đề ra trong Nghị quyết của Quốc hội số 01 /NQ-CP ngày 03/01/2012, chỉ tiêu lạm phát được đặt ra dưới 10%. So với mục tiêu này, lạm phát năm 2012 đã được thực hiện rất tốt ở mức 6,81 %, thấp nhất từ năm 2007 tới nay. Diễn biến CPI tháng trong năm 2012 có nhiều điểm đi ngược với quy luật - tăng đầu năm, giảm giữa năm, tăng cuối năm - của những năm trước đó khi vẫn tăng theo quy luật những tháng đầu năm, giảm sâu vào giữa năm (giảm vào tháng 6 và tháng 7, sau 38 tháng liên tiếp tăng với tốc độ nhanh, chậm khác nhau), đột ngột tăng vào tháng 9 và giảm từ tháng 9 cho đến cuối năm. Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp từ thay đổi trong chính sách điều hành, CPI giảm còn do nền kinh tế khó khăn, DN phá sản nhiều, thu nhập người lao động giảm dẫn đến tốc độ tăng sức mua của nền kinh tế giảm sút nhiều. Các DN không còn chú tâm đến thị trường nội địa như những năm 2009-2010 nữa, do tốc độ tăng doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ chững lại trong khi kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhanh cho thấy sức mua thị trường nội địa đã giảm sút. (Tổng doanh số bán lẻ chỉ tăng 16% so với năm trước)  Cầu đầu tư thấp khi tăng trưởng tín dụng chỉ tăng khỏag 8,91% (năm 2011 là 10,9%; năm 2010 là 29,81%). Chỉ số hàng tồn kho của sản phẩm công nghiệp, chế tạo ở mức cao trên 26% trong nửa đầu năm và có xu hướng giảm xuống 20% vào nửa cuối năm do các doanh nghiêp thu hẹp sản xuất.  Những khó khăn của nền kinh tế đẫ khiến số lượng doanh nghiệp phá sản và giải thể tăng mạnh trong năm 2012. Trong tổng số hơn 670.000 doanh nghiệp trên cả nước có tới 202.000 doanh nghiêp giải thể trong năm 2012, tăng 8,4% so với năm 2011. Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp (gia hạn thuế ) nhưng các biện pháp này hầu như vẫn chưa có tác động mạnh mẽ, không giải quyết được vấn đề của doanh nghiêp. Trong thời gian này, Về cơ bản đã hoàn thành phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015 trên phạm vi toàn quốc (99/101 đề án đã trình). Năm 2012 cổ phần hóa được 13 doanh nghiệp, 9 tháng đầu năm 2013 cổ phần hóa được 27 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp 100% vốn nhà nước giảm từ 5.655 năm 2001 đến nay còn 1.257 doanh nghiệp. Theo giá so sánh năm 2010, GDP năm 2011 tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,25% và năm 2013 tăng 5,42%. Bình quân 3 năm, GDP tăng 5,6%/năm. Tuy chưa đạt kế hoạch đề ra ban đầu cũng như chỉ tiêu đã điều chỉnh, song đây là mức tăng có thể chấp nhận được và có phần cao hơn chút ít so với mức bình quân của các nước ASEAN (5,1%/năm trong thời kỳ 2011- 2013, theo IMF). - Năm 2013:  Theo số Tổng Cục Thống kê, GDP năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Điểm khá bất ngờ là tăng trưởng GDP trong quý 4 có mức tăng khá cao so với các quý trước đó. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong quý IV tăng tới 8%, trong khi 3 quý trước đó chỉ lần lượt tăng 5%, 5,5% và 5,4%. Nếu chỉ căn cứ vào số liệu này thì dường như sản xuất công nghiệp năm 2013 có dấu hiệu phục hồi, nhất là ngành công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ trọng lớn trong toàn ngành công nghiệp đã có sự chuyển biến rõ nét qua các quý.  Vốn đầu tư trong nền kinh tế khá thấp (ước tính đat 1091 tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước,bằng 30,4% GDP), nhưng vốn đầu tư nước ngoài lại có dấu hiệu tích cực. Năm 2013, Việt Nam xuất siêu 863 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.  Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, là kết quả của chính sách tiền tệ được thắt chặt, tín dụng tăng chưa đến 10%. Tóm lại, tình hình kinh tế vĩ mô năm 2013 về cơ bản là giữ ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năm qua kinh tế nước ta vẫn còn những bất cập và đây là khó khăn, thách thức tiếp tục phải đối mặt trong năm 2014: Lạm phát ở mức an toàn nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Cân đối ngân sách tiếp tục gặp khó khăn trong điều kiện tốc độ phục hồi của sản xuất kinh doanh trong nước còn chậm. Sức cầu của nền kinh tế yếu. Khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp. Hàng tồn kho tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao Tóm lại, tuy sự khởi sắc của nền kinh tế là có thể thấy rõ, đã xuất hiện không ít lo ngại rằng với đà tăng trưởng thấp như hiện nay, trong khi chúng ta chưa vượt qua được sự trì trệ của nền kinh tế thì mục tiêu tăng trưởng 5,8% cho cả năm 2014 chưa chắc đã đạt được. Mới đây, Chính phủ cho biết sẽ không điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được đề ra cho năm 2014, đồng nghĩa với việc giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 5,8%. Để đạt mức tăng trưởng này, thì GDP trong những tháng cuối năm sẽ phải đạt mức tăng trên 6%. Đây là một thử thách không dễ, nhất là trong bối cảnh chúng ta đối mặt với không ít thách thức. . ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VI MÔ TỪ NĂM 2009 -2013. • Suy giảm kinh tế và tình hình thực thi gói kích thích đầu năm 2009. Mặc dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn. 5 năm có nhiều dấu ấn đặc biệt so với cùng thời kỳ của nhiều kế hoạch 5 năm từ trước đến nay, thể hiện rõ nét nhất là trong phản ứng chính sách điều hành kinh tế. - Năm 2010:  Năm 2010, kinh. là chống lại cơn bão khủng hoảng của kinh tế vĩ mô, vừa phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn đinh. - Năm 2012: Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc

Ngày đăng: 03/11/2014, 20:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan