Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động GDKN sống cho HS trường tiểu học Châu Tiến

16 1.1K 4
Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động GDKN sống cho HS trường tiểu học Châu Tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÊN SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC MIỀN NÚI CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ. Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước. Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống (KNS), nếu thiếu KNS các em dễ bị lôi kéo các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận HS phổ thông trong thời gian qua như : đua xe, nghiện hút, bạo lực, ăn chơi sa đọa chính là do các em thiếu những kĩ năng sống cần thiết như : kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẩn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp Vì vậy giáo dục KNS cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp trẻ em có ứng phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. Mặt khác để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, trách nhiệm của giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) là phải đảm bảo cho người học tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng sống được coi như một nội dung chất lượng giáo dục. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của người học, tùy theo đặc điểm của từng lớp học, tùy theo lứa tuổi mà người dạy học có thể rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. 1 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở CÁC TRƯỜNG VÙNG CAO 1. Thực trạng + Về thận thức của các nhà trường. Trong thực tế hiện nay công tác chỉ đạo dạy học của các nhà trường đang thiên về dạy kiến thức là chủ yếu, chạy đua để có học sinh giỏi mà chưa nhận thức đúng cái học sinh cần thực chất là gì? Biết rằng trong những năm gần đây đã có nhiều sáng kiến, đề tài đưa ra vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh song vẫn chưa đủ. + Về học sinh : Trong thực tế nhiều HS thiếu KNS đặc biệt là HS các vùng sâu, vùng xa trung tâm; trong đó các kĩ năng sơ giản ban đầu như chào hỏi, giao tiếp, hợp tác Ví như khi có người khách đến lớp HS không chào hoặc tiếng chào lí nhí thiếu tự nhiên, ít khi dùng “cảm ơn, xin lỗi” … Nhiều học sinh ít khi tham gia tranh luận, ngại nói ra khó khăn của bản thân, một số không biết giao tiếp theo những qui tắc tối thiểu trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều trẻ thiếu kĩ năng tự phục vụ cho bản thân kể cả vệ sinh thân thể; kĩ năng làm một số việc đơn giản như dọn dẹp sắp xếp bàn học, phòng học, nhà cửa… Đặc biệt một số em không xử lí được một số tình huống đơn giản trong cuộc sống, rất rụt rè thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh để vượt qua khó khăn do vậy dễ nản chí. Năm học 2010 - 2011 trường tiểu học Châu Tiến với 364 em học sinh trong đó 80% là dân tộc Thái. Điều kiện sống, sinh hoạt của các em ở nhà thiếu các kênh thông tin tiếp cận, các hoạt động tham gia giao lưu để trải nghiệm. Đặc biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số thì các kĩ năng ứng xử trong đời sống xã hội càng khó khăn hơn, đơn giản như môi trường giao tiếp của các em hầu hết là tiếng Thái, vốn từ ít, hiểu nghĩa khó khăn, tập quán sống lạc hậu + Về giáo viên: Chưa tập trung nghiên cứu và xác định đúng định hướng GDKNS cho học sinh. Đang chủ yếu dạy học theo chương trình và đầu tư nhiều về 2 môn Toán và Tiếng Việt. Kết quả khảo sát một số kĩ năng sống của học sinh đâu năm học. Nội dung KS : Khảo sát qua 1 tiết sinh hoạt tập thể toàn trường và 3 tiết học môn Đạo đức (Đối với 2 lớp 1); môn Tập đọc (Đối với lớp 5) Vấn đề được tôi đưa ra khảo sát thực trạng: Lớp 1: "Bài Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ." Tình huống: Hai chị em đang chơi ở sân nhà, mẹ đi nương về hái về cho hai chị em một quả dưa rất to, em cứ đòi ôm lấy quả dưa. Trong khi đó chị rất muốn được nếm mùi vị quả dưa đó như thế nào. Em sẽ làm gì? (Kĩ năng xử lí tình huống ; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác ). Lớp 5 : Bài TĐ: Nghĩa thầy trò 2 Hỏi : Em hiểu gì về nghĩa thầy trò? (KN nhận thức) Tình huống : Nhân dịp ngày lễ 20/11 năm nay nhóm bạn của em đã chuẩn bị một món quà tặng cô giáo và cử em là người đại diện để chúc mừng cô. Vậy em sẽ nói gì với cô giáo? (KN đảm nhận trách nhiệm, KN giao tiếp) Kết quả: Khối lớp KS/TSHS TSHS KNS qua tiết SHTT KNS qua tiết học Đạt CĐ Biết xử lí tình huống Chưa chọn được phương án xử lí Toàn trường 364 em 69,7% 31,3% Lớp 1 Lớp 1 4 7,0% 53 93% Lớp 5 Lớp 1 13 56,5 10 43,5 2. Nguyên nhân Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là nhận thức đội ngũ cán bộ quản lí từ các cấp đặc biệt là cấp gần gũi sát thực nhất là các nhà trường. Nhìn thẳng vấn đề mà nói trước đây đã một thời gian dài chúng ta xác định cái cần giáo dục cho học sinh chỉ là nhứng gì thuộc về kiến thức cần dạy cho các em. Đặc biệt là hiện tượng chạy đua theo thành tích học sinh giỏi các cấp của chính nhà trường và phụ huynh học sinh, ấy thế mà mới có những chuyện không lấy làm lạ mà lại rất lạ đó là những học sinh giỏi, ngoan, có sức khỏe tốt nhưng học đến cấp Tiểu học thậm chí là cấp Trung học cơ sở mà vấn chưa biết cầm chổi quét nhà, tự phục vụ bản thân như giặt giũ là những chuyện không hề thiếu. Vậy nguyên nhân từ đâu ? Có phải là từ sự thương con, giáo dục con cái không đúng cách? Bên cạnh đó định hướng chiến lược phát triển con người toàn diện của Đảng và nhà nước dù đã đặt ra cho giáo dục nhưng làm thế nào và làm ra sao để hình thành và phát triển con người toàn diện lại chưa được các nhà trường quan tâm đúng hướng. Nguyên nhân khác như trở thành một căn bệnh tâm lí của giáo viên đó là gánh nặng về chất lượng học sinh đè nặng lên tâm lí họ. Đây cũng là một nguyên nhân căn bản làm cho định hướng dạy học của GV chủ yếu tập trung các môn học văn hóa để đạt chất lượng theo đăng kí đầu năm học. Đồng thời cách tổ chức dạy học; theo lỗi làm thay, làm giúp cho các em kể cả ở nhà trường và ở nhà đã trở thành thói quen. Mặt khác phải chăng người lớn đang còn thiếu niềm tin và tuổi nhỏ; không tổ chức, hướng dẫn cho các em làm mà chỉ dừng lại ở nói và làm cho các em làm theo … 3 CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ? NỘI DUNG, MỤC TIÊU NHẰM TĂNG CƯỜNG GDKN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Trước hết xin được trình bày quan điểm của bản thân tôi về khái niệm GDKNS là gì? Mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống đối với tiểu học đặc biệt là học sinh vùng dân tộc miền núi?; sự cần thiết của nó đối với các em? 1. Giáo dục KNS là gì? Có nhiều quan niệm về kỹ năng sống, trên cơ sở những quan niệm, có thể hiểu: kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. 2. Mục tiêu của GDKNS: Thực chất của của cách tiếp cận kĩ năng sống đó là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Vì vậy mục tiêu của giáo dục kĩ năng sống đó là: - Giúp học sinh có khả năng ứng xử hiệu quả, nhạy bén trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Trang bị cho học sinh những kiến thức, kĩ năng phù hợp. Gíup học sinh biến những kiến thức thành thái độ, hành vi thói quen tích cực, lành mạnh loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. - Giúp HS biết chuyển từ nhận thức đúng thành hành vi đúng, biết thay đổi hành vi mới. - Giúp HS hoàn thiện và phát triển toàn diện nhân cách. 3. Sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh tiểu học: Kĩ năng sống giúp con người luôn vững vàng trước các thử thách, các tình huống của cuộc sống. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống… Trong bối cảnh hiện nay nếu không được giáo dục KNS các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, dễ bị lôi kéo, dễ bị kích động… dễ bị lệch lạc nhân cách. Do vậy, việc sớm đưa giáo dục KNS giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Sớm GD KNS giúp các em có được trải nghiệm để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, gia đình, xã hội, sống tích cực, vui vẻ, an toàn và lành mạnh. Người thiếu KNS dễ bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống; thiếu kĩ năng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề xã hội… 3. Trang bị kĩ năng sống đối với học sinh dân tộc miền núi: 4 Trong thực tế một số học sinh thực sự thiếu kĩ năng đặc biệt là học sinh vùng dân tộc sâu, xa trung tâm. Biểu hiện đầu tiên là các em thiếu kĩ năng giao tiếp, không mạnh giạn trước đám đông, người lạ. Cùng với vốn Tiếng Việt hạn chế là là rào cản lớn nhất khi các em tham gia hoạt động tập thể. Do vậy giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh tiểu học đã cần thiết thì đối với học sinh dân tộc càng cần thiết hơn. 4. Từ sự phân tích trên, với đặc điểm học sinh tiểu học miền núi tôi mạnh giạn đưa ra một số nội dung GDKNS cho các em như sau: - Kĩ năng nhận thức - Kĩ năng giao tiếp - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm - Kĩ năng hợp tác - Kĩ năng giải quyết vấn đề - Kĩ năng thể hiện sự tự tin - Kĩ năng thể hiện sự thông cảm - KĨ năng lắng nghe tích cực - Kĩ năng tư duy sáng tạo - Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ - Kĩ năng thương lượng II. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH MIỀN NÚI 1. Nhận thức của cán bộ quản lí cấp cơ sở và công tác chỉ đạo GDKNS trong nhà trường tiểu học Châu Tiến. + Nâng cao nhận thức : Từ năm học 2009 - 2010 Bộ GD&ĐT đã triển khai thí điểm GDKNS trong một số địa phương và trong năm học 2010-2011 đã triển khai toàn diện về GDKNS cho học sinh tiểu học. Thực ra GDKNS chính là nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. Trong các nhà trường tiểu học, hiệu trưởng phải là người đầu tiên nhận thức được sự quan trọng GDKNS cho học sinh trường mình, từ đó xậy dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện. Trên tinh thần tiếp thu các nội dung GDKNS qua tập huấn đến tận từng cấp cơ sở về lồng ghép GDKNS cho học sinh thông qua các môn học, các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề, câu lạc bộ, tham quan thực tế… để học sinh được trải nghiệm một số KNS hàng ngày thiết thực với các em. Việc chủ động lựa chọn nội dung, bố trí sắp xếp thời gian, thời lượng và đối tượng học sinh để triển khai. Ưu tiên cho nội dung nào thật sự thiếu và cần nhất đối với học sinh mình trước rồi lập kế hoạch cho các nội dung tiếp theo. 5 Điều quan trọng đầu tiên khi lồng ghép GDKNS vào trong môn học cũng như các hoạt động ngoại khóa nhằm hình thành kĩ năng cho các em là nhận thức và chỉ đạo đúng hướng của các nhà quản lí. Cần lập kế hoạch ngay từ đầu năm học trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cũng các hoạt động ngoại khóa. Việc lựa chọn giáo dục cho các em không chạy đua và chung chung mà cần cụ thể các kĩ năng phù hợp với môi trường nhà trường, môi trường văn hóa sống của học sinh, khả năng của giáo viên mà lựa chọn. Chúng ta cần giúp GV hiểu thêm về khái niệm KNS và các quan niệm về KNS…(thực tế vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ lắm những vấn đề này) từ đó nắm được mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và phương pháp giáo dục KNS cho HS trong nhà trường. Thực ra đây không phải vấn đề mới mẻ mà từ bao nhiêu năm nay chúng ta vẫn thực hiện để giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh thông qua dạy học và các hoạt động giáo dục khác chỉ có điều nó chưa được gọi tên và chưa được chú trọng toàn diện mà thôi. Do vậy, trong thực tế hiện nay, các em HS của chúng ta còn nghèo KNS, chính vì vậy mà dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh trong xã hội liên quan đến các em … mặt khác cũng nhiều năm nay Giáo dục chúng ta “say mê” trong việc dạy kiến thức cho HS để có nhiều thành tích về HSG, mà sao lãng việc rèn KNS cho học sinh (Vì thiếu KN nhận thức, một KNS cơ bản của con người nên mới có tình trạng đau lòng; "chuyện bực mình"; chuyện thường ngày xẩy ra ) 2. Công tác chỉ đạo, bồi dưỡng đội ngũ Việc GDKNS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và các hoạt động giáo dục theo một cách tiếp cận mới chứ không phải lồng ghép, tích hợp như các nội dung Bảo vệ môi trường hay vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường trong trường học Cách tiếp cận mới là dựa trên các phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) để tạo cơ hội, điều kiện cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập. Do vậy để thực hiện tốt việc giáo dục KNS thì mỗi CBQL, GV phải nắm chắc nguyên tắc, nội dung và các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực (PP/KTDHTC) và qui trình thực hiện một bài giáo dục KNS để triển khai có hiệu quả. Kế hoạch triển khai đại trà tập huấn GDKNS trong trường chúng tôi chia làm 2 bước: Bước tập huấn cho cốt cán các trường học sau đó các trường học tổ chức tập huấn đại trà trong trường bằng nhiều hình thức cụ thể: Bồi dưỡng nhận thức cho GV sự cần thiết phải GDKNS cho học sinh? Các nội dung, biện pháp, kĩ thuật; bước lựa chọn những bài điển hình lồng ghép GDKNS để thao giảng, phân tích định hướng. Chỉ đạo tổ chức dạy học hợp lí để giúp các em có KNS; tạo cho trẻ khả năng tư duy, có óc phân tích, suy xét, suy đoán, tự tin trong học tập công việc, trong ứng xử với các vấn đề của cuộc sống. 6 * Nhà trường là môi trường không chỉ để trẻ học văn hóa, kiến thức khoa học mà còn là nơi để các em học cách học, học cách để tồn tại và phát triển, học để chung sống. Việc tổ chức trao đổi, thảo luận giúp hiểu sâu và nâng cao kĩ năng cho giáo viên thực hiện tốt GDKNS là nhiệm vụ trước tiên tại các nhà trường. Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Chính cuộc sống hàng ngày, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. Vì vậy việc đưa GDKNS vào dạy khi HS bắt đầu vào trường tiểu học là một việc rất cần thiết giúp các em vững bước trên đường đời mai sau. * Một số yêu cầu mà CBQL cần nắm vững và giúp GV nắm rõ trong quá trình dạy học và tổ chức hoạt động GDKNS: - Về nguyên tắc GDKNS Chúng ta cần nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Các định hướng này dựa trên chỉ đạo chung tuy nhiên các nhà trường giám sát hoạt động dạy học về KNS dựa trên các yêu cầu cụ thể; kiểm tra qua các tiết học để điều chỉnh bổ sung theo nguyên tắc qui định: + Tương tác: Các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động dạy học để GDKNS cho các em. HĐ này giáo viên có thể vận dụng trong rất nhiều môn học kể cả sinh hoạt tập thể. + Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức dạy học cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống cũng như phản biện…KNS chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩ năng khi các em được làm việc đó. Ví dụ : Trong chương trình môn đạo đức lớp 2 các bài : "Gọn gàng ngăn nắp; Quan tâm giúp đỡ bạn; Giữ trật tự vệ sinh nơi cộng cộng" - GV nên tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế như cho các em dọn dẹp lớp học, xử lí tình huống phản biện về hành động chưa biết giữ vệ sinh nơi công cộng Hay liên hệ thực tế trường, lớp mình xem bạn nào có hoàn cảnh cần giúp đỡ và ngay sau bài học GV hướng cho các em thực hiện ý tưởng của mình như vệ sinh chăm sóc di tích Hang Bua + Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắc thay đổi hành vi: Giáo viên không thể GDKNS trong 1 một lần mà KNS là một quá trình từ nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi xấu là quá trình khó khăn. Do vậy, kiểm tra, theo dõi kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch 7 GDKNS của từng giáo viên đối với từng lớp, từng nhóm và cá nhân học sinh không được nửa vời là trách nhiệm thường xuyên của nhà trường. GDKNS không thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì nó không thể là cú nhát, nửa vời được. + Thời gian và môi trường giáo dục: Giáo dục KNS được thực hiện mọi lúc mọi nơi; KNS được giáo dục trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống. - Về nắm vững các nội dung: Với 21 KNS cở bản mà nhà quản lí và giáo viên cần nắm vững. Dựa trên các đối tượng cụ thể, yêu cầu cụ thể và địa chỉ cụ thể của bài học, môn học mà có kế hoạch để đưa KNS vào thực hiện. Tuy nhiên đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nếu là một chuyên đề ngoài việc chủ động của mình GV phải trình và được sự xét duyệt của BGH mới triển khai thực hiện. Hình thành KNS cho học sinh chủ yếu tập trung vào các kĩ năng tâm lí- xã hội; cơ hội cho học sinh được vận dung, tương tác với người khác và giải quyết các vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Do vậy không được làm mất đi đặc điểm bài học, bộ môn cũng như hình thành các kĩ năng khác của học tập như tính toán, đọc, viết … các giáo viên cần chú ý đến đối tượng, đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức, vùng miền không làm quá tải và đối với học sinh; Ví dụ như hình thành kĩ năng rửa tay cho HS nhưng các lớp 1,2,3 thì khác với lớp 4,5… - Về cách tiếp cận phương pháp GDKNS Để tránh nặng nề trong việc đưa GDKNS vào trong hoạt động dạy học người ta dựa trên cách tiếp cận mới là sử dụng các PP/KTDHTC để tạo điều kiện, tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiện KNS trong quá trình học tập. Tuy nhiên để thực hiện được yêu cầu này giáo viên phải nắm vững cách tiến hành 19 PP/KTDHTC và nắm rõ ưu điểm tồn tại trong mỗi PP/KTDH để lựa chọn sử dụng cho phù hợp với nội dung, đối tượng, điều kiện thực hiện. Người ta thường nói “nội dung nào phương pháp ấy” tuy nhiên, phương pháp (cách thức tổ chức) còn phải phụ thuộc (chú ý) đến đối tượng, điều kiện, phương tiện mà người dạy và người học có để thực hiện nó. Đồng thời để triển khai đưa GDKNS vào trường học nhà trường đã hướng dẫn GV về mục đích yêu cầu, cách tổ chức một số chuyên đề hoạt động ngoại khóa về KNS dựa trên các hoạt động của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà Bộ GD&ĐT đã triển khai trong 3 năm vừa qua. 3. Các hình thức lồng ghép GDKNS Để triển khai GDKNS trong nhà trường, người hiệu trưởng cần lựa chọn lập kế hoạch lồng ghép thông qua 2 hình thức cơ bản đó là: Giáo dục kĩ năng sống 8 trong các môn học ở tiểu học và Giáo dục KNS thông qua hoạt động tập thể, chuyên đề, câu lạc bộ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. 3.1. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học tiểu học: Theo tài liệu hướng dẫn KNS được đưa vào tiểu học trong các môn học; Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH (lớp 1,2,3) và Khoa học (lớp 4,5). Về các địa chỉ dạy học tài liệu cung cấp khá đầy đủ, chi tiết ở các bài, các môn học. Tuy nhiên các nhà trường cần chỉ đạo GV và tổ khối chuyên môn rà soát các KNS có thể thực hiện trong điều kiện của từng lớp và đối tượng cụ thể. Bài dạy có GDKNS không làm mất đi đặc thù của môn học, không được làm sai lệch nội dung. Đưa GDKNS vào nhưng không gây quá tải bài học; có thể một bài đạt được nhiều mục tiêu KNS nhưng chỉ chọn một hoặc một số mục tiêu để thực hiện. Luôn đảm bảo linh hoạt, phù hợp đối tượng, vùng miền và đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, bài học. Ngoài các địa chỉ theo tài liệu trường còn hướng dẫn các giáo viên nghiên cứu chương trình để có thể tăng cường ở các địa chỉ khác; môn học khác, sưu tầm thêm tài liệu phục vụ cho bài GDKNS sinh động và hiệu quả. Đặc biệt Ban giám hiệu tổ chức rà soát việc đưa GDKNS vào thực hiện thì giáo viên đã có kĩ năng để dạy KNS chưa hay mới chỉ xem như là một phần thêm của môn học. Ví dụ: Trong chương trình môn Đạo đức lớp 1, tuần 19 có bài: “Lễ phép, vâng lời thầy cô giáo”. Trong chương trình dạy kỹ năng sống, không có khái niệm “vâng lời”, chỉ có khái niệm “lắng nghe”, “đồng cảm”, “chia sẻ”. Mục tiêu của giáo dục kỹ năng sống là rèn luyện cách tư duy tích cực, hình thành thói quen tốt thông qua các hoạt động và bài tập trải nghiệm, chứ không đặt mục đích “rèn nếp” hay “nghe lời”. Công dân toàn cầu là người biết suy nghĩ bằng cái đầu của mình, biết phân tích đúng sai, quyết định có làm điều này hay điều khác và chịu trách nhiệm về điều đó, chứ không tạo ra lớp công dân chỉ biết “biết nghe lời” Trong chỉ đạo chuyên môn chúng tôi đã tiến hành chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên tổ chức soạn thử và từ đó điều chỉnh thành bài soạn chính thức để dạy học. Một bài GDKNS theo hướng dẫn có 4 bước: Bước 1- Khám phá (có thể liên hệ kiến thức HS đã biết, tìm hiểu về vấn đề sắp triển khai…); Bước 2- Kết nối (liên kết giữa cái đã biết và chưa biết của HS, khi cung cấp KT mới thì KT đó đạt được đã đạt mức độ nào) Bước 3- Thực hành/luyện tập(tạo cơ hội và điều chỉnh việc thực hành vào hoàn cảnh cụ thể) Bước 4 - vận dụng (HS vận dung vào tình huống mới). - Với 3 yêu cầu là mục đích, mô tả quá trình thực hiện và vai trò của GV, HS hoặc một số kĩ thuật dạy học thực hiện, BGH kiểm tra, điều chỉnh kịp thời đảm bảo khi lên lớp đạt hiệu quả. Để đảm bảo một tiết dạy có GDKNS thì mục tiêu bài học phải ghi thêm mục tiêu KNS (ít nhất là một mục tiêu) cần đạt. Mục tiêu KNS - 9 cần hình thành cái gì cho học sinh (kiến thức, thái độ, kĩ năng). Phương tiện dạy, học của HS, GV và cuối cùng là làm bằng cách nào (con đường nào) để đạt được mục tiêu trên theo thời lượng dự kiến cho phép. Một tiết dạy thể nghiệm GDKNS 3.2- Giáo dục kĩ năng sống qua câu lạc bộ, chuyên đề và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một cơ hội để GDKNS cho học sinh. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục trong chương trình nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng cho học sinh. Nội dung của hoạt động GDNGLL rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động và các hoạt động xã hội khác như thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc các khu di tích lịch sử HĐNGLL tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú trong học tập. Cụ thể trong các dịp ngày lễ lớn như 22/12; 19/5… tổ chức thăm hỏi Mẹ Vi Thị Lán; tổ chức cho 2 chi đội 5A, 5B chăm sóc khu di tích lịch sử Hang Bua. 10 [...]... năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học và các hoạt động xã hội khác nhằm đạt mục tiêu trang bị cho học sinh những kiến... tải và đối với học sinh; - Gắn trách nhiệm của GV đến chất lượng từng học sinh Đưa nội dung kiểm tra KNS vào đánh gia thi đua theo chủ đề do tổ chức Đội kiểm tra - Tổ chức nhiều hoạt động NGLL tích cực tạo sân chơi giúp các em mạnh giạn tự tin NHỮNG KIẾN NGHỊ * Đối với sở GD&ĐT - Tổ chức nhiều hơn các hội thảo về GDKNS cho học sinh các vùng miền khác nhau trong toàn tỉnh - Biên soạn các tài liệu giúp... đây: - Bám vào văn bản chỉ đạo GDKNS theo tài liệu biên soạn của Bộ và các văn bản chỉ đạo cấp trên Trong quá trình chỉ đạo cần theo đặc thù nhà trường 15 - Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học tích cực ở các môn học lồng ghép, làm cho HS hứng thú trong học tập Tạo môi trường cho các em được tham gia nhóm bạn, tập thể, lớp - Tổ chức nhiều hội thảo giữa nhà trường - CMHS để cùng chia sẻ trách nhiệm -... sinh chăm sóc thắng cảnh Hang Bua Vi Thị Lán + Để tăng cường GDKNS trong các trường tiểu học bằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà trường chỉ đạo định hướng cho các tổ chuyên môn, giáo viên tự chọn nội dung dựa trên các yêu cầu cơ bản: - Phù hợp với vùng miền - những vấn đề gần gũi và có ảnh hướng tới các em như một đặc điểm chung nhất cho học sinh vùng núi là sạt lở đất, lũ quét, … - Phù hợp với... trong mọi hoạt động, giám tham gia và bày tỏ ý kiến trước trong học tập, tình huống cuộc sống Những kết quả đạt được : Với giải pháp chỉ đạo GDKNS cho học sinh miền núi cùng sự nỗ lực của giáo viên chủ nhiệm, sự cộng tác của giáo viên Tổng phụ trách đội trong năm qua học sinh có sự tiến bộ rõ rệt về vốn KNS Qua khảo sát thực tế KNS thể hiện ở bảng sau 14 Khối lớp KS/TSHS TSHS Tiết SHTT Toàn trường 364... thăng tiến cho mỗi thành viên Cách thực hiện : + Thông qua các tiết dạy GV sử dụng hình thức học nhóm GV giao việc cho Nhóm, kích thích học sinh nhận công việc được phân công + GV có thể chọn một bài dạy theo dự án, phân công trách nhiệm cho mỗi nhóm thực hiện dự án, dần dần hình thành kĩ năng đảm nhận trách nhiệm cho HS + GV giáo dục cho HS ý thức về thực hiện trách nhiệm với gia đình thông qua cuộc sống. .. biết, sự công tác giữa các thành viên trong môi trường học tập Chúng ta cần tăng cường mở cơ hội giao tiếp cho HS dân tộc, miền núi nhiều hơn bởi đó cũng là một trong những giải pháp dạy học tiếng Việt hiệu quả và giáo dục kĩ năng sống trong môi trường xã hội Trong giao tiếp đã phần nào rèn được một mặt kĩ năng cho các em và chỉ có khi kĩ năng giao tiếp tốt là chìa khóa giúp các em vượt rào mạnh giạn,... và hình thành KNS cho bản thân và như vậy chủ trương “Tăng cường giáo dục KNS…” của Bộ GD&ĐT là đúng đắn, cái quan trọng là chúng ta thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả như mong muốn mà thôi ! Và giáo dục KNS cho học sinh không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng thầy cô giáo BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong công tác quản lí chỉ đạo GDKNS cho học sinh miền núi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây: -... trách nhiệm - Nắm rõ 5 nguyên tắc và 4 bước để GDKNS là: Tương tác, trải nghiệm, tiến trình và thay đổi hành vi, thời gian và môi trường giáo dục; 4 bước: Khám phá Kết nối - Thực hành/Luyện tập - Vận dụng - GDKNS trong các môn học nhưng không được làm mất đi đặc điểm bài học, bộ môn cũng như hình thành các kĩ năng khác của học tập như tính toán, đọc, viết … các giáo viên cần chú ý đến đối tượng, đặc điểm... tên những thành viên trong nhà mình? Em có thích đến trường không?…Hoặc những bài tập tình huống nói lời đáp của em… Khi rèn kĩ năng giao tiếp cho các em không chỉ trong môn học Tiếng Việt mà ngay trong tất cả các môn học và hoạt động khác Một đặc điểm của HS dân tộc là tình trạng "Nói chắp đuôi" Chẳng hạn như khi GV hỏi: Em làm bài tập xong chưa? Học sinh dễ trả lơi "Rồi" hoặc "chưa" ngay Để tránh . trong các hoạt động dạy học để GDKNS cho các em. HĐ này giáo viên có thể vận dụng trong rất nhiều môn học kể cả sinh hoạt tập thể. + Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức dạy học cho HS. dạy học và tổ chức hoạt động GDKNS: - Về nguyên tắc GDKNS Chúng ta cần nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Các định hướng này dựa trên chỉ đạo chung tuy nhiên các nhà trường. Nhà trường là môi trường không chỉ để trẻ học văn hóa, kiến thức khoa học mà còn là nơi để các em học cách học, học cách để tồn tại và phát triển, học để chung sống. Việc tổ chức trao đổi, thảo

Ngày đăng: 03/11/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan