hoàn thiện hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngân hàng phát triển nghệ an

89 271 0
hoàn thiện hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ tại chi nhánh ngân hàng phát triển nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Ở trong nước, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.GDP tăng 6,78% so với năm 2009, rong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm.lạm phát tăng 11,75% so với năm 2009,thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều biến động. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh có rất nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương khi có gian lận và sai sót, việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại không những được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm mà còn là mối quan tâm của người gửi tiền, của các cơ quan quản lý Nhà nước, của toàn xã hội về sự phá sản của một ngân hàng có thể gây nên đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống tài chính – ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Để ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt đông kinh doanh ngân hàng, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi ngân hàng thương mại phải có những biện pháp hữu hiệu. Mà biện pháp quan trọng nhất là ngân hàng thương mại phải thiết lập được hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hiệu quả. Ý thức được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam em đã quyết định lựa chọn đề tài:“Hoàn thiện hệ thống kiểm tra,kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Nhằm làm sáng tỏ vấn đề về lý luận và thực tiễn KSNB. Đi vào phân tích tình hình công tác KSNB tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. Qua đó để thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế của công tác KSNB.Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác KSNB tại NHPT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHPT Nghệ An nói riêng . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. -Đối tượng nghiên cứu là lý luận về KSNB, thực trạng hoạt động KSNB và các giải pháp kiến nghị được đề xuất. -Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu lý luận,thực tiễn về kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại và NHPT Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. -Nghiên cứu có hệ thống lý luận và thực tiễn có liên quan đến kiểm tra,kiểm soát nội bộ. -Nghiên cứu thực tiễn tổ chức bộ máy,chính sách,các quy trình nghiệp vụ kiểm tra,kiểm soát tại NHPT Nghệ An. 5.Nội dung kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì kết cấu của đề tài được chia thành 3 chương: Chương I:Những lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng. Chương II:Thực trạng về hệ thống kiêm soát nội bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. ChươngIII:Một số ý kiếm nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại hai quan niệm khá khác nhau về HTKSNB là quan niệm của Việt Nam và của quốc tế. Trong đó, quan niệm của Việt Nam về HTKSNB thể hiện rõ nhất qua Chuẩn mực Kiểm toánViệt Nam số 400 - Đánh giá rủi ro và KSNB: HTKSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Theo quan niệm này, HTKSNB của một đơn vị bao gồm ba nhân tố là môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên của Hội đồng quản trị, BGĐ đối với HTKSNB và vai trò của HTKSNB trong đơn vị. Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục kiểm soát cụ thể. Tuy nhiên, môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa với HTKSNB mạnh. Môi trường kiểm soát mạnh tự nó chưa đủ đảm bảo tính hiệu quả của toàn bộ HTKSNB. Hệ thống kế toán là các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính. Thủ tục kiểm soát là các quy chế và thủ tục cho Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể. Còn quan niệm của quốc tế về HTKSNB được thể hiện qua khái niệm mới về HTKSNB của Liên đoàn Kế toán Quốc tế trong Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế (CMKTQT) số 315 – Tìm hiểu đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu - có hiệu lực cho các cuộc kiểm toán các kỳ bắt đầu từ hoặc sau ngày 15 tháng 12 năm 2004: “KSNB là một quá trình do Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và các nhân viên của đơn vị thiết lập và chi phối, nó được thiết lập nhằm thực hiện ba mục tiêu của đơn vị bao gồm tính tin cậy của báo cáo tài chính, tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, và tính tuân thủ các luật lệ và quy định.” Trong định nghĩa này, bản chất của HTKSNB được biểu hiện trên bốn khía cạnh chủ yếu sau: - KSNB là một quá trình: KSNB là một quá trình hòa nhập vào trong cơ cấu tổ chức hoạt động của một đơn vị tạo thành một thể thống nhất, chứ không phải là một quá trình được bổ sung thêm. KSNB mang tính môi trường, thể hiện cách thức mà các nhà quản lý điều hành đơn vị. Khái niệm mới này về KSNB thể hiện sự khác biệt so với một số quan điểm trước đây coi KSNB như một cái gì đó gắn vào các hoạt động thông thường của đơn vị, hoặc như một quy chế bắt buộc bị áp đặt bởi các cơ quan quyền lực. - Con người là nhân tố thiết kế và vận hành KSNB: KSNB là trách nhiệm của tất cả thành viên trong đơn vị. KSNB không chỉ đơn thuần là những chính sách, những thủ tục, những biểu mẫu, v.v mà còn là nhân tố con người ở mọi bộ phận trong đơn vị. Tất cả các cá nhân trong đơn vị đều đóng vai trò nhất định đối với HTKSNB, thể hiện ở các hoạt động sản xuất kinh doanh đang diễn ra cũng như cách mà họ thực hiện các công việc của mình. Mỗi cá nhân trong đơn vị đều có hoàn cảnh khác nhau, có trình độ chuyên môn, tính cách, nhu cầu và sự phấn đấu khác nhau. Những sự khác nhau đó trong mỗi cá nhân đều ảnh hưởng đến HTKSNB và cũng đều bị ảnh hưởng bởi HTKSNB. Mọi thành viên trong đơn vị phải biết trách nhiệm và quyền hạn của mình. Do đó, một sự liên kết chặt chẽ và rõ ràng rất cần thiết phải duy trì giữa trách nhiệm của các cá nhân và cách thức thực hiện các trách nhiệm đó với các mục tiêu của đơn vị. - KSNB chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý: KSNB cho dù được thiết kế và vận hành có hiệu quả đến đâu thì KSNB cũng chỉ cung cấp sự đảm bảo hợp lý là các mục tiêu của đơn vị sẽ được thực hiện, chứ không phải sự đảm bảo tuyệt đối do những hạn chế tiềm tàng của HTKSNB xuất phát từ những nguyên nhân như: quan hệ lợi ích/chi phí, thông đồng giữa các bên liên quan, sai sót mang tính con người, v.v - KSNB có hiệu quả trợ giúp cho đơn vị đạt được các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ: KSNB giữ cho đơn vị luôn hướng tới các mục tiêu đã định và đạt được các mục đích đề ra và giảm thiểu những biến động ngoài mong đợi trong quá trình đó. KSNB nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, giảm rủi ro mất tài sản, và trợ giúp đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính, tuân thủ luật pháp và các quy định liên quan. 1.1.2 Mục tiêu của hệ thống KSNB  Bảo đảm độ tin cậy và tính trung thực của thông tin Hệ thống KSNB tốt phải bảo đảm cho hệ thống thông tin báo cáo của doanh nghiệp phải được chính xác, cập nhật đầy đủ để doanh nghiệp có thể đưa ra được các quyết sách kịp thời, đúng và có hiệu quả. Cụ thể hơn, hệ thống KSNB phải bảo đảm sự tin cậy, chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh; các quyết toán năm; các hồ sơ, báo cáo tài chính, kế toán khác; các báo cáo giải trình trước cổ đông, các cơ quan quản lý, các đối tác để khi các thông tin này được gửi tới Hội đồng quản trị, Ban điều hành, cổ đông, cơ quan quản lý giám sát thì những người nhận thông tin này có thể đưa ra được các quyết định chính xác. Tính chính xác của các thông tin tài chính có thể đạt được thông qua việc thực thi các qui trình của hệ thống KSNB.  Bảo đảm sự tuân thủ Hệ thống KSNB cần: - Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp; - Ngăn chặn và phát hiện kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi hoạt động của doanh nghiệp; - Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập báo cáo tài chính trung thực và khách quan; - Đảm bảo cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo đúng pháp luật, phù hợp với yêu cầu của việc giám sát cũng như phù hợp với các nguyên tắc, quy trình, quy định nội bộ của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều phải hoạt động trong một môi trường pháp lý chung và chịu sự chi phối của các qui định đặc thù cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc vi phạm các qui định pháp lý này dù vô tình hay cố ý doanh nghiệp đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, điều này sẽ gây nên những tổn thất cho doanh nghiệp thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Chính vì vậy hệ thống KSNB của doanh nghiệp được xây dựng phải đảm bảo việc duy trì và kiểm tra tính tuân thủ các chính sách có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm và gian lận, đảm bảo việc ghi chép đầy đủ các thông tin kế toán, lập báo cáo trung thực và khách quan.  Bảo vệ tài sản của doanh nghiệp Hệ thống KSNB cũng nhằm vào việc bảo vệ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trước những hành vi chiếm đoạt không hợp lệ, sử dụng trái phép hoặc chống mất mát để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động an toàn, có hiệu quả. Bảo vệ tài sản của đơn vị, tài sản ở đây phải được hiểu không chỉ là tài sản hữu hình mà bao gồm cả các tài sản vô hình như danh tiếng của công ty, thương hiệu…Chúng có thể bị mất do bị lấy cắp, gian lận, bị sử dụng không đúng mục đích, bị tổn thất do không được bảo vệ bởi hệ thống kiểm soát thích hợp. Việc bảo vệ tài sản của đơn vị của hệ thống KSNB được thực hiện thông qua các thủ tục nhằm ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm và gian lận trong kinh doanh.  Bảo đảm hiệu quả các hoạt động và năng lực quản lý Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, định kỳ các nhà quản lý thường đánh giá kết quả hoạt động trong doanh nghiệp được thực hiện với cơ chế giám sát cuả hệ thống KSNB doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp. Tuy nằm trong một thể thống nhất song bốn mục tiêu trên đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu và kết hợp hài hoà bốn mục tiêu trên. 1.1.3 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB Để thực hiện các chức năng kiểm tra kiểm soát hệ thống KSNB trong doanh nghiệp thường bao gồm các bộ phận cấu thành cơ bản sau: 1.1.3.1 Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị, có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình KSNB. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 400, môi trường kiểm soát là những nhận thức, những quan điểm, sự quan tâm và hành động của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc đối với hệ thống KSNB và vai trò của hệ thống KSNB trong đơn vị. Nếu Ban quản lý cấp cao tin rằng sự kiểm soát là quan trọng, những người khác trong tổ chức cũng sẽ cảm thấy như vậy và đáp ứng bằng cách tôn trọng triệt để những chế độ và những thể thức được đề ra. Ngược lại, nếu các thành viên trong tổ chức thấy rõ kiểm soát không là điều quan tâm chính của Ban quản lý cấp cao, và họ chỉ tán thành hơn là hỗ trợ một cách có ý nghĩa, thì hầu như chắc chắn là các mục đích kiểm soát sẽ không đạt được một cách có hiệu quả. Một môi trường kiểm soát tốt là nền móng cho những tiêu chuẩn khác. Nó quy định sự thực thi và cấu trúc cũng như môi trường ảnh hưởng đến chất lượng KSNB. Một vài nhân tố chính ảnh hưởng tới môi trường kiểm soát là: Đặc thù về quản lý: Các nhà quản lý cấp cao là người quyết định và điều hành mọi hoạt động của đơn vị, chính vì thế các quan điểm khác nhau trong việc điều hành các hoạt động của các nhà quản lý tạo nên đặc thù về quản lý của đơn vị. Các quan điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách, chế độ, quy định và cách thức tiến hành kiểm soát trong đơn vị. Việc trả lời một số câu hỏi tương tự sau đây về quan điểm điều hành của Ban quản lý sẽ cho biết thái độ của Ban quản lý đối với việc kiểm soát: - Ban quản lý có tuân thủ những đạo đức trong kinh doanh hay không? Họ có duy trì một mối liên hệ thường xuyên với các người quản lý bộ phận hay không? Họ có chấp nhận rủi ro hay chống đối rủi ro - Hội đồng quản trị có chủ động và độc lập hay không? hay bị Ban giám đốc khống chế? Họ có tổ chức thường xuyên hay kịp thời những cuộc họp cần thiết hay không Cơ cấu tổ chức: Để chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của đơn vị, thì cơ cấu tổ chức đóng một vai trò quan trọng. Cơ cấu tổ chức bất hợp lý có thể dẫn đến cách phân quyền trong quản lý theo những chiều hướng trái ngược nhau, hoặc là phân quyền quá tập trung hoặc phân quyền quá phân tán. Với một cơ cấu hợp lý sẽ giúp cho quá trình thực hiện phân công phân nhiệm, sự uỷ quyền, quá trình xử lý nghiệp vụ và ghi chép sổ sách được kiểm soát nhằm ngăn ngừa mọi dạng sai phạm. Chính sách nhân sự: Khía cạnh quan trọng nhất của bất kì hệ thống kiểm soát nào cũng có là con người. Nếu nhân viên có năng lực và đáng tin cậy, nhiều quá trình kiểm soát không cần thực hiện mà vẫn có thể đảm bảo được các mục tiêu đề ra của KSNB, và sẽ giảm bớt được nhiều hạn chế vốn có của KSNB. Ngược lại, với đội ngũ nhân viên kém năng lực và không trung thực, dù các chính sách và thủ tục kiểm soát được thiết kế và vận hành chặt chẽ đến đâu thì hệ thống KSNB vẫn không thể phát huy hiệu quả. Ngay cả khi con người có thể có năng lực và trung thực, họ vẫn có những khuyết điểm mang tính bẩm sinh. Vì tầm quan trọng của con người có năng lực và trung thực trong việc cung cấp quá trình kiểm soát hiệu quả, các nhà quản lý cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng về tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật hợp lý đối với nhân viên. Công tác kế hoạch: Hệ thống kế hoạch và dự toán bao gồm kế hoạch về sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ, đầu tư, sửa chữa lớn tài sản cố định, tài chính là những nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Nếu việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành nghiêm túc sẽ trở thành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu. Thí dụ về một hệ thống dự toán hiệu quả là phải nhận biết rõ những chênh lệch trọng yếu giữa kết quả thực tế với kế hoạch, và có hành động sửa sai thích hợp ở cấp quản lý thích hợp. Uỷ ban kiểm soát: Uỷ ban kiểm soát bao gồm những lãnh đạo cao nhất đơn vị như thành viên hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm chức vụ quản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Uỷ ban kiểm soát thường có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Giám sát việc chấp hành pháp luật của công ty. - Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ. - Giám sát quá trình lập báo cáo tài chính của đơn vị. - Đại diện cho công ty mời kiểm toán viên bên ngoài và phải giữ liên lạc với họ. - Hoà giải mâu thuẫn (nếu có) giữa Ban giám đốc và kiểm toán viên bên ngoài. Vì thế, sự độc lập và hữu hiệu trong hoạt động của Uỷ ban kiểm soát là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Môi trường bên ngoài: Ngoài các nhân tố bên trong nêu trên, thì môi trường kiểm soát chung của doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, như môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước Những nhân tố này tuy không phụ [...]... được một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả sẽ cho phép các ngân hàng thương mại chống đỡ tốt nhất với rủi ro 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TRA,KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Quy trình của một cuộc kiểm tra ,kiểm soát gồm 3 bước: + B1 : lập kế hoạch kiểm tra ,kiểm soát + B2 : thực hiện kiểm tra ,kiểm soát + B3 : lập báo cáo kiểm tra ,kiểm soát 1.3.1 Lập kế hoạch kiểm tra ,kiểm soát Kiểm tra viên... Chi nhánh NHPT Nghệ An 2.1.2.1 Giới thiệu về NHPT Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh NHPT Nghệ An là một trong 54 chi nhánh NHPT tại các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quyết định của Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam Chi nhánh được tổ chức và hoạt động theo quy chế hoạt động của NHPT Việt Nam, đã và đang trở thành kênh huy động vốn có hiệu quả tại tỉnh Nghệ An Trụ sở Chi nhánh NHPT Nghệ. .. ảnh hưởng đến tính hợp lý trong nhận xét của báo cáo kiểm tra, thì Kiểm tra viên phải trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn việc sửa chữa và lập lại báo cáo kiểm tra với nhận xét phù hợp Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NGHỆ AN 2.1.1 Khái quát chung về Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2.1.1.1 Sự ra đời và phát triển của NHPT Việt Nam NHPT Việt Nam là một tổ chức... báo cáo - Kiểm soát để bảo vệ tài sản là các biện pháp, quy chế kiểm soát nhằm đảm bảo sự an toàn của tài sản và thông tin trong ngân hàng - Kiểm soát tổng quát là sự kiểm soát tổng thể đối với tất cả các hoat động và giao dịch diễn ra trong ngân hàng Dễ dàng nhận thấy, kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương... vay, kinh doanh ngoại tệ v.v Kiểm soát nội bộ lại được hiểu theo nghĩa khác và gói gọn trong nội bộ của một thực thể nào đó Nó liên quan đến những công việc mang tính tác nghiệp cụ thể mà một bộ phận nào đó của ngân hàng được giao thực hiện Cơ chế kiểm soát nội bộ là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm quản lý và điều hành các hoạt động của ngân hàng Mục... sát, đối chi u, tính toán và ghi chép các giao dịch phát sinh, hệ thống kế toán không những cung cấp thông tin cho các cấp quản lý ra quyết định mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của ngân hàng Chính vì thế, hệ thống kế toán là một mắt xích quan trọng của cơ chế kiểm soát nội bộ Thủ tục hay quy trình kiểm soát là trình tự và nội dung của các bước công việc mà bộ phận kiểm soát nội bộ có... định của Ngân hàng Nhà nước và NHPT Việt Nam Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho Khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng * Phòng Hành chính quản lý: quản lý nhân sự, thanh toán tiền lương 2.1.2.2 Tình hình hoạt động của Chi nhánh NHPT Nghệ An trong năm 2010 Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Chi nhánh NHPT Nghệ An đã và đang thực hiện đầu tư nhiều chương trình, dự án mang lại hiệu... giờ; Máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các bách hóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịch một cách nhanh chóng trên toàn thế giới 1.2.2 Kiểm tra ,kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán Australia (Australian Accounting Standards Board) định nghĩa Kiểm soát là... đối tượng liên quan Tóm lại môi trường kiểm kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của hệ thống KSNB, trong đó nhân tố quan trọng là sự nhận thức về hoạt động kiểm tra kiểm soát và điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp 1.1.3.2 Hệ thống thông tin Hệ thống kế toán là hệ thống thông tin chủ yếu của đơn vị, bao gồm toàn bộ hệ thống chứng từ, sổ... như sau: - Kiểm soát quản lý là việc kiểm soát các hoạt động riêng lẻ của ngân hàng, do nhân viên độc lập với người thực hiện hoạt động đó tiến hành Kiểm soát quản lý diễn ra thường xuyên và là hoạt động quan trọng nhất trong cơ chế kiểm soát nội bộ của ngân hàng - Kiểm soát xử lý được đặt ra để kiểm tra việc xử lý các giao dịch, tức là kiểm tra lại những công việc mà nhân viên ngân hàng đã thực hiện . về hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng. Chương II:Thực trạng về hệ thống kiêm soát nội bộ tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. ChươngIII:Một số ý kiếm nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát. nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An. Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1.1 Khái niệm hệ thống. soát nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam em đã quyết định lựa chọn đề tài: Hoàn thiện hệ thống kiểm tra ,kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nghệ An 2. Mục đích nghiên

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại.

  • Chức năng trung gian tín dụng:

  • Chức năng tạo tiền:

  • * Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM:

  • Sự gia tăng nhanh chóng trong danh mục sản phẩm dịch vụ:

    • Sự gia tăng cạnh tranh:

    • Sự gia tăng chi phí vốn:

    • Sự gia tăng các nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất:

    • Cách mạng trong công nghệ ngân hàng:

    • 1.3 QUY TRÌNH KIỂM TRA,KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

      • 1.3.1. Lập kế hoạch kiểm tra,kiểm soát.

      • 1.3.2. Thực hiện kiểm tra,kiêm soát.

      • 1.3.3. Kết thúc kiểm tra,kiểm soát.

      • Trình độ của cán bộ

      • Tính độc lập

      • Kiểm soát chưa toàn diện.

      • Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo

      • Công tác lập kế hoạch.

      • Báo cáo Kiểm tra .

      • Kiểm tra chưa hoạt động với chức năng tư vấn.

      • Các tài liệu về Kiểm tra,kiểm soát nội bộ

      • 3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước

        • Giải pháp từ phía nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan