Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn (khảo sát những ca khúc thân phận)

97 757 0
Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn (khảo sát những ca khúc thân phận)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM MAI THANH TÙNG CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG CA TỪ NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN (KHẢO SÁT NHỮNG CA KHÚC THÂN PHẬN) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học dân gian là suối nguồn vô tận cho biết bao thi sĩ muôn đời nay. Ngỡ tƣởng rằng thi ca hiện đại sẽ ngày càng xa nguồn để hƣớng tới cảm quan hậu hiện đại nhƣng trên hành trình ấy vẫn có những nhà thơ tìm về với truyền thống, với văn học dân gian để khơi nguồn thơ của mình. Những nhà thơ nhƣ Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Bàng Bá Lân, Anh Thơ, Tố Hữu, Nguyễn Duy … đã chứng minh cho ta thấy ảnh hƣởng to lớn của văn học dân gian tới thi ca. cũng nhƣ vậy các nhạc sĩ đã mƣợn “đôi cánh” của văn học dân gian để chắp vào cho âm nhạc của mình. Sự hòa phối ấy đã tạo nên những hiện tƣợng âm nhạc độc đáo, những vần thơ nốt nhạc sẽ còn lƣu lại mãi với thời gian. Mọi ngƣời vẫn gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ chứ chƣa mấy ai biết rằng ông cũng là một nhà thơ, dù ông cũng đã in một số tập thơ. Cũng có ngƣời gọi ông là "người thơ ca" hay "người hát thơ"[57], nghĩa là ông là ngƣời kết nối cho thơ và nhạc trở nên hài hòa trở nên du dƣơng, hoàn hảo nhất. Sáng tác ca khúc, Trịnh Công Sơn có thể viết lời và nhạc cùng một lúc, hoặc có bài lời thơ viết sau khi đã có nhạc, hay trƣớc khi "phổ nhạc" thì mỗi lời ca của ông đều là những bài thơ hoàn chỉnh kể cả về ý, tứ, cấu trúc, ngôn từ và cảm xúc. Trịnh Công Sơn là nhà thơ rất độc đáo ôm chứa tƣ tƣởng nhân sinh và thời cuộc với một phong cách rất riêng biệt trong thơ ca Việt Nam. Các ca khúc của Trịnh Công Sơn sáng tác rất nhuần nhuyễn trong các thể thơ truyền thống nhƣ lục bát, đồng dao, ca dao. Ngay từ lần nghe đầu tiên ca khúc Ở trọ, tôi đã phát hiện ra đấy là một bài thơ lục bát rất tài hoa. Từ cái chuyện ở trọ bình thƣờng trong đời, ông đã đẩy liên tƣởng tới cái "cõi tạm" chốn trần gian trong triết lý của Đạo Phật với một cách nói thoải mái, thông minh và hóm hỉnh. Ông nhìn thấy con chim ở trọ trên cành cây, con cá ở trọ dƣới nƣớc, cơn gió ở trọ giữa đất trời, rồi đẩy tới một khái quát bất ngờ: Trăm năm ở đậu ngàn năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn (Ở trọ) Trong ca khúc Để gió cuốn đi, Trịnh Công Sơn diễn tả thắm thiết tình cảm với cuộc đời: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không Để gió cuốn…đi Để gió cuốn…đi. Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông Ôi trái tim đang bay theo thời gian. (Để gió cuốn đi) Thân phận con ngƣời là một trong ba chủ để lớn (thân phận - tình yêu - quê hƣơng) kết cấu nên dòng nhạc Trịnh. Có thể nói thân phận con “Ngƣời” là chủ thể của mọi mục đích sáng tạo. Con ngƣời hiện sinh, con ngƣời tƣợng trƣng, con ngƣời mặc định, con ngƣời trở đi trở lại nhƣ một nỗi ám ảnh trong hầu hết các sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thân phận con ngƣời có khi đứng tách riêng ra thành một chủ đề độc lập, có khi ẩn hiện trong các chủ đề khác tạo nên một sợi dây xuyên suốt, một chất keo kết dính tạo nên tính thống nhất mà đa dạng trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Ông khai thác con ngƣời ở hầu hết các trạng thái khác nhau, khi thì “gần gũi”, có lúc thật “xa xôi”, nhƣng tựu chung đều bắt nguồn từ một cái nôi văn hoá dân gian của tâm hồn tác giả, đó là: “chất liệu dân gian”, nguồn cảm hứng đã xuyên suốt mọi chủ đề và hình tƣợng trong ca từ nhạc của ông. Chất liệu dân gian hiện lên trọn vẹn nhất trong những bài hát về thân phận, về kiếp luân hồi và giải thoát bản ngã. Ông giúp ngƣời nghe lắng nghe những âm vọng nhân sinh để chiêm nghiệm hết sự tàn phai của cõi đời, để rồi trăn trở với những suy tƣ, với những quan niệm về sự sống và cái chết. Ca từ âm nhạc Trịnh Công Sơn rất xứng đáng đƣợc nghiên cứu. Có thể nhận định rằng Trịnh Công Sơn là một nhà thơ lớn. Nhạc và thơ của ông hòa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 quyện vào nhau, nƣơng tựa vào nhau tạo nên những nhạc phẩm đã, đang và sẽ làm say mê hàng triệu triệu trái tim qua bao thế hệ. Trong đó phải nói phần ca từ đóng một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên phong cách Trịnh Công Sơn. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu về nhạc Trịnh Công Sơn. Trƣớc thực tế đó, trong luận văn này chúng tôi chỉ tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về chất liệu dân gian của ông qua thi pháp thể loại văn học dân gian, qua những biểu tƣợng (mô típ dân gian), cách sử dụng ngôn từ ghép từ, nhịp điệu, gieo vần và biện pháp so sánh trong phạm vi những ca khúc viết về thân phận của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chọn đề tài “Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn những ca khúc về thân phận” ngƣời nghiên cứu muốn khẳng định vai trò to lớn của văn học dân gian trong sự ảnh hƣởng tới văn học viết đồng thời chỉ ra một hƣớng tiếp cận mới với ca từ âm nhạc Trịnh Công Sơn một trong những hiện thực độc đáo trong làng âm nhạc Việt Nam hiện đại. Đề tài đồng thời cũng là sự hiện thực hóa cho những câu hỏi? “Một thi sĩ hiện đại đã trở về với cội nguồn dân gian như thế nào? Văn hóa dân gian đi qua màng lọc tư duy nghệ thuật hiện đại sẽ biến đổi ra sao? Sự dung hợp giữa hiện đại và truyền thống sẽ tạo ra thành quả gì cho văn chương, thi ca, âm nhạc?”. 2. Lịch sử của vấn đề Đã có rất nhiều công trình, bào báo bài nghiên cứu về thơ về nhạc của cố nhạc sĩ. Có thể khẳng định ngay từ khi Trịnh Công Sơn công diễn tác phẩm đầu tiên “Ướt mi” cho đến nay đã làm tốn không biết bao nhiêu là giấy mực của nhà nghiên cứu phê bình. Nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển của âm nhạc và sự yêu mến những sáng tác của ông, liên tiếp những show biểu diễn về nhạc “TRỊNH” ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý của rất nhiều khán giả yêu thích nhạc Trịnh Công Sơn và những học giả, nhà nghiên cứu tìm hiểu về ông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Hầu hết đều là giới thiệu những bài viết ngắn, từ 2 cho đến khoảng 15 trang, cho ta những cái nhìn nghiêng, những “bán diện” của Trịnh Công Sơn, qua mắt nhìn của những ngƣời viết. Ðặc biệt, về nội dung và cách trình bày, nổi bật lên cuốn sách của Trịnh Cung và Nguyễn Quốc Thái (Trịnh Công Sơn (1939 - 2001) cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội hoạ và suy tưởng) và tuyển tập Một cõi Trịnh Công Sơn của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha và Ðoàn Tử Huyến [45]. Trong hai tuyển tập này, ngoài bài viết của những tác giả trong nƣớc, có nhiều bài viết của những tác giả không sống ở Việt Nam. Ở nƣớc ngoài, có những tuyển tập đặc biệt về Trịnh Công Sơn, gồm những bài viết trong nƣớc, của các tạp chí sáng tác, nhận định văn nghệ, tạp chí Văn học, … Trong những năm trở lại đây, về đề tài Trịnh Công Sơn, trong nƣớc nổi bật lên cuốn sách Trịnh Công Sơn và cây đàn Lya của Hoàng tử bé (nhà xuất bản Trẻ, 2004) của Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng [72], một ngƣời bạn của ngƣời nhạc sĩ. Cuốn sách là một tập hợp nhiều bài viết mang tính đoản văn, tuỳ bút, pha với phần nào tính chất ký và tự truyện, cho ngƣời đọc thấy đƣợc chân dung đời thƣờng của ngƣời nhạc sĩ, đƣợc nhìn ngắm từ những góc độ đời thƣờng pha lẫn một chút triết lý của tác giả. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng là một ngƣời có đƣợc những nét tài hoa trong tạp bút và ký, lại là bạn thân của Trịnh Công Sơn, nên cuốn sách của ông có những nét đặc biệt riêng, chiếu rọi đƣợc những “cận cảnh” đời thƣờng của Trịnh Công Sơn. Ở hải ngoại, có cuốn Trịnh Công Sơn: Ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (nhà xuất bản Văn Mới, 2005) của Bùi Vĩnh Phúc [50]. Ðây là chuyên luận của một nhà lý luận phê bình hiện sống tại Mỹ. Cùng với các nhà phê bình lý luận nhƣ Nguyễn Hƣng Quốc, Ðặng Tiến và một vài ngƣời khác nữa, đƣợc nhiều độc giả văn học quan tâm theo dõi và đánh giá cao, trƣớc chuyên luận về Trịnh Công Sơn này, Bùi Vĩnh Phúc đã cho ra mắt nhiều tác phẩm mà cuốn sách tƣơng đối gần đây của ông đƣợc nhiều ngƣời chú ý là cuốn Lý luận và phê bình Hai mươi năm văn học Việt ngoài nước (1975 - 1995) [49]. Gần đây, trên báo Văn học (số 232, tháng 7 & 8.2006), một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 tạp chí sáng tác và nhận định văn nghệ xuất bản tại Mỹ, ngƣời ta thấy có đăng bài Thân phận con người và tình yêu trong ca từ Trịnh Công Sơn của Nguyễn Thị Thanh Thuý [56]. Cũng nhƣ những nghệ sĩ, những nhà văn, nhà thơ và những nhà văn hoá lỗi lạc khác của Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã có những đóng góp của mình vào việc làm phong phú và đẹp đẽ hơn nữa gia tài văn hoá Việt. Ðặc biệt đối với Trịnh Công Sơn, đóng góp của ông nổi bật lên trong lĩnh vực ngôn ngữ. Ông đã làm mới lạ cách diễn tả tình ý của con ngƣời Việt Nam, đặc biệt trong khía cạnh tình yêu và thân phận con ngƣời trong cuộc chiến cũng nhƣ trong chuyến đi lữ thứ của nó về cõi vĩnh hằng. Ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn để diễn tả cuộc chiến tàn khốc của lịch sử Việt Nam hậu bán thế kỷ XX, cái nhìn của ông về phận ngƣời giữa cõi vô thƣờng là cuộc đời này, tiếng nói ngọt ngào yêu thƣơng và thiết tha nhân ái trong trái tim ông khi nói về tình yêu nam nữ nói riêng, hoặc tình yêu giữa ngƣời và ngƣời nói chung, đã là những dấu ấn khó phai trong tâm thức con ngƣời Việt Nam hiện đại. Tóm lại đã có rất nhiều tác giả đi nghiên cứu về Trịnh Công Sơn trên mọi phƣơng diện âm nhạc và ca từ nhƣng chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về chất dân gian, chất văn học của tâm hồn và tƣ duy âm nhạc của ông. Có thể khẳng định văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dƣỡng tâm hồn Trịnh Công Sơn giúp ông sáng tạo nên những tác phẩm bất hủ cùng năm tháng. Nhƣ vậy, với lịch sử khám phá về ca từ nhạc Trịnh Công Sơn với những giai điệu đáng tự hào ta có thể làm rõ sự ảnh hƣởng sâu sắc từ cội nguồn văn hoá - văn học dân gian đã tác động nhƣ thế nào, để từ đó tạo lên những vần thơ độc đáo vừa sâu lắng hồn quê vừa nồng nàn tinh thần hiện đại của tƣợng trƣng - siêu thực trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn. 3. Mục đích nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 3.1. Luận văn sẽ làm rõ - chính văn hóa dân gian, văn học dân gian là cơ sở, nền tảng góp phần tạo lập nên vẻ đẹp độ sâu trong nội dung ca từ nhạc Trịnh Công Sơn. Thành tựu bền vững của nhạc Trịnh là giai điệu lắng sâu, mê đắm và ca từ đẹp của nhạc phẩm. Vì vậy, việc tìm hiểu ca từ là tìm hiểu và xác định giá trị đích thực của nhạc Trịnh Công Sơn. 3.2. Việc sử dụng chất liệu dân gian - những thành tố cấu trúc trong văn hóa dân gian, văn học dân gian - để tạo lập nên lời trong các ca khúc nhạc Trịnh Công Sơn. 3.3. Xác định đƣợc những thủ pháp mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sử dụng để tạo nên ca từ của ông. Ông đã sử dụng nguyên bản những yếu tố dân gian và biến đổi sáng tạo những chất liệu dân gian nhƣ thế nào cho phù hợp với thời đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là: Những biểu tượng của văn hóa dân gian, văn học dân gian đã đƣợc sử dụng làm chất liệu để tạo nên Lời, tức là tạo nên ca từ của nhạc Trịnh Công Sơn ? 4.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chỉ đi tìm hiểu riêng phần ca từ trong di sản nhạc Trịnh Công Sơn. Đối tƣợng nghiên cứu trong luận văn của chúng tôi là chất liệu dân gian trong ca từ những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong đó chúng tôi sẽ làm sáng tỏ ảnh hƣởng sâu sắc của văn hóa - văn học dân gian tới sáng tác nhạc Trịnh Công Sơn nhƣ thế nào. Trong số những ca khúc mà Trịnh Công Sơn sáng tác chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu ca từ những bài hát chủ đề thân phận con ngƣời, trên phƣơng diện chất liệu dân gian tạo nên hình tƣợng con ngƣời xã hội và con ngƣời bản thể. 5. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu của luận văn chúng tôi đã lựa chọn những tài liệu liên quan đến ca khúc của Trịnh Công Sơn đã đƣợc công bố rõ ràng gồm: - Trịnh Công Sơn tuyển tập những bài ca đi cùng năm tháng – Nhà xuất bản Âm nhạc - 1998. - Một cõi đi về - Nhà xuất bản âm Nhạc TP HCM - 1989. - Tuyển tập ca khúc Trịnh Công Sơn tập 1.2.3.4.5.6 – Nhà xuất Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh - 1999. - Những bài hát về thân phận của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đƣợc sƣu tầm từ nhiều nguồn tài liệu. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên những khái niệm về văn hóa, văn học, ngôn ngữ. Từ đó làm cơ sở để phân tích, tổng hợp những quan điểm này thông qua các ca từ trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn, để giải quyết những vấn đề mà đề tài đề cập đến. - Phương pháp định lượng qua thống kê phân loại, phân tích: Để cho việc nghiên cứu đánh giá có căn cứ xác thực chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê những ca từ, những bài hát của Trịnh Công Sơn. Thông qua đó phân loại nội dung phản ảnh theo từng chủ đề, từ đó phân tích nội dung phản ánh để rút ra giá trị của những chất liệu dân gian mà Trịnh Công Sơn đã sử dụng trong ca khúc của mình. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Ngƣời viết đề tài đã phân loại các bài hát theo đúng chủ đề thuộc phạm vi đề tài và có số liệu thống kê chính xác khoa học nhất cho những luận điểm của vấn đề đã đƣợc nêu ra trong ca từ nhạc âm nhạc Trịnh Công Sơn. Đó là quá trình tổng hợp các bài nghiên cứu, các bài thống kê nhận diện về chất liệu dân gian, cũng nhƣ qua đó thể hiện quan điểm cá nhân của tôi về Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn một cách có hệ thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 - Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh nhằm mục đích để soi rọi, thấy đƣợc những điểm giống và khác nhau trong cách lựa chọn chất liệu dân gian của các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ với Trịnh Công Sơn. Từ đó tìm ra cái khác biệt, cái mới, sự sáng tạo của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. 7. Đóng góp của luận văn Đề tài “Chất liệu dân gian trong ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn những ca khúc về thân phận” nhằm có một cái nhìn khái quát và hệ thống hoá về tài năng nghệ thuật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những sáng tạo ca từ của ông. Từ đó chứng minh rằng Trịnh Công Sơn không chỉ là một nhạc sĩ tài hoa mà còn là một nhà thơ có tâm có tầm trong nghệ thuật, một nhà thơ với phong cách từ cội nguồn văn hoá dân gian Việt Nam. Nghiên cứu về chất dân gian trong ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca từ những bài hát thân phận giúp ngƣời đọc, ngƣời nghe thêm yêu mến âm nhạc Trịnh Công Sơn hơn nữa và thấy rõ dấu ấn của chất liệu dân gian dân gian từ tâm lí sáng tạo, cách nhìn thế giới, dạng thức biểu hiện cái tôi trữ tình đến cách sử dụng các mô típ dân gian, nhằm bảo lƣu văn hoá diễn xƣớng dân gian. Với lối tƣ duy và diễn đạt đậm chất dân gian qua màng lọc của nghệ thuật âm nhạc hiện đại đã tạo nên giá trị riêng cho các ca khúc của Trịnh Công Sơn trong nền văn học đƣơng đại. 8. Cấu trúc của luận văn Phần một: Mở đầu Phần hai: Nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chất liệu dân gian của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca từ những ca khúc viết về thân phận Chương 2: Biểu hiện chất liệu dân gian của nhạc sĩ Trịnh Công Sơntrong ca từ những ca khúc viết về thân phận Chương 3: Hiệu quả của chất liệu dân gian trong ca khúc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Phần ba: Kết luận CHƢƠNG 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LIỆU DÂN GIAN CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN TRONG CA TỪ NHỮNG CA KHÚC VIẾT VỀ THÂN PHẬN 1.1. Những vấn đề chung về cuộc đời và sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hƣơng, tổng Vĩnh Tri, huyện Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông sinh vào giờ Thìn, ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Mão tức ngày 28 tháng 2 năm 1939, tại Daklak. Ông mất vào 12:45 trƣa ngày 1 tháng 4 năm 2001, tại Sài Gòn. Ông an nghỉ tại nghĩa trang Gò Dƣa chùa Quảng Bình, tỉnh Bình Dƣơng bên cạnh mộ của thân mẫu. Năm 1943 từ Dak Lak ông theo gia đình chuyển về Huế. Ông học trƣờng tiểu học Nam Giao (nay là Trƣờng An), vào trƣờng Pellerin, theo học trƣờng Thiên Hựu (Providence). Ông tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Học trƣờng Sƣ Phạm Quy Nhơn khoá I (1962-1964). Sau khi tốt nghiệp ông lên dạy học và làm hiệu trƣởng một trƣờng Tiểu học ở Bảo Lộc (Lâm Đồng). Sau 1965, ông bỏ hẳn nghề dạy học, về sống và sáng tác tại Sài Gòn. Sau 1975 ông sống ở Huế một thời gian dài và sau đó vào ở hẳn tại Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) [45]. Ngoài Âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lãnh vực nhƣ: Thơ, Văn và Hội Họa. Ông tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ƣớt Mi (Nhà xuất bản An Phú in năm 1959). Cho đến nay nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể đƣợc phân loại dƣới 3 đề mục lớn: Tình Yêu - Quê Hƣơng - Thân Phận. Năm 1972, ông đoạt giải thƣởng Đĩa vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ đi con (trong Ca khúc da vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly phát hành trên 2 triệu bản; Giải thƣởng cho bài hát hay nhất trong phim Tội lỗi cuối cùng; Giải nhất của cuộc thi Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh với bài Em ở nông trường, Em ra biên giới; Giải nhất cuộc thi Hai mươi năm [...]... đƣợc ông lấy từ chính chất liệu dân gian Đó là cơ sở, là ngọn nguồn sâu xa, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tạo lên nét riêng trong ca từ nhạc Trịnh * Những đặc điểm nổi bật của chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn Thực tế rất khó lòng tách bạch giữa thơ và nhạc trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn Nhạc và thơ Trịnh hòa quyện vào nhau, nƣơng tựa vào nhau tạo nên những nhạc phẩm đã, đang... rằng Trịnh Công Sơn đã “hát thơ” Quả thật, lời của nhạc Trịnh đậm đà chất thơ Rất nhiều phần ca từ trong ca khúc của Trịnh là một bài thơ trọn vẹn Hoàn toàn có thể tuyển chọn trong ca khúc của Trịnh Công Sơn để xuất bản thành tập thơ thuần túy Trong luận văn này, chúng tôi dành sự chú tâm của mình vào phần ca từ mà Trịnh Công Sơn đã sáng tạo Những ca từ đẹp về ngôn từ, hay về ý nghĩa, đƣợc ông lấy từ. .. tất cả những giá trị thuộc về văn hóa dân gian vào trong ca khúc của mình, chắp cánh cho thơ ông “bay lên” hòa vào cõi đời 2.1 Tƣ duy huyền thoại trong ca khúc của Trịnh Công Sơn Nguồn sữa “Mẹ dân gian đã mang đến Thơ - Nhạc của Trịnh Công Sơn tƣ duy huyền thoại, những hình ảnh chất chứa vẻ đẹp đời sống dân gian Từ nguồn “sữa mẹ dân gian đã âm thầm lắng đọng trong những hồn thơ, lời nhạc của Trịnh. .. các ca khúc của mình Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại nhƣ một món ăn tinh thần của con ngƣời từ những khi còn nằm nôi Những bài hát ru gắn với việc ru ngƣời ru đời, ru tình ru cõi lòng, dƣờng nhƣ không thể thiếu lời ru khi nói đến nhạc dân gian Thơ và nhạc của Trịnh Công Sơn đã lấy cội nguồn từ chất liệu dân gian, từ trong tinh hoa của văn học dân gian, văn hóa dân gian, “dệt” cho đời những khúc ca. .. Công Sơn đã thổi vào trong nhạc của ông những âm hƣởng thi pháp văn học dân gian Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 CHƢƠNG 2 BIỂU HIỆN CHẤT LIỆU DÂN GIAN TRONG CA TỪ CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN NHỮNG CA KHÚC VIẾT VỀ THÂN PHẬN Trong kho tàng văn học Việt Nam, văn học dân gian là sự kết tinh quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhân dân qua nhiều thế hệ Những. .. thuật âm nhạc và thơ ca Thông qua hát ru, Trịnh Công Sơn có thể bộc bạch nhiều tâm sự, kể cả những tâm tƣ tình cảm khó có thể nói bằng lời trong cuộc sống thƣờng nhật Dƣờng nhƣ trong âm nhạc của Trịnh Công Sơn hát ru đã trở thành mộ bộ phận quan trọng khi cất lên nhƣng khúc ru” đó sẽ làm say đắm tâm hồn Bảng tỉ lệ những bài hát ru trong những ca khúc về thân phận của Trịnh Công Sơn Chất liệu dân gian. .. tim qua bao thế hệ Trong đó phải nói phần ca từ đóng một vai trò hết sức quan trọng Trong số 600 ca khúc mà Trịnh Công Sơn để lại, có gần 400 ca khúc là nhạc tình Ca từ của Trịnh Công Sơn lời đẹp, ý sâu, âm điệu nhẹ nhàng, êm ái Ông viết lời một cách dễ dàng, tự nhiên “như lấy chữ từ trong túi ra” (cách nói của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát) [57] Tôi có cảm tƣởng Trịnh Công Sơn viết nhạc không khác gì... một chiều tóc trắng như vôi” (Cát bụi) Đó là những gì chúng ta tìm thấy trong những ca khúc của ông, ta thấy mỗi con ngƣời sau phạm trù giữa cái sống và cái chết của niềm vui và nỗi buồn nhân thế Đến với những ca khúc viết về thân phận của Trịnh Công Sơn ta thấy một dấu ấn đậm nét của chất dân gian trong ca từ của ông với những ảnh hƣởng của chất liệu dân gian, một sự ảnh hƣởng có chiều sâu trên cả... riêng trong âm nhạc Việt Nam, một tiếng nói tha thiết trong dòng chảy âm nhạc dân tộc 1.1.1 Quan điểm về nghệ thuật, âm nhạc, ca khúc của Trịnh Công Sơn Trịnh Công Sơn luôn sống trong tình yêu thƣơng con ngƣời, tình yêu dân tộc bằng âm nhạc của mình Ông luôn có những suy tƣ, tâm sự về cuộc đời, con ngƣời và có những quan niệm sống thật giản đơn nhƣng giàu triết lý Về quan niệm sáng tác, Trịnh Công Sơn. .. sống mãi với thời gian Ở đây, chúng tôi tạm gác lại phần Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 giai điệu, mà chỉ bàn phần ca từ của các ca khúc bất hủ viết về thân phận của Trịnh Công Sơn Những ngƣời hâm mộ, mến yêu nhạc Trịnh thƣờng rất hài lòng với cả giai điệu và cả phần lời của ca khúc Lời của bài hát, đấy là phần ca từ Ca từ trong nhạc Trịnh: Đẹp, ngân . chung về chất liệu dân gian của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong ca từ những ca khúc viết về thân phận Chương 2: Biểu hiện chất liệu dân gian của nhạc sĩ Trịnh Công Sơntrong ca từ những ca khúc viết. biện pháp so sánh trong phạm vi những ca khúc viết về thân phận của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chọn đề tài Chất liệu dân gian trong ca từ nhạc Trịnh Công Sơn những ca khúc về thân phận” ngƣời. CHUNG VỀ CHẤT LIỆU DÂN GIAN CỦA NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN TRONG CA TỪ NHỮNG CA KHÚC VIẾT VỀ THÂN PHẬN 1.1. Những vấn đề chung về cuộc đời và sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Trịnh Công Sơn quê

Ngày đăng: 02/11/2014, 22:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan