LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRƯỜNG PHỔ THÔNG

25 7.4K 87
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI  TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một tiến trình nhằm xây dựng cầu nối giữa tầm nhìn và hành động. Các nhà lãnh đạo thường cố gắng thực hiện sự thay đổi mà chưa chú ý nhiều đến chiến lược của sự thay đổi. Trong nhiều tình huống, mọi người không sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, thay vì đó, họ thường có thái độ phản kháng. Chuyên đề sẽ giúp người học nắm được cách thức và hướng giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện sự thay đổi.

CHUYÊN ĐỀ 2 LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Leading and Managing School Change ) LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG (Leading and Managing School Change) THỜI LƯỢNG: 10 tiết (3,5 tiết LT và 6,5 tiết thảo luận, thực hành, tự đánh giá) MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là một tiến trình nhằm xây dựng cầu nối giữa tầm nhìn và hành động. Các nhà lãnh đạo thường cố gắng thực hiện sự thay đổi mà chưa chú ý nhiều đến chiến lược của sự thay đổi. Trong nhiều tình huống, mọi người không sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, thay vì đó, họ thường có thái độ phản kháng. Chuyên đề sẽ giúp người học nắm được cách thức và hướng giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện sự thay đổi. MỤC TIÊU Sau khi học xong chuyên đề học viên sẽ : - Nhận biết và lý giải được tính cần thiết của sự thay đổi, lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều sự thay đổi. - Vận dụng được những kiến thức cơ bản về lãnh đạo và quản lý sự thay đổi vào việc đề xuất các giải pháp đổi mới trên cơ sở thực tiễn trường nơi mình đang công tác. - Có được niềm tin và quyết tâm thay đổi để phát triển nhà trường của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập NỘI DUNG Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự thay đổi ở trường phổ thông • Mục tiêu: Nhận biết sự thay đổi trường phổ thông Việt Nam và liên hệ với sự thay đổi của một số nước. • Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau đây: - Môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường của bạn ảnh hưởng như thế nào đến sự thay đổi? - Mặt mạnh, mặt yếu của trường bạn là gì? - Bạn đã đọc được những tài liệu nào về sự thay đổi ở trường phổ thông? - Bạn đã nhìn thấy và hiểu rõ sự thay đổi chưa? - Bạn có phải là người rất tích cực trong sự thay đổi hay không? - Kiến nghị của bạn đối với các cấp lãnh đạo và quản lý có liên quan để trường bạn thay đổi và phát triển? - Theo bạn, mức độ thay đổi ở trường của bạn là: (i) Cần thay đổi; (ii) Phải thay đổi (iii) Nên thay đổi (iv) Có thể cần thay đổi - Bạn có mong đợi gì về sự thay đổi? - Bạn đã biết những phản kháng thường gặp khi thực hiện sự thay đổi ở trường phổ thông? - Bạn đã nhận biết về sự thay đổi ở trường phổ thông như thế nào? - Bạn đã gặp những khó khăn gì khi thực hiện sự thay đổi? - Bạn có làm giống như người khác khi thay đổi? - Bạn đã đón nhận các sáng kiến thay đổi từ mọi nguồn như thế nào? - - v.v… 1. LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI 1.1 Thay đổi là gì? 1.1.1. Thay đổi (Change) Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của bất kì sự vật hiện tượng nào. − Thay đổi về xã hội: chính trị, đường lối, chủ trương, chính sách… − Thay đổi về kinh tế: nông nghiệp chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ, đổi mới phương tiện, công cụ, thay đổi công nghệ… − Thay đổi về khoa học – công nghệ: vi tính, công nghệ thông tin… − Thay đổi về giáo dục: chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất trường học… 1.1.2. Thay đổi bao gồm cả sự biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu − Số lượng người học tăng lên hay giảm đi. − Chất lượng giáo dục so với chuẩn là cao hay thấp. − Cơ cấu đủ hay thừa, thiếu. − Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi. − Tài chính tăng hay giảm. − Giáo viên, cán bộ, nhân viên thay đổi. 1.1.3. Thay đổi được hiểu ở các mức độ khác nhau − Cải tiến (improvement) là tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự vật để cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất. − Đổi mới (Innovation) là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; còn được hiểu là cách tân; là sự thay đổi về bản chất của sự vật. − Cải cách (Reform) là loại bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật thành cái mới có thể phù hợp với tình hình khách quan; là sự thay đổi về bản chất nhưng toàn diện và triệt để hơn so với đổi mới. − Cách mạng (Revolution) là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay đổi căn bản. 1.1.4. Thay đổi một cách bị động − Không có sự chuẩn bị trước, bị ảnh hưởng một cách tự nhiên, bột phát. − Không dự kiến được hậu quả. − Không biết là cần thiết hay không cần thiết. 1.1.5. Chủ động thay đổi − Dự kiến được kết quả. − Biết được sự cần thiết. − Có sự chuẩn bị trước, dự báo được tương lai. 1.2 Sự cần thiết phải lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông 1.2.1 Yêu cầu thay đổi  Sự phát triển kinh tế - xã hội - Kinh tế thị trường, kinh tế tri thức. - Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. - Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Phổ cập giáo dục. - Nhu cầu học ngày càng tăng, mục tiêu học ngày càng đa dạng… đặt ra yêu cầu mới cho giáo dục, cho thầy cô giáo, người học, cho nhà trường và các nhà quản lý giáo dục… - Phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế-xã hội của trường phổ thông như thế nào đang là câu hỏi có tính chất chiến lược trong công tác lãnh đạo và quản lý trường phổ thông?  Sự phát triển của khoa học-công nghệ với tốc độ ngày càng nhanh và mạnh. - Khả năng ứng dụng các thành tựu mới vào giáo dục và các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống… đòi hỏi giáo dục phải thay đổi để thích ứng và đạt hiệu quả cao hơn. - Phản ứng với sự thay đổi khoa học-công nghệ của trường phổ thông như thế nào cũng đang là câu hỏi có tính chất chiến lược trong công tác lãnh đạo và quản lý trường phổ thông. Cũ Mới 1.2.2 Mong muốn thay đổi - Học có hiệu quả và phù hợp hơn với cá nhân và cộng đồng. - Nguyện vọng của gia đình và cộng đồng đối với việc học, đối với nhà trường. - Nhu cầu học đa dạng và phong phú hơn. - Học tập như là một niềm vui và hướng tới các mục tiêu theo 4 cột trụ của việc học thế kỉ XXI (UNESCO):  Học để biết; (learn to know)  Học để làm; (learn to do)  Học để chung sống; học cách sống với người khác; (learn to live together)  Học để khẳng định bản thân, để tồn tại. (learn to be) 1.2.3 Đón nhận sự thay đổi  Nhận biết và tìm được những người muốn thay đổi;  Hãy cởi mở với họ và trở thành đồng minh với họ! - Nhận thấy tác dụng của thay đổi  Nhận rõ sự thay đổi có tác dụng tích cực hoặc tiêu cực  Cơ hội thay đổi cũng đồng thời với thách thức khi thay đổi  Các điều kiện cần và đủ cho sự thay đổi có thể chưa rõ ràng  Những người đồng ý thay đổi có thể còn quá ít  Thay đổi có thể mang lại lợi ích nhưng cũng có cả bất lợi - Thay đổi là một quá trình tự nhiên  Con người luôn sống với sự thay đổi: từ trẻ sơ sinh đến trưởng thành và tuổi già. • Tại sao lại thay đổi : Xã hội chúng ta đang sống đang không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội thông tin và tri thức, nền kinh tế tòan cầu, đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng lao động “tư duy”. Đối với trường học, điều này có nghĩa là bối cảnh của việc dạy học đã thay đổi, có sự quan tâm lớn và yêu cầu cao của cộng đồng, các nhà trường phải cho ra được những học sinh có thể thể hiện được sự hiểu biết-tri thức và kỹ năng, nghĩa là đòi hỏi có một sự thay đổi quan trọng trong tư duy và trong thực tiễn hoạt động điều hành nhà trường. Như vậy, bối cảnh trách nhiệm lớn đòi hỏi phải có sự tổ chức lại họat động của trường phổ thông, thể hiện ở sự thay đổi trong cơ cấu điều hành, ở những thay đổi trong việc dạy và học, ở việc xác định rõ những chuẩn về nội dung và kết quả giáo dục…  Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người cũng thay đổi theo thời gian.  Giáo dục và trường học của Việt Nam cũng thay đổi qua các thời kì. Thay đổi là tất yếu. Muốn hay không muốn thì trường học vẫn thay đổi. Nếu biết lãnh đạo và quản lý sự thay đổi thì sẽ hiệu quả hơn, tích cực hơn. Hãy đón nhận sự thay đổi một cách chủ động và tích cực! Cần thay đổi – phải thay đổi – nên thay đổi – có thể thay đổi. 1.2.4 Phản kháng sự thay đổi - Có thể có nhiều người không đồng tình với sự thay đổi với nhiều lý do khác nhau. - Người phản kháng thường hay tìm các lý do khách quan và chủ quan để trì hoãn sự thay đổi. - Sự phản kháng sẽ giảm đi khi sự thay đổi có tác dụng tích cực nào đó. - Cần thuyết phục, lôi kéo và chứng minh cho sự thay đổi. 1.2.5 Nguyên nhân của sự thay đổi trường học - Trường học có mối quan hệ biện chứng với nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, như:  Các nguyên nhân xã hội, kinh tế, khoa học - công nghệ.  Nguyên nhân từ phía người học.  Nguyên nhân từ phía người dạy.  Nguyên nhân từ các cấp quản lý giáo dục và trường học.  Nguyên nhân từ các cấp quản lý nhà nước và địa phương. - Cần phải đáp ứng với nhu cầu học luôn biến đổi. - Cần phải thích ứng và tạo ra các điều kiện, hoàn cảnh mới. - Nhiều vấn đề mới đang đặt ra cho nhà trường phải giải quyết. • Lịch sử phát triển giáo dục về cả thực tiễn và lí luận đã cho thấy có mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển giáo dục với sự phát triển nhân cách, phát triển kinh tế-xã hội và khoa học-công nghệ, về điều kiện và hoàn cảnh thực hiện giáo dục. • Từ mối quan hệ biện chứng đó có thể tìm thấy các vấn đề lí luận và thực tiễn của việc sự thay đổi giáo dục và quản lý trường học − Khoa học-công nghệ phát triển như “vũ bão” đã thể hiện rõ nét ở các yếu tố sau:  “Bùng nổ” thông tin và sự lạc hậu nhanh chóng của thông tin.  Việc sử dụng các thế hệ máy tính điện tử và các phương tiện công nghệ hiện đại vào sản xuất và đời sống ngày càng được gia tăng nhanh chóng.  Khoa học-công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học – công nghệ vào sản xuất và đời sống đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia đang phát triển và đối với con người của các quốc gia ấy. − Sự phát triển của khoa học-công nghệ với đặc điểm nói trên đòi hỏi nhà trường phải có khả năng thích ứng với thông tin-công nghệ và phương tiện hiện đại. − Nhà trường cần thay đổi để tạo điều kiện và phát huy khả năng tự học của HS, để họ có thể học suốt đời; đó là yêu cầu tất yếu đối với con người trong thời đại ngày nay. 1.3 Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông 1.3.1 Thay đổi từ bên trong - Số lượng học sinh tăng hay giảm. - Chất lượng dạy học cao hay thấp so với yêu cầu và mong muốn. - Cơ sở vật chất, phương tiện thay đổi do xuống cấp hay có sự đầu tư mới. - Năm học mới khác với năm học trước. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có sự biến động. 1.3.2 Thay đổi từ bên ngoài - Tuyển sinh thay đổi. - Yêu cầu đầu ra (tốt nghiệp) thay đổi. - Tình hình kinh tế-xã hội biến đổi. - Yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, phương tiện giáo dục. - Môi trường địa phương có sự biến đổi.  Mô hình nhà trường sẽ thay đổi nhiều Nhà trường thế kỷ 20 - Chú trọng phát triển những kiến thức cơ bản. - Việc kiểm tra đánh giá chỉ phản ánh một phần kiến thức học được. - Học sinh học tập theo kiểu đồng loạt. - Tính tuần tự từ thấp đến cao. - Việc giám sát được thực hiện bằng phương thức hành chính. - Chỉ những học sinh ưu tú học cách tư duy… Nhà trường thế kỷ 21 - Chú trọng vào việc phát triển thái độ và những kỹ năng tư duy. - Việc kiểm tra đánh giá và dạy học tạo thành một thể trọn vẹn. - Giải quyết vấn đề bằng phương thức hợp tác. Những kỹ năng được học trong bối cảnh của những vấn đề mang tính thực tiễn. Hoạt động học của học sinh là chính yếu, giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức. Học cách tư duy và tự học. 1.3.3 Phân loại sự thay đổi - Phân loại dựa theo nguyên nhân  Thay đổi theo yêu cầu từ bên ngoài: chủ trương, chính sách giáo dục mới, sát nhập hay mở rộng trường học, thay đổi chức năng, nhiệm vụ.  Thay đổi do nhu cầu bên trong: nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, thay đổi cơ câu tổ chức, phát sinh những vấn đề mới… - Phân loại theo mức độ thay đổi  Nhiều hay ít  Lớn hay nhỏ  Thay đổi từ từ  Thay đổi cấp thời Toàn cầu hóa “… những khía cạnh về công nghệ, chính trị, kinh tế, và văn hóa liên kết các cá nhân, chính phủ, và các công ty ở các quốc gia với nhau” (Rosa Gomez Dierks). Những đặc điểm của tòan cầu hóa và những tác động : Cộng đồng toàn cầu, công dân thế giới, nhập cư, truyền thông Toàn cầu hóa về kinh tế-thương mại tự do Các công ty đa quốc gia vị lợi ích Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản Nói tóm lại toàn cầu hóa đã tạo ra một sự chuyển dịch quy mô lớn về vốn, công nghệ, ảnh hưởng lớn về văn hóa, đặt ra những thách thức đối với lực lượng lao động, đối với khả năng thích ứng để tồn tại và phát triển. • Xu thế phát triển của xã hội ngày nay đang đặt ra những yêu cầu mới đối với nhà trường; đó là : − Xu thế hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng và thân thiện. − Ước muồn về chung sống hòa bình, dân chủ, bình đẳng, công bằng và khả năng gìn giữ hòa bình đang được củng cố. − Các vấn đề có tính toàn cầu như : xung đột về sắc tộc, dân tộc, tôn giáo; dân số và sự di cư tìm kiếm việc làm, suy giảm môi trường và sinh thái, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, nạn thất nghiệp đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết. − Cộng đồng tòan cầu, công dân thế giới, nhập cư, truyền thông − Tòan cầu hóa về kinh tế-thương mại tự do − Các công ty đa quốc gia vị lợi ích − Tệ nạn xã hội và bạo hành đang có xu hướng gia tăng trong các nhà trường. • Tất cả các vấn đề trên cần được đặt ra, xem xét và giải quyết bắt đầu từ giáo dục, bằng giáo dục. [...]... thay đổi hay phản kháng sự thay đổi? - Bạn đã khuyến khích và thuyết phục cấp trên và cấp dưới của bạn để thay đổi như thế nào? - Bạn đã mắc phải hay tránh được những sai lầm nào trong lãnh đạo và quản lý sự đổi mới trường PT? - Những thành công trong lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường PT của bạn là gì? Thông tin • Hiệu trưởng là người lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường học  Vai trò lãnh đạo. .. đổi mới trường phổ thông? Những thành công trong lãnh đạo sự thay đổi trường phổ thông của bạn là gì? Bạn đã xem xét và giải quyết một cách toàn diện và có hệ thống sự thay đổi nhà trường? Mặt mạnh, mặt yếu của trường bạn là gì? Bạn đã hoạch định sự thay đổi trường bạn như thế nào? Bạn học được gì từ đồng nghiệp về sự thay đổi? Bạn đã đọc được những tài liệu nào về sự thay đổi ở trường phổ thông? TÀI... trên và cấp dưới của bạn mong muốn gì về sự thay đổi trường học? Họ đã làm gì để cố gắng thay đổi hay phản kháng sự thay đổi? 8) 9) 10) 11) 12) 13) 14) 15) 16) Bạn đã khuyến khích và thuyết phục cấp trên và cấp dưới của bạn để thay đổi như thế nào? Môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường của bạn như thế nào đối với sự thay đổi? Bạn đã mắc phải hay tránh được những sai lầm nào trong lãnh đạo sự đổi. .. mới và các nguyên nhân - Ý kiến đề xuất thay đổi  Đổi mới phương pháp, phương tiện giáo dục - Lý do đổi mới - Định hướng đổi mới - Thực trạng đổi mới - Đề xuất sự thay đổi để cải thiện thực trạng  Thay đổi cơ sở vật chất, tài chính - Điều kiện cần và đủ cho sự thay đổi cơ sở vật chất, tài chính - Thực trạng - Những việc cần làm để thay đổi  Thay đổi môi trường giáo dục - Mối quan hệ của môi trường. .. việc cần làm để thay đổi trường phổ thông • Nhiệm vụ Trả lời các câu hỏi sau đây: - Bạn đã làm gì để thay đổi? - Bạn đã suy nghĩ kĩ trước khi làm giống như người khác khi thực hiện sự thay đổi? - Bạn đã cố gắng như thế nào để thay đổi và phản kháng sự thay đổi? - Bạn đã đón nhận các sáng kiến thay đổi từ mọi nguồn như thế nào? - Cấp trên và cấp dưới của bạn mong muốn gì về sự thay đổi trường học? Họ... trường học  Vai trò lãnh đạo và quản lý sự thay đổi của người hiệu trưởng  Lãnh đạo sự thay đổi: Những năng lực cần có của người hiệu trưởng để lãnh đạo sự thay đổi :  Thực tiễn công tác của người hiệu trưởng trường phổ thông hiện nay • Thay đổi trong hoàn cảnh Việt Nam Đã từ lâu có xu hướng ngày càng tăng việc hành chính hoá các cơ quan, tổ chức của nhà nước ở Việt Nam và trường học không phải là ngoại... việc quản lý • Sáu lĩnh vực cần cải tiến 1 Tài chính 2 Một nền giáo dục công bằng và hợp lý hơn cho mọi người 3 Trọng tâm rõ ràng hơn trong nội dung học tập của học sinh 4 Thúc đẩy sự đáp ứng và đa dạng 5 Nghiên cứu và cải tiến 6 Lưu chuyển và quốc tế hóa • Tự đánh giá hiểu biết và kĩ năng lãnh đạo và quản lý sự thay đổi • Khẳng định và tiếp tục thay đổi • Xem xét lại các mục tiêu • Điều chỉnh dự án thay. .. khác của nhà trường - Thực trạng môi trường văn hóa và môi trường tự nhiên – xã hội - Để xuất sự thay đổi để cải thiện thực trạng 2 2.1 HOẠCH ĐỊNH SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Dự báo sự thay đổi Dự báo có nhiệm vụ tìm ra hướng hoạt động và phát triển của nhà trường trên cơ sở nắm vững đường lối phát triển kinh tế - xã hội - giáo dục của Đảng và Nhà nước, của địa phương, hiểu biết thị trường, nhu cầu... viên - Thay đổi tư tưởng, thái độ  Thay đổi về học sinh - Thay đổi về tuyển sinh - Biến động về tỷ lệ HS bỏ học, ở lại lớp - Thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục (kết quả học tập và rèn luyện) - Thay đổi về tốt nghiệp và sau tốt nghiệp  Đổi mới chương trình, sách giáo khoa - Lý do đổi mới - Những cái mới so với chương trình, sách giáo khoa trước đây - Những thành công và hạn chế, thuận lợi và. .. - Hướng vào kết quả - Thay đổi từng phần - Thể chế hóa chính sách, quy trình - Kiểm soát và điều chỉnh Một số thay đổi cơ bản về thay đổi để phát triển nhà trường phổ thông  Thay đổi về tổ chức - Tăng hay giảm các bộ phận - Thay đổi qui định, điều lệ, pháp chế, quy chế hoạt động - Thay đổi cán bộ quản lý  Thay đổi đội ngũ giáo viên, nhân viên - Giáo viên đi học, nghỉ hưu - Tuyển dụng giáo viên, nhân . cần thiết. − Có sự chuẩn bị trước, dự báo được tương lai. 1 .2 Sự cần thiết phải lãnh đạo và quản lý sự thay đổi ở trường phổ thông 1 .2. 1 Yêu cầu thay đổi  Sự phát triển kinh tế - xã hội - Kinh. câu hỏi có tính chất chiến lược trong công tác lãnh đạo và quản lý trường phổ thông. Cũ Mới 1 .2. 2 Mong muốn thay đổi - Học có hiệu quả và phù hợp hơn với cá nhân và cộng đồng. - Nguyện vọng của. lý - Một số dặc tính phân biệt nhà lãnh đạo và nhà quản lý 1. Chuyển đổi 1. Giải quyết 2. Sự thay đổi 2. Tính ổn định 3. Hướng dẫn/chỉ đạo nhân viên 3. Quản lý công việc 4. Đồng nghiệp 4.

Ngày đăng: 02/11/2014, 19:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHUYÊN ĐỀ 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan