Tiểu luận môn Quản Trị Thương Hiệu, Tìm hiểu về thương hiệu Kinh Đô

21 1.7K 7
Tiểu luận môn Quản Trị Thương Hiệu, Tìm hiểu về thương hiệu Kinh Đô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khoa du lịch đại học HuếGVHD: Trần Đào Phú LộcNhóm 7, lớp K45TCQLSKMôn Quản Trị thương hiệuTiểu luận: Tìm hiểu về thương hiệu Kinh ĐôNội dung: giới thiệu về tập đoàn Kinh Đô làm rõ các vấn đề: What, Who, When, Where, Why, HowWho: do ai sáng lập, lãnh đạoWhen: thành lập khi nào, quá trình hình thànhWhere: ở đâu, vị trí của thương hiệuwhat: sản phẩm chính của thương hiệuwhy: lí giải nguyên nhân thương hiệu vững mạnh trên thị trường VNhow: phân phối như thế nào

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ  Môn: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU Bài tiểu luận:TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU KINH ĐÔ Nhóm: 7 Lớp: K45 Tổ chức & Quản lý sự kiện. Giáo viên hướng dẫn: Trần Đào Phú Lộc Huế, tháng 3, năm 2014 LỜI CÁM ƠN Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Lộc, giảng viên môn Quản trị thương hiệu đã hướng dẫn chúng em hiểu biết rõ hơn về kiến thức của môn học này, cũng nhưng các hoạt động liên qua đến thương hiệu. Tiểu luận của nhóm chúng em vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót trong quá trình tìm hiểu nhưng đó chính là công sức mà nhóm chúng em có được sau những ngày nhóm làm việc với nhau. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự chỉ dạy và sữa chữa những sai sót về bài tiểu luận của nhóm, để nhóm có thể hoàn thành tiểu luận tốt hơn. Chân thành cám ơn Thầy THÀNH VIÊN NHÓM: 1. Trương Thị Thục Hiền 2. Bùi Thị Trinh 3. Trương Thị Thu Thủy MỤC LỤC GVHD: Trần Đào Phú Lộc A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bất kì công ty nào muốn phát triển phải có thương hiệu vững chắc,in sâu trong tâm trí khách hàng, người tiêu dùng. Và những người làm quản trị thương hiệu thể hiện rõ vai trò là một người nghệ sĩ, một nghệ thuật về cuộc chiến thương hiệu để mở rộng, duy trì và giữ vững hình ảnh thương hiệu của mình. Thương hiệu là một tài sản vô hình và có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp, mang lại những lợi ích thiết thực và khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng, sâu rộng hơn. Việc sử dụng đúng đắn thương hiệu theo đúng pháp luật sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phát triển sản xuất và nâng cao sản phẩm. Do ngay tại thị trường trong nước, hàng hóa nội địa phải cạnh tranh với vô vàn hàng hóa do người trong nước sản xuất và hàng hóa được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Và cũng nhờ sự cạnh tranh lành mạnh đó mà hàng hóa chúng ta ngày càng được nâng cao và chiếm vị thế trên thế giới. Một số thương hiệu Việt Nam đã trở nên khá quen thuộc với người nước ngoài như: Trung Nguyên, Biti’s, Kinh Đô… Tên gọi Kinh Đô đã không còn xa lạ với bất kì người dân Việt Nam nào, đây là thương hiệu của người Việt, gắn liền với con người Việt Nam và đứng thứ 4 trong bản xếp hạng 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2012, chỉ sau Honda, OMO và Nokialà những thương hiệu quốc tế đã có chổ đứng trên thị trường lâu năm. Nhóm 7 – Lớp: K45 TC&QLSK 5 GVHD: Trần Đào Phú Lộc Thương hiệu Kinh Đô cũng khẳng định uy tín với rất nhiều giải thưởng danh giá: Top 10 Thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam; là 1 trong 30 thương hiệu chương trình “Thương hiệu quốc gia”, danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao 17 năm liên tục, thương hiệu được bình chọn “Sản phẩm Tin & Dùng” và rất nhiều huân chương lao động khác… Không những là thương hiệu dẫn đầu trong ngành bánh kẹo, nắm giữ 35% thị phần bánh kẹo cả nước, Kinh Đô còn đang tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một số ngành khác theo chiến lược “thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu (Food and Flavor)”. Kinh Đô đã xây dựng nền tảng vững chắc, phát triển nguồn nội lực hùng mạnh cùng vị thế của một Tập đoàn thực phẩm hàng đầu. Đó là tất cả những yếu tố cần và đủ để từng bước trở nên mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn, để tập đoàn Kinh Đôphát triển và thương hiệu Kinh Đô mãi vươn xa. Vì vậy. nhóm chúng em chọn thương hiệu Kinh Đô đề tài bài tập nhóm “Tìm hiểu về một thương hiệu” cho môn “Quản trị thương hiệu” Nhóm 7 – Lớp: K45 TC&QLSK 6 GVHD: Trần Đào Phú Lộc B. TÌM HIỂU VỀ THƯƠNG HIỆU KINH ĐÔ 1. Giới thiệu về công ty Kinh Đô: Tên pháp định Công ty cổ phần Kinh Đô Tên quốc tế Kinh Do Corporation Viết tắt KDC GPĐKKD Số 4103001184 do sở kế hoạch và đầ tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06/09/2002 Thành lập 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh Xuất thân Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô thành lập năm 1993 Ngành Bán lẻ thức ăn và dược phẩm Lĩnh vực Bán lẻ thức ăn website www.kinhdo.com.vn Được thành lập từ năm 1993, công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6 với tổng số vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và lượng công nhân viên khoảng 70 người. Kinh Đô hiện có một mạng lưới 300 nhà phân phối và trên200.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nước vớitổng số nhân viên là 7.741 người. Tổng vốn điều lệ của Kinh Đô Group là 3.483,1 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 3.471,5 tỷ đồng trong đó doanh thu ngành thực phẩm chiếm 99.2%, tổng lợi nhuận đạt 756,1 tỷ đồng. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%. Bên cạnh đó, một hệ thống gồm 31 Kinh Đô Bakery, 01 Trung Tâm Thương Mại Savico – Kinh Đô đặt tại Tp.HCM. Kinh Ðô cũng đang vươn xa ra thị trường châu Á năng động. Giá trị thương hiệu của Kinh Đô năm 2013 là 50 tỷ. Ý nghĩa tên gọi Kinh Đô: “Kinh Đô” là mong muốn doanh nghiệp có sự lớn mạnh vững vàng, nâng cao tầm vóc và uy tín của mình trên thương trường. - Ý nghĩa logo biểu tượng thương hiệu Kinh Đô: Kinh Đô luôn chú tâm đến việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, mà các yếu tố nhằm tạo sự chú ý của người tiêu dùng rất quan trọng. Logo Kinh Đô với một tổng thể hài hòa và đồng nhất về màu sắc đã tạo sự nổi trội của một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm thực phẩm. Nhóm 7 – Lớp: K45 TC&QLSK 7 GVHD: Trần Đào Phú Lộc + Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy đủ tâm huyết và lòng trung thành, tất cả vì sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty. + Hình Ellipse đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh Đô luôn chiếm thị phần quan trọng và ổn định. + Hình vương miện đại diện cho thị trường xuất khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn hướng tới năm châu. Với sức bật đầu tư, tạo nên bước đột phá mới, sản phẩm sẽ vươn rộng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới. Với những ý nhĩa nêu trên, logo đại diện thương hiệu Kinh Đô đã và đang tiếp tục khẳng định uy tín và chất lượng với người tiêu dùng trong và ngoài nước. - Tầm nhìn thương hiệu tập đoàn Kinh Đô: Cho cuộc sống đẹp hơn mỗi ngày 2. Who? Gồm có 5 thành viên sáng lập ra công ty Kinh Đô 1) PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT - KIÊM CEO TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ- ÔNG TRẦN LỆ NGUYÊN Một nhà lãnh đạo cương quyết, táo bạo đã góp phần quan trọng xây dựng Kinh Đô phát triển thành một trong những tập đoàn thực phẩm qui mô tại Việt Nam, Ông quan niệm người CEO phải say men như cầu thủ bóng đá, say men chiến thắng với niềm đam mê. Bằng tất cả tâm huyết và đam mê, ông đã điều hành và đưa Kinh Đô phát triển, trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam với chuỗi sản phẩm đa dạng, chiếm lĩnh thị trường. Ước nguyện của Ông là sự trường tồn của thương hiệu Kinh Đô. 2) ĐỒNG SÁNG LẬP VIÊN - THÀNH VIÊN HĐQ - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN BÀ VƯƠNG NGỌC XIỀM Nhóm 7 – Lớp: K45 TC&QLSK 8 GVHD: Trần Đào Phú Lộc Bà Vương Ngọc Xiềm là một trong những thành viên sáng lập, đã tham gia điều hành Kinh Đô từ những ngày đầu thành lập. Bà đã có nhiều năm kinh nghiệm quản lý mảng Retail của Kinh Đô. Với những kinh nghiệm quản lý và khả năng lãnh đạo nhạy bén, bà đã có những đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng của Tập đoàn. Hiện nay, bà là Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó Tổng Giám Đốc Tập đoàn Kinh Đô. 3) CHỦ TỊCH HĐQT - TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ ÔNG TRẦN KIM THÀNH Nhiều năm kinh nghiệm điều hành và quản trị doanh nghiệp với tầm nhìn chiến lược, luôn nhạy bén nắm bắt cơ hội, phân tích rủi ro và đưa ra những quyết định để đạt mục tiêu, Chủ tịch Trần Kim Thành đã dẫn dắt Kinh Đô vượt qua môi trường kinh doanh đầy thách thức để trở thành một trong những Tập đoàn hàng đầu về thực phẩm tại Việt Nam. Dành trọn tâm huyết cho mọi hoạt động và từng cột mốc phát triển của Kinh Đô, Ông luôn truyền cảm hứng và định hướng công việc rõ ràng cho đội ngũ nhân sự của Công ty. Chiến lược lãnh đạo của ông tại Kinh Đô là tạo ra một công ty tốt nhất với đội ngũ nhân sự và quy trình vận hành chuyên nghiệp. 4) SÁNG LẬP VIÊN - THÀNH VIÊN HĐQT - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN BÀ VƯƠNG BỬU LINH Bà Vương Bửu Linh là một trong những thành viên sáng lập, đã gắn bó và điều hành Kinh Đô ngay từ những ngày đầu thành lập. Bà có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, điều hành chuỗi cung ứng (Supply Chain) của các công ty thành viên trong Tập đoàn, đóng góp rất nhiều vào việc hạ giá thành, ổn định chất lượng nhằm tăng sức cạnh tranh cho công ty. Bà là người định hướng chiến lược ứng dụng ERP của SAP vào Kinh Đô, giúp nâng cao khả năng quản lý hiệu quả và ra quyết định nhanh chóng, chính xác trong toàn hệ thống Kinh Đô. Nhóm 7 – Lớp: K45 TC&QLSK 9 GVHD: Trần Đào Phú Lộc Hiện nay Bà Linh là Thành viên Hội Đồng Quản Trị và Phó Tổng Giám Đốc của Tập Đoàn Kinh Đô đồng thời cũng là thành viên trong Ban lãnh đạo của các công ty thành viên trong Tập đoàn Kinh Đô. 5) ĐỒNG SÁNG LẬP VIÊN - THÀNH VIÊN HĐQT - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN ÔNG WANG CHING HUA Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến và sản xuất thực phẩm, Ông đã gắn bó với Tập Đoàn Kinh Đô từ những ngày đầu thành lập. Ông là thành viên sáng lập và hiện nay là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Kinh Đô và đang điều hành hoạt động sản xuất - kỹ thuật của nhà máy Kinh Đô Bình Dương. 3. When? Chính thức góp mặt vào thị trường thực phẩm tại Việt Nam từ năm 1993, chặng đường 2 thập niên qua đã đánh dấu được một thương hiệu Kinh Đô năng động, sáng tạo, tiên phong trên thị trường qua các các chuỗi sự kiện mang tính bước ngoặt, đánh dấu sự phát triển lớn mạnh không ngừng của Kinh Đô: đầu tư xây dựng các nhà máy mới, liên tục cho ra đời sản phẩm mới, thực hiện chiến lược mua bán, sáp nhập, hợp tác với các đối tác chiến lược để mở rộng kinh doanh… Mỗi sự kiện, mỗi sản phẩm mới được tung ra thị trường là cột mốc quan trọng đánh dấu thêm một nấc thang phát triển mới, đưa thương hiệu Kinh Đô ngày càng trở nên gần hơn với người tiêu dùng. Những cột mốc suốt 20 năm của Kinh Đô: - 1993: Kinh đô được thành lập Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ. Khởi đầu là một phân xưởng chế biến bánh Snack, bánh mì, bánh tươi đặt tại số 447/18 Hùng Vương, Phường 12, Quận 6 với 70 công nhân trực tiếp sản xuất. - 1994: Tung sản phẩm bánh snack - 1996: Tung sản phẩm bánh cookie Kinh Đô đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m 2 , trang bị Nhóm 7 – Lớp: K45 TC&QLSK 10 [...]... ra đời của trung tâm thương mại Savico- Kinh Đô tại quận 1 Hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt được ra đời, được thiết kệ và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của công ty Kinh Đô Công ty áp dụng hệ thống quản lí theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong sản xuất và kinh doanh - 2000: Thành lập công ty Kinh Đô miền Bắc Kinh Đô tiếp tục tăng vốn... Đào Phú Lộc Tháng 01/2010: Kinh Đô chính thức dời trụ sở về trung tâm Quận 1 Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu mới, hướng đến tương lai phát triển vững bền của Tập đoàn Kinh Đô Tháng 12/2010: Kinh Đô tiến hành sáp nhập Công ty Kinh Đô Miền Bắc (NKD) và Công ty KI DO vào Công ty CP Kinh Đô (KDC) Đây là bước khởi đầu cho định hướng chiến lược phát triển dài hạn, đưa Kinh Đô trở thành tập đoàn thực phẩm... phát triển thương hiệu Kinh Đô sau này Khẳng định sự tiên phong và sức mạnh vượt trội của Kinh Đô trong việc thực hiện hai chiến lược chính, đó là sáp nhập, liên kết, hợp tác và mở rộng, đa dạng hóa ngành hàng Năm 2010 và 2012, Kinh Đô sáp nhập các công ty Kinh Đô miền Bắc, Ki Do và Vinabico vào KDC, định hình hướng đi mới mang tính chiến lược trên qui mô Tập đoàn Kinh Đô tập trung lĩnh vực kinh doanh... tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào những công ty phù hợp với chiến lược phát triển Mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác cùng các đối tác, đưa thương hiệu Kinh Đô vươn tầm quốc tế Trong chiến lược đưa thương hiệu Kinh Đô ra nước ngoài, Kinh Đô còn có kế hoạch liên kết với một công ty thực phẩm của châu Âu để sản xuất bánh mì, bánh quy phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ 5 What? Kinh Đô là một... Lộc - 2004: Kinh ô miền Bắc phát hành cổ phiếu lần đầu Tháng 10/2004, Công ty Cổ phần Kinh Đô Bình Dương được thành lập có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, trong đó Công ty Cổ Phần Kinh Đô góp 80% vốn Tháng 12/2004, thành lập Công Ty Cổ phần Địa Ốc Kinh Đô Một số dự án tiêu biểu: Cộng Hòa Garden, Tòa nhà văn phòng Kinh Đô, Dự án An Phước Tower Tháng 12/2004, Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc... tính và sự thiện cảm của thương hiệu Cá tính của sản phẩm là sáng tạo không ngừng, hầu hết sản phầm đều là lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam Mỗi năm Kinh đô chi hàng chục tỷ đồng cho việc quảng bá thương hiệu, trong đó có phần không nhỏ cho các hoạt động xã hội từ văn hóa, thể thao cho đến từ thiện… Mục đích là chiếm lấy cảm tình của cộng đồng đối với thương hiệu Kinh Đô Nhóm 7 – Lớp: K45 TC&QLSK... Trần Đào Phú Lộc C KẾT LUẬN Trải qua hơn 20 năm Kinh Đô đã trở thành một thương hiệu vững mạnh trong lĩnh vực thực phẩm trong nước vàấp ủ định hướng đưa thương hiệu Kinh Đô vươn tầm quốc tế bằng những kế hoạch hợp tác với đối tác nước ngoài,vươn ra nhiều thị trường quốc tế, học hỏi công nghệ, phát huy thế mạnh tại thị trường trong nước đồng thời sẵn sàng hợp tác với những thương hiệu quốc tế lớn mạnh... tây lát Slide + Món ngon Kinh Đô: gồm bánh mì Kinh Đô các loại +Sản phẩm từ sữa: gồm có kem Merino, kem Celano, váng sữa Wel, sữa chua Wel Yo, sữa Wel Grow… +Thân tình ngày lễ : gồm bánh trung thu Kinh Đô và bánh trung thu Trăng Vàng Nhóm 7 – Lớp: K45 TC&QLSK 15 GVHD: Trần Đào Phú Lộc Nếu như trong lĩnh vực bánh kẹo, Kinh Đô chỉ chiếm 35% thị phần thì với bánh Trung thu, Kinh Đô gần như chiếm lĩnh thị... đồng và xã hội.” Nhờ những chính sách xã hội tích cực thì thương hiệu Kinh Đô được quảng bá sâu rộng với hình ảnh tốt, thậm chí nếu ai chưa từng sử dụng sản phần Kinh Đô thì cũng biết đến nó qua những hoạt động từ thiện và tại trợ cùng với những hoạt động xã hội khác • Cam kết vì đối tác: Với đối tác, sứ mệnh của Kinh Đô là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng... khác nhau 6 Why? Kinh Đô là một trong những thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, đã khẳng định tên tuổi bằng tâm huyết của những người sáng lập, chất lượng sản phẩm và sự tin yêu của người tiêu dùng Đây là những nguyên do để Kinh Đô sau 20 năm đã có được chỗ đứng vững vàng trên thị trường Việt - Thứ nhất, từ lúc thành lập, Kinh Đô đã có một chiến lược đúng đắn cho việt phát triển thương hiệu Đó là cá tính

Ngày đăng: 02/11/2014, 01:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2) ĐỒNG SÁNG LẬP VIÊN - THÀNH VIÊN HĐQ - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN

  • BÀ VƯƠNG NGỌC XIỀM

    • 3) CHỦ TỊCH HĐQT - TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ

    • ÔNG TRẦN KIM THÀNH

      • 4) SÁNG LẬP VIÊN - THÀNH VIÊN HĐQT - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN

      • BÀ VƯƠNG BỬU LINH

        • 5) ĐỒNG SÁNG LẬP VIÊN - THÀNH VIÊN HĐQT - PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN

        • ÔNG WANG CHING HUA

        • 1993: Kinh đô được thành lập

        • 1996: Tung sản phẩm bánh cookie

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan