Bài 1 CÁC KHÁI NIỆM ĐẦU TIÊN VỀ FLASH (SUU TẦM)

5 217 0
Bài 1 CÁC KHÁI NIỆM ĐẦU TIÊN VỀ FLASH (SUU TẦM)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài 1: Các khái niệm đầu tiên về Flash Bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của 1 file flash và nắm được 1 số khái niệm cơ bản. (Có khá nhiều khái niệm cần giải thích từ đầu nên bài viết sẽ chỉ đưa ra 1 vài khái niệm cơ bản nhất. Các khái niệm còn lại sẽ được lần lượt đi qua trong các bài viết sau) Flash hoạt động như thế nào? Khởi đầu, ta hãy thử nghĩ về 1 đoạn phim được trình chiếu trên TV. Các hành động của diễn viên trong bộ phim nhìn liền mạch không khác gì hoạt động ở ngoài đời nhưng ai cũng biết đó chỉ là 1 chuỗi hình ảnh rời rạc được chiếu liên tiếp nhau rất nhanh để tạo ra cảm giác chuyển động liên tục. Đó là lý do vì sao điện ảnh luôn đi kèm với thuật ngữ "24 hình/giây". Như vậy có thể tóm tắt 1 cách đơn giản các bước lưu và chiếu 1 bộ phim: -Camera liên tục "chụp" lại từng khoảnh khắc của bộ phim và lưu chúng thành những hình ảnh riêng biệt theo thứ tự trước-sau đúng như những gì chúng diễn ra (các bộ phim thời xưa thường được lưu vào các cuốn băng dài). -Khi trình chiếu, từng hình ảnh đó được lấy ra và chiếu liên tục thật nhanh lên màn ảnh tạo cảm giác như đang xem 1 chuỗi chuyển động liền mạch. Flash cũng áp dụng các ý tưởng tương tự như trên để tạo và trình chiếu các đoạn hoạt hình. Bạn sẽ có 1 Timeline dài để đặt chuỗi hình ảnh của mình lên đó (hãy tượng tượng Timeline giống như 1 cuốn băng dài chứa toàn bộ các khung hình của 1 bộ phim vậy). Timeline đó được thể hiện bằng 1 chuỗi liên tục các Frame nối tiếp nhau theo chiều ngang, mỗi Frame thể hiện 1 hình ảnh nào đó (giống như 1 khung hình riêng biệt trong chuỗi hình ảnh của 1 bộ phim). Khi chạy, Flash sẽ lướt qua lần lượt các frame này từ đầu tới cuối và hiển thị các hình ảnh chứa trong mỗi frame đó để tạo ra 1 đoạn hoạt cảnh. Tuy nhiên, Timeline không chỉ bao gồm duy nhất 1 chuỗi frame như thế mà có thể bao gồm nhiều chuỗi frame xếp chặn lên nhau. Mỗi một chuỗi frame như vậy được gọi là 1 Layer. Việc đặt các hình vẽ lên các layer khác nhau giống như việc ta xếp các hình ảnh vào các lớp trên/dưới khác nhau: hình vẽ nào nằm ở layer bên trên sẽ che khuất các hình vẽ nằm ở layer bên dưới và Flash sẽ hiển thị tất cả các frame có cùng số thứ tự (dù các frame đó ở trên các layer khác nhau) cùng 1 lúc. (lưu ý là các hình vẽ có hình dạng khác nhau, có thể nằm ở những vị trí lệch nhau, hoặc có những phần màu trong suốt nên các hình vẽ nằm ở dưới vẫn có thể được nhìn thấy chứ không hoàn toàn bị bao phủ bởi hình bên trên). Ngoài ra Layer cũng thường được dùng để phân tách các hình ảnh với nhau: khi 2 hình ảnh được vẽ vào cùng 1 vị trí nhưng ở 2 layer khác nhau thì hình bên trên sẽ không cắt mất các phần bị khuất của hình nằm dưới. Ở hình minh họa bên dưới, file flash của ta có 2 layer với tên là "Layer 1" và "Layer 2", mỗi layer bao gồm 13 frames. Nếu hình ảnh ở 2 layer này có phần giao nhau thì hình ảnh ở layer 1 sẽ che khuất 1 phần hình ảnh ở layer 2. Ở đây có 1 khái niệm nữa cần quan tâm đó là Frame rate. Như trong hình minh họa trên thì đó là con số "12.0 fps", có nghĩa là 12 frames per second (12 frames / 1 giây, tương tự như khái niệm 12 hình/giây). Thông số Frame rate dùng để chỉ ra: sẽ có bao nhiêu frame được trình chiếu trong 1 giây, hay nói 1 cách khác, flash sẽ hiển thị mỗi frame trong khoảng thời gian bao lâu trước khi tiếp tục chuyển qua hiển thị frame tiếp theo. Hai khái niệm cuối cùng được nhắc đến trong bài này là Stage và Playhead. Khi soạn thảo 1 file Flash, Playhead là 1 vạch đỏ cắt ngang qua Timeline (xem hình dưới). Nó cho biết ta hiện đang thao tác ở frame số bao nhiêu trên Timeline. Ngoài ra, sau khi file Flash được xuất ra thành 1 đoạn phim hoàn chỉnh và chạy trên flash player thì không còn vạch đỏ nào cả nhưng người ta vẫn có thể nói tới khái niệm Playhead như 1 con trỏ cho biết hiện thời frame nào đang được trình chiếu. (Trong hình mình hoạ, frame hiện tại được trỏ đến là frame 8). Còn Stage chính là nơi mà ta sẽ vẽ hoặc đặt hình ảnh lên đó (mặc định stage có màu trắng). Stage có dạng một hình chữ nhật. Những gì nằm ngoài phạm vi của stage sẽ không được nhìn thấy khi đoạn hoạt cảnh được trình chiếu. Kích thước của stage cũng chính là kích thước màn hình của đoạn phim mà ta tạo ra. Sau đây là 1 ví dụ minh họa cho những gì nói ở trên: Giả sử ta muốn tạo hoạt cảnh 1 quả bóng đang nảy trên nền đất. Ở đây ta có 1 file flash gồm 13 frames, tương ứng với 13 trạng thái khác nhau của quả bóng. Ở frame 1, 2 là hình vẽ quả bóng đang bị nén đàn hồi ở trên mặt đất, frame 3 là hình ảnh quả bóng bắt đầu nảy lên không, frame 4 là hình ảnh quả bóng ở cao hơn 1 chút so với frame 3, tiếp tục như thế cho tới frame 13 là hình ảnh quả bóng vừa rơi xuống đất. Ta cũng thấy các hình vẽ được đặt trên 2 layer. Layer 1 là hình vẽ các trạng thái của quả bóng, layer 2 là hình vẽ của mặt đất. Hãy để ý cách Playhead (vạch dọc màu đỏ) chạy lần lượt từ frame 1 tới frame 13, kéo theo đó là hình ảnh mà ta vẽ ở phía dưới cũng thay đổi đúng như những gì mà ta đã vẽ trên mỗi frame. Sau khi chạy tới frame cuối cùng, Playhead sẽ quay trở lại frame 1 và lại tiếp tục chạy từ đầu, quá trình cứ lặp đi lặp lại như thế. Đây là đoạn hoạt cảnh hoàn chỉnh sau khi ta đã lưu file flash và xuất ra kết quả. Ta có thể thấy khi quả bóng rơi chạm mặt đất thì hình ảnh mặt đất bị che khuất đi vì khi soạn thảo ta đã vẽ mặt đất ở layer nằm phía dưới layer chứa quả bóng. Tổng kết: • Mỗi file Flash có 1 Timeline chính (Main Timeline). • Timeline bao gồm 1 hoặc nhiều Layer xếp chồng lên nhau, hình ảnh ở Layer bên trên sẽ che khuất hình ảnh ở Layer dưới. • Mỗi Layer được hợp thành bởi 1 hoặc nhiều Frame nối tiếp nhau dọc theo chiều dài của Layer. Nếu Timeline có nhiều hơn 1 Frame, các hình ảnh trên mỗi Frame đó sẽ lần lượt được trình diễn theo trình tự thời gian. • Playhead là 1 vạch dọc đánh dấu trên Timeline, cho ta biết Frame hiện tại đang được chỉnh sửa là frame số bao nhiêu (hoặc cho ta biết Frame nào đang được trình chiếu khi file Flash đang được chạy). • Stage là 1 vùng làm việc nơi ta vẽ và đặt các hình ảnh lên đó; chỉ có những hình ảnh nằm trong phạm vi của Stage mới được nhìn thấy khi chạy file Flash. • Khi file Flash được chạy, nó sẽ hiển thị lần lượt các Frame trên Timeline, từ Frame 1 tới Frame cuối cùng, và sau đó lại quay trở lại tiếp chạy từ Frame 1 (trình tự này có thể thay đổi tuỳ ý bằng cách dùng các câu lệnh ActionScript) Nội dung lần tới: . Bài 1: Các khái niệm đầu tiên về Flash Bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của 1 file flash và nắm được 1 số khái niệm cơ bản. (Có khá nhiều khái niệm. từ đầu nên bài viết sẽ chỉ đưa ra 1 vài khái niệm cơ bản nhất. Các khái niệm còn lại sẽ được lần lượt đi qua trong các bài viết sau) Flash hoạt động như thế nào? Khởi đầu, ta hãy thử nghĩ về. second (12 frames / 1 giây, tương tự như khái niệm 12 hình/giây). Thông số Frame rate dùng để chỉ ra: sẽ có bao nhiêu frame được trình chiếu trong 1 giây, hay nói 1 cách khác, flash sẽ hiển thị

Ngày đăng: 02/11/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan