thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc

111 4.8K 18
thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc

Mục lục Trang Giới thiệu i Mục tiêu học tập ii Phần 1 : Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc 1 Chương 1: Cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao 1 1. Phương pháp làm tiêu bản vi phẫu các cơ quan dinh dưỡng 1 2. Phương pháp vẽ tiêu bản vi phẫu 6 3. Tế bào và mô thực vật 10 4. Rễ cây 16 5. Thân cây 21 6. Lá cây 27 Chương 2: Cơ quan sinh sản của thực vật bậc cao 32 1. Hoa (bông) 32 2. Quả (trái) 37 3. Hạt (hột) 39 4. Phương pháp làm tiêu bản và quan sát phấn hoa cây thuốc 40 Chương 3: Phân loại và nhận biết cây thuốc 45 1. Phương pháp phân tích hoa 45 2. Phương pháp nhận thức cây thuốc 47 3. Nhận biết các họ và cây thuốc thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliidae) 50 4. Nhận biết các họ và cây thuốc thuộc lớp Hành (Liliidae) 58 5. Phương pháp làm mẫu khô và mẫu ngâm cây thuốc 62 6. Phương pháp mô tả cây thuốc 68 7. Phương pháp xác định tên khoa học của cây thuốc 75 Phần 2 : Các dụng cụ, hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc 77 1. Dụng cụ và hoá chất làm tiêu bản vi phẫu 77 2. Dụng cụ và hoá chất làm mẫu khô và mẫu ngâm cây thuốc 81 3. Dụng cụ dùng trong phân tích hình thái thực vật 88 4. Dụng cụ và hoá chất làm tiêu bản phấn hoa 89 5. Sử dụng máy ảnh trong nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật 90 6. Khoá xác định tên khoa học của cây 95 Phụ lục 100 Danh mục 150 cây thuốc cần nhận thức và nhớ tên khoa học 100 Tài liệu tham khảo 102 GIỚI THIỆU Nhận biết đúng cây thuốc là việc làm quan trọng trong công tác kiểm nghiệm dược liệu, sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Xác định đúng tên khoa học của cây có ý nghĩa sống còn trong khởi đầu nghiên cứu và phát triển thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ. Muốn vậy, những người làm công tác liên quan đến cây cỏ làm thuốc phải biết các phương pháp nghiên cứu cũng như các đặc điểm hình thái, giải phẫu và phân loại cây cỏ, đặc biệ t là thực vật có hoa - nhóm có mức độ đa dạng cũng được sử dụng nhiều nhất trong thực vật bậc cao. Cuốn tài liệu này được biên soạn chủ yếu dành cho sinh viên Dược năm thứ hai, đang học môn học Thực vật. Do đó, các phần trong tài liệu này chỉ giới hạn trong chương trình thực tập đã được phê duyệt, từ mô thực vật, cơ quan dinh dưỡng và sinh sản, đến phần ứng dụng để mô tả và xác định tên khoa học của cây thuốc. Các nội dung này được chia thành hai phần chính là (i) Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc và (ii) Các dụng cụ và hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc. Cuối cùng là phụ lục và mục lục tra cứu. Phần “Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc” gồm 3 chương: (i) Cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao, là nhóm thực vật thường được dùng làm thuốc nhấ t; (ii) Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa và (iii) Phân loại và nhận biết cây thuốc. Mỗi chương gồm các phần nhỏ, được soạn theo thứ tự các bài thực tập. Mỗi bài gồ m 4 phần: mục tiêu học tập; nguyên liệu, dụng cụ và hoá chất; nội dung thực tập và đánh giá. Phần “Các dụng cụ và hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc” giới thiệu các dụng cụ và hoá chất thường dùng nhất trong tập tài liệu này. Phần các dụng cụ giới thiệu sơ lược cấu tạo, mục tiêu, cách sử dụng và bảo quản. Các hoá chất được giới thiệu công thức, nguồn gốc, cách pha chế (nếu cần), mục đích, cách dùng và bảo quản. Phần phụ lục giới thiệu “Danh mục 150 thuốc cần nhận thức và nhớ tên Latin”. Phần lớn trong số này là các loài cây thuốc được qui định trong “Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam” lần thứ IV, bao gồm các loài cây thuốc Nam thiết yếu, thuốc Y học cổ truyền có nguồn gốc Việt Nam. Ngoài ra còn có một số loài cây thuốc không được ghi trong Danh mục thuốc thiết yếu nhưng là đại diện của các họ cây được dùng làm thuốc ở Việt Nam mà các loài trong Danh mục không có. Phần mục lục tra cứu gồm tên các loài cây thuốc (tiếng Việt và Latin), phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ, các dụng cụ, hoá chất thường dùng trong nghiên cứu mô tả và xác định cây thuốc. Với các nội dung như vậy, ngoài đối tượng phục vụ chính là sinh viên Dược năm thứ hai, cuốn tài liệu này cũng có ích cho các đối tượng khác nghiên cứu cây cỏ làm thuốc như sinh viên đang học môn Dược liệu, Dược học cổ truyền, học viên cao họ c, nghiên cứu sinh và dược sỹ đang công tác trong lĩnh vực sử dụng và nghiên cứu phát triển thuốc từ cây cỏ. Để cuốn tài liệu này phục vụ sinh viên cũng như các đối tượng nghiên cứu khác ngày một tốt hơn, chúng tôi mong nhận được sự góp ý của các bạn dùng tập tài liệu này, để có thể sửa chữa, bổ sung cho hoàn chỉnh hơn trong lần in sau. Hà Nội, tháng 4 năm 2012 Các tác giả MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong phần này, sinh viên sẽ có thể: 1. Làm được các loại tiêu bản để nghiên cứu giải phẫu và kiểm nghiệm các dược liệu từ cây cỏ, bao gồm cắt, tẩy, nhuộm kép và lên tiêu bản theo phương pháp thông thường. 2. Mô tả được đặc điểm giải phẫu của các bộ phận thường dùng làm thuốc như rễ, thân và lá bằng 3 phương pháp mô tả: bằng văn viết, hình vẽ và ảnh chụp. 3. Mô tả được một cây thuốc, bao gồm đặc điểm hình thái và giải phẫu của cơ quan dinh dưỡng (rễ, thân, lá), đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa, phấn hoa, quả, hạt) bằng 3 phương pháp mô tả: bằng văn viết, hình vẽ và ảnh chụp. 4. Nêu được tên thường dùng (tiếng Việt) và tên Latin của 150 cây thuốc thường dùng đặc trưng cho 80 họ có nhiều cây dùng làm thuốc ở Việt Nam, dựa trên các mẫu không có nhãn. 5. Làm được tiêu bản mẫu khô và mẫu ngâm của cây thuốc. 6. Xác định sơ bộ được tên khoa học của một cây thuốc đến bậc họ và chi khi có khoá phân loại thích hợp. 1 PHẦN I - THỰC TẬP THỰC VẬT VÀ NHẬN BIẾT CÂY THUỐC CHƯƠNG 1. CƠ QUAN DINH DƯỠNG CỦA THỰC VẬT BẬC CAO 1. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN VI PHẪU CÁC CƠ QUAN DINH DƯỠNG 1.1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải: - Làm được tiêu bản vi học thực vật theo phương pháp bóc, cắt và nhuộm kép. 1.2. MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT ! Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: STT Mẫu vật, dụng cụ và hoá chất Có Không 1 Mẫu vật tươi 1.1 Thân Trầu không 1.2 Thân Kinh giới 2 Dụng cụ cá nhân 2.1 Kính hiển vi 2.2 Kính lúp 2.3 Đĩa petri 2.4 Mặt kính đồng hồ 2.5 Kim mũi mác 2.6 Phiến kính 2.7 Lá kính 2.8 Pipet 2.9 Máy cắt cầm tay 2.10 Dao cắt vi phẫu 2.11 Dao lam 2.12 Chổi lông 3 Hóa chất 3.1 Nước javen 3.2 Cloralhydrat 3.3 Acid acetic 3.4 Xanh methylen 0.5% 3.5 Đỏ carmin bão hòa 3.6 Nước cất 3.7 Glycerin 2 1.3. NỘI DUNG THỰC TẬP 1.3.1. Phương pháp làm tiêu bản vi học thực vật Để làm được một tiêu bản vi học thực vật, cần tiến hành theo các bước sau: 1.3.1.1. Chọn mẫu Thường là mẫu tươi hoặc mẫu ngâm trong cồn 70 o . Đ ố i với mẫu vật là lá thì hình dạng lá phải còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không non quá (lá bánh tẻ). Đối với mẫu vật là cành, thân hoặc rễ cây thì nên chọn những đoạn tương đối thẳng, có đường kính từ 0,1 - 0,5cm. Các mẫu khô nên được luộc hay ngâm nước sôi trước khi cắt, thời gian ngâm hay luộc tuỳ thuộc vào mức độ rắn chắc của mẫu vật. 1.3.1.2. Phương pháp bóc hoặc cắt mẫu ! Phương pháp bóc: " Dùng kim mũi mác rạch đứt một đường nông trên bề mặt cần bóc, sau đó bóc lấy 1 lớp tế bào biểu bì của lá cây; đặt tiêu bản lên giữa phiến kính đã nhỏ sẵn 1 giọt dung dịch lên tiêu bản (nước cất hoặc glycerin) rồi đậy lá kính lại (theo phương pháp giọt ép) và quan sát dưới kính hiển vi. ! Phương pháp cắt: " Cắt trực tiếp : Mẫu được đặt lên một “thớt” (làm bằng vật liệu có độ cứng nhỏ hơn lưỡ i dao cạo như gỗ hoặc khoai lang, v.v.), dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng. Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất. " Cắt bằng máy cắt cầm tay (microtom), theo qui trình sau: Các bước Cách thực hiện Minh họa Chuẩn bị cốt khoai Dùng dao bài gọt một lõi khoai lang hình trụ, dài 2 – 3cm, sao cho vừa khít ống máy cắt. Chẻ đôi lõi khoai này theo chiều dọc thành 2 nửa đều nhau. Cố định mẫu tiêu bản vào cốt khoai Khoét ở cả hai mặt phẳng mới chẻ đôi này, theo chiều dọc, một khe nhỏ theo hình của mẫu tiêu bản cần cắt, sao cho khi ghép hai mảnh khoai này lại thì mẫu cần cắt được giữ chặt. 3 Các bước Cách thực hiện Minh họa Kẹp mẫu cần cắt vào giữa 2 miếng khoai rồi cho vào ống của máy cắt. Cắt tiêu bản Để mặt phẳng của lưỡi dao áp sát với mặt phẳng của mắy cắt, nghiêng một góc 45 0 kéo chéo từ trái sang phải , cắt qua cốt khoai. Sau mỗi lần cắt, vặn ốc của máy cắt theo chiều kim đồng hồ để đẩy cốt khoai lên một chút. Mức độ vặn ít hay nhiều sẽ cho lát cắt tiêu bản mỏng hay dầy. Dùng kim chổi lông gạt vi phẫu đã cắt ngay vào đĩa petri có sẵn nước cất. Sau đó dùng chổi lông chọn lấy các lát cắt chuyển sang mặt kính đồng hồ đã có sẵn cloramin bão hoà (Cloramin B) hoặc dung dịch Javen. 1.3.1.3. Tẩy và nhuộm tiêu bản Các bước Cách thực hiện Minh họa Tẩy - Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất là 30 phút. - Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất. - Nếu mẫu chứa nhiều tinh bột có thể ngâm trong dung dịch cloran hydrat trong 30 phút, sau đó rửa sạch. - Ngâm mẫu trong acid acetic trong 15 phút. - Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất. [...]... THÂN CÂY 5 1 MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải: - Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái của thân cây và phân biệt được các loại thân cây - Phân biệt được cấu tạo cấp một và cấp hai của các loại thân cây lớp Ngọc lan và lớp Hành - Vẽ được sơ đồ tổng quát của các loại thân cây: Thầu dầu non, Dâm bụt, Thiên môn đông - Vẽ được một phần cấu tạo chi tiết của thân cây Dâm... LÁ CÂY 6.1 MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải: − Trình bày và vẽ được các đặc điểm hình thái của một lá − Phân biệt và vẽ được cấu tạo giải phẫu của các loại lá cây đại diện cho lớp Ngọc lan và lớp Hành − Làm được thành thạo tiêu bản lá Trúc đào 6.2 MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT @ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: TT 1 2 2.1 2.2 3 3.1 3.2 3.3 3.4 6.3 Mẫu vật, ... cái và rễ con bằng nhau − Rễ bám: Mọc ra ở các mấu của thân, bám vào các vật để cây leo lên − Rễ khí sinh: Mọc ra từ thân và nằm trong không khí Mặt ngoài có mô xốp dể hút nước cung cấp cho cây − Rễ mút: Rễ của các loài cây sống ký sinh vào các cây khác với các giác mút mọc đâm vào cây chủ để hút chất dinh dưỡng − Rễ củ: Rễ cái, rễ con hoặc rễ phụ phát triển thành củ 4.3.2 Cấu tạo giải phẫu của rễ cây. .. đúng - Làm được tiêu bản để quan sát 6 loại mô thực vật (mô phân sinh, mô mềm, mô che chở, mô dẫn, mô nâng đỡ, mô tiết) - Chỉ được 6 loại mô thực vật trên tiêu bản mẫu 3.2 MẪU VẬT VÀ DỤNG CỤ @ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: STT 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 3 3.1 3.2 3.3 3.4 Mẫu vật và dụng cụ Mẫu vật tươi Lá náng, hành khô Cành và lá Hương nhu (Ocimum gratissimum L.) Quả... của rễ cây và phân biệt được các loại rễ cây - Phân biệt được các đặc điểm cấu tạo vi học của rễ cấp một và cấp hai - Vẽ được sơ đồ tổng quát của các loại rễ cây - Vẽ được một phần cấu tạo chi tiết của rễ cây Bí ngô - Làm được tiêu bản vi học rễ cây Bí ngô 4 2 MẪU VẬT, DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT @ Sinh viên kiểm tra và đánh dấu vào bảng kiểm sau: STT 1 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.3 Mẫu vật, ... quả thực tập theo bảng kiểm sau: STT Nội dung đánh giá 1 Vẽ sơ đồ tổng quát thân cây Ích mẫu Vẽ đúng tỷ lệ kích thước Hình vẽ rõ ràng, đúng quy ước 2 Vẽ chi tiết một phần thân cây Ích mẫu Vẽ đúng tỷ lệ kích thước Vẽ đúng các loại mô như quan sát trên kính Đạt Không đạt 3 TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT 3.1 MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải: - Làm được tiêu bản biểu bì, quan sát và. .. 1) Có Không NỘI DUNG THỰC TẬP 5.3.1 Hình thái của thân 5.3.1.1 Nhận dạng các phần của một thân Yêu cầu: F Quan sát trên một mẫu thân và chỉ ra các phần của thân: thân chính, mấu, gióng, chồi ngọn, chồi bên, cành F Vẽ và ghi chú từng phần F Phân biệt thân đơn trục và hợp trục 21 Cách làm: Quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp (nếu cần) các mẫu cây ớt, cây mào gà, cây mã đề, cây nho Phân biệt các... 2.2 Đạt Mô thực vật Chỉ được vị trí và đặc nêu được đặc điểm của mô dày, mạch gỗ, túi tiết , mô cứng, mô phân sinh trên các tiêu bản mẫu Làm tiêu bản quan sát mô thực vật Tiêu bản lá non Hương nhu cắt ngang mỏng, lên tiêu bản sạch Tiêu bản thân Trầu rừng cắt ngang mỏng, lên tiêu bản sạch 15 Không đạt 4 RỄ CÂY 4.1 MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi thực tập xong bài này, sinh viên phải: - Trình bày và vẽ được... tạo và vị trí dày lên của màng tế bào mà phân biệt các loại : mô dày góc, mô dày phiến và mô dày xốp F Quan sát mô dầy góc và mô dầy phiến trên tiêu bản thân cây Thiên thảo (tiêu bản mẫu): ở vật kính 4X thấy tiêu bản thân cây Thiên thảo có thiết diện vuông, trong đó mô dày góc nằm ở 4 góc và mô dày phiến nằm ở cạnh, bắt màu 12 đỏ, xếp thành nhiều lớp nằm ngay sau lớp tế bào biểu bì Chuyển sang vật. .. Ngoại bì; 3 Mỏ mềm vỏ; 4 Nội bì; 5 Trụ bì; 6 Libe cấp 1; 7 Gỗ cấp 1; 8 Mô mềm ruột) 4.4 ĐÁNH GIÁ J Sinh viên tự kiểm tra kết quả thực tập theo bảng kiểm sau: STT Nội dung thực tập 1 Chỉ ra và vẽ được các phần của rễ cây đậu non 2 Phân loại được các mẫu rễ bố trí trong bài thực tập 3 Chỉ ra được các phần trong tiêu bản rễ Thiên môn đông 4 Chỉ ra được các phần trong tiêu bản rễ Si 5 Làm được tiêu bản rễ . của cây thuốc. Các nội dung này được chia thành hai phần chính là (i) Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc và (ii) Các dụng cụ và hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc. . là phụ lục và mục lục tra cứu. Phần Thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc gồm 3 chương: (i) Cơ quan dinh dưỡng của thực vật bậc cao, là nhóm thực vật thường được dùng làm thuốc nhấ t;. chất; nội dung thực tập và đánh giá. Phần “Các dụng cụ và hoá chất dùng trong thực tập thực vật và nhận biết cây thuốc giới thiệu các dụng cụ và hoá chất thường dùng nhất trong tập tài liệu

Ngày đăng: 01/11/2014, 16:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan