tổng quan các nghiệp vụ của ngân hàng

38 276 0
tổng quan các nghiệp vụ của ngân hàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I.Các vấn đề căn bản về ngân hàng thương mại 4 1) Khái niệm 4 2) Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại 4 3) Bản chất của ngân hàng thương mại 5 4) Chức năng của ngân hàng thương mại 5 5) Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế 6 5.1 – Vai trò trung gian tài chính 7 5.2 – Vai trò thanh toán 7 5.3 – Vai trò người bảo lãnh 7 5.4 – Vai trò thực hiện chính sách 7 II.Phân loại ngân hàng thương mại 7 1) Dựa vào hình thức sở hữu 7 1.1 – Ngân hàng sở hữu nhà nước 7 1.2 – Ngân hàng sở hữu tư nhân 7 1.3 – Ngân hàng liên doanh 7 1.4 – Ngân hàng cổ phần 8 2) Dựa vào chiến lược kinh doanh 8 2.1 – Ngân hàng bán buôn 8 2.2 – Ngân hàng bán lẽ 8 2.3 – Ngân hàng đa năng 8 2.4 – Ngân hàng chuyên doanh 8 3) Dựa vào quan hệ tổ chức 9 3.1 – Ngân hàng độc lập 9 3.2 – Ngân hàng chi nhánh 9 3.3 –Công ty sở hữu ngân hàng 9 3.3.1- Công ty sở hữu một ngân hàng 9 3.3.2-Công ty sở hữu đa ngân hàng 9 3.4-Ngân hàng đại lý 9 3.5-Ngân hàng cửa các ngân hàng 9 3.6-Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 9 4) Dựa theo tính chất hoạt động 9 4.1 – Ngân hàng thương mại 9 4. 2 – Ngân hàng phát triển 9 4.3 – Ngân hàng đầu tư 10 4.5 – ngân hàng chính sách 10 4.6 – ngân hàng hợp tác 10 5) Phân loại theo khu vực 10 5.1 – Ngân hàng thương mại nông thôn 10 5. 2 – Ngân hàng thương mại đô thị 10 III.Cơ cấu tổ chức của một ngân hàng thương mại 10 IV.Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 14 1) Nghiệp vụ truyền thống 14 1.1 - Thực hiện trao đổi ngoại tệ 14 1.2 - Chiếc khấu thương phiếu và cho vay thương mại 15 1.3 - Nhận tiền gửi 15 1.4 - Bảo quản vật có giá 15 1.5 – Tài trợ các hoạt động của chính phủ 15 1.6 – Cung cấp các tài khoản giao dịch 16 1.7 – Cung cấp dịch vụ ủy thác 16 2) Nghiệp vụ hiện đại 16 2.1 – Cho vay tiêu dùng 16 2.2 – Tư vấn tài chính 17 2.3 - Quản lý tiền mặt 17 2.4 - Dịch vụ thuê mua thiết bị 17 2.5 – Cho vay tài trợ dự án 17 2.6 – Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm 18 2.7 – Cung cấp các kế hoạch hưu trí 18 2.8 – Cung cấp dịch vụ mô giới đầu tư chứng khoáng 18 2.9 – Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp 18 2.10 – Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn 19 V.Quản lý và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 20 1) Khái niệm nguồn vốn của ngân hàng thương mại 20 2) Quản lý nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng 20 2.1 – Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng 20 2.2 – Quản lý nguồn vốn kinh doanh 22 3) Quản lý vốn kinh doanh của ngân hàng 22 3.1 – Cơ cấu vốn kinh doanh của ngân hàng 22 3.2 – Quản lý vốn kinh doanh 23 VI.Tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế của ngân hàng thương mại 25 1) Sự cần thiết hội nhập quốc tế của ngân hàng thương mại. 25 2) Những cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi hội nhâp quốc tế. 26 2.1 – Cơ hội 26 2.2 – Thách thức 27 3)Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của NHTM đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. 30 4) Những thành tựu và hạn chế của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau khi hội nhập quốc tế. 32 4.1 – Thành tựu 32 4.2 – Hạn chế 34 2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. Các vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại 1) Khái niệm ngân hàng thương mại Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998: “Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ". 2) Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại trải qua một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển của nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau và trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Kết quả của quá trình phát triển kinh tế là sự gia tăng mức tiết kiệm và nhu cầu vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại. Khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII các ngân hàng thương mại còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức năng như nhau là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán,… Sang thế kỷ XVII lưu thông hàng hóa ngày càng mở rộng và phát triển. Việc các ngân hàng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng vượt quá tầm kiểm soát đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, gây tác hại lớn cho đời sống kinh tế xã hội, cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Điều này đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước và dẫn đến sự phân hóa hệ thống ngân hàng: ngân hàng phát hành,sau này phát triển thành ngân hàng trung ương; và hệ thống các ngân hàng thương mại chỉ làm trung gian tín dụng và trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Thời kỳ đầu các ngân hàng thương mại thực hiện các hoạt động như nhận tiền gửi không kỳ hạn và có thời hạn ngắn, cho vay ngắn hạn và thực hiện các dịch vụ thanh toán. Về sau ngân hàng thương mại mở rộng các nghiệp vụ huy động vốn với thời gian dài hơn thực hiện các khoản tín dụng trung dài hạn và đầu tư tài chính. Cùng với sự ra đời thị trường tài chính để thích ứng ngân hàng thương mại kinh doanh phát triển theo hướng tổng hợp với nghiệp vụ kinh doanh ngày càng đa dạng. Theo xu hướng phát triển đó ngân hàng thương mại tồn tại ở nhiều hình thức 3 sở hữu khác nhau như ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại tư nhân, ngân hàng thương mại liên doanh, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài. 3) Bản chất của ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế hàng hóa, có nhiều công ty, nhiều tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nhiều nghành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có nghành chỉ tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ, có nghành làm nhiệm vụ lưu thông. Riêng đối với ngân hàng thương mại, đây là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, và được coi là một loại định chế tài chính đặc biệt và không thể thiếu của nền kinh tế thị trường. Ngày nay, ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế với sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội, điều này chứng minh rằng nơi đâu có ngân hàng thương mại thì nơi ấy có sự phát triển về kinh tế với tốc độ cao. - Nói ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế nghĩa là ngân hàng thương mại hoạt động trong một nghành kinh tế, có cơ cấu tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp, phải tự chủ về kinh tế và có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. - Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh vì thế yêu cầu đầu tiên là vốn và cuối cùng là mục tiêu lợi nhuận. Đây là mục tiêu tài chính quan trọng bậc nhất trong hoạt động của ngân hàng thương mại 4) Chức năng của ngân hàng thương mại Nhìn chung ngân hàng thương mại có 3 chức năng truyền thống cơ bản sau: - Trung gian tín dụng trong nền kinh tế. Ngân hàng thương mại là nơi liên kết giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, tận dụng triệt để các nguồn vốn trong nền kinh tế xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất. - Trung gian thanh toán trong nền kinh tế. Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ và các nhu cầu thanh toán khác cho khách hàng thông qua công cụ thanh toán sau: séc, thẻ thanh toán, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu… - Chức năng tạo phương tiện thanh toán. Là sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh tế thông qua việc đi vay để cho vay và hưởng chênh lệch. ●Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay, khi mà đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới và nền kinh tế ngày càng phát triển. Các ngân hàng không thể hoạt động tốt khi chỉ dựa vào 3 chức năng cơ bản trên. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại buộc phải đa dạng hóa các dịch vụ, phát triển những dịch vụ mới bao gồm việc huy động và sử dụng các 4 nguồn lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Ngân hàng hiện đại có các chức năng cơ bản sau: ▪Chức năng tín dụng ▪Chức năng lập kế hoạch đầu tư ▪Chức năng thanh toán ▪Chức năng tiết kiệm ▪Chức năng quản lý tiền mặt ▪Chức năng ngân hàng đầu tư và bảo lãnh ▪Chức năng mô giới ▪Chức năng bảo hiểm ▪Chức năng ủy thác Sơ đồ 1:Những chức năng cơ bản của ngân hàng hiện đại ngày nay: 5) Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế Như chúng ta đã biết ở phần trước về bản chất của ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế hoạt động kinh doanh tiền tệ và kinh doanh ngân hàng.Vì vậy ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và sự lưu thông tiền tệ. Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng có số lượng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của ngân hàng thương mại trong hầu hết các mặt hoạt động của nền kinh tế 5 NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI Chức năng ỦY THÁC Chức năng TÍN DỤNG Chức năng LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ Chức năng THANH TOÁN Chức năng TIẾT KIỆM Chức năng QUẢN LÝ TIỀN MẶT Chức năng NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ BẢO LÃNH Chức năng MÔ GIỚI Chức năng BẢO HIỂM xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống ngân hàng thương mại phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế ♣Ngân hàng thượng mại hiện đại ngày nay có các vai trò cơ bản sau: 5.1 - Vai trò trung gian tài chính: Chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ gia đình, thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và thành phần khác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác. 5.2 - Vai trò trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại góp phần quan trọng đẩy mạnh tốc độ chu chuyển thanh toán, chu chuyển vốn. Nền kinh tế càng phát triển, chu chuyển thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển, vai trò của ngân hàng thương mại trong thanh toán ngày càng mạnh hơn. Thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ thông qua các dịch vụ như phát hành và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và tiền đúc. 5.3 - Vai trò người bão lãnh: Đứng ra cam kết trả nợ thay cho khách hàng khi khách hàng không trả được nợ. 5.4 - Vai trò thực hiện chính sách: Thực hiện các chính sách kinh tế của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và đuổi theo các mục tiêu xã hội. II.Phân loại ngân hàng thương mại 1) Dựa vào hình thức sở hữu: 1.1 - Ngân hàng sỡ hữu nhà nước. Là ngân hàng thương mại do nhà nước đầu tư vốn ,thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước.Ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên là ngân hàng ngoại thương được thành lập vào ngày 30/10/1962 theo quyết định số 115/CP do hội đồng chính phủ ban hành.Đến 1988,hệ thống ngân hàng 2 cấp được hình thành .Đến năm 1990 đưa ra 2 pháp lệnh đã củng cố hệ thống ngân hàng 2 cấp cho phép thành lập ngân hàng cổ phần. 1.2 - Ngân hàng sở hữu tư nhân. Là ngân hàng do tư nhân sở hữu ,100%vốn của tư nhân và không có tư cách pháp nhân 1.3 - Ngân hàng liên doanh. 6 Là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.Ngân hàng liên doanh là một pháp nhân Việt Nam,có trụ sở chính tại Việt Nam,hoạt động theo giấy phép thành lập và các qui định liên quan của pháp luật Một số ngân hàng điền hình như: + Ngân hàng VID Public: Là ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam,góp vốn giữa ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và ngân hàng Public Bank Berhad (Malaysia) + Ngân hàng Indodiva Bank: là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Công Thương Việt Nam(ICBV) và ngân hàng Cathay United (CUB) của Đài Loan + Ngân hàng Vinasiam Bank: là ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và ngân hàng thương mại Thái Lan và tập đoàn Chroen Pokhand 1.4 - Ngân hàng cổ phần. Là ngân hàng thương mại được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần,trong đó các doanh nghiệp nhà nước,tổ chức tín dụng ,tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn theo qui định của Ngân Hàng Thương Mại Một số ngân hàng điển hình như:NHTMCP Á Châu,NHTMCP Đông Á,NHTMCP Kiên Long,……. 2) Dựa vào chiến lược kinh doanh 2.1 - Ngân hàng bán buôn. Là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng khách hàng cá nhân.Đa số các chi nhánh ngân hàng nước ngoài như ABN-AMRO Bank,Deutsche Bank,The Chase Manhattan bank,….hoạt động theo hình thức này. 2.2 - Ngân hàng bán lẻ. Là loại ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho khách hàng cá nhân.Một vài ngân hàng điển hình như: NHTMCP nông thôn Mỹ Xuyên (An Giang), NH An Bình (TPHCM) 2.3 - Ngân hàng đa năng. Là ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty lẫn khách hàng cá nhân.Một vài ngân hàng điển hình như:Vietcombank,Dong A,Sacombank,Á Châu,… 2.4 - Ngân hàng chuyên doanh. Là ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên từng lĩnh vực kinh tế xã hội như:công nghiệp,thương nghiệp,ngoại thương,nhà đất.Với mục đích chuyên môn hóa và phát huy lợi thế so sánh hoạt động của ngân hàng là hướng đến sự độc quyền trên thị trường tín dụng 7 3) Dựa vào quan hệ tổ chức 3.1 - Ngân hàng độc lập Đây là ngân hàng lâu đời nhất ,cung cấp tất cả các dịch vụ từ một văn phòng, từ các thiết bị kỉ thuật tạ nhiều địa điểm như máy rút tiền tự động máy thanh toán ,máy thanh toán Hiện nay ở Việt Nam không có mô hình này. 3.2 - Ngân hàng chi nhánh Là ngân hàng được cung cấp từ một vài địa điểm bao gổm trụ sở chính, chi nhánh và các hệ thống điểm phục vụ. 3.3 - Công ty sở hữu ngân hàng Là một công ty được thành lập với mục dích nắm giữ cổ phiếu của ít một ngân hàng.Có hai loại hình: ▪Công ty sở hữu một ngân hàng. ▪Công ty sở hữu đa ngân hàng. 3.4 - Ngân hàng đại lý Sự tồn taị của nhiều ngân hàng nhỏ và rất nhiều loại tổ chức ngân hàng khác nhau đã tạo ra nhu cầu đối với những quan hệ liên ngân hàng nhằm đảm bảo quá trình cung cấp hiệu quả các dịch vụ tài chính địa phương 3.5 - Ngân hàng của các ngân hàng Đây là loại hình ngân hàng có chức năng giống chức năng của ngân hàng đại lý do một nhóm các ngân hàng cùng nhau thành lập để cung cấp dịch vụ đặc biệt là nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển thực hiện một số dụ huy động dịch vụ tài chính mà thông thường một vài ngân hàng thực hiện độc lập sẽ rất tốn kém . 3.6 - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài Sự tham gia của ngân hàng nước ngoài vào thị trường nội địa đã làm tăng thêm tính cạnh tranh và tạo ra những thay đổi lớn trong cấu trúc của ngân hàng nội địa . 4) Dựa theo tính chất hoạt động 4.1 - Ngân hàng thương mại Là ngân hàng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn truyền thống, phần lớn dưới hình thức ngắn hạn.Tuy nhiên do thị trường ngày càng phát triển dần dần các ngân hàng này đi vào kinh doanh tổng hợp thực hiện cả nghiệp vụ cho vay và huy động vốn trung và dài hạn và gần như thực hiện tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng. 4.2 - Ngân hàng phát triển Nét đặc trưng là tập trung huy động vốn trung và dài hạn vì sự phát triển hoạt động đầu tư của loại ngân hàng này chủ yếu là đầu tư trực tiếp qua các dự án. 8 4.3 - Ngân hàng đầu tư Hoạt động với mục đích đầu tư trung và dài hạn thông qua hình thức đầu tư các giấy tờ có giá. Hoạt động của ngân hàng gắn liền với nghiệp vụ chứng khoán. 4.4 - Ngân hàng chính sách Ngân hàng này với 100% vốn của nhà nước hay ngân hàng cổ phần nhà nước được lập ra để phục vụ một hoặc một số chính sách của nhà nước. Loại ngân hàng này được tạo vốn dưới hình thức đặc thù cho vay ưu đãi hoặc tạo vốn bình thường trên thị trường để cho vay ưu đãi nhung được nhà nước bù phần chênh lệch lãi suất. 4.5 - Ngân hàng hợp tác ( tổ chức tín dụng hợp tác ) Đây là những tổ chức tín dụng thuộc sở hữu tập thể được các thành viên tự nguyện lập nên không phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì yêu cầu tương trợ lẫn nhau về vốn và dịch vụ ngân hàng. Nó có nhiều hình thức tổ chức tín dụng hợp tác độc lập như: hợp tác xã tín dụng hoặc là một tổ chức hợp tác tín dụng độc lập ở từng mặt, từng khâu và có sự liên kết như quỹ tín dụng nhân dân. 5) Phân loại theo khu vực 5.1 - Ngân hàng thương mại nông thôn Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn có vốn pháp định nhỏ ở nông thôn .Các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn ở Việt Nam là: ngân hàng TMCP nông thôn Đại Á, ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên, ngân hàng TMCP nông thôn Phương Tây, ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến… 5.2 - Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị Là ngân hàng có vốn pháp định lớn và hoạt động chủ yếu ở đô thị lớn.Một số ngân hàng cổ phần đô thị ở Việt Nam:NH Phương Nam,NH Việt Nam Thương Tín,NH Thái Bình Dương,NH Sài Gòn Thương Tín,…. III. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại ♣Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần 9 2) Ngân hàng thương mại quốc doanh Các ngân hàng này thường có tổ chức hệ thống thống nhất từ hội sở trung ương đên chi nhánh các tỉnh thành quận huyện 10 Hội sở chính Phòng tín dụng Phòng thanh toán quốc tế Phòng kinh doanh ngoại tệ Phòng hành chính tổ chức Phòng quan hệ quốc tế Phòng công nghệ thông tin Phòng giao dịch Chi nhánh cấp 2 Các phòng giao dịch Ngân hàng thương mại quốc doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh cấp 1 Chi nhánh cấp 2 Chi nhánh cấp 2 Chi nhánh cấp 2 Chi nhánh cấp 1 Chi nhánh cấp 1 Chi nhánh cấp 1 Các phòng giao dịch Các phòng giao dịch Các phòng giao dịch Các phòng giao dịch Các phòng giao dịch Các phòng giao dịch Các phòng giao dịch . cấp hiệu quả các dịch vụ tài chính địa phương 3.5 - Ngân hàng của các ngân hàng Đây là loại hình ngân hàng có chức năng giống chức năng của ngân hàng đại lý do một nhóm các ngân hàng cùng nhau. dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn Ngân hàng ngày nay đang theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ ngân hàng bán buôn cho các. một ngân hàng 9 3.3.2-Công ty sở hữu đa ngân hàng 9 3.4 -Ngân hàng đại lý 9 3.5 -Ngân hàng cửa các ngân hàng 9 3.6-Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 9 4) Dựa theo tính chất hoạt động 9 4.1 – Ngân

Ngày đăng: 01/11/2014, 11:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan