CHỮ NGHĨA TRONG VĂN MIÊU TẢ

10 5.9K 17
CHỮ NGHĨA TRONG VĂN MIÊU TẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHỮ NGHĨA TRONG VĂN MIÊU TẢ (Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1/160) Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già. Đấy là so sánh người với người.Có khi so sánh người với các con vật: Trông anh ta như một con gấu. Có khi so sánh người với cây, với hoa: Cô gái vẻ mảnh mai, yểu điệu như một cây liễu. Có trường hợp người viết lấy nhỏ để so sánh với to: Con rệp to như một chiếc xe tăng. Có khi làm ngược lại: Con lợn béo như một quả sim chín; Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung. So sánh thường đi kèm nhân hoá. Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài: Con gà trống bước đi như một ông tuớng ; Nắm lá đầu cành xoè ra như một bàn tay. So sánh và nhân hoá để tả tâm trạng: Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa. Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Nhìn một bầu trời đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non. Mai-a-cốp-xki thì lại thấy những ngôi sao kia như những giọt nước mắt của người da đen. Còn đối với Ga-ga-rin thì những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những hạt giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng và đều hay.Và rất riêng, rất mới. Miêu tả cây cối, có nhà văn thấy chúng giống như những con người đang đứng tư lự (vì trời lặng gió), có nhà văn lại thấy chúng tựa những con ngựa đang phi nhanh, bờm tung ngược (vì đang có gió thổi rất mạnh), có nhà văn lại bảo chúng là những cái lồng chim của thiên nhiên, trong mỗi cái lồng có những con chim đang nhảy, đang chuyền… Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Tôi xin được nói thêm: phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Theo Phạm Hổ Định nghĩa văn miêu tả: Văn miêu tả là loại văn bản thể hiện sự vật, sự việc, con người, cảnh vật… một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại văn bản giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá thẩm mĩ của người viết đối với đối tượng miêu tả. PHÂN TÍCH Nhà văn Phạm Hổ đã có ba nhận định quan trọng như sau: - Thứ nhất: “Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh”. - Thứ hai : “So sánh thường đi kèm nhân hóa. Người ta có thể so sánh, nhân hóa để tả bên ngoài, để tả tâm trạng”. - Thứ ba: “Trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, tư tưởng”. Trong nhận định thứ nhất: “Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh”. Có nhiều loại so sánh như: so sánh người với người, người với vật, người với cây và hoa, lấy nhỏ so sánh với to hay ngược lại. Lấy ví dụ trong sách: “Cậu ta mới chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già” hoặc “Trái đất đi như một giọt nước mắt giữa không trung”. Nhà văn hẳn phải quan sát được, phải “nhìn”, phải “cảm” để có thể miêu tả một người thanh niên với dáng vẻ già dặn đến thế. Văn miêu tả đã tô lại, vẽ lại, làm sống lại những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, hiện tượng… trước mắt người đọc, người nghe. Muốn như vậy trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó mới nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh và dùng lời để làm cho đối tượng đó sinh động, cụ thể. Và ta thấy, văn miêu tả là kết quả của sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ, công phu. Với nhận định thứ hai: “So sánh thường đi kèm nhân hóa. Người ta có thể so sánh, nhân hóa để tả bên ngoài, để tả tâm trạng”. Miêu tả không bao giờ là sự sao chép lại tất cả những sự vật, sự việc, con người… một cách máy móc. Mà đó là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, so sánh về đối tượng miêu tả hết sức phong phú. Không chỉ miêu tả yếu tố bên ngoài mà còn miêu tả nội tâm bên trong: “Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa”. Và cuối cùng là nhận định quan trọng nhất: “Trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học. Cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng”. “Không có cái mới, cái riêng thì không có văn học”. Đâu ai thích cách miêu tả cùng một đối tượng lại phải giống nhau. “Cái mới, cái riêng” ở đây chính là việc thể hiện được sự cảm nhận, sự quan sát khác nhau của mỗi nhà văn trong cùng một đối tượng. Hay cái mới, cái riêng chính là những cái mà người khác không thấy hoặc chưa thấy như mình. Điều quan trọng là cái mới, cái riêng phải giúp người đọc phân biệt được cái đẹp, cái xấu. Ví dụ như cùng miêu tả một bầu trời đầy sao, Huy-gô thấy nó giống như “một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên một cái liềm con”, với Ga-ga-rin thì “những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ”. Hay cùng miêu tả cảnh mặt trời thì Nguyễn Tuân: “lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, nhưng J.Rousseau thì: “mặt trời như đám cháy, chân trời đỏ rực những lửa”. Cho nên, văn miêu tả cho thấy, miêu tả phải có tính thẩm mĩ. “Phải có cái mới, cái riêng bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng”. Câu nhận định của nhà văn Phạm Hổ có nghĩa là “cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thật” (Phạm Hổ). Văn miêu tả không hạn chế trí tưởng tượng nhưng lại không thể “bịa” ra một cách tùy tiện. Tính chân thật không chỉ trong quan sát trực tiếp, mà còn trong cách cảm, cách nghĩ. Tính chân thật đòi hỏi phải miêu tả sao cho chính xác, tả đúng sự vật, sự việc được miêu tả và phải làm cho đối tượng trở nên sinh động hơn và gần gũi hơn. Như trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài, chú Dế Mèn được nhân hóa thành một con người và cũng được miêu tả hình dáng, hành động đặc trưng của loài dế: “đôi càng to mẫm bóng, vuốt cứng và nhọn hoắt đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”. Trong thực tế, văn miêu tả không đơn thuần là “tả để tả” mà còn có cả tâm tư, tình cảm của người viết đối với đối tượng miêu tả. TỔNG KẾT Qua bài “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” của Phạm Hổ, chúng ta biết thêm về ba nhận định quan trọng của nhà văn để làm rõ hơn về văn miêu tả: - Văn miêu tả là kết quả của sự quan sát tỉ mỉ, liên tưởng tinh tế. - Văn miêu tả phải có cả tính thẩm mĩ. - Cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thật . . CHỮ NGHĨA TRONG VĂN MIÊU TẢ (Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1/160) Trong miêu tả, người ta thường hay so sánh. So sánh thì vô cùng: Cậu. quan sát. Rồi sau đó mới đến cái mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Theo Phạm Hổ Định nghĩa văn miêu tả: Văn miêu tả là loại văn bản thể hiện sự vật, sự việc, con người,. một con đò năm xưa. Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải

Ngày đăng: 01/11/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • Định nghĩa văn miêu tả:

  • PHÂN TÍCH

  • Slide 5

  • Slide 6

  • Slide 7

  • Slide 8

  • Slide 9

  • TỔNG KẾT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan