nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh phù cừ- hưng yên

101 389 1
nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch nhcsxh phù cừ- hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CAM ĐOAN Bản luận văn này được hoàn thành là cả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Nam. Tôi cam đoan các số liệu, kết quả, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Tươi LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sĩ tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều thầy cô, tập thể và đồng nghiệp. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc thầy giáo GS.TS. Nguyễn Văn Nam - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ Viện Sau đại học, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành lãnh đạo UBND huyện Phù Cừ, Phòng Lao động thương binh và Xã hội, UBND các xã và đặc biệt là Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội Phù Cừ- Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè và những cộng tác viên đã giúp đỡ chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tươi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 LỜI CÁM ƠN 2 MỤC LỤC 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 5 MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 6 1.1.Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH 7 1.1.1.Khái quát về NHCSXH 7 1.1.2.Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH 9 1.2.Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH 22 1.2.1.Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH 23 1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá 24 1.3.Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH 28 1.3.1.Nhân tố chủ quan 28 1.3.2.Nhân tố khách quan 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH PHÙ CỪ- HƯNG YÊN 34 2.1. Khái quát về Phòng Giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên 35 2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên 37 2.2.1. Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo 37 2.2.2. Phân tích hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo 42 2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng Giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên 54 2.3.1. Kết quả 54 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 64 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH PHÙ CỪ- HƯNG YÊN 71 3.1. Định hướng tín dụng đối với hộ nghèo 71 3.1.1. Định hướng chung của Phòng Giao dịch 71 3.1.2. Định hướng tín dụng đối với hộ nghèo 73 3.2. Giải pháp 75 3.3. Kiến nghị 79 3.3.1. Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương 79 3.3.2. Kiến nghị đối với NHCSXH cấp trên 83 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BAAC Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã tín dụng BHYT Bảo hiểm y tế BPM Ngân hàng Nông nghiệp Malaysia CCB Cựu chiến binh ChN Chăn nuôi CN Cận nghèo ĐTN Đoàn Thanh niên GB Ngân hàng Grameen HĐND Hội đồng nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị HN Hộ nghèo HSSV Học sinh sinh viên KFV Doanh nghiệp vừa và nhỏ KH Kế hoạch KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KHKT Khoa học kỹ thuật NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN Ngân hàng nhà nước NS&VSMT Nước sạch & vệ sinh môi trường TB&XH Thương binh & Xã hội TH Thực hiện TK&VV Tiết kiệm & vay vốn TSH Tổng số hộ TT Trồng trọt UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo XKLĐ Xuất khẩu lao động DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng biểu: Bảng 2.1: Số liệu về hộ nghèo và cận nghèo năm 2010 và năm 2011 38 Bảng 2.2: Nguồn vốn của Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ 41 Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo các chương trình qua các năm 43 Bảng 2.4 : Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo 46 Bảng 2.5: Tỷ lệ các hộ sử dụng vốn cho các mục đích phân theo trình độ giáo dục 47 Bảng 2.6: Phân chia các hộ theo đối tượng trước khi vay vốn và sau khi vay vốn (vay từ năm 2010 trở về trước) 48 Bảng 2.7: Phân chia các hộ tại các xã theo đối tượng trước và sau khi vay vốn (các hộ vay từ 2010 trở về trước) 49 Bảng 2.8: Các hộ phân theo đối tượng trước và sau vay vốn (vay 2011) 50 Bảng 2.10: Phân chia các hộ theo đối tượng trước và sau vay vốn (vay năm 2011, 2012) 51 Bảng 2.12: Các hộ phân theo đối tượng trước và sau vay vốn (vay 2012) 52 Bảng 2.13: Phân chia các hộ theo đối tượng trước khi vay vốn 52 Bảng 2.15: Thu nhập bình quân của các hộ trước và sau khi vay vốn 55 Bảng 2.16: Kết quả hồi quy TNBQSAU theo các yếu tố 57 Bảng 2.17: Kết quả hồi quy theo các yếu tố khi thêm yếu tố địa bàn 58 Bảng 2.18: Hồi quy TNBQSAU theo CNN của xã Tống Phan 59 Bảng 2.19: Hồi quy TNBQSAU theo các yếu tố của xã Quang Hưng 60 Bảng 2.20: Hồi quy TNBQSAU theo các yếu tố của xã Đình Cao 60 Bảng 2.21: Số chủ hộ chia theo nhóm tuổi và tỷ lệ của từng nhóm tuổi 65 Bảng 2.22: Số lao động theo từng nhóm tuổi 67 Bảng 2.23: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo giới tính và nhóm tuổi 69 Bảng 2.24: Tỷ lệ hộ nghèo theo các mức vốn vay (%) 69 Bảng 3.1: Dư nợ các chương trình cho vay theo kế hoạch năm 2013 73 Hình vẽ: Hình 2.1: Hệ thống tổ chức phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ 36 Hình 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã qua các năm 39 Hình 2.3: Tỷ lệ cận nghèo tại các xã qua các năm 40 Hình 2.4: Tổng nguồn vốn và vốn cấp trên chuyển về qua các năm 42 Hình 2.5: Tỷ lệ dư nợ của các nguồn vốn qua các năm 45 Hình 2.6: Mục đích sử dụng vốn của các hộ 47 Hình 2.7 : Tỷ lệ hộ nghèo trước và sau khi vay vốn 53 Hình 2.8 : Tỷ lệ hộ cận nghèo trước và sau khi vay vốn 54 Hình 2.9: TNBQ của hộ gia đình trước và sau khi sử dụng vốn vay 56 Hình 2.10 : Tỷ lệ nhân khẩu 66 Hình 2.11 : Tỷ lệ hộ gia đình có số nhân khẩu >=4 theo các nhóm tuổi 67 Hình 2.12: Trình độ học vấn của chủ hộ 68 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra vô cùng khủng khiếp. Các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết; những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa. Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn. Trong khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói. Hàng tỷ người, thực tế là một phần ba số dân thế giới vẫn khốn cùng và đói khát. Thiệt thòi lớn nhất là trẻ em, hằng ngày có gần 100 triệu trẻ em thiếu ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 không được cắp sách đến trường. Sau hơn 25 năm đổi mới Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể, song Việt Nam vẫn là một nước được xếp vào diện nghèo trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc tế còn cao, phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, các khu vực ngày càng có sự chênh lệnh. Thực tế những năm qua cho thấy công tác XĐGN đã được thực hiện bằng nhiều hình thức, đặc biệt là công tác XĐGN ở khu vực miền núi, nông thôn, hải đảo. Bằng chứng là đã có rất nhiều Chương trình, dự án lớn được triển khai nhằm giảm nhanh tỷ lệ nghèo như: Chương trình 135 về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất; Chương trình 134 hỗ trợ xoá nhà tạm, khai hoang ruộng; Chương trình trồng 5 triệu ha rừng; chương trình trợ giá giống, trợ cước 1 vận chuyển phân bón, hỗ trợ tiêu thụ nông sản; chương trình 120 đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng riêng cho các xã biên giới… Các chương trình trên bước đầu đã mang lại hiệu quả góp phần vào cải thiện cuộc sống giúp XĐGN. Tuy nhiên, các nguồn vốn trên đã bộc lộ nhiều hạn chế: các nguồn vốn là có hạn, thời gian đầu tư ngắn, nhiều chương trình dự án đầu tư còn chồng chéo , gây thất thoát, không hiệu quả, hỗ trợ 100% tạo ra tâm lý ỉ lại, chưa đáp ứng được mục tiêu XĐGN nhanh và bền vững. Để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp và giải quyết những vấn đề về việc làm, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội ngày 4/10/2002 Chính phủ đã ban hành nghị định 78/2002/NĐ- CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng ngày Chính phủ đã ký quyết định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm tách hẳn kênh tín dụng ưu đãi ra khỏi kênh tín dụng thương mại. Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành, NHCSXH đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô hoạt động và chất lượng dịch vụ, nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn thách thức để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao phó. NHCSXH đã khẳng định được vị thế quan trọng của mình là một tổ chức tín dụng đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì sự nghiệp XĐGN của đất nước. Đây thực sự là một kênh dẫn vốn hiệu quả đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm giúp họ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chương trình cho vay hộ nghèo thời gian qua cho thấy hiệu quả vốn tín dụng còn thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng phục vụ người nghèo. Phải làm thế nào để người nghèo nhận được và sử dụng có hiệu quả vốn vay? Chất lượng tín dụng nâng cao nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín dụng? Đồng thời, người nghèo thoát được cảnh nghèo đói là một vấn đề được cả xã hội quan tâm. Hệ thống NHCSXH phát triển rộng khắp đất nước, hầu hết ở các tỉnh đều có chi nhánh của NHCSXH, ở các huyện là các Phòng giao dịch NHCSXH. Hiệu quả hoạt động của NHCSXH được quyết định bởi hiệu quả hoạt động của các Phòng 2 giao dịch tại các huyện. Phòng giao dịch tại các huyện là cơ quan trực tiếp phân phối và theo dõi phương thức sử dụng vốn của các hộ gia đình. Hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của các hộ gia đình, giúp các hộ gia đình thuộc nhóm nghèo, gia đình khó khăn có thể tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất, tăng thu nhập, giúp các hộ gia đình thoát nghèo và nâng cao phúc lợi xã hội. Sau 15 năm đổi mới và phát triển, Huyện Phù Cừ đã đạt được một số thành tựu tiêu biểu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phù hợp, tỷ lệ nghèo giảm từ 15,82% năm 2010 xuống còn 12% năm 2011. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ nghèo vẫn ở mức khá cao, các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể cần có những chính sách, biện pháp phối hợp hiệu quả để giảm tỷ lệ nghèo. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên- một trong những phòng giao dịch của chi nhánh NHCSXH Hưng Yên cũng đã và đang thực hiện những mục tiêu, chính sách mà UBND, HĐNH huyện Phù Cừ, Chi nhánh NHCSXH Hưng Yên đề ra với sự cố gắng cao nhất. Đề tài: “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên” sẽ giúp giải đáp các câu hỏi như: Tác động của tín dụng ưu đãi của NHCSXH đối với hộ nghèo tới XĐGN như thế nào? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo? Những mô hình tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên thế giới, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam là gì? Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ như thế nào? Giải pháp để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là gì? Nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: Mở đầu Chương 1: Tín dụng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên 3 [...]... dụng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH - Phân tích thực trạng tín dụng và thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo Trên... pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên Kết luận và kiến nghị 2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên để đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng và hiệu. .. nghèo cùng với những giải pháp hợp lý sẽ giúp cho hộ nghèo có thêm vốn để đầu tư và mở rộng sản xuất vượt ra biên giới đói nghèo 1.2 Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH 23 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Hiệu quả tín dụng là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội, an ninh quốc phòng Có thể hiểu hiệu quả tín dụng đối với. .. lệ hộ nghèo được vay vốn Lũy kế số lượt hộ được vay trong kỳ báo cáo 28 Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng, bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo trong danh sách chuẩn nghèo tại địa phương Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn= 1.3 Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH 1.3.1 Nhân tố chủ quan Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. .. pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với với hộ nghèo Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những hộ nghèo được vay vốn của Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên trong các năm 2009, 2010, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 Đề tài sử dụng số liệu do UBND, phòng Lao động, TB&XH, Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ cung cấp và số liệu thu thập được từ cuộc điều tra phỏng vấn chọn mẫu tại ba xã Tống Phan, Quang Hưng và... quốc phòng Giúp nhân dân yên tâm làm ăn, không còn có ý định du canh du cư, buôn lậu, vượt biên trái phép, phá rừng làm nương, theo đạo, tệ nạn xã hội… 1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá 1.2.2.1.Quy mô tín dụng Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dự nợ tín dụng đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH Số tuyệt đối và tỷ trọng dư nợ cao. .. đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đặc biệt đối với hộ nghèo thì đề tài nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo được rất nhiều sinh viên đại học, học viên và các nghiên cứu sinh lựa chọn Đề tài có thể nghiên cứu về hiệu quả của ngân hàng chính sách Nhà nước, Chi nhánh ngân hàng chính sách trên địa bàn các tỉnh và Phòng giao dich ở các huyện Tiêu biểu như luận văn... hưởng lớn đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo Những hộ sống ở đồng bằng nơi có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, khí hậu ôn hòa, đất đai rộng thì vốn tín dụng hộ nghèo dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao và ngược lại những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít, cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt thì vốn tín dụng phát huy hiệu quả không cao Người nghèo chịu thiệt... thấy có rất nhiều hình thức hỗ trợ để thực hiện chương trình XĐGN nhưng hình thức tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả Để thấy được tính ưu việt của nó chúng ta hãy đi tìm hiểu vai trò của kênh tín dụng ưu đãi của NHCSXH đối với hộ nông dân nghèo 1.1.2.2 .Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH a Khái niệm và đặc trưng Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc và lãi trong... nơi khác Số hộ nghèo mới + vào danh sách trong kỳ báo cáo Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo Hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ cao hơn chuẩn mực nghèo đói hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo, có khả năng vươn lên hòa nhập với cộng đồng 27 Với chỉ tiêu này cho thấy, vốn tín dụng của ngân . quát về Phòng Giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên 35 2.2. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên 37 2.2.1. Thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo. Tín dụng và hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH Chương 2: Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên 3 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao. pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH Phù Cừ- Hưng Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Trên

Ngày đăng: 01/11/2014, 03:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập bấp bênh: Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp danh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp danh với ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo.

  • Thứ hai, vốn của NHCSXH tạo điều kiện cho người nghèo không phải vay nặng lãi, nên hiệu quả hoạt động kinh tế được nâng cao hơn. Những người nghèo đói do hoàn cảnh bắt buộc hoặc để chi dùng cho sản xuất hoặc để duy trì cho cuộc sống họ là những người chịu sự bóc lột bằng thóc hoặc bằng tiền nhiều nhất của nạn cho vay nặng lãi hiện nay. Chính vì thế khi nguồn vốn tín dụng đến tận tay người nghèo với số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động.

  • Thứ ba, vốn tín dụng của NHCSXH giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường, có điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để XĐGN, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất, suy nghĩ biện pháp quản lý từ đó tạo cho họ tính năng động sáng tạo trong lao động sản xuất, tích luỹ được kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Mặt khác, khi số đông người nghèo đói tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với kinh tế thị trường một cách trực tiếp.

  • Thứ tư, Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện việc phân công lại lao động xã hội. Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất hàng hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đưa các loại giống mới có năng suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên diện rộng. Để làm được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... những người nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề dịch vụ mới trong nông nghiệp đã trực tiếp góp phần vào việc phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.

  • Bangladesh:

  • Tại Bangladesh, ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,4 acre đất canh tác và mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/ năm. GB được quyền đi vay để cho vay và được ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ. GB hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương, được Chính phủ cho phép hoạt động theo luật riêng, không bị chi phối bởi luật tài chính và luật ngân hàng hiện hành của Bangladesh.

  • Thái lan :

  • Malaysia

  • Ấn Độ

  • Bài học đối với Việt Nam

    • Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng, bằng tổng số hộ nghèo được vay vốn trên tổng số hộ nghèo trong danh sách chuẩn nghèo tại địa phương.

    • Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bản thân hộ nghèo. Đặc trưng của hộ nghèo là thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu việc làm, đất canh tác ít và trình độ học vấn thấp dẫn đến hiệu quả SXKD hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém khó vượt qua được các rủi ro trong sản xuất và đời sống.

    • Khoảng 91.53% số hộ nghèo là thiếu vốn. Nông dân nghèo vốn tích lũy ít, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có vốn để sản xuất, khó tiếp cận được vốn vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan