So sánh giáo dục việt nam giáo dục malaixia

15 639 3
So sánh giáo dục việt nam  giáo dục malaixia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU Từ hơn một trăm năm nay, vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách , các nhà kinh tế và các nhà nghiên cứu là làm thế nào để một nước nghèo đuổi kịp các nước giàu về trình độ phát triển kinh tế, trước hết là thu nhập bình quân đầu người. Đó là bài toán đuổi kịp trong phát triển kinh tế xã hội. Một số nhà kinh tế học lạc quan cho rằng với xuất phát điểm thấp, trên cơ sở học tập các bài học thành công cũng như thất bại của nước đi trước, một nước phát triển sẽ có tiềm năng hơn trong tăng trưởng và nhờ vậy có khả năng đuổi kịp các nước phát triển. Báo cáo phát triển công nghiệp năm 2005 của UNIDO ( Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc) chỉ ra rằng cách thức mà các nước dùng để thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế với các nước đi trước là rất đa dạng. Vấn đề không phải là bắt chước các định chế, quy trình, công nghệ của các nước phát triển. Cũng không thể trông cậy vào các động lực của kinh tế thị trường. Có rất nhiều yếu tố đan xen về thể chế, kinh tế, giáo dục, hoa học công nghệ, văn hóa, địa lí, lịch sử mà mỗi nước cần xử một cách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình nhằm phát huy hết lợi thế của các nước đi sau. Giáo dục cũng vậy – Nhìn lại những thập niên nửa sau thể kỷ 20 sự cất cách của con rồng châu á – Nhật Bản, thành công của Trung Quốc đã gửi đi một thông điệp chung về vai trò của giáo dục trong việc nâng cao tri thức một trong những nhân tố quyết định cho việc đuổi kịp các nước phát triển. Đất nước Việt Nam cũng vậy đang chuyển mình ngày càng mạnh mẽ để hòa nhập với sự phát triển của thế giới. Thời đại mới đang tạo cho chúng ta những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ. Để phát huy sức mạnh truyển thống và tiềm năng của đất nước, con người Việt Nam, để Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường phát triển việc đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ có tri thức, có năng lực, có lí tưởng cách mạng trở thành nhiệm vụ cấp thiết của xã hội. Nhận thức được yêu cầu đó, Đảng ta rất coi trọng giáo dục coi “ Giáo 3 dục là Quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân”. Chính vì vậy việc so sánh giáo dục giữa các quốc gia với nhau về các chỉ số về giáo dục, so sánh các chỉ số về giáo dục giữa các nước phát triển, các nước đang phát triển và các nước kém phát triển cho ta một bức tranh tổng quát qua đó cho ta biết Việt Nam đang ở vị trí nào về giáo dục với các nước đang phát triển. Xuất phát từ yêu cầu đó, sau khi học xong môn “ Giáo dục so sánh” tôi đã áp dụng kiến thức lí thuyết giáo dục vào thực tế, học hỏi những người đi trước để tích lũy kinh nghiệm về công tác quản lí cho bản thân. Tôi mạnh dạn chọn đề tài: So sánh giáo dục giữa Việt Nam với nước Malaixia xem các số liệu về giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một đất nước trong những giai đoạn cụ thể qua một số chỉ tiêu giáo dục xem kết quả phản ánh giữa giáo dục sự phát triển kinh tế của một đất nước. Tiểu luận hoàn thành với sụ quan tâm, chỉ bảo hướng dẫn, định hướng khoa học của thầy PGS.TS Nguyễn Tiến Đạt – Giảng viên trường ĐH giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Sự cộng tác giúp đỡ của các thầy trong BGH trường THPT Cầu Xe. Thầy Phạm Thế Ngôn – Hiệu trưởng nhà trường. Thầy Phạm Ngọc Nhật – Hiệu trưởng trường THPT Tứ Kỳ, Cô Nguyễn Thu Hạnh Hiệu trưởng trường THPT Hưng Đạo – Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương. Các thầy đã có 3 năm liên tục đi tham gia học tập tại các nước Singapo, Malaixia, Thái Lan. Tiệu luận có sử dụng các tài liệu học tập của các thầy Hiệu trưởng tham gia học tập tại các nước nói trên và định hướng giáo dục Việt Nam đến năm 2010 – 2015 tầm nhìn 2020 – 2030. Xuất phát từ yêu cầu đó tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này. Mặc dù tiểu luận đã hoàn thành xong với vốn kinh nghiệm còn khiêm tốn bản thân chưa được đi học tập tại các nước trên nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp kiến của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. 4 PHẦN B: PHẦN NỘI DUNG. Chương I: Cơ sở lý luận. 1.1Lí do chọn đề tài. Trên cơ sở một số thông tin chung liên quan đến bài toán đuổi kịp, hội tụ và phân kỳ trong phát triển, bài viết này sử dụng các chỉ số giáo dục quốc tế ( H D I, K E I, E D I) cùng một số chỉ tiêu thực hiện giáo dục để tìm câu trả lời cho câu hỏi giáo dục Việt Nam đang đứng ở đâu trên bản đồ giữa các nước có thu nhập bình quân thấp, trung bình, cao, và xu thế vận động của nó ra sao. Có thể nói giáo dục Việt Nam đang đi trước một bước so với trình độ phát triển kinh tế và Việt Nam thuộc nhóm những nước đang trong tiến trình đuổi kịp về kinh tế cũng như giáo dục. Tuy nhiên, căn cứ vào diễn biến của các chỉ số (tính đến năm 2005), điểm đáng quan tâm là dường như sự phát triển của giáo dục Việt Nam đang có xu thế chậm lại trong mấy năm gần đây (tính đến năm 2005), so với sự phát triển của kinh tế cũng như so với sự phát triển về giáo dục của một số nước trong khu vực. Bài tiểu luận đưa ra một số khuyến nghị cần lưu ý trong việc phát triển theo cấp học, cũng như trong giáo dục ngoài công lập. đồng thời, kiến nghị cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống toàn diện các chỉ tiêu giáo dục của Việt Nam thông qua việc tham gia chương trình Chỉ tiêu giáo dục thế giới WEI và áp dụng phương pháp đánh giá của PISA và TIMSS trong dạy và học. Đúng là tiến trình đổi mới giáo dục hơn 20 năm qua đã đem lại cho giáo dục Việt Nam thế và lực mới. Việt Nam thuộc những nước đầu tiên có đổi mới mạnh mẽ về tư duy giáo dục, sớm đặt giáo dục vào vị trí quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, tạo cho giáo dục một vị thế mới trong phát triển. Việc đổi mới tư duy giáo dục là một đòi hỏi tất yếu để giáo dục có thể đáp ứng 5 được các thách thức mới trước các yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế-xã hội. Đây là một quá trình liên tục, được cụ thể hoá bằng các quan điểm chỉ đạo của đảng trong từng giai đoạn phát triển của giáo dục. Từ HNTW 4 (khoá VII) đến HNTW2 (khoá VIII), HNTW6 (khoá IX) và mới đây là đại hội đảng X, các quan điểm chỉ đạo này tiếp tục củng cố vị thế của giáo dục và lần lượt xác lập một số đổi mới trong chủ trương về tạo lực cho giáo dục thông qua đầu tư (đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển), bước đi (giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế-xã hội), phương hướng (phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, những tiến bộ khoa học - công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh), cách làm ( chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; phát triển giáo dục thường xuyên, xây dựng xã hội học tập). Vì vậy bài liệu luận này tôi chọn đề tài: “ So sánh giáo dục Việt Nam – giáo dục Malaixia”. 1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu. - Là một học viên cao học chuyên ngành Quản lí và đào tạo nghề, mục đích nghiên cứu là bước đầu tìm hiểu vị trí giáo dục Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á. - Đối tượng nghiên cứu là các nước: Malaixia - Nhiệm vụ là điều tra, phân tích thực trạng, nguyên nhân và đặc điểm của giáo dục các nước phát triển và đang phát triển. - Phương pháp nghiên cứu có rất nhiều phương pháp xong để việc nghiên cứu được đơn giản hơn bản thân sử dụng các số liệu đã được thầy : PGS – TS Nguyễn Tiến Đạt cung cấp, các số liệu về chỉ số giáo dục do. Bảng 1: Giáo dục G của Việt Nam và một số nước trong khu vực (Nguồn: Human Development Report 1997, 2001, 2006). Bảng 2: Chỉ số KEI của Việt Nam và một số nước trong khu vực (Nguồn: World Bank, 2007 Interactive Knowledge Assessment Methodology) 6 Bảng 3: Chỉ số EDI của Việt Nam và một số nước trong khu vực (Nguồn: EFA Global Monitoring Report 2005). 3. Phạm vi giới hạn của đề tài. - Về khách thể nghiên cứu. Do điều kiện hạn chế về về thời gian và trình độ nghiên cứu lên bản thân không thể so sánh tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á. - Về đối tượng nghiên cứu bản thân chỉ lựa chọn các nước đang phát triển như ( Malaixia, Việt Nam). Một nước có thu nhập bình quân trung bình là Malaixia và nước có thu nhập bình quân thấp là Việt Nam. Chương II: Thực trạng và kết quả nghiên cứu. 2.1 Thực trạng chung. Công cụ chủ yếu hiện nay để xác định vị trí giáo dục của một nước trong tương quan so sánh với giáo dục các nước khác trên thế giới là giáo dục so sánh . Ngày nay, giáo dục so sánh không chỉ còn là sự quan tâm của một số nhà khoa học giáo dục. Hầu như nhà khoa học giáo dục nào giờ đây cũng phải trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết về giáo dục so sánh bởi nó được coi là cách thức tốt nhất hiện nay để hiểu về các hiện tượng giáo dục. Các hội nghị quốc tế về giáo dục so sánh được tổ chức định kỳ. Và trên hết, rất nhiều tổ chức quốc tế, như UNESCO, UNDP, OECD, WB…đã xây dựng các kho dữ liệu đồ sộ, tiến hành phân tích và công bố hàng năm các báo cáo đánh giá và so sánh, trong đó giáo dục các nước, trực tiếp hoặc gián tiếp, được xếp hạng. Cách thức chủ yếu để đánh giá và so sánh một cách tin cậy, khách quan các hệ thống giáo dục quốc gia là tập trung xây dựng, phát triển và sử dụng các chỉ số (index) và chỉ tiêu (indicator) giáo dục. đó là những thông tin về các yếu tố đầu vào, các điều kiện bảo đảm giáo dục và kết quả thực hiện giáo dục. Các thông tin 7 này phải tạo thành một tập hợp tương thích các số liệu thống kê phục vụ cho công tác đánh giá và so sánh. Thông thường có hai cách đánh giá. Một là đánh giá trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu thực hiện với các chỉ tiêu kế hoạch. Hai là đánh giá trên cơ sở so sánh quốc tế, giữa các nước trong khu vực hoặc giữa các nước có cùng trình độ phát triển. Cả hai cách hiện đều đang được sử dụng rộng rãi ở các quốc gia. Tuy nhiên, do tính liên thuộc toàn cầu ngày càng tăng và do lợi ích rõ rệt của văn hoá chia sẻ thông tin, trong vòng một thập kỷ nay, cách đánh giá so sánh quốc tế ngày càng được các chính phủ coi trọng. Cách đánh giá này không chỉ giúp xác định vị trí giáo dục quốc gia trong tương quan với các nền giáo dục khác trên thế giới mà chủ yếu là tạo cơ sở để các nhà hoạch định chính sách nhận dạng mặt mạnh mặt yếu, rút ra các bài học cần thiết, đề xuất giải pháp và chính sách phù hợp cho sự phát triển giáo dục. Việc đánh giá giáo dục Việt Nam trên cơ sở xây dựng, phát triển và sử dụng các chỉ tiêu giáo dục đến nay vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Mặc dù trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, khi nói về giải pháp đổi mới quản lý giáo dục có quy định “xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục, khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định”, nhưng việc tổ chức thực hiện chưa được thực sự quan tâm và còn nhiều bất cập. điều đó góp phần giải thích vì sao đến nay vẫn chưa có cơ sở thuyết phục để tạo sự đồng thuận của xã hội trong việc đánh giá giáo dục nước ta. Điều đáng nói là chính trong quá trình đánh giá so sánh các khía cạnh khác nhau của giáo dục tại các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế đã giúp chúng ta phần nào trả lời được câu hỏi: giáo dục Việt Nam đang đứng ở đâu trên thang xếp hạng giáo dục thế giới. Dưới đây sẽ đưa ra một số minh hoạ cụ thể về câu trả lời này, từ đó đề xuất một số vấn đề cần và có thể giải quyết trong thời gian tới để môi trường giáo dục nước ta tiến tới đạt các yêu cầu về tính trung thực và minh bạch. 8 2.2. Kết quả, công tác điều tra. 2.2.1 Xếp hạng theo chỉ số HDI (Human Development Index) Chỉ số phát triển con người HDI, do tổ chức UNDP xây dựng và phát triển suốt hơn 15 năm nay, đã quen thuộc với bạn đọc từ lâu. Chỉ số này được cấu thành từ ba chỉ số thành phần là chỉ số kinh tế K, chỉ số giáo dục G và chỉ số tuổi thọ T. Vì vậy, HDI là một thước đo tương đối tổng hợp phản ánh sự phát triển kinh tế trong mối quan hệ với tiến bộ xã hội. Đối với ngành giáo dục, chỉ số giáo dục G của HDI có thể được sử dụng để đánh giá giáo dục Việt Nam ở một góc độ nhất định. Chỉ số này được xây dựng từ hai chỉ tiêu giáo dục là tỷ lệ biết chữ ở người lớn từ 15 tuổi trở lên và tỷ lệ nhập học gộp ở tiểu học, trung học và đại học. Vì vậy có thể dùng chỉ số G để xếp hạng các nước ở góc độ xoá mù chữ và quy mô phát triển giáo dục. Bảng 1 dưới đây cho thấy chỉ số G của Việt Nam với chỉ số G của Malaixia. Đáng quan tâm là trường hợp của nước ta: tuy chỉ số giáo dục G có tăng vào năm 1999 nhưng lại tụt vào năm 2004, chứng tỏ một số nước đã vượt lên do tốc độ mở rộng quy mô giáo dục của họ cao hơn như Malaixia. Nước 1994 1999 2004 Chỉ số Hạng Chỉ số Hạng Chỉ số Hạng Malaixia 0,76 98/175 0,84 94/177 Việt Nam 0,80 86/175 0,84 71/162 0,81 100/177 Bảng 1: Chỉ số giáo dục G của Việt Nam và Malaixia (Nguồn: Human Development Report 1997, 2001, 2006). 9 Tuy nhiên, để có sự đánh giá đầy đủ hơn, cần xét trong tương quan giữa chỉ số giáo dục G và GDP đầu người thực tế (PPP$). Căn cứ vào số liệu của Báo cáo phát triển con người, chúng ta có thể xây dựng đồ thị phân bố của các nước có thu nhập thấp và trung bình trên mặt phẳng toạ độ chỉ số giáo dục G và chỉ số kinh tế K. Theo đồ thị đó, có thể thấy Việt Nam, về kinh tế thuộc các nước có thu nhập thấp, nhưng về giáo dục đã đi trước một bước, về cơ bản đạt trình độ của các nước có thu nhập trung bình. 2.2.2 Xếp theo chỉ số KEI (Knowledge Economy Index) Sức mạnh chủ yếu của KEI là giúp từng quốc gia nhận dạng được các điểm mạnh, điểm yếu của mình trên cơ sở so sánh kết quả thực hiện của 4 cột đỡ kinh tế tri thức với các nước và theo thời gian. Việc so sánh này có thể thực hiện trong phạm vi toàn cầu (gồm 140 nước được xếp hạng), trong phạm vi khu vực (với Việt Nam là khu vực đông Á), trong quan hệ với các nước cùng trình độ thu nhập và trong quan hệ với các nước cùng mức độ phát triển con người HDI. Lấy trường hợp của nước Malaixia trong bảng 1, chúng ta có bảng 2 so sánh chỉ số KEI cùng 4 chỉ số thành phần của nước ta với Malaixia vào năm 2005. KEI (chỉ số và xếp hạng trg 140 nc) Thể chế kinh tế Sáng chế, cách tân Giáo dục & ñào tạo Hạ tầng thông tin 10 Malaixia 6,23 (40) 6,50 6,74 4,45 7,23 Việt Nam 3,10 (97) 2,29 2,79 3,89 3,41 Trung bình thế giới 5,93 5,11 8,00 4,21 6,38 Trung bình ðông á 6,67 5,96 8,42 5,34 6,97 TB các nước thu nhập thấp 2,03 1,75 2,62 1,76 1,98 TB các nước thu nhập TB thấp 4,16 3,50 4,95 3,95 4,26 TB các nước có HDI trung bình 4,13 3,50 5,07 3,79 4,17 Bảng 2: Chỉ số KEI của Việt Nam và một số nước trong khu vực (Nguồn: World Bank, 2007 Interactive Knowledge Assessment Methodology) Dựa vào bảng 2, hiển nhiên có thể so sánh giáo dục Việt Nam trong nhiều mối tương quan: giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, giữa Việt Nam với thế giới, giữa Việt Nam với các nước có thu nhập thấp (GDP bình quân đầu người 11 dưới 766 USD), giữa Việt Nam với các nước đạt trình độ trung bình về phát triển con người (0,5 <= HDI <0,8). Một cách tổng quát, trong 4 cột đỡ của kinh tế tri thức thì cột đỡ giáo dục của Việt Nam là khả quan hơn cả: giáo dục Việt Nam vượt khá xa mức độ trung bình của các nước có thu nhập thấp, ở mức khá của các nước có HDI trung bình, đang tiến tới mức trung bình của thế giới và trung bình của các nước có thu nhập trung bình thấp (766 $ < GDP bình quân ñầu người <3035$). 2.2.3 Xếp theo chỉ số EDI (Education for All Development Index) Chỉ số phát triển giáo dục cho mọi người EDI do UNESCO xây dựng và phát triển trong vài năm gần đây . Đó là một chỉ số tổng hợp dùng để theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục cho mọi người mà các nước đã cam kết trong Tuyên bố Thiên niên kỷ và khuôn khổ hành động Dakar 2000. Về nguyên tắc có 6 mục tiêu cụ thể liên quan đến giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, chương trình học và kỹ năng sống, tỷ lệ biết chữ ở người lớn, bình đẳng giới và chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, trên thực tế, mục tiêu về các chương trình học và kỹ năng sống chưa thể lượng hoá; còn mục tiêu mở rộng và hoàn thiện giáo dục mầm non đang gặp nhiều khó khăn về dữ liệu. Vì vậy, hiện tại chỉ số EDI là giá trị trung bình của 4 chỉ số thành phần là: tỷ lệ nhập học tinh ở tiểu học, tỷ lệ biết chữ ở ngưòi lớn từ 15 tuổi trở lên, chỉ số ngang bằng giới (gender parity index) và chỉ số chất lượng giáo dục. Chỉ số ngang bằng giới được tính bằng trung bình cộng của các tỷ lệ giữa nữ và nam trong nhập học ở tiểu học, ở trung học và trong người lớn từ 15 tuổi trở lên. Chỉ số này mới chỉ phản ánh mức độ tham gia giáo dục của nữ giới, chưa phản ánh sự bình đẳng trong giáo dục giữa nam và nữ. đo lường sự bình đẳng này hiện còn gập nhiều khó khăn do thiếu các dữ liệu chi tiết về đầu ra ở các cấp học liên quan đến kết quả học tập của nam và nữ. Khó khăn nhất là việc xây dựng chỉ số chất lượng giáo dục. Có nhiều chỉ tiêu được lựa chọn như kết quả học tập, tỷ lệ học sinh/giáo viên, tỷ lệ giáo viên 12 [...]... 0,925 0,890 Malaixia 0,805 (91) 0,819 0,853 0,951 0,599 Bảng 3: Chỉ số EDI của Việt Nam và Malaixia (Nguồn: EFA Global Monitoring Report 2005) Bảng 3 cho thấy vị trí giáo dục Việt Nam trong mối tương quan với Malaixia theo chỉ số EDI 13 PHẦN C PHẦN KẾT LUẬN Trên cơ sở đánh giá so sánh giáo dục Việt Nam trong tương quan với giáo dục một số nước trong khu vực thông qua các chỉ số và chỉ tiêu giáo dục, báo... giáo, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để tiểu luận được hoàn thiện hơn./ Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2012 Thực hiện 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tiến Đạt – Giáo dục so sánh Nxb ĐHQG Hà Nội, 2010 [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb [3] Phạm Đỗ Nhật Tiến, Chuẩn thị trường giáo dục từ góc nhìn của giáo dục so sánh, Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển giáo dục so. .. chỉ tiêu giáo dục của Việt Nam khá cồng kềnh và tập trung chủ yếu vào quy mô giáo dục Cần tiến tới một hệ thống chỉ tiêu chủ yếu, phản ánh được các chiều đo khác nhau của giáo dục, tương thích với các chỉ tiêu giáo dục quốc tế Cũng cần nhận thức rằng việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu giáo dục là một tiến trình từng bước hoàn thiện trong quá trình sử dụng Các tập hợp chỉ số và chỉ tiêu giáo dục hiện có... tạo, có thể nhận thấy là: Giáo dục mầm non đang phát triển tốt; Giáo dục tiểu học cần tập trung giải quyết tốt hơn việc phổ cập giáo dục theo độ tuổi, chất lượng giáo dục và cân bằng giới Giáo dục trung học cần có cơ chế và biện pháp thiết thực ñể giải quyết thành công bài toán phân luồng Giáo dục sau trung học cần có sự quan tâm thực sự và có định hướng phát triển rõ ràng; Giáo dục đại học cần chuyển... tiêu giáo dục thế giới WEI (World Education Indicators) Chương trình này do UNESCO và OECD khởi xướng và được triển khai từ năm 1997 với sự tài trợ của WB Trên đây là bài tiểu luận so sánh của bản thân về sự so sánh giáo dục trên cơ sở một số thông tin chung liên quan đến bài toán đuổi kịp, hội tụ và phân kỳ trong phát triển về chỉ số giáo dục quốc tế (HDI, KEI, EDI) giữa 2 nước là Việt Nam và Malaixia. .. các chỉ số và chỉ tiêu giáo dục, báo cáo này đưa chúng ta đến một số kết luận bước đầu sau đây: 1 Giáo dục Việt Nam đã đi trước một bước so với phát triển kinh tế Về kinh tế, nước ta thuộc nước thu nhập thấp; về giáo dục nước ta đã đạt trình độ của nước thu nhập trung bình ( Malaixia) 2 Giáo dục Việt Nam, xét chung toàn ngành, đạt tốc độ phát triển cao trong những năm 1990 và có phần chậm lại trong... đầu tiên của ngành giáo dục Dù rằng chỉ số này chỉ giới hạn ỏ việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu giáo dục cho mọi người, nhưng điều quan trong là chỉ số này đã phản ánh ở mức độ nào đó chất lượng giáo dục và công bằng giáo dục (trong phạm vi giới tính) EDI 2001 EDI Chỉ số và xếp hạng trong Nhập học tiểu học Tỷ lệ người lớn biết chữ Ngang bằng giới Chất lượng giáo dục Việt nam 0,914 (64) 0,940... rõ ràng; Giáo dục đại học cần chuyển bài toán đại chúng hoá giáo dục đại học thành đại chúng hoá giáo dục sau trung học, trong mối quan hệ giữa giáo dục đại học với giáo dục sau trung học (không đại học) và giáo dục nghề nghiệp để đảm bảo cơ cấu hợp lý của nguồn nhân lực phù hợp với trình độ và yêu cầu phát triển của kinh tế nước ta; Giáo dục ngoài công lập cần được quan tâm phát triển thực sự để đảm... ngành giáo dục 15 không có được câu trả lời thuyết phục trước công luận về nhiều vấn đề bức xúc của giáo dục Yêu cầu đổi mới công tác đánh giá giáo dục là cấp bách Trên cơ sở những trình bày trên, để ngành giáo dục có thể theo dõi, giám sát và đánh giá kịp thời bước tiến của ngành, cần tập trung trước hết vào một số hoạt động sau: a/ Khẩn trương rà so t, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu giáo dục. .. sánh, Kỷ yếu Hội thảo “Phát triển giáo dục so sánh ở Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh, 5/2007 [4] Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001, ðổi mới và sự nghiệp phát triển con người, trang 77, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Bảng 1: Giáo dục G của Việt Nam và một số nước trong khu vực (Nguồn: Human Development Report 1997, 2001, 2006) Bảng 2: Chỉ số KEI của Việt Nam và một số nước trong khu vực (Nguồn: World . trong tương quan so sánh với giáo dục các nước khác trên thế giới là giáo dục so sánh . Ngày nay, giáo dục so sánh không chỉ còn là sự quan tâm của một số nhà khoa học giáo dục. Hầu như nhà khoa học giáo dục. thấy vị trí giáo dục Việt Nam trong mối tương quan với Malaixia theo chỉ số EDI. 13 PHẦN C. PHẦN KẾT LUẬN. Trên cơ sở đánh giá so sánh giáo dục Việt Nam trong tương quan với giáo dục một số nước. trọng giáo dục coi “ Giáo 3 dục là Quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân”. Chính vì vậy việc so sánh giáo dục giữa các quốc gia với nhau về các chỉ số về giáo dục, so sánh

Ngày đăng: 31/10/2014, 21:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan