phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh cần thơ

54 310 0
phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long, chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ở Việt Nam, hệ thống Ngân hàng được hình thành rất sớm và nó đã đóng góp rất nhiều vào quá trình xây dựng đất nước, là bộ phận tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, là động lực góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cùng với các Ngân hàng trên cả nước, Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng góp phần rất lớn vào quá trình phát triển trong tỉnh nhà nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần… Nhìn lại trong thời gian qua, Chính phủ nước ta đã có nhiều chính sách cải cách tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển, điển hình là sự thay đổi to lớn từ hệ thống ngân hàng một cấp trong thời kỳ bao cấp đã được nhà nước ta chuyển sang mô hình ngân hàng hai cấp, có sự phân biệt rõ ràng chức năng quản lý nhà nước của ngân hàng trung ương và chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM và hoạt động của ngân hàng không ngừng thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Hiện nay, mạng lưới của các ngân hàng đang phát triển rộng khắp, người ta có thể thấy các trụ sở, các chi nhánh, các phòng giao dịch của các ngân hàng ở mọi nơi từ thành thị đến các vùng nông thôn còn ở xa thành phố, khái niệm về ngân hàng đã không còn xa lạ đối với người dân. Hòa nhịp cùng với sự phát triển của cả nước, Cần Thơ, là thành phố được công nhận là thành phố loại một, cũng đã không ngừng đổi mới để tạo ưu thế cho mình trong nhiều nghành nghề, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển sản phẩm dịch vụ, công nghiệp, y tế, giáo dục…Trong đó, lĩnh vực tín dụng cũng được các ngân hàng chú trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, chứa đựng nhiều rủi ro, việc sử dụng nguồn vốn huy động được để phân Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ phối cho các thành phần trong nền kinh tế một cách hiệu quả nhất quả là không phải bất kì một ngân hàng nào cũng có thể làm tốt. Chính vì những lý do trên, thấy được sự quan trọng của hoạt động tín dụng trong ngân hàng nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Cần Thơ” để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện, do hạn chế về kiến thức và thời gian nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2009 – 2011 từ đó nhằm tìm ra các giải pháp thích hợp để giúp thúc đẩy hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Cần Thơ ngày càng tốt hơn trong thời gian sắp đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009 - 2011 theo thành phần và ngành kinh tế. - Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ. - Đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi không gian Đề tài phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ. 3.2. Phạm vi thời gian Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Đề tài nghiên cứu sử dụng và phân tích số liệu trong 3 năm 2009 – 2011, được thực hiện từ ngày 01/02/2012 đến 26/03/2012. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng ngắn hạn tại MHB – chi nhánh Cần Thơ. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở kiến thức học ở trường, tích lũy trong thời gian thực tập, tổng hợp với sách báo, tạp chí, em đã sử dụng các phương pháp sau đây trong phân tích đề tài: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh, các số liệu phản ánh tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng MHB qua ba năm 2009 - 2011 4.2. Phương pháp phân tích số liệu + So sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa chỉ số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế: (kỳ sau - kỳ gốc) ΔF = F1 - F0 Trong đó: F1: Chỉ tiêu năm sau F0: Chỉ tiêu năm trước ΔF: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này được sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu phân tích nhằm tìm hiểu tình hình biến động và tìm ra nguyên nhân biến động, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. + So sánh tương đối là kết quả của phép chia giữa tỉ số các kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế: ΔF = ((F1 - F0)/F0)) x 100 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Trong đó: F1: Chỉ tiêu năm sau F0: Chỉ tiêu năm trước ΔF: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích trong thời gian nào đó nhằm so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân biến động và đề ra biện pháp khắc phục. 5. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận Chương này sẽ giúp chúng ta hiểu biết một số khái niệm về tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ Chương này sẽ cho chúng ta thấy được toàn cảnh về cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011. Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ Chương này là phần đánh giá những hạn chế và thành công của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 - 2011 đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn cho MHB Cần Thơ trong thời gian tới. Phần kết luận và kiến nghị Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các khái niệm về tín dụng 1.1.1. Tín dụng Tín dụng xuất phát từ chữ la tinh là creditium có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm. Tiếng Anh và tiếng Pháp đều lấy từ gốc này viết là credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng là sự vay mượn lẫn nhau. Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có sự hoàn trả giữa hai chủ thể. Trong một số tình huống cụ thể tín dụng đồng nghĩa với thuật ngữ cho vay. 1.1.2. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng, trong một thời hạn nhất định với một chi phí nhất định. Đặc điểm: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng. - Sự chuyển nhượng này có thời hạn. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí. 1.1.3. Tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay đến 12 tháng và thường được sử dụng để cho vay bổ sung việc thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. 1.2. Bản chất, chức năng, vai trò của tín dụng 1.2.1. Bản chất của tín dụng - Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay nghĩa là vốn được chuyển từ người cho vay sang người đi vay. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ - Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất, nhưng người đi vay không có quyền sở hữu về giá trị đó, mà chỉ tạm thời trong một thời gian nhất định. - Sự hoàn trả của tín dụng. đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng và người đi vay phải hoàn trả vốn cho người cho vay. 1.2.2. Chức năng của tín dụng  Phân phối lại tài nguyên - Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn - Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian như ngân hàng, hợp tác xã, tín dụng, công ty tài chính  Thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất - Tín dụng tạo ra nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện bình thường, liên tục và phát triển. - Tín dụng tạo nguồn vốn để đầu tư mở rộng phạm vi, quy mô sản xuất. - Tín dụng tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa. 1.2.3. Vai trò của tín dụng - Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất vốn liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. - Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. - Tín dụng còn là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. - Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. - Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng 1.3.1. Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn cho vay đã thu hồi hay chưa thu hồi. Doanh số cho vay tại ngân hàng thương mại là doanh số cho vay của các khoản cho vay của ngân hàng thương mại. Các khoản cho vay có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, tạo ra số tiền lớn hơn, thông qua đó ngân hàng thu hồi được gốc và lãi, còn doanh nghiệp có thể trả được nợ, bù đắp chi phí và thu được lợi nhuận. Điều này có nghĩa là ngân hàng vừa tạo ra hiệu quả kinh tế lại tạo được hiệu quả xã hội. 1.3.2. Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn trong một thời điểm nhất định nào đó. Để đánh giá các chỉ tiêu trên, ta thường so sánh mức độ tăng giảm của từng chỉ tiêu nêu trên qua các năm với tỷ lệ tăng giảm là bao nhiêu để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng. 1.3.3. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay mà chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ – Doanh số thu nợ trong kỳ 1.3.4. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho ngân hàng mà có nguyên nhân chính đáng, thì ngân hàng sẽ chuyển tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là nợ quá hạn. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tại ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn chiếm trong tổng dư nợ càng lớn thì nó phản ánh chất luợng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng càng Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ kém và ngược lại. Nợ quá hạn là những khoản nợ thuộc nhóm 1 đến nhóm 5 trong cơ cấu phân loại nợ. 1.3.5. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chỉ số này càng lớn vốn tồn đọng càng ít, đồng thời rủi ro tín dụng càng lớn. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Dư nợ ngắn hạn Tỷ lệ dư nợ / tổng vốn huy động (Lần) = Tổng vốn huy động 1.3.6. Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ: Thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ ngắn hạn Hệ số thu nợ = * 100(%) Doanh số cho vay ngắn hạn 1.3.7. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này giúp các nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chưa thể nói được chỉ tiêu này càng lớn hay càng thấp là tốt, vì nếu tiền gửi ít hơn tiền cho vay thì ngân hàng phải tìm kiếm nguồn vốn có chi phí cao hơn, nếu tiền gửi nhiều hơn tiền cho vay, ngân hàng sẽ thừa vốn, số vốn thừa coi như lỗ. Tuy nhiên, nếu mọi khoản vay đều có hiệu quả thì tỷ lệ này lớn hơn hoặc bằng một là tốt nhất. Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = Dư nợ ngắn hạn bình quân  Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Dư nợ NH đầu kỳ + Dư nợ NH cuối kỳ Dư nợ ngắn hạn bình quân = 2 1.3.8. Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Nợ quá hạn ngắn hạn Tỉ lệ nợ quá hạn NH trên dư nợ NH (%) = *100(%) Dư nợ ngắn hạn Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Phát Triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 21/04/1999, dưới sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26/05/1999. Trong quá trình hoạt động kinh doanh đến nay, MHB chi nhánh Cần Thơ đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng phát triển. Sau hơn 10 năm hoạt động, hiện nay ngoài chuỗi sản phẩm, dịch vụ như các NHTM khác trong dịa bàn thì MHB chi nhánh Cần Thơ đặc biệt chú trọng vào cho vay xây dựng nhà ở, bổ sung vốn lưu động, cơ sở hạ tầng với nhiều hình thức cho vay khác nhau: cho vay cá thể, cho vay mua, xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở, cho vay các đơn vị đầu tư xây dựng các khu dân cư tập trung như: Khu dân cư Hưng Phú, khu dân cư 91B, khu Phú An, khu dân cư vượt lũ Thốt Nốt… Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn trong cơ quan mình, nâng cao hiệu quả tín dụng và tạo sự tin cậy ngày càng cao đối với khách hàng, góp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài trụ sở chính đặt tại trung tâm của Thành phố, Ngân hàng còn thành lập thêm các phòng giao dịch trong địa bàn thành phố, điều này chứng tỏ Ngân hàng ngày càng phát triển, có xu hướng đi lên theo kịp với tiến độ phát triển của nền kinh tế ngày nay. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của ngân hàng là việc tổ chức nhân sự. Trong công tác tổ chức, Ban giám đốc rất quan tâm đến việc tuyển chọn và quy hoạch cán bộ tín dụng có năng lực, đúng người đúng việc. Đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tin học. Nhất là trong điều kiện thị trường hiện nay, sự cạnh tranh cao [...]... Ngân hàng MHB Cần Thơ 2.4 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ 2.4.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ Hòa mình cùng với sự phát triển của cả nước nói chung và của TP Cần Thơ nói riêng, hoạt động cho vay ngắn hạn của MHB Cần Thơ cũng có nhiều hướng tiếp cận khách hàng, ... chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ 2.2 Sơ lược về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ 2.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thể hiện năng lực hoạt động trong quá trình hoạt động kinh doanh, đánh dấu sự phát triển của Ngân hàng qua mỗi thời kỳ... của Ngân hàng 2.4.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ 2.4.2.1 Doanh số cho vay Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cho vay theo ngành mà Hội sở đề ra, MHB Cần Thơ đã không ngừng mở rộng và đa dạng hóa đối tượng cho vay đối với nhiều ngành trong khu vực thành phố Cần Thơ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ. .. (2.737) ) ( Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ ) Hình 6: Biểu đồ tình hình dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Đối với thành phần kinh tế có vốn nhà nước: Qua 3 năm 2009 – 2011, dư nợ ngắn hạn của thành phần này đều tăng Cụ thể là... 76,64 3.994 58,36 ( Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ ) Hình 7: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng MHB qua 3 năm 2009 – 2011 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Đối với thành phần kinh tế tư nhân: Tình hình nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này có dấu hiệu... 40.923 (159.428 ) (13,86) 87.243 ( Nguồn: Phòng Kinh Doanh – MHB Cần Thơ ) Hình 5: Biểu đồ doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của MHB Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Đối với thành phần kinh tế có vốn nhà nước: Trong bảng số liệu về doanh số thu nợ ta thấy doanh số... quả tốt Để thấy rõ hơn về sự phát triển đó ta cùng xem biểu đồ dưới đây Hình 2: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh MHB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009 - 2011 2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Nguồn vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập và huy động được, dùng để cho vay, đầu... Cần Thơ qua 3 năm cho ta một dấu hiệu lạc quan về tình hình kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới, đây là một sự cố gắng hết lòng từ tập thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Một điều đáng nói nữa là, hoạt động tín dụng ngắn hạn luôn chi m một vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, luôn là tâm điểm mà MHB Cần Thơ đặc biệt quan tâm Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân. .. mình hướng vào các mảng hoạt động khác ít chịu tác động của nền kinh tế, đặc biệt là mảng dịch vụ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, muốn có thu nhập thì phải bỏ ra một khoản chi phí tương xứng Chi phí hoạt động của Ngân hàng gắn liền với chi phí huy động vốn để cho vay, cùng với sự tăng giảm của thu nhập thì chi phí cũng tăng giảm... hàng được Ban lãnh đạo Ngân hàng chỉ đạo hết sức chặt chẽ đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay ngắn hạn 2.3.3 Dư nợ Dư nợ là kết quả của công tác cho vay và thu hồi nợ, thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo, phản ánh Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ quy mô hoạt động và tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tại thời điểm báo cáo . 2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH CẦN THƠ 2.1. Tổng quan về Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát. doanh MHB chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009 - 2011 2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng MHB Cần Thơ Nguồn. hình hoạt động tín dụng của ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2009 – 2011. Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Phát Triển Nhà

Ngày đăng: 31/10/2014, 21:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan