giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa e-partner tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đà nẵng

87 874 9
giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa e-partner tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ABBank : Ngân hàng TMCP An Bình Agribank : Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam ATM : Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động Banknetvn : Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam BIDV : Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CMND : Chứng minh nhân dân CN : Chi nhánh DEG, KFW : Chương trình tín dụng Việt Đức ĐVCNT : Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ EDC : Thiết bị đọc thẻ điện tử EFTPOS : Điểm bán hàng chuyển tiền tự động GDV : Giao dịch viên Habubank : Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội ICB = NHCTVN : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam NHPHT : Ngân hàng phát hành thẻ NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTMCP : Ngân hàng Thương mại cổ phần NHTTT : Ngân hàng thanh toán thẻ NHVN : Ngân hàng Việt Nam PGD : Phòng giao dịch PIN : Mã số nhận diện cá nhân POS : Thiết bị cà thẻ thanh toán Saigonbank : Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Sài Gòn Công Thương Smartlink : Liên minh thẻ Smartlink SMEDF : Dự án Quỹ phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ SMS CK : Tin nhắn chuyển khoản Techcombank : Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam TK : Tài khoản TMCP : Thương mại cổ phần TP : Thành phố Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam VNBC : Liên minh thẻ Vietnam Bank Card VNTOPUP : Dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hiện nay khi mà nền kinh tế khu vực và thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang có những bước phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế và là mục tiêu hướng đến của các ngân hàng, trong đó, dịch vụ giao dịch tự động ATM là một kênh dịch vụ của ngân hàng nhằm đưa phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đi vào đời sống của người dân Việt Nam. Trong khi sự cạnh tranh trên thị trường thẻ ngày càng diễn ra khốc liệt và sự cố về vấn đề sử dụng thẻ ngày càng tăng thì việc tìm kiếm và tạo ra khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ sẽ rất khó khăn, đòi hỏi ngân hàng phải tìm hướng đi mới. Do đó, vấn đề cốt lõi về mặt thực tiễn của các ngân hàng hiện nay là phải đầu tư về “chiều sâu” chứ không nên chỉ chạy đua về “chiều rộng”. Để làm được điều đó thì việc xây dựng một chính sách về sản phẩm thẻ hoàn chỉnh là vấn đề cấp thiết. Sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng cũng như nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa E-Partner tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu khóa luận này gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa E-Partner tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa E- Partner tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng Do hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng chắc chắn khóa luận này không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, xây dựng của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA NGÂN HÀNG 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ Là một lĩnh vực kinh doanh tương đối mới mẻ nhưng thẻ cũng có lịch sử hình thành và phát triển trong suốt mấy thập kỷ qua. Quan hệ giữa khách hàng và cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ là tâm điểm của kinh doanh thẻ. Vào đầu những năm 40, một số cơ sở tư nhân lớn mở rộng dịch vụ bán chịu cho khách hàng và cho phép họ trả tiền hàng hóa dịch vụ vào tài khoản của mình. Nhiều cơ sở cung ứng hàng hoá dịch vụ cũng muốn thực hiện dịch vụ này nhưng họ nhận thấy không đủ khả năng. Điều đó tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính và ngân hàng vào cuộc. Hình thức sơ khai của thẻ là Charg-it, một hệ thống mua bán chịu do John Biggins sáng lập ra năm 1946. Hệ thống này cho phép khách hàng trả tiền cho các giao dịch mua bán lẻ tại địa phương. Các cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai bán hàng vào nhà băng của Biggins, nhà băng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng đã sử dụng Charg-it. Trong những năm sau đó ngày càng có nhiều các tổ chức tham gia vào thị trường thẻ ngân hàng. Vào năm 1959, một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đã cung ứng thêm một dịch vụ mới đó là thẻ tín dụng tuần hoàn. Với dịch vụ này, các chủ thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ hoàn thành việc thanh toán hàng tháng. Khi đó số tiền thanh toán hàng tháng của chủ thẻ sẽ được cộng thêm một khoản phí tính từ những khoản vay của chủ thẻ. Vào năm 1960, Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình – BANKAMERICARD. Thẻ BANKAMERICARD phát triển rộng khắp vào những năm tiếp theo và đạt được rất nhiều thành công. Những thành công của BANKAMERCARD đã thúc đẩy các nhà phát hành thẻ khác trên khắp nước Mỹ bắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này. Năm 1966, 14 ngân hàng hàng đầu của Mỹ liên kết với nhau thành tổ chức Interbank- một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ. Năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên của họ từ California Bankcard Association thành Western State Bankcard Association (WSBA). WSBA Trang 1 mở rộng mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA là MASTERCHARGE. Tổ chức WSBA cũng cấp phép cho tổ chức Interbank sử dụng tên và thương hiệu của MASTERCHARGE. Năm 1977, tổ chức thẻ BANKAMERICARD đổi tên thành VISA International. Năm 1979, MASTERCHARGE đổi tên thành MASTERCARD. Sau đó, ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính của các nước tham gia vào chương trình thẻ ngân hàng. Ngoài các sản phẩm thẻ ở trên ra còn một số các sản phẩm thẻ khác được hình thành như American Express (1958), Dinner Club (1950), JCB (1961). Như vậy, thẻ ghi nợ ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông. Thực tế cho thấy, thẻ ngân hàng là sự phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và đang phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ và văn minh xã hội. 1.2. Phân loại thẻ ngân hàng Dựa trên tính chất thanh toán, thẻ ngân hàng được phân thành 2 loại: - Thẻ tín dụng: là loại thẻ dùng thanh toán trước, trả tiền cho ngân hàng sau, nghĩa là dựa vào uy tín hoặc khả năng tài chính của chủ thẻ mà ngân hàng sẽ cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhất định cho phép chủ thẻ tiêu xài trong hạn mức ấy, sau đó theo từng định kỳ (có thể cuối tháng) ngân hàng sẽ gởi hoá đơn thanh toán dành cho chủ thẻ, chủ thẻ phải thanh toán lại cho ngân hàng số tiền tín dụng mà chủ thẻ đã sử dụng - Thẻ ghi nợ: cũng là một trong những phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Song khác với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi của chủ thẻ mở tại Ngân hàng do vậy nó cũng không có hạn mức tín dụng. Chủ thẻ sẽ chi tiêu và rút tiền trực tiếp trên tài khoản đó. Khi trong tài khoản của chủ thẻ không có tiền, họ không thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán hay rút tiền.Thẻ ghi nợ còn có thể được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM). Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ Trang 2 1.3. Nội dung cơ bản về thẻ ghi nợ nội địa 1.3.1. Khái niệm thẻ ghi nợ nội địa Có nhiều khái niệm về thẻ ghi nợ, sau đây là một số khái niệm cơ bản: - Thẻ ghi nợ là một phương tiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không dùng tiền mặt hoặc có thể dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. - Thẻ ghi nợ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, mà người sở hữu thẻ có thể sử sụng để rút tiền mặt tại các máy ATM (Automated teller machine), các quầy dịch vụ của ngân hàng, đồng thời có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ (có thiết bị đọc thẻ – máy chà tay hoá đơn hoặc máy POS). Hoặc ta có thể hiểu một cách đơn giản như sau: “Thẻ ghi nợ là công cụ thanh toán do NHPHT cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư của mình ở tài khoản tiền gửi. Hoá đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua NHTTT và NHPHT.” Qua phân tích trên ta có thể dễ dàng trả lời cho câu hỏi thẻ ghi nợ nội địa là gì? Dựa trên phạm vi sử dụng thẻ ghi nợ tại ATM, thẻ ghi nợ được chia làm 2 loại là Thẻ quốc tế và Thẻ nội địa. Thẻ ghi nợ nội địa là thẻ ghi nợ do các ngân hàng phát hành và được sử dụng trong phạm vi của một quốc gia. 1.3.2. Đặc điểm, cấu tạo thẻ ghi nợ nội địa a. Đặc điểm của thẻ ghi nợ nội địa - Tính linh hoạt: Thẻ ghi nợ nội địa có nhiều loại, đa dạng, phong phú về hạn mức rút tiền của thẻ nên thích hợp với hầu hết mọi đối tượng khách hàng, từ những khách hàng có thu nhập thấp cho tới những khách hàng có thu nhập cao, khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt, cho tới nhu cầu du lịch, giải trí…, thoả mãn nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. - Tính tiện lợi: Trang 3 Là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ ghi nợ cung cấp cho khách hàng sự tiện lợi mà không một phương tiện thanh toán nào có thể mang lại được. Đặc biệt đối với những người phải đi công tác hay là đi du lịch, thẻ ghi nợ nội địa có thể giúp họ thanh toán ở gần như bất cứ nơi nào mà không cần phải mang theo tiền mặt hay séc du lịch, không phụ thuộc vào khối lượng tiền họ cần thanh toán. Thẻ ghi nợ được coi là phương tiện thanh toán tốt nhất trong số các phương tiện thanh toán phục vụ tiêu dùng trong xã hội hiện đại và văn minh. - Tính an toàn và nhanh chóng: Ngay cả trong trường hợp thẻ bị lấy cắp, ngân hàng cũng bảo vệ tiền cho chủ thẻ bằng số PIN, ảnh và chữ ký trên thẻ, băng ghi hình, … nhằm tránh khả năng rút tiền của kẻ ăn trộm hoặc tìm ra thủ phạm. Hơn thế nữa, hầu hết các giao dịch thẻ đều được thực hiện qua mạng kết nối trực tuyến từ cơ sở chấp nhận thẻ hay điểm rút tiền mặt tới NHTTT, NHPHT và các Tổ chức thẻ Quốc tế. Do đó việc ghi nợ, ghi có cho các chủ thể tham gia quy trình thanh toán được thực hiện một các tự động, dẫn đến việc quá trình thanh toán diễn ra rất dễ dàng, tiện lợi và nhanh chóng. b. Cấu tạo của thẻ Thẻ dù do bất cứ tổ chức nào phát hành đều được làm bằng nhựa ABS hoặc PC, cấu tạo gồm 3 lớp, ép với kỹ thuật cao, lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm giữa hai lớp tráng mỏng. Kích thước thẻ: 84mm x 54mm x 0,76mm. Thẻ có 4 góc tròn gồm hai mặt và trên thẻ phải có đủ các thông tin sau - Mặt trước của thẻ: + Tên và biểu tượng của NHPHT + Số thẻ, tên chủ thẻ (in rập nổi) + Ngày hiệu lực (in rập nổi) + Biểu tượng của tổ chức thẻ. + Các đặc điểm bảo mật khác. Ngoài ra còn có thể có các yếu tố: chữ ký, ảnh của chủ thẻ… - Mặt sau của thẻ: Trang 4 + Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá như: số thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn hiệu lực, bảng lí lịch ngân hàng, mã số bí mật, ngày giao dịch cuối cùng, mức rút tối đa và số dư… + Ô chữ kí dành cho chủ thẻ Ngoài ra, thẻ còn có thể có thêm một số yếu tố khác theo quy định của các tổ chức thẻ quốc tế hoặc hiệp hội phát hành thẻ. Các ngân hàng khi phát hành thẻ thường sử dụng những thiết bị mang tính công nghệ cao để đảm bảo tính an toàn cho thẻ. 1.3.3. Phân loại thẻ ghi nợ nội địa: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, người ta có thể phân thẻ ghi nợ ra thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau: a. Phân loại theo công nghệ sản xuất - Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard): là loại thẻ được chế tạo dựa trên công nghệ khắc chữ nổi trên bề mặt thẻ. Mặc dù, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất dựa trên công nghệ này nhưng hiện nay loại thẻ này không còn được sử dụng phổ biến nữa bởi kỹ thuật thô sơ khiến loại thẻ này rất dễ bị giả mạo. - Thẻ băng từ (Magnetic stripe): là loại thẻ được sản xuất dựa trên công nghệ thư tín, với 2 băng từ chứa những thông tin cố định về chủ thẻ Nhược điểm của loại thẻ này đó là thông tin ghi trên thẻ không thể tự mã hoá được, thẻ chỉ mang các thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin - Thẻ thông minh (Smart Card): là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học. Thẻ được gắn một chíp điện tử nên có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. Hiện nay, loại thẻ này đang ngày càng được sử dụng một cách phổ biến do có độ an toàn cao về kỹ thuật, khó bị làm giả… b. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ - Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ. - Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày. Trang 5 Ngoài ra, thẻ ghi nợ nội địa còn có thể phân chia theo tính chất sử dụng và thanh toán thành: - Thẻ rút tiền mặt hay còn gọi là thẻ ký quỹ (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. - Thẻ lưu trữ giá trị: được phát hành bằng cách nộp một số tiền nhất định để mua một thẻ, mỗi lần sử dụng thì số tiền trên thẻ bị trừ dần. Thẻ này thường được sử dụng để mua bán hàng hóa có giá trị tương đối nhỏ như xăng dầu ở các trạm bán xăng tự động, gọi điện thoại, thanh toán phí cầu đường (thẻ điện thoại ở VN là một ví dụ điển hình). c. Phân loại theo chủ thể phát hành - Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do các ngân hàng phát hành cho khách hàng, giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình hay tài khoản được ngân hàng cấp tín dụng - Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn, các cửa hiệu lớn…phát hành như Diner’s Club, Amex… Nếu đứng trên nhiều góc độ khác nhau để phân chia các loại thẻ thì ta thấy thẻ ghi nợ rất đa dạng. Người ta có thể nhìn nhận nó từ nhiều góc độ người phát hành, công nghệ sản xuất hay theo tính chất thanh toán của thẻ. 1.4. Vai trò và lợi ích của thẻ ghi nợ nội địa 1.4.1. Vai trò của thẻ ghi nợ nội địa a. Đối với nền kinh tế Giao dịch bằng thẻ ghi nợ nội địa giúp loại bỏ một khối lượng tiền mặt rất lớn lẽ ra phải lưu chuyển trực tiếp trong lưu thông để thanh toán các khoản mua hàng, trả tiền dịch vụ trong cơ chế thị trường đang ngày càng sôi động, phát triển ở tất cả các nước. Với hình thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả này sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp tập trung vốn tốt hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm thiểu các giao dịch tiền mặt không hợp pháp, giúp nhà nước Trang 6 quản lí nền kinh tế cả về vi mô và vĩ mô. Việc áp dụng công nghệ hiện đại của việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. b. Đối với toàn xã hội Thẻ ghi nợ nội địa là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước. Thêm vào đó, chấp nhận thanh toán thẻ đã góp phần tạo môi truờng thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, cải thiện môi trường văn minh thương mại và văn minh thanh toán, nâng cao hiểu biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học trong phục vụ đời sống. Hơn nữa thanh toán thẻ ghi nợ tạo điều kiện cho sự hoà nhập của quốc gia vào cộng đồng quốc tế và nâng cao hệ số an toàn xã hội trong lĩnh vực tiền tệ. 1.4.2. Lợi ích của thẻ ghi nợ nội địa a. Đối với chủ thẻ Sự ra đời của dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa đã đem đến cho người sử dụng nó những tiện ích phong phú. Thay vì trước đây khách hàng trong giao dịch mua bán hàng hoá phải mang theo một lượng tiền lớn thì bây giờ, thẻ ghi nợ nội địa ra đời giúp đỡ cho khách hàng rất nhiều trong việc giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro, tránh mất mát trong quá trình vận chuyển, do đó mang lại tính tiện dụng và an toàn cao hơn khi sử dụng tiền mặt. Khi có nhu cầu, khách hàng có thể sử dụng thẻ để rút tiền hoặc thực hiện các giao dịch cần thiết như chuyển khoản, nộp tiền, mua thẻ điện thoại… ở các máy ATM mà không cần trực tiếp đến Ngân hàng. b. Đối với đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ ghi nợ nội địa (ĐVCNT) - Đảm bảo chi trả: Với thẻ ghi nợ nội địa, ĐVCNT có thể yên tâm là đã được ghi có vào tài khoản ngay khi thông tin được truyền qua hệ thống máy móc điện tử đến NHTTT. Trường hợp phải xin cấp phép thì việc xin cấp phép từ NHPHT cũng rất nhanh chóng và đảm bảo qua các máy cấp phép tự động. - Tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ và thu hút thêm khách hàng Thẻ ghi nợ nội địa tạo cho ĐVCNT khả năng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ khác. Môi trường văn minh, hiện đại trong giao dịch, mua bán khi thanh Trang 7 [...]... HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA E-PARTNER TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG 2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng Tháng 11/1988, theo Nghị Định 53/HĐBT về chuyển đổi hệ thống Ngân hàng – Ngân hàng hai cấp, tách rời giữa hai chức năng; kinh doanh của ngân hàng chuyên doanh. .. tách địa lý giữa tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng Ngân hàng Công Thương Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành hai chi nhánh trực thuộc NHCTVN là Ngân hàng Công Thương tỉnh Quảng Nam và Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng (hội sở chính ở Đà Nẵng, chi nhánh Liên Chi u, chi nhánh Ngũ Hành Sơn) Kể từ đó, ngân hàng hoạt động độc lập với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng Ngày 01/03/2006 Chi nhánh. .. của ngân hàng trung ương; Ngân hàng Công Thương được thành lập cùng với những chi nhánh của nó Năm 1992, theo luật Ngân hàng và tổ chức tín dụng, Ngân hàng Công Thương Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đổi thành tên Ngân hàng Công Thương Quảng Nam – Đà Nẵng Theo quyết định số 14/NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của CTHĐQT-NGCTVN, Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng (ICB – Đà Nẵng) được thành lập trên cơ sở chia... của chi nhánh Trang 24 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵngqua 3 năm 2008 – 2010 2.2.1 Tình hình huy động vốn và cho vay của Chi nhánh a Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng qua 3 năm 2008 – 2010 Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung, CN Đà Nẵng. .. khấu đại lí từ hoạt động thanh toán đại lí Qua đó cũng làm tăng uy tín của Ngân hàng trong nền kinh tế Trang 9 1.5 Hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại các NHTM 1.5.1 Phát hành thẻ ghi nợ nội địa a Cơ chế phát hành thẻ ghi nợ nội địa Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thu được từ chủ thẻ, các NHPHT còn được hưởng khoản phí trao đổi do NHTTT chia sẻ từ phí... khách hàng Hàng năm Ngân hàng dành hàng trăm tỷ đồng vốn cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng doanh nghiệp Bên cạnh đó vốn của Ngân hàng cũng đáp ứng hàng trăm tỷ đồng cho các hạn mục dự án, những công trình trọng điểm của Thành phố Đà Nẵng và khu vực 2.1.2 Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CN Đà Nẵng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng hoạt động. .. 2010, tỷ lệ Nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0,21% cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng, tăng cường công tác thu hồi nợ và quản lý rủi ro là rất đáng khen ngợi 2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đà Nẵng qua 3 năm 2008 - 2010 Trang 30 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Đà Nẵng qua 3... Tài trợ thương mại - Thẩm định dự án Trang 22 2.1.3 Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng Từ khi đi vào hoạt động Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển ngày càng... khoản, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - CN Đà Nẵng vẫn đạt mức tăng trưởng tốt về vốn huy động Bên cạnh đó, trong năm 2009, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng đã phấn đấu huy động được 45 triệu đồng từ phát hành giấy tờ có giá Mặc dù con số này rất nhỏ, nhưng nó mở ra một giải pháp huy động vốn từ dân cư khá dễ dàng và thuận lợi cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh. .. phận phát hành Quy trình phát hành thẻ, đặc biệt là số PIN phải được đảm bảo giữ bí mật 1.5.2 Thanh toán thẻ ghi nợ nội địa a Cơ chế thanh toán thẻ ghi nợ nội địa Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ ghi nợ của một Ngân hàng không chỉ là thu lợi nhuận từ nguồn phí chi t khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa từ các ĐVCNT mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một . về thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa E-Partner tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp phát triển. mạnh dạn chọn đề tài: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa E-Partner tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Kết. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa E- Partner tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng Do hiểu biết còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, mặc

Ngày đăng: 31/10/2014, 17:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẺ GHI NỢ NỘI ĐỊA NGÂN HÀNG

      • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ

      • 1.2. Phân loại thẻ ngân hàng

      • 1.3. Nội dung cơ bản về thẻ ghi nợ nội địa

        • 1.3.1. Khái niệm thẻ ghi nợ nội địa

        • 1.3.2. Đặc điểm, cấu tạo thẻ ghi nợ nội địa

          • a. Đặc điểm của thẻ ghi nợ nội địa

          • b. Cấu tạo của thẻ

          • 1.3.3. Phân loại thẻ ghi nợ nội địa:

            • a. Phân loại theo công nghệ sản xuất

            • b. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ

            • c. Phân loại theo chủ thể phát hành

            • 1.4. Vai trò và lợi ích của thẻ ghi nợ nội địa

              • 1.4.1. Vai trò của thẻ ghi nợ nội địa

                • a. Đối với nền kinh tế

                • b. Đối với toàn xã hội

                • 1.4.2. Lợi ích của thẻ ghi nợ nội địa

                  • a. Đối với chủ thẻ

                  • b. Đối với đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ ghi nợ nội địa (ĐVCNT)

                  • c. Đối với ngân hàng

                  • 1.5. Hoạt động kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa tại các NHTM

                    • 1.5.1. Phát hành thẻ ghi nợ nội địa

                      • a. Cơ chế phát hành thẻ ghi nợ nội địa

                      • b. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc phát hành thẻ ghi nợ nội địa

                      • c. Thủ tục phát hành thẻ ghi nợ nội địa

                      • 1.5.2. Thanh toán thẻ ghi nợ nội địa

                        • a. Cơ chế thanh toán thẻ ghi nợ nội địa

                        • b. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc thanh toán thẻ ghi nợ nội địa

                        • c. Thủ tục thanh toán thẻ ghi nợ nội địa

                        • 1.5.3. Thu nhập và chi phí trong kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa

                          • a. Thu nhập trong kinh doanh thẻ ghi nợ nội địa

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan