sát nhập và mua lại ngân hàng việt nam

45 426 2
sát nhập và mua lại ngân hàng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI : M&A NGÂN HÀNG VIỆT NAM NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 13 GVHD: ĐINH BẢO NGỌC ĐÀ NẴNG, Ngày 22 tháng 4 năm 2014 1 Mục Lục 2 Mở bài Thế kỷ XXI, thế kỷ mà nền kinh tế thế giới đã chứng kiến những làn sóng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ào ạt dưới nhiều hình thức đa dạng và với quy mô lớn chưa từng có. Những đợt sóng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi các quốc gia có nền kinh tế phát triển mà nó còn lan tỏa sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan … và cả Việt Nam. 1 Tổng quan về M&A M&A được viết tắt bởi 2 từ tiếng anh mergers (sát nhập) và Acquisitions(mua lại).M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp,bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó. 1.1 Mua lại Là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác,đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới.Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới. 1.2 Sát nhập Là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô,thống nhất gọp chung cổ phần.Công ty bị sát nhập chuyển toàn bộ tài sản,quyền,nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sát nhập,đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sát nhập để trở thành công ty mới. Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như cấc nhà đầu tư nhỏ,lẻ.Vì vậy khi một nhà đầu tư đạt được mục đích sở hữu phần vốn góp cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A.Ngược lại khi nhà đầu tư sở hữu phần vốn góp cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây coi như là đầu tư thông thường. 3 1.3 M&A được thực hiện trong một số trường hợp như sau: • Nguyên tắc cơ bản: để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty là việc đó phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tính trạng cũ không đạt được. • Về mặt giá trị: của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ. • Về năng lực cạnh tranh: Những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả vận hành cùng hơn. • Đồng thuận: Các cổ đông phải đồng ý về việc này với đa số phiếu thuận 1.4 So sánh mua lại và sát nhập Mua lại và sát nhập thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau ,do vậy có khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định - Sự giống nhau: • Thay đổi chủ sở hữu,thay đổi ban lãnh đạo. • Công ty mua lại sát nhập sau quá trình M&A là một công ty lớn hơn công ty cũ về quy mô,về tiềm lực tài chính,về nhân sự - Sự khác nhau: Mặc dù mua lại và sát nhập thường được đề cập cùng nhau với ngôn ngữ quốc tế là M&A nhưng hai thuật ngữ mua lại và sát nhập vẫn có sự khác biệt nhất định Khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán.Dưới hình thức pháp lý,thì công ty mua lại sẽ không tồn tại,bên mua đã nuốt chửng bên bán và cổ phiếu bên mua không bị ảnh hưởng.Theo nghĩa đen,sát nhập diễn ra khi hai doanh nghiệp thường có cùng quy mô đồng thuận hợp nhất thành một công ty mới vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ,loại hình này 4 thường được gọi là sát nhập ngang bằng.Cổ phiếu của hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành Tuy nhiên trên thực tế sát nhập không thường xuyên xảy ra do nhiều lý do.Một trong những lý do chính là việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có lợi cho công ty bị mua và công ty mới sau khi sát nhập.Thông thường một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận mua bán sẽ cho bên bị mua tuyên bố với bên ngoài là Hoạt động này là sát nhập ngang bằng cho dù về bản chất đây là hoạt động mua bán.Một thương vụ mua bán cũng có thể gọi là sát nhập khi cả hai bên đồng thuận lien kết với nhau vì lợi ích chung nhưng khi bên bị mua không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là thương vụ mua bán.Một thương vụ sẽ được gọi là thâu tóm hay sát nhập tùy thuộc vào thỏa thuận thân thiện giữa hai bên hay ép buộc nhau Sáp nhập Mua lại Không dùng tiền mặt. thường được thực hiện bằng cách chia sẻ cổ phiếu Giao dịch mua lại doanh nghiệp thường được thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng ngân phiếu Định giá: bằng cách xác định giá trị công ty bị sáp nhập bằng bao nhiêu cổ phiếu của công ty sáp nhập Định giá: Không quy giá trị của công ty bị mua lại thành cổ phiếu mà xác định giá trị của nó bằng tiền mặt Hội đồng quản trị của công ty bị sáp nhập sau khi sáp nhập có vai trò vị trí không bằng công ty sáp nhập Hội đồng quản trị công ty bị mua lại không có tiếng nói và quyền hạn gì trong việc tái tổ chức công ty mới Sau sáp nhập thì công ty bị sáp nhập thường mất đi Sau giao dịch công ty bị mua lại có thể vẫn còn tồn tại. 1.5 Cộng hưởng trong M&A Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kì diệu nhất giải thích cho mọi thương vụ Mua bán hay Sáp nhập. Cộng hưởng sẽ cho phép hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp 5 mới (sau khi Sáp nhập) được nâng cao. Lợi ích mà các doanh nghiệp kỳ vọng sau mỗi thương vụ M&A bao gồm: • Giảm nhân viên: Thông thường, khi hai hay nhiều doanh nghiệp Sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp như: công việc văn phòng, tài chính kế toán hay marketing… Việc giảm thiểu vị trí công việc cũng đồng thời với đòi hỏi tăng năng suất lao động. Đây cũng là dịp tốt để các doanh nghiệp sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả. • Đạt được hiệu quả dựa vào quy mô: Một doanh nghiệp lớn sẽ có ưu thế hơn khi tiến hành giao dịch hoặc đàm phán với các đối tác. Mặt khác, quy mô lớn cũng giúp doanh nghiệp đó giảm thiểu được các chi phí phát sinh không cần thiết. • Trang bị công nghệ mới: Để duy trì lợi thế cạnh tranh, bản thân các công ty luôn cần sự đầu tư về kỹ thuật và công nghệ để vượt qua các đối thủ khác. Thông qua việc Mua bán hoặc Sáp nhập, các công ty có thể chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho nhau, từ đó, công ty mới có thể tận dụng công nghệ được chuyển giao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh. • Tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành: Một trong những mục tiêu của Mua bán & Sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, vị thế của công ty mới sau khi Sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tư: công ty lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn một công ty nhỏ. Trên thực tế, sự cộng hưởng sẽ không tự đến nếu không có sự Mua bán & Sáp nhập Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, khi hai công ty tiến hành Sáp nhập lại có hiệu ứng ngược lại. Đó là trường hợp: một cộng một lại nhỏ hơn hai. Do đó, việc phân tích chính xác mức độ cộng hưởng trước khi tiến hành những thương vụ M&A rất quan trọng. Khá nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã cố tình vẽ ra bức tranh cộng hưởng để tiến hành các vụ M&A nhằm trục lợi từ việc định giá doanh nghiệp. 6 1.6 Các hình thức kết hợp M&A Cùng một tiêu chí mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nhưng M&A được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như: • Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp : thông qua việc góp vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần. • Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần : hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty. Không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, đây là hình thức đầu tư không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp/cổ phần của doanh nghiệp . • Sáp nhập doanh nghiệp : là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập. • Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) kết hợp thành một công ty mới (công ty hợp nhất). Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại và hình thành mới một công ty trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất. • Chia tách doanh nghiệp. Là hình thức M&A đặc thù bởi việc kiểm soát doanh nghiệp đạt được thông qua việc làm giảm quy mô doanh nghiệp và do vậy việc kiểm soát doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với từng phần doanh nghiệp nhất định. Chủ thể chính của hoạt động chia tách doanh nghiệp là các thành viên hoặc cổ đông hiện tại của công ty. Chia, tách doanh nghiệp được áp dụng đối với loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần Chia doanh nghiệp là việc một công ty bị chia thành nhiều công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại, các công ty mới liên đới thực hiện nghĩa vụ của công ty bị chia. Tách doanh nghiệp là việc một công ty bị tách một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ để hình thành một công ty mới. Công ty bị tách vẫn tồn tại và hình thành một công ty mới, các công ty này vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bị tách. 7 Trong số các hình thức M&A nêu trên, hình thức góp vốn vào công ty và mua vốn góp, cổ phần của công ty sẽ là những hoạt động chính và thường xuyên, phổ biến nhất vì đa số các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH hoặc cổ phần. Các hình thức M&A khác chỉ là những hình thức được áp dụng với những hoạt động đầu tư đặc thù. Hình thức bán công ty nhà nước sẽ giảm dần vì theo lộ trình quy định, các công ty nhà nước sẽ được chuyển hết sang loại hình công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Mỗi một hình thức M&A đều có những quy định riêng của pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, trước khi thực hiện bất cứ một hoạt động M&A nào, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật để xác định mục đích đầu tư có đạt được hay không và cần phải thực hiện đầu tư như thế nào để pháp luật bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của mình. 1.7 Các phương thức mua bán và sát nhập (M&A) Xét về đối tượng giao dịch, M&A có thể chia đơn giản thành 2 loại là mua tài sản và trao đổi cổ phiếu. Mua tài sản Mua cổ phiếu Định nghĩa Là việc một công ty mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của một công ty khác và đồng thời diễn ra việc chuyển quyền sở hữu. Là việc một công ty mua lại phần lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của một công ty khác và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty đó. Ưu điểm Trong hình thức này, người mua có thể chọn tài sản mua cũng như một số khoản nợ. Việc này tránh cho bên mua khỏi những khoản nợ không lường trước được. Người mua chỉ phải làm việc với người đại diện bên bán chứ không phải Do chỉ mua cổ phiếu của công ty bị mua lại nên sẽ không có sự pha loãng cổ đông như sáp nhập Nhanh chóng và dễ dàng hơn so với mua tài sản 8 đàm phán với nhiều cổ đông như hình thức mua cổ phiếu Nhược điểm Tốn kém về thời gian, công sức và chi phí để định giá nhiều loại tài sản, chuẩn bị thủ tục, giấy tờ để chuyển quyền sở hữu làm cho giao dich trở nên cồng kềnh. Người mua có thể gặp phải những khoản nợ có thể gây ra “ tranh chấp không dự tính được” ( môi trường, thuế, kiện tụng) Mô tả một vài phương thức: Mua cổ phiếu: thông qua việc tham gia mua cổ phần khi công ty tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là hình thức thâu tóm một phần nhưng đủ để tham gia quản trị điều hành và định đoạt quyền sở hữu theo mục tiêu chiến lược của bên mua. Mua gom cổ phiếu: để giành quyền sở hữu và chi phối cũng là một chiến lược được nhiều công ty thực hiện. Phương thức này đã xảy ra tại Việt Nam từ nửa cuối năm 2008, khi thị trường chứng khoán sụt giảm và nhiều công ty niêm yết có giá trị vốn hóa thấp đã trở thành mục tiêu bị thu gom. Hoán đổi/chuyển đổi cổ phiếu (stock swap): thường diễn ra đối với những công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như trong cùng một tập đoàn. Đối với trường hợp này, vấn đề quan trọng nhất là thẩm định, định giá để đảm bảo lợi ích của các cổ đông của các bên, còn về chiến lược kinh doanh hoặc các thủ tục pháp lý thường không bị ảnh hưởng hay xáo trộn. Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản doanh nghiệp: đây cũng là một cách để thực hiện chiến lược M&A. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đi thâu tóm chỉ mua một phần hoặc một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bán mà không tham gia sở hữu tại doanh nghiệp bán. Phần bán đi có thể là tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, gắn liền với quyền sử dụng đất đai…) hoặc vô hình (thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, 9 kênh phân phối, chuyển nhượng một phần hay toàn bộ dự án…) được tách ra khỏi công ty bán. Mua lại một dự án bất động sản: được tiến hành khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt đối với những doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản. Thực chất, bất động sản cũng được coi là một loại tài sản và về lý thuyết sẽ được thực hiện như phần đã đề cập ở trên về mua một phần hoặc tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản, thuật ngữ “nhà đầu tư thứ cấp” đã trở nên phổ biến hơn là M&A. Trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp có thế mạnh và tiềm lực để lấy được những dự án lớn nhưng khi triển khai thì chia nhỏ ra “bán lại” cho các nhà đầu tư thứ cấp để khai thác. Mua nợ: cũng là một phương thức tiến hành M&A gián tiếp. Khi một doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản và không thể trả nợ, chủ nợ có thể tìm một doanh nghiệp có khả năng tài chính mua lại phần nợ với giá thỏa thuận. Doanh nghiệp mua nợ trở thành chủ nợ mới và có thể thỏa thuận để chuyển đổi khoản nợ thành vốn cổ phần và thực thi quyền sở hữu. Trường hợp này thường diễn ra đối với chủ nợ cũ là ngân hàng. Thay vì để cho doanh nghiệp phá sản, cách tốt nhất là ngân hàng bán nợ với mức giá thấp hơn giá trị khoản nợ. Doanh nghiệp mua nợ nhìn chung hướng tới việc chuyển đổi khoản nợ thành cổ phần để can thiệp cứu doanh nghiệp hơn là kỳ vọng nhận trả nợ. Điển hình của phường thức này là việc Ngân hàng SHB thực hiện đối với Công ty CP Thủy sản Bình An 1.8 Tính hai mặt của M&A Hoạt động M&A có tác động 2 mặt đến đời sống doanh nghiệp và xã hội. Với doanh nghiệp thuộc đối tượng mua bán, sáp nhập, có thể là khởi đầu một chu kỳ phát triển mới hoặc dấu chấm hết cho một doanh nghiệp hay một thương hiệu lâu năm. Nhưng đối với doanh nghiệp chủ động quá trình này, M&A làm thay đổi cơ cấu sở hữu, quyền kiểm soát, điều hành, năng lực tài chính và quy mô kinh doanh, từ đó góp phần mở ra những cơ hội kinh doanh mới, tăng cường vị thế cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. 10 [...]... sáp nhập tiêu biểu như Tổng công ty cổ phần Tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC) và ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank) hợp nhất với tên gọi ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank); Ngân hàng TMCP phát triển TP.HCM (HDBank) tiến hành sáp nhập với Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank), giữ nguyên tên ngân hàng HDBank Thương vụ giữa IFC và Maybank với ABBANK - Ngày 23/04/2013, tại Hà Nội, Ngân hàng. .. tham gia vào những lĩnh vực mà trước đây bản thân họ không thể thực hiện được Ngân hàng sau sáp nhập sẽ được kế thừa hệ thống khách hàng của hai ngân hàng trước sáp nhập, từ đó khách hàng sẽ được cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà trước đây ngân hàng kia không có, làm tăng sự gắn bó của khách hàng với ngân hàng đồng thời tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng Hơn nữa, khi một trong hai hay nhiều ngân hàng có... Sáp 2013 nhập Nguồn: tapchitaichinh Lãnh vực ngân hàng luôn được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm Trong giai đoạn 2011 đến nay, các thương vụ hợp nhất thực sự đã được diễn ra trong ngành ngân hàng: - Hợp nhất 03 ngân hàng SCB, Tín Nghĩa, Đệ Nhất thành Ngân hàng SCB - Sát nhập Habubank và SHB - Ngân hàng TMCP Gia Định trở thành Ngân hàng Bản Việt Một số thương vụ nổi bật trong năm 2013: Nhìn lại chặng... ,một giá trị tăng them nào không?Hai công ty gộp lại có lwoij ích hơn khi hoạt động riêng lẻ không? -Các điều khoản sát nhập có làm cho công ty của họ và các cổ đông của công ty tốt hơn không?Đề xuất sát nhập sẽ không được thông qua nếu chi phí quá cao và tất cả lợi ích kia đều thuộc về công ty kia 2.4 Tài trợ cho mua lại và sát nhập Sát nhập và mua lại có thể được tài trợ bằng tiền mặt hoặc cổ phần... bán, sáp nhập được tiến hành Các công 27 văn pháp lý tiếp theo như: bố cáo về ngân hàng mới, gửi thông báo đến các khách hàng, thực hiện đăng kí kinh doanh … sẽ được khẩn trương thực hiện để hoàn tất thương vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng 4.2 Thực trạng hoạt động M&A trong hệ thống Ngân Hàng Việt Nam: M&A tổ chức tín dụng là giải pháp trọng tâm trong tiến trình cơ cấu lại ngân hàng tại Việt Nam Từ thời... 9 ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại Đến nay, theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN, thì Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 8/9 phương án cơ cấu lại của các ngân hàng này Trong đó, chỉ có Navibank là tự cơ cấu lại, GP Bank chưa công bố phương án cơ cấu lại được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, còn lại 7 ngân hàng đều thực hiện cơ cấu lại. .. huy động của các NHTMCP Việt Nam rất gay gắt khi có bất kỳ biến cố khó khăn nào của nền kinh tế xảy ra Lượng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng của dân cư không tăng lên đáng kể trong khi số dư tiền gửi của các ngân hàng chạy lòng vòng sang nhau Vậy nên, khi ngân hàng sáp nhập lại, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và yếu bị các ngân hàng lớn thâu tóm thì số lượng các NHTM Việt nam sẽ giảm xuống, khi đó... quan về hoạt động M&A ở Việt Nam Thị trường M&A tại Việt Nam diễn ra rất muộn màng, thương vụ M&A đầu tiên của Việt Nam xuất hiện từ năm 1997 giữa hai ngân hàng: Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập với Ngân hàng TMCP nông thôn Đồng Tháp, mặc dù lúc đó chưa hề có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh hoạt động này Đối với hoạt động M&A xuyên quốc gia, thương vụ đầu tiên tại Việt Nam được ghi nhận từ năm... phẩm options….Từ đó sẽ tạo nên thế mạnh riêng có của ngân hàng sau sáp nhập, hiệu quả hoạt động tăng trưởng rõ nét, gia tăng khả năng để theo đuổi các mục tiêu như ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tập đoàn tài chính lớn nhất Việt Nam … 4.5 Khó khăn, hạn chế Quá trình M&A tại các ngân hàng ở Việt Nam để thanh lọc các ngân hàng hoạt động lành mạnh và thanh khoản cao hơn trên thị trường đã phát sinh những... phát huy và những yếu điểm cần cải tổ lại + Kiểm tra xem ngân hàng mục tiêu có báo cáo đúng với thực trạng của họ đã nêu không? + Kiểm tra lại sự đáp ứng của ngân hàng mục tiêu với chiến lược và kế hoạch sáp nhập Thấy được nguồn lực vốn có của mục tiêu và các nguồn lực tiềm năng cho sự cộng lực xuất hiện sau khi thực hiện sáp nhập + Thấy được các vấn đề cần thực hiên sau mua bán, sáp nhập để ngân hàng . kia 2.4 Tài trợ cho mua lại và sát nhập Sát nhập và mua lại có thể được tài trợ bằng tiền mặt hoặc cổ phần 2.4.1 Thanh toán bằng tiền Xác định công ty trước và sau khi sát nhập là vấn đề vo cùng. ở Việt Nam Thị trường M&A tại Việt Nam diễn ra rất muộn màng, thương vụ M&A đầu tiên của Việt Nam xuất hiện từ năm 1997 giữa hai ngân hàng: Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập với Ngân. thuận 1.4 So sánh mua lại và sát nhập Mua lại và sát nhập thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau ,do vậy có khá nhiều trường hợp người ta không thể phân biệt sự khác nhau và không

Ngày đăng: 31/10/2014, 13:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1 Tổng quan về M&A

    • 1.1 Mua lại

    • 1.2 Sát nhập

    • 1.3 M&A được thực hiện trong một số trường hợp như sau:

    • 1.4 So sánh mua lại và sát nhập

    • 1.5 Cộng hưởng trong M&A

    • 1.6 Các hình thức kết hợp M&A

    • 1.7 Các phương thức mua bán và sát nhập (M&A)

    • 1.8 Tính hai mặt của M&A

    • 1.9 Làn sóng M&A trên thế giới

    • 1.10 Những hạn chế của M&A

    • 2 Quy trình của hoạt động M&A

      • 2.1 Xem xét đánh giá công ty mục tiêu

        • 2.1.1 Các báo cáo tài chính

        • 2.1.2 Các khoản phải thu và phải chi

        • 2.1.3 Đội ngũ nhân viên

        • 2.1.4 Khách hàng

        • 2.2 Định giá

        • 2.3 Đánh giá lợi ích chi phí

        • 2.4 Tài trợ cho mua lại và sát nhập

          • 2.4.1 Thanh toán bằng tiền

          • 2.4.2 Thanh toán bằng cổ phần

          • 2.4.3 Lựa chọn hình thức tài trợ

          • 2.5 Đàm phán và ký lại hợp đồng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan