Môn Nghi thức nhà nước

10 8K 100
Môn Nghi thức nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 1)- Khái niệm lễ tân nhà nước: Là tổng hợp các nghi thức thủ tục trong việc đón, tiễn, giao tiếp với khách nhằm giải quyết công việc có lien quan đến QH nội bộ giữa xã, các CQNN với nhau cũng như giữa nhà nước với công dân. - Khái niệm nghi thức nhà nước: Là phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định trong VBPL của nhà nước và tập quán truyền thống của dân tộc hoặc quốc tế mà các bên quan hệ phải tham gia và thực hiện. Bao gồm 5 nội dung: + Biểu tượng quốc gia + Kỹ năng giao tiếp thi cử, lời ăn tiếng nói, trang phục công sở + Công tác lễ tân, tiếp khách + Công tác tổ chức hội nghị + Công tác trong vấn đề hình thức, nội thất -Khái niệm nghi thức công sở: là những phương thức giao tiếp trong hoạt động của công sở nhà nước nói chung được qui định trong các văn bản pháp luật của nhà nước và những tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các cán bộ công chức trong các công sở đó quan phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo cho các công sở thực hiện thống nhất và hiệu quả hoạt động của mình. - Khái niệm nghi thức ngoại giao: là tổng hợp những qui định về trình tự, thủ tục mà các bên tham gia phải thực hiện trong quan hệ quốc tế. 2) Nghi thức nhà nước là: Là phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định trong VBPL của nhà nước và tập quán truyền thống của dân tộc hoặc quốc tế mà các bên quan hệ phải tham gia và thực hiện. Bao gồm 5 nội dung: - Biểu tượng quốc gia - Kỹ năng giao tiếp thi cử, lời ăn tiếng nói, trang phục công sở - Công tác lễ tân, tiếp khách - Công tác tổ chức hội nghị - Công tác trong vấn đề hình thức, nội thất 1 Nghi thức nhà nước có 3 đặc điểm chính: - Được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia & công pháp quốc tế: + Phong tục, tập quán, dân tộc. + Hệ thống VB pháp quy, quốc gia. + Hệ thống VB luật quốc gia. + Công pháp quốc tế VD: …. - Thể hiện chủ quyền QG trong quan hệ quốc tế: + Là công cụ đảm bảo quyền bình đẳng giữa các quốc gia, ít nhất là về mặt hình thức. + Đây là cơ hội để các quốc gia thể hiện tiếng nói, lập trường của mình đối với các vấn đề mà các bên quan tâm. + Thể hiện bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế. VD: … - Là sự điều chỉnh, kiểm soát của NN đối với hoạt động ngoại giao: + Ban hành hệ thống chính sách, pháp luật định hướng chính sách ngoại giao quốc gia trong quan hệ quốc tế. + Thành lập hệ thống các CQ thực hiện hoạt động NG chuyên trách để triển khai các chính sách NG của mình. + Thường xuyên có sự kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngoại giao. 3) Biểu tượng quốc gia là: khái niệm dùng để chỉ các yếu tố cấu thành mang tính chất tượng trưng cho một quốc gia bao gồm: quốc kỳ, quốc ca, quốc hiệu, quốc huy. Biểu tượng QG có 3 đặc điểm chính: - Là sự kết tinh các giá trị văn hóa, chính trị, xã hội của một quốc gia được khái quát hóa thông qua các phương tiện thể hiện như âm nhạc, hội họa hay ngôn ngữ. VD: … - Là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc và bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi quốc gia. VD: …. 2 - Là hình ảnh đại diện của mỗi quốc gia trong quan hệ quốc tế và là biểu hiện của tính chính thức trong quan hệ giữa nhà nước với công dân và các tổ chức. VD: … 4) Quốc kì là: Quốc kỳ là lá cờ chính thức được một quốc gia lựa chọn làm biểu tượng đại diện cho quốc gia mình. Qua các thời kì lịch sử, nước ta cũng có nhiều hình ảnh khác nhau về quốc kì. Quốc kì hiện nay của nước CHXHCN VN là lá cờ đỏ sao vàng, HCN, CR= CD, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao màu vàng 5 cánh. Trình bày các quy định hiện hành về SD quốc kì: - Cách treo quốc kì: + Theo chiều ngang, một cánh sao quay thẳng lên trên. + Theo chiều dọc, phần trên cờ bên trái (nhìn trước vào).  Trường hợp treo 2 cờ: Cờ VN bên phải, cờ nước khách bên trái (hướng nhìn từ dưới hội trường lên).  Trường hợp treo nhiều cờ:  Mọi cột cờ cao bằng nhau.  Mọi lá cờ cùng kích thước. Trong đó, cột cờ nước chủ nhà: đứng giữa. đứng đầu( 1 bên bất kì).  Đối với cờ của Liên hiệp quốc( 5 cách):  Treo theo vòng tròn, trong đó cờ của LHQ ở vị trí trung tâm.  ngoài vòng tròn.  Treo theo hàng cờ, trong đó cờ LHQ đứng đầu hàng, khoảng cách xa hơn.  Treo dàn đều theo 2 bên, cờ LHQ đứng giữa.  2 cờ LHQ đứng 2 đầu.  Cờ LHQ+ Quốc kì: Quốc kì treo 2 đầu giữa cờ LHQ & QG ≠. Khoảng cách khoảng cách của LHQ & QG ≠.  Treo Quốc kì kèm ảnh của lãnh tụ: Ảnh lãnh tụ thấp hơn Quốc kì hoặc dưới ngôi sao. Trường hợp có tượng bán thân thì đặt dưới lá cờ. 3  Treo cùng cờ Đảng/ Đoàn: Bên phải theo hướng từ hội trường nhìn lên.  Cờ tang( 2 vị trí): cờ có gắn 1 dải băng đen, CD= CR của cờ. phủ lên linh cữu, đặt trước linh sa. ( Quy định phủ: đỉnh 1 ngôi sao quay lên đầu người đã mất). - Lịch treo Quốc kì: + Treo quốc kì : Trụ sở Phủ Chủ tịch. Trụ sở Quốc hội. Tòa án ND tối cao/ VKSNDTC. Bộ NG. Đại sứ quán VN. Cột cờ HN. Trụ sở UBND các cấp( trừ xã, phường). Cửa khẩu, cảng quốc tế. + Treo quốc kì từ 06h đến 18h: Bộ, CQ ngang bộ. Các đơn vị vũ trang. - CQ, tổ chức & địa điểm treo quốc kì: + CQNN, trường học + Đơn vị vũ trang, cửa khẩu, cảng quốc tế + Tại phòng họp khi họp long trọng + Ngoài nhà vào những ngày lễ, tết + Treo hay mang đi tuần hành, mít tinh + Kỉ niệm quốc khánh nước ngoài + Đón tiếp đoàn đại biểu CP nước ≠ 5) Nghi thức công sở là: những phương thức giao tiếp trong hoạt động của công sở nhà nước nói chung được qui định trong các văn bản pháp luật của nhà nước và những tập quán truyền thống dân tộc hoặc quốc tế mà các cán bộ công chức trong các công sở đó quan phải tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo cho các công sở thực hiện thống nhất và hiệu quả hoạt động của mình. 4 Đặc điểm của nghi thức công sở: Phải là sự tuân thủ các quy định của pháp luật QG VD: … Phải thể hiện tính văn minh, lịch sự của CQ, đơn vị VD: … Thể hiện sự tôn trọng của CQ đối với đối tượng giao tiếp. VD: … 6) ND cơ bản của 1 tấm danh thiếp: - Họ tên, chức vụ, học hàm, học vị( nếu có & cần thiết) - Tên CQ công tác - Địa chỉ, SĐT, email… của cá nhân chủ danh thiếp - Ảnh cá nhân( nếu có) - 1 số thông tin ≠ ( nếu có): slogan của danh thiếp cửa hàng, công ty; logo công ty… Đối với việc tiến hành trao danh thiếp: - Khi đưa danh thiếp cho người đối diện, bạn nên mỉm cười, ánh mắt nhìn tập trung vào họ, nên dùng ngón tay cái kết hợp với ngón tay trỏ cầm góc trên của danh thiếp và trao cho người đối diện. - Nếu bạn đang ở tư thế ngồi thì bạn nên đứng dậy để đưa danh thiếp & hơi cúi người về phía trước khi đưa. Khi trao danh thiếp nên nói vài câu như “ Tôi là X, đây là danh thiếp của tôi” hoặc giả dụ “ Xin gửi ngài danh thiếp của tôi”. Thông thường người ít tuổi có chức vụ thấp hơn sẽ trao danh thiếp trước & nam giới sẽ trao danh thiếp trước. Nên tránh trao danh thiếp = 1 tay, ngồi trao danh thiếp, đưa 1 lúc cho nhiều người, gặp ai cũng trao danh thiếp. Đối với việc nhận danh thiếp: - Khi bạn nhận danh thiếp do người ≠ đưa, bạn nên đứng dậy, mỉm cười kết hợp giữa ngón cái & ngón trỏ nhận danh thiếp, nên cầm vào 2 góc bên dưới của danh thiếp đồng thời nói câu “ cảm ơn”, “ rất vinh hạnh khi nhận được danh thiếp của ngài( bà)… 5 - Sau nhận được danh thiếp nên đọc 1 lượt cẩn thận danh thiếp rồi mới cất vào túi áo ngực hoặc kẹp sổ kẹp danh thiếp( nếu có). - Tuyệt đối không vứt lung tung, đút vào túi quần hoặc để các đồ vật ≠ đè lên danh thiếp. 7) Quy định hiện hành của nhà nước về ngôn ngữ, trang phục của các CBCC trong công sở: - Về ngôn ngữ: + Trong giao tiếp công sở, CBCC phải có thái độ lịch sự, tôn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực rõ ràng, mạch lạc( Trích khoản 3 điều 16 của Luật CBCC 2008). + Trong Quy chế VH công sở có quy định: CBCC, VC giao tiếp ứng xử không được nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. + Giao tiếp qua điện thoại: Khi giao tiếp qua ĐT, CBCC, VC phải xưng tên, CQ, đơn vị nơi công tác, trao đổi ngắn gọn, tập trung vào ND công việc, không ngắt ĐT đột ngột. - Về trang phục công sở: + Quy chế VH công sở( Điều 5 & 6) quy định: (+) Khi TH nhiệm vụ; CBCC, VC phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự. (+) CBCC, VC có trang phục riêng thì TH theo quy định của pháp luật. (+) Lễ phục của CBCC, VC là trang phục chính thức được SD trong những buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài:  Lễ phục nam giới: sơ mi trắng hoặc sáng màu bộ veston sẫm màu cratvat giầy da( màu đen hoặc màu sẫm)  Lễ phục nữ giới: bộ veston( thường là sẫm màu) áo dài dân tộc( đủ dày & lịch sự)  CBCC, VC là người dân tộc thiểu số nên lễ phục chính là trang phục trong lễ hội của dân tộc đó. Liên hệ: …. 6 8) Nghi thức ngoại giao là: tổng hợp những qui định về trình tự, thủ tục mà các bên tham gia phải thực hiện trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc của nghi thức ngoại giao: - Tôn trọng lẫn nhau VD: … + Đây cũng là 1 trong những nguyên tắc CB của Luật Quốc tế + Các QG phải tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau + Khi thực hiện các nghi thức ngoại giao, các quốc gia cũng cần phải có sự tôn trọng đối với vị trí pháp lý, những giá trị truyền thống, những nét VH đặc trưng của các nước đối tác, tuyệt đối không được TH sự miệt thị, kì thị dân tộc trong QH quốc tế & TH các nghi thức quốc tế. - Bình đẳng, không phân biệt đối xử: VD: Quy chế nguyên thủ QG, cách xếp TT các QG & treo cờ các QG tại hội nghị quốc tế hay các quy định về ngôn ngữ khi kí điều ước song phg… Trong các hoạt động đối ngoại, tất cả các QG đều là những thực thể độc lập, có chủ quyền & bình đẳng với nhau về mặt pháp lý. Nguyên tắc bình đẳng về mặt chủ quyền là 1 trong những nguyên tắc CB của Luật Quốc tế & đặt nền tảng cho nguyên tắc bình đẳng không phân biệt đối xử của nghi thức ngoại giao. - Có đi có lại: VD: Các nước liên minh Châu Âu EU đã cho phép CD của mình có thể tự do đi lại trong các nước thành viên khối mà không cần làm giấy tờ thị thực; VN cũng đã áp dụng quy chế này với 1 số nước như Lào, Singapore… Trong QH quốc tế, có đi có lại là 1 nguyên tắc được áp dụng 1 cách phổ biến. Theo đó, 1 QG dành 1 chế độ pháp lý cho thể nhân & pháp nước ngoài tương ứng như nước đó đã dành & sẽ dành cho CD & pháp nhân nước mình. Trong hoạt động lễ tân NG, nguyên tắc có đi có lại áp dụng chủ yếu cho các QH song phg hoặc QH giữa các nước thành viên trong 1 tổ chức quốc tế khu vực nào đó. - Kết hợp công pháp quốc tế & pháp luật NG: 7 + Nghi thức NG được điều chỉnh bởi 1 hệ thống các QPPL vs các mức độ về giá trị pháp lý ≠ nhau. + Theo đó giá trị pháp lý cao nhất là công pháp quốc tế thể hiện qua các văn kiện pháp lý quốc tế mà các QG tham gia, gia nhập điều ước, công ước, quy chế, hiệp ước & các thông lệ quốc tế phổ biến mà các QG thừa nhận. + Tiếp đó là đến hệ thống VB của các QG. 9) Nghi thức ngoại giao là: tổng hợp những qui định về trình tự, thủ tục mà các bên tham gia phải thực hiện trong quan hệ quốc tế. Nghi thức đón nguyên thủ QG nước khách ở nước ta gồm 6 ND cơ bản: - Đón đoàn nguyên thủ QG: + Đón đoàn tại sân bay: Thành phần: Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm VP Chủ tịch nước Người tháp tùng Thứ trưởng Bộ NG Đại sứ VN tại nước khách Vụ trưởng vụ đối ngoại tại VP Chủ tịch nước Vụ trưởng vụ lễ tân Vụ trưởng vụ khu vực BNG Đại sư nước khách + Lễ đón tại phủ Chủ tịch: (+) Thành phần: Phu nhân hoặc phu quân chủ tịch nước( nếu có) 1 Phó Thủ tướng CP nếu nguyên thủ QG nước khách đồng thời là người đứng đầu CP Chủ nhiệm VP chủ tịch nước Chủ tịch UBND TP HN Người tháp tùng Thứ trưởng BNG 8 Đại sứ VN tại nước khách, các quan chức VN có chức vụ tương ứng với thành viên chính thức của đoàn khách Đại sứ & CB ngoại giao, Đại sứ quán (+) Nguyên tắc đón:  Chủ tịch nước & phu nhân( phu quân) đón nguyên thủ QG nước khách & phu nhân( phu quân) tại nơi xe đỗ. Có 2 hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm.  Tặng hoa nguyên thủ QG nước khách & phu nhân( phu quân).  2 nguyên thủ QG đứng trên bậc danh dự.  Quân nhạc cử Quốc thiều 2 nước( nước khách trước).  Đội trưởng đội danh dự chào, báo cáo & mời nguyên thủ QG nước khách đi duyệt đội danh dự QĐND gồm đại diện: 3 quân chủng( hải, lục, không quân).  Chủ tịch nước cùng nguyên thủ QG nước khách đi duyệt đội danh dự.  Đội danh dự chúc sức khỏe nguyên thủ QG nước khách.  Chủ tịch nước giới thiệu với nguyên thủ QG nước khách các quan chức VN. Nguyên thủ QG nước khách giới thiệu với chủ tịch nước các thành viên trong đoàn nước khách.  Chủ tịch nước & phu ( phu quân) cùng nguyên thủ QG nước khách & phu nhân( phu quân) chụp ảnh KN, sau đó chủ tịch nước & phu ( phu quân) tiếp đoàn tại phòng khách. + Hội đàm: Chủ tịch nước hội đàm với nguyên thủ QG nước khách. + Tiếp xúc sau lễ đón: (+) Tổng BT tiếp tùy theo mức độ QH & từng nguyện vọng của khách. (+) Thủ tướng CP hội kiến. (+) Chủ tịch QH hội kiến nếu khách có nguyện vọng. + Chiêu đãi: Chủ tịch nước chiêu đãi nguyên thủ nước khách. + Lễ tiễn đoàn: (+) Chủ tịch nước tiễn đoàn khách tại Phủ Chủ tịch. Chủ tịch nước & Phu ( phu quân) chia tay khách mời tại nơi đỗ xe; tặng hoa nguyên thủ QG nước khách & Phu ( phu quân); có 2 hàng tiêu binh danh dự đứng trước thềm. (+) Thành phần phía VN dự lễ đón tại Phủ Chủ tịch & tiễn tại sân bay như khi đón. 9 10 . nhau cũng như giữa nhà nước với công dân. - Khái niệm nghi thức nhà nước: Là phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định trong VBPL của nhà nước và tập quán truyền. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: NGHI THỨC NHÀ NƯỚC 1)- Khái niệm lễ tân nhà nước: Là tổng hợp các nghi thức thủ tục trong việc đón, tiễn, giao tiếp với khách nhằm. thực hiện trong quan hệ quốc tế. 2) Nghi thức nhà nước là: Là phương thức giao tiếp trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung được quy định trong VBPL của nhà nước và tập quán truyền thống của

Ngày đăng: 31/10/2014, 11:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan