Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật

38 5.3K 81
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 6 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của đề tài 6 6. Kết cấu của đề tài 6 NỘI DUNG 7 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 I. Phạm Tiến Duật - cuộc đời và sự nghiệp 7 II. Vẻ đẹp về hình tượng người lính trong thơ trẻ chống Mỹ 8 CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 12 I. Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật với vẻ đẹp của lý tưởng, của sự hiến dâng 13 II. Người lính với vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời 23 Chương III. VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH QUA PHONG CÁCH THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 29 I. Ngôn ngữ thơ ca đời thường, giản dị 29 II. Ngôn ngữ sáng tạo, tài hoa 34 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những nhiệm vụ hang đầu của nền văn học nói chung và thơ ca thời kỳ chống Mỹ nói riêng. Đó không chỉ là đòi hỏi của thời đại mà còn là sự thôi thúc bên trong của chính các nhà thơ. Nhanh nhậy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng bỏng tính thời sự, hừng hực tinh thần chiến đấu của chúng ta đã “ nhập cuộc”, tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của toàn dân tộc. Suốt trong những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ đã tiếp bước nhau dàn quân trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại chống Mỹ. Mỗi nhà thơ, bằng phong cách riêng của mình đã đem đến một cách nhìn, một cách cảm nhận riêng về cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, nói lên được một phần hiện thực lớn lao của đất nước. Hình tượng người lính được đề cập nhiều trong các sáng tác của thơ trẻ chóng Mỹ nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung. Đề tài về người lính trở thành một vầng trăng sáng rực rỡ trong thơ ca. Hầu như các nhà thơ thời ấy đều viết về họ với một thái độ trân trọng và bằng những cách biểu hiện khác nhau: khi mộc mạc, giản dị, khi hào hoa thanh lịch, khi ngưỡng mộ, khâm phục. Những gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ chóng Mỹ mà chúng ta có thể kể đến là: Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn….Và một gương mặt không thể không nói đến trong đội ngũ thơ trẻ chống Mỹ, đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật. Là gương mặt độc đáo của thơ trữ tình Việt Nam 1945- 1975, Phạm Tiến Duật đã góp phần sang tạo nên một phong cách thơ với chất liệu ngôn ngữ thơ thô nhám, Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 4 gân guốc và được đánh giá là một trong những tác giả tiêu biểu của nền thơ chống Mỹ. Trong thơ Phạm Tiến Duật, hình tượng người lính chính là hình tượng trung tâm. Người lính không chỉ là con người lý tưởng mà là con người của đời thường chiến đấu với đời sống nội tâm phong phú. Đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất chủ động, tự tin của những người lính có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực nên tâm hồn người lính cũng có những nét thanh thản, tươi vui. Bằng giọng điệu vừa nghiêm trang, sâu lắng vừa bông đùa tinh nghịch, Phạm Tiến Duật đã góp một tiếng thơ chân thực, sâu sắc trong việc hoàn thiện bức chân dung người lính trong chiến tranh. Thơ Phạm Tiến Duật giúp chúng ta sống lại trong không khí của những năm tháng hào hùng, gian khổ, nhưng hết sức lạc quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông gieo vào lồng bạn đọc niềm tin tưởng ở những phẩm chất tốt đẹp, bền gan của con người Việt Nam trước những thử thách của lịch sử dân tộc. Đó chính là những lý do thôi thúc tôi chọn đề tài : “ Vẻ đẹp người lính trong thơ Phạm Tiến Duật” để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Phạm Tiến Duật có những bài báo từ đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX, nhưng thơ ông lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người khác. Phải đến cuộc thi thơ do báo văn nghệ tổ chức vào năm 1969- 1970, ông mới thực sự ghi được tên tuổi của mình vào làng thơ Việt Nam. Chùm thơ đoạt giải nhất của ông gây được ấn tượng mạnh mẻ với độc giả về một phong cách thơ mới lạ. Bắt đầu từ đây, nhiều cây bút, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan tâm đánh giá thơ ông. Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến Duật là giữa chiến trường nghe tiếng bom rất nhỏ (Tạp chí văn nghệ quân đội, số 10, 1970 của Nhị Ca). Nhị Ca cho rằng chùm Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 5 thơ đoạt giải bốn bài của Phạm Tiến Duật thực sự gây ấn tượng với độc giả về một phong cách thơ “rất lạ”, lạ từ chất liệu, thi liệu, giọng điệu. Ông chỉ ra rằng: đây là một hồn thơ được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ hết không khí mặt trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu, quyết liệt, dũng cảm, nghiêm trang. Nhà văn Nguyễn Minh Châu (trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 7, 1972) có bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già, cho rằng: “ Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều phía”. Dưới quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị như vậy, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh, chỗ yêu trong thơ Phạm Tiến Duật (in trên Tạp chí Văn học số 4, 1974) đã khẳng định: “ hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, mở rộng, cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ Phạm Tiến Duật”, là “tiếng nói khỏe khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi mà hào hùng của dân tộc”. Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà phê bình Vũ Quần Phương trong bài “Một đóng góp của dòng thơ quân đội vào nền thơ Việt Nam”(Tạp chí Văn học số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế thừa những kinh nghiệm của thơ ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo Vũ Quần Phương, điều đó khiến cho thơ Phạm Tiến Duật “ đầy rẫy những chi tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể như hiện vật trong bảo tàng”. Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với nhan đề “Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật”(Tạp chí Văn học số4, 1986) đã đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật. Nhà văn đã khẳng định vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của Phạm Tiến Duật. Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 6 Cùng với những bài viết trên, có thể kể đến các bài viết của Thiếu Mai, Mai Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc… đăng tải trên các báo và tạp chí cũng từng nhắc đến và giới thiệu trong các công trình tiểu luận nghiên cứu về Phạm Tiến Duật. Hầu hết các cuốn sách đều tập trung phân tích, nghiên cứu những giá trị mới mẽ mà nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang lại. 3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người lính trong các sáng tác của Phạm Tiến Duật, để từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ ông. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, tôi vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu. Đồng thời sử dụng phương pháp liên ngành như văn học sử, thi pháp học. 5. Đóng góp của đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Tiến Duật. Hầu hết tất cả công trình đều nghiên cứu về cái hay, cái mới trong các sáng tác của ông. Chưa có cuốn sách nào viết về vấn đề “Vẻ đẹp của người lính trong thơ Phạm Tiến Duật”.Hy vọng tiểu luận này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc khi nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương: Chương I: Những vấn đề chung Chương II: Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Chương II: Phong cách thơ Phạm Tiến Duật với sự thể hiện vẻ đẹp người lính Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 7 NỘI DUNG Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. Phạm Tiến Duật - cuộc đời và sự nghiệp Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941. Quê gốc ở thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ, hiện nay ông đang sống và làm việc ở Hà Nôi. Ông cụ thân sinh ra Phạm Tiến Duật là nhà giáo dạy chữ Hán và chữ Pháp. Mẹ làm nông, không biết chữ. Từ bé, Phạm Tiến Duật đã đi học xa nhà. Ông tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội ( khoa Ngữ văn) năm 1964. Ngày 4 tháng 8 năm 1964, Phạm Tiến Duật nhập ngũ, sống và viết trong chiến tranh. Phạm Tiến Duật bắt đầu làm thơ từ khi là sinh viên khoa văn, nhưng mãi đến khi nhập ngũ, hồn thơ ông mới gặp được mảnh đất màu mỡ để có thể phát triển mạnh mẽ. Sự nghiệp văn chương của Phạm Tiến Duật khởi nguồn từ tuyến đường mòn vận tải Trường Sơn 559, con đường huyền thoại mạng tên Hồ Chí Minh trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Phạm Tiến Duật đã từng giữ chức phó trưởng đối ngoại hội nhà văn Việt Nam và là tổng biên tập tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Ông đã được nhận giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ 1969-1970, giải nhà nước về văn học nghệ thuật (2002). Những tác phẩm đã xuất bản: “ Vầng trăng quầng lửa”( thơ 1970), “ thơ một chặng đường thơ” ( thơ, 1971), “ Ở hai đầu núi” ( thơ 1981), “ Vầng trăng và những quầng lửa” ( thơ 1983), “ Thơ một chặng đường” ( tuyển tập, 1994), “ Nhóm lửa” ( thơ 1996), “ Tiếng bom và tiếng chuông chùa” ( trường ca, 1997), “ Đường dài và những đốm lửa” ( tuyển tập sau chiến tranh). Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 8 II. Vẻ đẹp về hình tượng người lính trong thơ trẻ chống Mỹ Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc thắng lợi, khoảng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để nhìn lại những đóng góp của một chặng đường thơ. Thơ chống Mỹ tiếp nối hai giai đoạn thơ kháng chiến chống Pháp và xây dựng chủ nghĩa xã hội- đây là một giai đoạn mà thơ có nhiều thành tựu mới. Thơ đánh Mỹ mang theo nhiều phẩm chất tốt đẹp, vừa giàu lý tưởng, vừa giàu chất hiện thực, có bề rộng của cuộc đời lẫn chiều sâu tâm trạng, có những tìm tòi sáng tạo nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nhiều nhà thơ xem đây là giai đoạn thử thách cao nhất mà mỗi người đều vượt lên mình trong sáng tạo nghệ thuật. Nhiều thế hệ nhà thơ đã có mặt trong cuộc chiến đấu với những đóng góp xứng đáng. Tố Hữu viết “ Ra trận” “ Máu và hoa”, Chế Lan Viên với “ Hoa ngày thường, chim báo bảo”, Xuân Diệu có: “ Hai đợt sóng” “ Tôi giàu đôi mắt”, Chính Hữu viết “ Đầu súng trăng treo”, Nông Quốc Chấn với “ Dòng thác” và “ Đèo gió”. Thế hệ các nhà thơ lại lớn lên trong thời kỳ chống Mỹ cũng có nhiều đóng góp quan trọng: Giang Nam viết về “ Quê hương”, Thanh Hải với “ Những đồng chí trung kiên”, Lê Anh Xuân với “ Hoa dừa” và “ Trường ca Nguyễn Văn Trỗi”, Phạm Tiến Duật với “ Vầng trăng quầng lửa”, Xuân Quỳnh với “ Hoa dọc chiến hào” và “gió lào cát trắng”, Dương Hương Ly với “ Mảnh đất nuôi ta thành dũng sỹ”… Điều quan trọng là trong những tác phẩm tiêu biểu trên đọng lại nhiều bài thơ hay, kết tinh được những tình cảm, tâm trạng của thế hệ nhà thơ chống Mỹ. Thơ ở giai đoạn này biểu hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, lòng tự hào về truyền thống, về thắng lợi của hiện tại và tinh tưởng ở tương lai. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng là nội dung chủ yếu, là cảm hứng chư đạo được thơ khai thác và biểu hiện với nhiều sắc thái. Đề tài được mở rộng đến nhiều mặt của cuộc sống nhưng đề tài bao quát, trung tâm của thơ chống Mỹ cứu nước chính là đề tài về Tổ quốc. Cảm Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 9 xúc chân thành nồng cháy và suy nghĩ chính chắn, các nhà thơ biểu hiện như là sự nhận thức lại Tổ quốc mình một cách sâu sắc, đầy đủ về nhiều mặt. Từ đó hiện lên hình tượng Tổ quốc Việt Nam có bề dày lịch sử và chiều cao hiện tại, có những truyền thống vinh quang của nhân dân và sự tích anh hùng cách mạng. Tùy theo mức độ, khi khái quát, khi cụ thể, Tổ quốc Việt Nam, đất nước Việt Nam trong thơ trở thành một biểu tượng thiêng liêng. Huy Cận ( Tổ quốc), Xuân Diệu ( Hỡi hùng khí nước Việt Nam muôn thuở), Hoàng Trung Thông ( Việt Nam ơi, ta hát)…. Đều nói đến một đất nước kiên cường, tự hào qua bốn ngàn năm xây dựng và chiến đấu, giữ gìn độc lập dân tộc. Bên cạnh đề tài về Tổ quốc thì đề tài về chiến đấu được triển khai ở hầu hết các nhà thơ trẻ chống Mỹ. Nhiều người đã viết về tiền tuyến lớn, những miền đất, những vùng trời lấp lánh chiến công. Nhiều bài thơ viết về hậu phương vừa chiến đấu vừa sản xuất, về hạnh phúc gia đình, về tình yêu chung thủy sắt son và cả những hy sinh tổn thất. Trong thơ, hình ảnh người chiến sĩ, người lính thu hút nhiều bút lực. Anh giải phóng quân mang theo nhiều vẻ đẹp qua thơ Lê Anh Xuân, Nguyễn Thu Bồn, Dương Hương Ly… …Tố Hữu nhiều lần ca ngợi: “ Thạch Sanh của thế kỉ XX”. Người lính trong thời lỳ chống Mỹ xuất hiện ở một tư thế đẹp, tài hoa, dũng cảm. Có một dấu nối rất đẹp giữa người chiến sỹ thời chống Pháp và chiến sỹ thời chống Mỹ cứu nước: Hỡi người anh giải phóng quân Hai mươi năm chẳng dừng chân bên đường Vẫn đôi dép lốp chiến trường Vẫn vành mủ lá coi thường hiểm nguy. Gắn bó, gần gũi nhưng người chiến sĩ hôm nay có them chiều cao, có tầm vóc chưa hề thấy: Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 10 Anh đi xuôi ngược tung hoành Bước dài như gió lay thành chuyển non Mái chèo một chiếc thuyền con Mà song nước dậy sóng cồn đại dương. (Tố Hữu) “Cồn cỏ” với thể thơ 5 chữ gọn, chắc, dứt khoát như hành động và cuộc sống của các chiến sĩ ở đảo. Cồn cỏ ở xa ngoài trùng dương luyện mình trong chiến đấu, chiến sĩ quyết tâm giữ đảo, hiên ngang trước quân thù, cuộc sống các chiến sĩ khẩn trương mà vẫn ung dung, thanh thản: Người chiến sỹ nơi đây Tay trồng cây xuống đá Tay ấn đạn lên nòng Mắt trông vào con mắt Ngực xáp vào lồng ngực Chân xỏ giày tấn công Chân bước lên đầu giặc Con chim lain liệng vòng Cỏ cồn xanh tiếp mọc Còn ở bài “Trận địa trên cao” của Xuân Thiều lại mang cái không khí lạc quan, tự hào, táo bạo. Phải đứng ở thế cao, với tầm nhìn mới, mới nghĩ được thế này: Chiều chiều sau lúc lau xong pháo Tiếng cười dậy cả dãy Trường Sơn Giá mà kéo núi lên cao nữa Xáp mặt quân thù đánh tuyệt hơn. Không quân Việt Nam trẻ, chiến đấu đã thắng lợi. vấn đề không phải chỉ ở vũ khí chiến đấu hiện đại, ở trình độ nắm vững khoa học mới mà ở đây cái chính là Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50 11 chúng ta có sức mạnh tiềm tàng, có sức mạnh tổng hợp từ cơ sở xã hội ưu việt, có sức mạnh từ cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam. “ … Từ tuổi thơ tôi bay lên Từ chủ nghĩa xã hội tôi bay lên Từ nửa nước, miền Nam tôi bay lên. (Bay lên – Tế Hanh) Nhờ sức mạnh ấy mà không quân ta mỗi lần xuất kích lại giáng cho không quân Mỹ những đòn sấm sét. Các nhà thơ đã thường trực chiến đấu bằng ngòi bút, có khi cả bằng xương máu của mình. Khói lửa chiến tranh không đốt cháy được mầm non nghệ thuật. Với lý tưởng sống, lý tưởng thẩm mỹ đã tạo sức mạnh cho các cây bút biểu hiện hết tài năng bút lực của mình. Hiện thực chiến tranh đã đi vào thơ với những dáng vẻ phong phú, cụ thể chi tiết và sắc sảo. Với sự đóng góp của nhiều cây bút trẻ thời chống Mỹ đã làm hoàn thiện bức chân dung về người lính nói riêng, Tổ quốc Việt Nam nói chung. Chính vẻ đẹp của những phẩm chất anh hùng, dũng cảm, yêu đời của người lính trong thơ trẻ chống Mỹ sẽ mãi trường tồn, tỏa sáng đến hôm nay và mai sau. [...]... của người lính ra trận Vẻ đẹp về hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, lạc quan, yêu đời… Lê Thị Thủy 12 ĐHSP Văn – Sử K50 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật I Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật với vẻ đẹp của lý tưởng, của sự hiến dâng Phạm Tiến Duật đến với đề tài người lính bằng sự trải nghiệm của chính cuộc đời mình Người lính trong thơ. .. thời tiếng cười, tiếng hò, tiếng hát át tiếng bom Chính sự lạc quan, yêu đời đã tạo nên sức mạnh để các chiến sỹ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ khắc nghiệt của cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc Lê Thị Thủy 28 ĐHSP Văn – Sử K50 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Chương III VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH QUA PHONG CÁCH THƠ PHẠM TIẾN DUẬT Bước vào cuộc chiến tranh, Phạm Tiến Duật. . .Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ là đòi hỏi của dân tộc và thời đại, đồng thời cũng là đòi hỏi của chính nền thơ chống Mỹ Nhiều nhà thơ có tên tuổi thuộc nhiều thế hệ đã viết về chiến tranh bằng cách nhìn... vóc riêng cho thơ một người lính Ngôn ngữ thơ chắc nịch, làm bật lên cái hồn nhiên, cương nghị của người lính giữa chiến trường khốc liệt: Lê Thị Thủy 31 ĐHSP Văn – Sử K50 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Điếc thì điếc Với giặc phải tin (Ngãng thân yêu) Ngôn ngữ thơ ca cũng là một trong những yếu tố tạo nên phong cách thơ Phạm Tiến Duật Sự thông minh, sắc sảo, hóm hỉnh trong sử dụng... đối tượng miêu tả, nhất là với “những người con gái ở rừng”: Bấy lâu đội mũ sách quen Buồn cười cái nón tòng teng trên đầu (Cái chao đèn) Hay Nghe em hát mà anh buồn cười Nhịp với phách nghe chừng sai cả (Nghe em hát trong rừng) Lê Thị Thủy 30 ĐHSP Văn – Sử K50 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Thơ Phạm Tiến Duật là thơ của người lính ra trận, thơ viết giữa chiến trường Vì thế, thơ. .. kho cười ha hả Chẳng có tiếng cười nào Vang hơn tiếng cười hang đá (Tiếng cười của đồng chí coi kho) Lê Thị Thủy 25 ĐHSP Văn – Sử K50 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Anh dũng, kiên cường, lạc quan luôn chiến thắng những khó khăn, gian khổ, sẵn sàng hy sinh cho đất nước, anh bộ đội trong thơ Phạm Tiến Duật còn là những con người chứa chan yêu thương Trong con người anh không chỉ có... những người đồng Lê Thị Thủy 24 ĐHSP Văn – Sử K50 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật đội, của “ gia đình” những người lính lái xe Họ vẫn lạc quan băng về phía trước: “ Lại đi, lại đi trời xanh thêm” Câu thơ với năm thanh bằng và điệp ngữ “ lại đi” tạo âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng Hình ảnh bầu trời xanh phơi phới một niềm lạc quan , yêu đời Nhiều người cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật. .. thù Người lính trẻ nôn nóng không còn bình tĩnh, người lính giá ném cái nhìn vào những tàn lá đang rơi Cuộc sống chiến trường không được Phạm Tiến Duật tô điểm qua cái nhìn lãng mạn hóa mà bình dị và chân thực như nó đã và đang diễn ra Trên con đường Trường Sơn lịch sử, hình tượng người lính công binh trong thơ Phạm Tiến Duật được khắc họa thật đặc sắc: Lê Thị Thủy 16 ĐHSP Văn – Sử K50 Vẻ đẹp hình tượng. .. K50 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Trong thơ Phạm Tiến Duật, anh bộ đội trở thành những con người lý tưởng của thời đại Họ đại diện cho giai cấp, cho cộng đồng trực tiếp làm nhiệm vụ mà sứ mệnh dân tộc đã trao vào tay họ Chân dung anh bộ đội luôn hiện diện ngời sáng, nổi bật trong thơ Trường Sơn, biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc Làm nên điều kỳ lạ ấy chính là “mấy chục vạn người ... cho thơ ông dễ đi vào lòng người đọc và mang dáng vẻ mềm mẻ mềm mại Cách xưng hô thân mật, gần gũi, tự nhiên khiến cho tình cảm, cảm xúc được bộc lộ hồn nhiên, chân thật Tóm lại, đọc thơ Phạm Tiến Duật, ta thấy thơ ông mang đặc điểm chung của ngôn ngữ thơ thời chống Mỹ nhưng cũng thể hiện rất riêng những đặc điểm của Lê Thị Thủy 33 ĐHSP Văn – Sử K50 Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật . dung của người lính ra trận. Vẻ đẹp về hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm, lạc quan, yêu đời… Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê. I. Phạm Tiến Duật - cuộc đời và sự nghiệp 7 II. Vẻ đẹp về hình tượng người lính trong thơ trẻ chống Mỹ 8 CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 12 I. Người lính. đường Trường Sơn lịch sử, hình tượng người lính công binh trong thơ Phạm Tiến Duật được khắc họa thật đặc sắc: Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật Lê Thị Thủy ĐHSP Văn

Ngày đăng: 31/10/2014, 05:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan