Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

95 1.4K 23
Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bước theo sau dự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là sự đối mặt với nhiều thách thức cho các NHTM Việt Nam. Sự cạnh tranh gay gặt buộc các ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động quản trị của mình để tránh gặp phải rủi ro. Trong đó, KDNH là mảng kinh doanh mang nhiều rủi ro cho ngân hàng do sự biến động khó lường của tỷ giá. Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những nguyên nhân gây ra RRTG mà ngân hàng có thể gặp phải và thực trạng QTRRTG tại ngân hàng nhằm đưa ra những mặt được và chưa được của mô hình QTRRTG. Từ đó, luận văn hướng đến các giải pháp ở tầm vĩ mô để cải thiện môi trường KDNH và giải pháp ở tầm vi mô ngân hàng để nâng cao hơn nữa hoạt động QTRRTG.

Tóm lược Bước theo sau dự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là sự đối mặt với nhiều thách thức cho các NHTM Việt Nam. Sự cạnh tranh gay gặt buộc các ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn nữa đến hoạt động quản trị của mình để tránh gặp phải rủi ro. Trong đó, KDNH là mảng kinh doanh mang nhiều rủi ro cho ngân hàng do sự biến động khó lường của tỷ giá. Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu những nguyên nhân gây ra RRTG mà ngân hàng có thể gặp phải và thực trạng QTRRTG tại ngân hàng nhằm đưa ra những mặt được và chưa được của mô hình QTRRTG. Từ đó, luận văn hướng đến các giải pháp ở tầm vĩ mô để cải thiện môi trường KDNH và giải pháp ở tầm vi mô ngân hàng để nâng cao hơn nữa hoạt động QTRRTG. i MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Tóm lược iii Mục lục iv Danh mục các từ viết tắt viii Danh mục các bảng, hình, sơ đồ viii Lời mở đầu x I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu x II.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài xi III. Đối tượng nghiên cứu xi IV.Phạm vi nghiên cứu xi V.Phương pháp nghiên cứu xi VI.Kết cấu của đề tài xii Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối1 1.1 Tổng quan về thị trường ngoại hối 1 1.1.1 Khái niệm 1 1.1.2 Lịch sử hình thành 2 1.1.3 Các chủ thể tham gia và đặc điểm của thị trường ngoại hối 2 1.1.3.1 Các chủ thể tham gia thị trường 2 1.1.3.2 Đặc điểm của thi trường ngoại hối 3 1.2 Tỷ giá hối đoái và rủi ro tỷ giá 4 1.2.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 4 1.2.2 Sự hình thành tỷ giá và các yếu tố tác động 4 1.2.2.1 Sự hình thành tỷ giá 4 1.2.2.2 Các yến tố tác động đến tỷ giá 5 1.2.3 Phân loại tỷ giá 7 1.2.4 Rủi ro tỷ giá 8 1.2.5 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tỷ giá 8 1.2.5.1 Nguyên nhân chủ quan là duy trì trạng thái ngoại hối mở 8 1.2.5.2 Nguyên nhân khách quan do sự biến động tỷ giá theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng10 1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá 10 1.3.1 Quản trị rủi ro là gì 10 1.3.2 Quản trị rủi ro tỷ giá 11 1.3.3 Các bước của một mô hình quản trị rủi ro tỷ giá chung 11 1.3.3.1 Nhận diện rủi ro tỷ giá 11 1.3.3.2 Phân tích rủi ro tỷ giá 11 1.3.3.3 Điều tiết rủi ro tỷ giá 12 1.3.3.4 Giám sát 13 ii 1.3.4 Các công cụ phổ biến được dùng để quản trị rủi ro tỷ giá hiện nay 14 1.3.4.1 Công cụ hạn mức 14 1.3.4.2 Công cụ giá trị chịu rủi ro Var 17 1.3.3.3 Công cụ thị trường phái sinh 18 1.3.4.4 Công cụ lệnh giao dịch 20 1.4 Một số bài học kinh nghiệm của Thế giới về quản trị rủi ro tỷ giá 21 1.4.1 Vụ bê bối tài chính ở ngân hàng Lao động và Kinh tế Áo (BAWAG)-2000 21 1.4.2 Vụ lừa đảo ở Ngân hàng Allied Irish (AIB)-2002 22 Kết luận chương 1 23 Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam24 2.1Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 24 2.1.1 Lịch sử hình thành 24 2.1.2 Cơ cấu tổ chức 24 2.1.3 Những thành tựu đạt được 25 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vietcombank từ 2009-2011 25 2.1.4.1 Tình hình hoạt động kinh doanh 25 2.1.4.2 Tình hình huy động vốn qua các năm 27 2.2 Tổng quan về môi trường kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam 28 2.3 Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 33 2.3.1 Các qui định về kinh doanh ngoại tệ 33 2.3.2 Đánh giá thực trạng kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank 34 2.4 Thực trạng áp dụng quản trị rủi ro tỷ giá cho các hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB 39 2.4.1 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB 39 2.4.1.1 Giữ trạng thái ngoại hối mở 39 2.4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá biến động theo hướng bất lợi 40 2.4.2 Mô hình quản trị rủi ro tỷ giá đang được áp dụng tại VCB 41 2.4.2.1 Cơ cấu tổ chức của phòng kinh doanh ngoại hối Vietcombank 42 2.4.2.2 Qui trình giao dịch ngoại hối ở Vietcombank 43 2.4.2.3 Thực trạng áp dụng quản trị rủi ro tỷ giá tại VCB 50 2.4.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ tại VCB 57 2.4.3.1 Ưu điểm 57 2.4.3.2 Hạn chế 58 Kết luận chương 2 61 Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 62 iii 3.1 Định hướng phát triển của Vietcombank và triển vọng nhu cầu ngoại tệ trong tương lai 62 3.2 Kiến nghị với chính phủ 64 3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước 65 3.3.1 Hoàn thiện chính sách tỷ giá 65 3.3.2 Hoàn thiện chế độ quản lý ngoại hối 67 3.3.3 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và các giao dịch ngoại hối phái sinh 69 3.3.3.1Phát triển thị trường liên ngân hàng 69 3.3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới các công cụ phái sinh 70 3.3.3.3 Thành lập sàn giao dịch các công cụ phái sinh 71 3.4 Các giải pháp ở góc độ ngân hàng VCB nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối 72 3.4.1 Hoàn thiện yếu tố công nghệ 72 3.4.2 Hoàn thiện phương pháp phân tích tỷ giá bằng việc sử dụng mô hình toán học 73 3.4.2.1 Mô hình Var tham số 74 3.4.2.2 Mô hình ARCH 75 3.4.3 Hoàn thiện mô hình quản rị rủi ro tỷ giá 76 3.4.3.1 Cải tiến việc đo lường rủi ro tỷ giá 76 3.4.3.2 Hoàn thiện qui trình kiểm soát rủi ro tỷ giá 77 3.4.4 Hoàn thiện các kỹ thuật trong kinh doanh để giảm thiểu rủi ro tỷ giá 78 3.4.4.1 Sử dụng công cụ hạn mức 78 3.4.4.2 Thực hiện đa dạng hóa trong kinh doanh 80 3.4.5 Sử dụng thị trường phái sinh như một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá 81 3.4.6 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tỷ giá phải phù hợp với chiến lược lâu dài của ngân hàng 83 3.4.6.1 Xác định mục tiêu và nguyên tắc chịu rủi ro 83 3.4.6.2 Phân cấp rõ ràng trong công tác kiểm soát rủi ro 83 3.4.6.3 Nâng cao vai trò và trách nhiệm của ban giám đốc và hội đồng quản trị trong công tác quản trị rủi ro 84 Kết luận chương 3 85 Kết luận chung 86 Tài liệu tham khảo 87 Phụ lục 89 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà Nước TMCP: Thương mại cổ phần VCB: Vietcombank KDNH: kinh doanh ngoại hối RRTG: rủi ro tỷ giá QTRRTG: quản trị rủi ro tỷ giá TCTD: tổ chức tín dụng DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong ngày của giao dịch giữa USD và EUR Bảng 1.2: Tỷ trọng trạng thái ngoại hối của giao dịch kỳ hạn Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB các năm 2009, 2010, 2011 Bảng 2.2: Tình hình dư nợ tín dụng của VCB qua các năm 2009, 2010, 2011 Bảng 2.3: Biểu phí giao dịch hoán đổi của NHNN Bảng 2.4: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của một số ngân hàng Bảng 2.5: Tình hình huy động ngoại tệ tại VCB năm 2009, 2010, 2011 v Bảng 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ tại VCB từ 2008 – 2011 Bảng 2.7: Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối theo từng loại nghiệp vụ của VCB năm 2009-2011 Bảng 2.8: Hạn mức giao dịch ngoại tệ tại VCB Bảng 2.9: Doanh số giao dịch quyền chọn ngoại tệ tại VCB – HCM Hình 2.1: Tình hình huy động vốn cùa VCB năm 2008-2011 Hình 2.2 : Doanh số chuyển tiền qua VCB năm 2008 - 2011 Hình 2.3 : tỷ trọng lợi nhuận KNH trong tổng lợi nhuận trước thuế VCB năm 2009 - 2011 Hình 2.4: tỷ giá mua ngoại tệ tại VCB từ 1/2/2011 đến 31/3/2011 Sơ đồ 2.1: Quy trình giao dịch ngoại tệ giao ngay tại VCB Sơ đồ 2.2: quy trình giao dịch ngoại tệ kỳ hạn tại VCB vi LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đã từ lâu ngành ngân hàng được xem như là “xương sống” của nền kinh tế một quốc gia. Và ở Việt Nam, ngân hàng đang đóng một vai trò rất quan trọng trong thời kỳ kinh tế mở cửa , đã góp phần tạo thêm của cải cho quốc gia thông qua vai trò kênh luân chuyển vốn cho nền kinh tế, xúc tiến các hoạt động xuất nhập khẩu, tài trợ ngoại thương, kinh doanh tiền tệ…Tuy hệ thống các ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm, nổi bật nhất là công tác quản trị rủi ro. Đối với ngân hàng, một trong các rủi ro trong họat động kinh doanh có thể gây ra tổn thất nặng nề chính là rủi ro trong kinh doanh ngoại hối. Mặc dù kinh doanh ngọai hối là lĩnh vực có thể xem là khá mạo hiểm nhưng nhiều ngân hàng vẫn còn buông lỏng công tác quản lý khi tham gia vào hoạt động này. Nền kinh tế thế giới trong những năm qua vẫn còn nhiều biến động sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 và nước ta cũng không thoát khỏi ảnh hưởng lan rộng của cuộc khủng hoảng này. Ảnh hưởng của cuộc khủng hỏang làm giá trị của các đồng tiền trên thế giới cũng biến động một cách thường xuyên và khó kiểm soát khiến cho rủi ro tỷ giá trở thành một rủi ro đặc trưng trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng. Nói về kinh doanh ngoại tệ thì ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB) đã và đang là ngân hàng dẫn đầu cả về kinh nghiệm và số lượng giao dịch. Vốn là ngân hàng quốc doanh, VCB sở hữu những ưu thế về vốn và công nghệ tiên tiến hơn so với các ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, VCB nói riêng và các ngân hàng Việt Nam nói chung đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng nước ngoài với vii thế mạnh của họ là tiềm lực tài chính dồi dào. Nâng cao cạnh tranh bằng việc tăng vốn nhanh và nhiều là khó có thể đối với một nước có nền kinh tế đang phát triển như nước ta, biện pháp còn lại sẽ chỉ là nâng cao việc sử dụng vốn cho có hiệu quả và mặt khác nâng cao chất lượng quản trị các họat động kinh doanh của ngân hàng trong đó quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ được đặt ra hàng đầu. Vì vậy, việc nâng cao công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối đặc biệt là quản trị rủi ro tỷ giá là một việc làm hết sức cần thiết trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay. Xuất phát từ vấn đề trên đồng thời cũng đã có cơ hội trải qua mười tuần thực tập tại ngân hàng VCB, tôi quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” cho khóa luận của mình. II. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại VCB nhằm hạn chế những thiệt hai do tỷ giá gây ra. Đồng thời qua đó cải thiện qui trình xử lý giao dịch và các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro tỷ giá nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn nữa đến với ngân hàng, nâng cao vị thế cũng như sức cạnh tranh của ngân hàng so với các NHTM khác trong nước. III. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tỷ giá phát sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng và các kỹ thuật phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối. IV. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh doanh ngoại hối và quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong khỏang thời gian từ 2009-2011, có cập nhật tình hình mới của năm 2012. V. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích và tổng hợp dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn hoạt viii động kinh doanh ngoại hối của VCB và áp dụng các lý thuyết tài chính quốc tế hiện đại. Thu thập dữ liệu: +Dữ liệu thứ cấp: được lấy từ nhiều nguồn của ngân hàng như Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo tài chính và các dữ liệu thống kê, thu thập trên Internet … +Dữ liệu sơ cấp: Được lấy từ việc thảo luận, trao đổi và phỏng vấn các thành viên quản trị công ty như Trưởng, Phó phòng kinh doanh và nhân viên trong phòng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng. VI. Kết cấu đề tài: Nội dung chính của đề tài từ phần đầu cho đến kết luận trải dài 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. ix CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI 1.1 Tổng quan về thị trường ngoại hối 1.1.1 Khái niệm Thị trường ngoại hối (The Foreign Exchange Market, viết tắt là FOREX hay còn gọi là FX) là bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường tài chính. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn, trong đó, thị trường ngoại hối là một bộ phận của thị trường tiền tệ. • Theo nghĩa rộng, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán ngoại tệ, vàng theo tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và công cụ thanh toán bằng ngoại tệ. • Theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại ngoại tệ. Sở dĩ thị trường ngoại hối có thể hiểu theo nhiều nghĩa như vậy là từ thành phần cấu thành nên thuật ngữ “ngoại hối”. Theo Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11, ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoại hối bao gồm: • Đồng tiền của quốc gia khác, đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ). • Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm: séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác. • Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. • Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. • Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. x [...]... đánh giá việc QTRRTG trong hoạt động kinh doanh ngoại hối trong thực tiễn ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ở chương 2 Đồng thời qua đó xây dựng nên một mô hình QTRRTG hoạt động hiệu quả phù hợp với cơ cấu bộ máy hoạt động tại ngân hàng và thích nghi với sự phát triển của thị trường tiền tệ – tài chính quốc tế CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ. .. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam: 2.1.1 Lịch sử hình thành: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính... Định giá cuối ngày -1.000.000 +746.491,49 1,3396 (tỷ giá đóng cửa) KQKD trong ngày 0 -1.227,6317 Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong ngày của giao dịch giữa USD và EUR Như vậy, nếu định giá lại kết quả kinh doanh cuối ngày thì ro ràng ngân hàng đã bị lỗ 1.227,6317 EUR khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi (tỷ giá tăng lên 1,3396 USD/EUR tức USD giảm giá. .. tiết RRTG và cuối cùng là việc giám sát 1.3.3.1 Nhận diện rủi ro tỷ giá Bước đầu tiên của một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả bao giờ cũng là bước nhận diện xem rủi ro nào là rủi ro của tổ chức đang gặp phải Đối với mô hình quản trị RRTG thì việc xác định mình đang mặc phải loại rủi ro gì là không cần thiết trong NHTM Chủ yếu của bước này... giá: • Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá được yết và thực hiện trao đổi giữa hai đồng tiền mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng • Tỷ giá thực: là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sức mua tương quan giữa nước có đồng tiền được yết giá và nước có đồng tiền định giá 1.2.4 Rủi ro tỷ giá xvi RRTG là rủi ro phát sinh do sự thay đổi tỷ giá ảnh... Nhận xét: trong kinh doanh ngoại tệ luôn mang RRTG, việc đầu cơ phải được tiến hành dựa trên những hiểu biết sâu rộng về thị trường và cần phải được đánh giá bằng nhiều công cụ, mô hình toán học phù hợp Đối với ngân hàng BAWAG thì nên có một qui trình kinh doanh và quản trị rủi ro hiệu quả, tính toán được các lời lỗ tiềm ẩn để kinh doanh trong khả... Điều tiết rủi ro tỷ giá Một ngân hàng có thể chọn những cách sau để quản trị khi có RRTG xảy ra Tránh khỏi rủi ro: biện pháp này không khả thi đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ Hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng là đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro Nên biện pháp này hầu như không được áp dụng, với lại không phải rủi ro nào... rủi ro nhờ vào các công cụ phái sinh (hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi ) Chấp nhận rủi ro: ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro ở một mức độ thiệt hại cụ thể mà không thực hiện bất kỳ một hành động phòng chống nào Biện pháp này cũng khó xảy ra trong thực tế kinh doanh của các ngân hàng Nói chung, KDNH trong ngân hàng là một hoạt động kinh. .. giới hạn rủi ro sẽ được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát các rủi ro trong đó có RRTG trong KDNH Một số nguyên tắc được rút ra khi xây dựng mô hình QTRRTG trong kinh doanh ngoại hối: • Mục tiêu áp dụng quy trình quản lý rủi ro này không phải là để giảm thiểu mức rủi ro tuyệt đối mà chính là tối ưu hóa quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận đạt được • Mức rủi ro chịu đựng... ngoại hối đối với từng giao dịch là không khôn ngoan và kém ý nghĩa so với phân tích trạng thái ngoại hối ro ng Bởi vì, trạng thái ngoại hối ro ng đối với một loại ngoại tệ là sự chênh lệch giữa doanh số mua ngoại tệ và doanh số bán ngoại tệ trong một kỳ nhất định Nó thể hiện một cách toàn diện các giao dịch làm phát sinh trạng thái ngoại hối

Ngày đăng: 30/10/2014, 23:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hơn nữa, về dịch vụ kiều hối Chính phủ đã có những chính sách nhằm thu hút ngoại tệ từ kiều bào, ví dụ như: trước đây người nhận kiều hối bắt buộc phải bán toàn bộ ngoại tệ cho ngân hàng thì nay họ được lựa chọn giữa việc nhận nội tệ hoặc là ngoại tệ. NHNN đã mở rộng mạng lưới làm dịch vụ tạo thuận lợi cho giao dịch của khách hàng. Nhờ đó mà lượng kiều hối tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên cũng có mặt trái của nó đó là NHNN không thể kiểm soát được lượng ngoại tệ rất lớn đang trôi nổi ngoài thị trường. Do đó, để quản lý được lương lớn ngoại tệ này thì Chính phủ nên cân nhắc việc chuyển kiều hối chỉ nên nhận bằng nội tệ, người thụ hưởng kiều hối khi có yêu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài sẽ được quyền mua lại lượng ngoại tệ theo như qui định của pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH1 với tỷ giá mua ngay thời điểm giao dịch.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan