phát triển dịch vụ sms fastmobipay tại ngân hàng techcombank

45 239 0
phát triển dịch vụ sms fastmobipay tại ngân hàng techcombank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Phát triển dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank” 2 TÓM TẮT Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường Khi Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới, thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng sẽ ngày càng gay gắt, ngân hàng nào có uy tín, chiếm được cảm tình của khách hàng sẽ đứng vững trên thị trường. Do đó, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng tích cực triển khai các dịch vụ, các tiện ích phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến dịch vụ, từ đó khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng của dịch vụ và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để phát triển SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank Đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Tính cấp thiết của đề tài Chương này tập trung chủ yếu vào việc giải thích tính cấp thiết của việc nghiên cứu phát triển dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank, xác lập và tuyên bố vấn đề phát triển dịch vụ, đề ra các mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của chuyên đề. Ngoài ra đưa ra một số khái niệm liên quan đến dịch vụ Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank. Tập trung đánh giá tổng quan tình hình và đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ. Đưa ra các kết quả phân tích xử lý dữ liệu của phiếu điều tra và các dữ liệu thu được trong quá trình thực tập Chương 3: Các kết luận và đề xuất với vấn đề phát triển dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank Tập trung đi sâu vào việc rút ra kết luận từ phần xử lý dữ liệu, từ đó đưa ra một số giải pháp chính yếu nhằm hoàn thiện và phát triển dịch vụ 3 LỜI CẢM ƠN Chuyên đề này được hoàn thành qua quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng, phương pháp sau bốn năm học tập và nghiên cứu trên giảng đường và thực tế tại doanh nghiệp. Có được kết quả này không chỉ một mình em phấn đấu, nỗ lực mà còn có sự giúp đỡ của nhiều thầy cô, bạn bè. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã nhận được sự động viên, giúp đỡ chỉ bảo và hỗ trợ nhiệt tình, sự động viên khích lệ của gia đình, của các thầy cô Khoa TMĐT. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần Hoài Nam, người hướng dẫn thực hiện chuyên đề, đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình trong quá trình nghiên cứu, hiệu chỉnh chuyên đề tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn ông Kshitij Chaudhary, trưởng phòng TMĐT (phòng phát triển kênh thanh toán) ngân hàng Techcombank, chi nhánh 57 Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội và các cán bộ khác của Ngân hàng Techcombank đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, nghiên cứu, cung cấp cho em tài liệu, số liệu và những thông tin cần thiết khác để em làm chuyên đề tốt nghiệp này 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Bảng 2.1: Dịch vụ gói thường Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh Hình 1.1: Quy trình thực hiện của dịch vụ SMS_Banking Hình 2.2: Dịch vụ trọn gói Hinh 2.3: Tra cứu thông tin, truy vấn số dư Hình 2.4: Thanh toán nạp tiền Hình 2.5: Chuyển khoản Hình 2.6: Kinh phí phát triển dịch vụ Hình 2.7: Kinh phí phát triển dịch vụ trong năm tới Hình 2.8: Đối thủ cạnh tranh của dịch vụ Hình 2.9: Hình thức thanh toán nên phát triển Hình 2.10: Mức độ an toàn khi sử dụng dịch vụ Hình 2.11: Khó khăn khi triển khai dịch vụ Hình 2.12: Mức độ quan trọng của dịch vụ Hình 2.13: Điểm mạnh, yếu khi triển khai dịch vụ 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TMĐT Thương mại điện tử TTĐT Thanh toán điện tử TMCP Thương mại cổ phần ATM Automatic teller machine Máy rút tiền tự động ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line Đường dây thuê bao số bất đối xứng EVN VietNam Electricity Tập đoàn Điện lực Việt Nam VTC Vietnam Television Corporation Tổng công ty Truyền Thông Đa Phương Tiện Việt Nam GDP Gross Domestic Product tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia SAT SIM Application Toolkit Bộ công cụ ứng dụng SIM SMS Short Message Services Dịch vụ tin nhắn ngắn AVA Nhà đăng ký tên miền Việt Nam GPRS General Packet Radio Service Dịch vụ vô tuyến gói tổng hợp CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập DV Dịch vụ CNTT Công nghệ thông tin WAP Wireless Application Protocol Giao thức ứng dụng không dây EDI Electronic Document Interchange Trao đổi dữ liệu điện tử ERP Enterprise Resource Planning Hệ thống hoạch định nguồn lực 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỂ TÀI Thời gian qua nhiều ngân hàng đã đưa ra các dịch vụ internet banking, home banking, ATM, phone banking và mobile banking. Tất cả các dịch vụ đó là nền tảng cho chính ngân hàng trong việc hỗ trợ TMĐT. Nó góp phần quan trọng thay đổi nhận thức của khách hàng về các kênh thanh toán điện tử. Về phía ngân hàng, mức độ sẵn sàng cho thanh toán trực tuyến đã ở mức cao: ví dụ thanh toán qua thẻ, tài khoản Lợi ích mang lại từ hiện đại hoá hoạt động thanh toán không chỉ làm giảm đáng kể thời gian thanh toán, giúp tăng nhanh vòng quay vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn là cơ sở cho các ngân hàng thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử, là nền tảng quan trọng cho sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. Đồng thời số lượng khách hàng gia tăng, khoản tiền giao dịch qua ngân hàng cũng tăng đột biến theo. Không những thế, một sự thay đổi tích cực khác sẽ xuất hiện trong mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng theo hướng ngày càng sâu đậm hơn. Khách hàng trực tuyến cảm thấy tiện lợi hơn cả về thời gian và tiền bạc so với các khách hàng ngoại tuyến. Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão đang được các ngân hàng áp dụng ngày một nhiều hơn, giúp hoạt động hiệu quả hơn. Ngân hàng Techcombank với mục tiêu tạo ra một kênh thanh toán trực tuyến hiện đại, thực sự tiện lợi và đáp ứng tối đa nhu cầu thanh toán nên luôn luôn chú trọng đến vấn đề trong thanh toán Ngày nay, sự phát triển của truyền thông di động đã trải qua hai thế hệ, hiện tại con người đang bước sang thế hệ thứ 3, thế hệ 3G ( third genration), cho phép cung cấp các dịch vụ dữ liệu gói tốc độ cao, với các tiêu chuẩn về tốc độ truyền dữ liệu được xác định trên 2Mb/s, khi đứng yên hay ở trong khu vực nội thị và lên tới hơn 384Kb/s ở khu vực ngoại vi. Trên 144Kb/s ở khu vực nông thôn với thông tin vệ tinh và khả năng phủ sóng khá rộng. Xu hướng trên thứ giới hiện nay đang phát triển sang 4G là công nghệ truyền thông thứ tư có thể truy cập dữ liệu với tốc độ 100Mb/s trong khi người sử dụng đang di chuyển và 2Gb/s khi người sử dụng cố định. Trong khi đó tốc độ truy cập mạng máy tính để bàn hiện nay đang là 100Kb/s 7 Riêng tại Việt Nam, bộ thông tin và truyền thông đang triển khai lấy ý kiến của các doanh nghiệp để xây dựng quy hoạch băng tần 4G, giao nhiệm vụ cho Cục Tần số vô tuyến điện và vụ viễn thông tiến hành triển khai hoàn thành việc quy hoạch băng tần 4G trong năm 2010. Cùng với sự phát triển của các thế hệ truyền thông di động là việc phát triển các thiết bị điện thoại di động thông minh ngày càng đa dạng với các sản phẩm, với các chức năng như một chiếc máy tính thông thường. Chính các thiết bị di động đó cho phép người sử dụng có thể truy cập mạng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào với một tốc độ ổn định không khác gì máy tính thông thường hiện nay. Bên cạnh đó, giá cước dịch vụ ngày càng giảm, thậm chí nhiều gói cước miễn phí. Và thị trường thiết bị đầu cuối cũng phát triển nhanh không kém, rất phong phú về tiện ích. Như vậy, có thế nói dịch vụ thanh toán di động sẽ trở thành phương thức thanh toán chính trong tương lai vì tính phổ cập, tính di động và khả năng kết nối ở mọi lúc mọi nơi với một chi phí thấp, nhiều công nghệ mới đã được ứng dụng giúp cho thanh toán qua điện thoại di động có khả năng bảo mật cao. Do vậy có thế thấy việc phát triển thương mại trong di động nói chung và dịch vụ thanh toán SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank nói riêng sẽ là vấn đề tất yếu, mở ra cơ hội kinh doanh rất lớn. 1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI Qua quá trình thực tập tại công ty và tìm hiểu quá trình kinh doanh tại Phòng TMĐT, hàng Techcombank gặp phải một số mặt hạn chế, còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là dịch vụ thanh toán SMS_F@stMobiPay. Xuất phát từ những đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của dịch vụ SMS_F@stMobiPay , em xin mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu “Phát triển dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank 1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là phân tích các vấn đề liên quan đến dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank. Mục tiêu của chuyên đề tập trung vào các vấn đề sau: 8 - Nghiên cứu kiến thức về dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng - Làm rõ vấn đề về thực trạng tình hình dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank - Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Dịch vụ thanh toán SMS_F@stmobiPay tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi thời gian Khảo sát tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại Techcombank từ 26/8/2006 đến 4/2009 1.4.2.2. Phạm vi không gian Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như về nguồn thông tin thu thập nên trong chuyên đề này, em tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính chất cần thiết đối với hoạt động phát dịch vụ SMS_F@stmobiPay tại Techcombank tại ngân hàng Techcombank 1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 1.5.1. Các khái niệm 1.5.1.1. Thanh toán Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyển giao các phương tiện tài chính từ một bên này sang một bên khác Tiền là phương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quá trình trao đổi. Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanh toán. Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối với sự vận động của hàng hoá. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa, mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt ra ngoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chi dịch vụ 9 1.5.1.2. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử (Electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử. Sự hình thành và phát triển của TMĐT đã hướng thanh toán điện tử mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là: trao đổi dữ liệu tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử hay két điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng số hóa.  Vai trò của thanh toán điện tử Thanh toán điện tử nhằm thực hiện cân bằng cho việc trao đổi giá trị. Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng…đã quen thuộc từ lâu nay thực chất đều là các dạng TTĐT. TTĐT sử dụng các máy rút tiền tự động ATM (Automatic Teller Machine), thẻ tín dụng mua hàng (Purchasing Card), thẻ thông minh (Smart Card) là loại thẻ có gắn chip điện tử (Electronic Purse), tiền mặt Cyber (Cyber Card), các chứng từ điện tử (ví dụ như hối phiếu, giấy nhận nợ điện tử)…Việc xây dựng một hệ thống thanh toán tài chính tự động an toàn là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công TMĐT, tiến tới nền kinh tế số hoá. Sử dụng hệ thống TTĐT tạo điều kiện cho việc đa dạng hoá các phương thức sử dụng tiền tệ và lưu chuyển dễ dàng ở phạm vi đa quốc gia. Tiền sử dụng là tiền điện tử không mất chi phí in ấn, kiểm đếm, giao nhận. Tốc độ lưu chuyển tiền tệ qua ngân hàng nhanh và kiểm soát được quy trình rủi ro trong thanh toán. Về phía người sản xuất thì thu được tiền nhanh chóng, rút ngắn chu trình tái sản xuất tránh đọng vốn, tăng tốc độ lưu thông hàng hoá và tiền tệ. Người tiêu dùng có khả năng lựa chọn dễ dàng hàng hoá một cách tức thời và theo ý của mình. 1.5.1.3. Dịch vụ thanh toán SMS_Banking Dịch vụ thanh toán SMS_Banking là giải pháp thanh toán của các ngân hàng thông qua tin nhắn SMS. Đáp ứng hoàn toàn các dịch vụ khác như truy vấn thông tin, thông tin liên quan cũng như thanh toán hoá đơn 1.5.2. Các vấn đề lý luận 1.5.2.1. Thương mại di động Thương mại di động là các giao dịch với giá trị tiền tệ được thực hiện thông qua mạng viễn thông di động Có đặc tính chung là không cần dây dẫn, kích thước nhỏ gọn và luôn đi cùng với một cá nhân nào đó 10 a. Ưu điểm Có hai lợi ích cơ bản: - Nếu các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thấp, các doanh nhiệp có thể phối hợp với các các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông(Viettel, VinaPhone, MobiPhone…) để có thể thanh toán trực tuyến. Điều này có thể thực hiện được bằng cách nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trừ số tiền mua hàng của thuê bao vào tài khoản cước của thuê bao đó. Tất nhiên phải có sự xác nhận của thuê bao (Authentication) để hoạt động giao dịch diễn ra an toàn. Nếu số tiền quá lớn hoặc vượt quá khả năng của thuê bao thì giao dich trực tuyến sẽ không diễn ra và hai bên phải có hình thức thanh toán khác. - Thương mại di động cũng rất thích hợp cho việc cung cấp thông tin về giá cả, chất lượng, số lượng, địa điểm của một mặt hàng nào đó mà khách hàng quan tâm. Khách hàng chỉ việc đăng kí mặt hàng, số tiền mà khách hàng có thể chi trả để mua sản phẩm đó. Đến khi có bất cứ thông tin nào phụ hợp với yêu cầu của khách hàng thị họ sẽ nhận được một tin nhắn để báo thông tin và họ sẽ phải trả một chi phí nhất định. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho khách hàng trong việc tìm kiếm sản phẩm với giá cả phù hợp cho mình. b. Nhược điểm - Sự hạn hẹn của việc công cung thông tin của thiết bị di động. Các thiết bị di động và các thiết bị cá nhân rất hạn chế về mặt thể hiện nội dung. Điều đó gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ chi tiết. - Sự cạnh tranh của sự tiện lợi và tính hiển thị cao của laptop. Hơn nữa sự bùng nổ của Internet không dây cũng tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn trong các hoạt động thương mại trực tuyến. 1.5.2.2. SMS_Banking a) Ưu điểm o Lợi ích của ngân hàng - Thêm một kênh cung cấp dịch vụ tiện lợi cho khách hàng - Nâng cao lợi thế cạnh tranh và làm hài lòng khách hàng qua sự tiện dụng - Dễ dàng và nhanh chóng phát triển dịch vụ mới - Triển khai hiệu quả các kênh marketing trực tiếp tới khách hàng - Không làm ảnh hưởng tới hạ tầng sẵn có của ngân hàng - Giảm thiểu chi phí và thời gian, gia tăng lợi nhuận [...]... nguồn vốn hợp lý để đầu tư phát triển dịch vụ để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng đang phát triển dịch vụ Theo như ông nói, dịch vụ đã thực sự phát triển, tại sao ngân hàng không tập trung chú trọng phát triển ngay từ khi mới bắt đầu triển khai dịch vụ? TL: Như tôi đã trình bày ở trên, sở dĩ ngân hàng chưa tập trung chú trọng phát triển ngay từ khi bắt đầu triển khai dịch vụ là vì hai lý do: Thứ... khách hàng chưa cao dẫn đến đối tác của ngân hàng chưa thật sự quan tâm đến dịch vụ Câu 9: Những vấn đề tồn tại khi phát triển dịch vụ SMS_ F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank (Xem hình 2.14: Những vấn đề tồn tại_ phụ lục) Khi phát triển dịch vụ thanh toán SMS_ F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank thì sự tồn tại lớn nhất là chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu với hệ số... bắt đầu triển khai dịch vụ 2.2.2.2 Tại ngân hàng Techcombank a) Giới thiệu về dịch vụ Ngân hàng Techcombank phát triển dịch vụ SMS_ F@stmobiPay từ năm 2007 Là dịch vụ cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch: truy vấn số dư, tỷ giá, chuyển khoản, nạp tiền điện thoại di động trả trước và thanh toán hóa đơn hàng hóa, dịch vụ thông qua việc sử dụng tin nhắn điện thoại di động b) Sử dụng dịch vụ SMS_ F@stmobiPay... tiện lợi của SMS- Banking mang lại, do vậy ngày càng có nhiều ngân hàng triển khai SMS- Banking, với dịch vụ chủ yếu là truy vấn và cung cấp thông tin, thanh toán hoá đơn Có thể kể đến một số ngân hàng điển hình như: ngân hàng Á Châu, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân Hàng Đông Á, ngân hàng Hàng Hải, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng Miền Tây (Western Bank) ,ngân hàng Việt Nam... dịch vụ_ phụ lục) Dịch vụ SMS_ F@stmobiPay có thể nói đang là mục tiêu chiến lược phát triển quan trọng của ngân hàng với hệ số điểm là 1,8 và là dịch vụ thể hiện năng lực lõi của Techcombank với hệ số điểm là 1,2, là năng lực có thể cạnh tranh với ngân hàng khác Câu 8: Điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng Techcombank khi phát triển dịch vụ SMS_ F@stMobiPay (Xem hình 2.13: Điểm mạnh, yếu khi triển khai dịch. .. sử dụng dịch vụ, với công nghệ bảo mật hàng đầu thế giới (RSA), từ đây khách hàng không cần phải lo lắng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng Techcombank Để cạnh tranh được với các ngân hàng khi tham gia phát triển dịch vụ thanh toán di động, phòng TMĐT nói chung và chính sánh của ngân hàng Techcombank như thế nào? TL: Trước tiên, ngân hàng sẽ tập chung phát triển nguồn nhân lực, tiếp đến ngân hàng sẽ... các dịch vụ do ngân hàng cung cấp…điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Trải qua 3 năm hoạt động và phát triển dịch vụ SMS_ F@stmobiPay, ông hãy cho biết những kết quả mà ngân hàng đã đạt đƣợc? TL: Dịch vụ SMS_ F@stmobiPay được triển khai từ năm 2007 bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định: Ngân hàng đã từng bước phát triển dịch vụ, liên kết với nhiều doanh nghiệp để phát. .. viên trong ngân hàng 26 CHƢƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMS_ F@STMOBIPAY TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 3.1 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMS_ F@STMOBIPAY TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 3.1.1 Những kết quả đạt đƣợc Từ kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra và phỏng vẩn đặc biệt là cuộc phỏng vấn ông Lê Công Trung phó phòng TMĐT, ngân hàng Techcombank, ... tồn tại chưa được giải quyết tại ngân hàng Techcombank đối với sự phát triển của dịch vụ như: Khi vào website của Ngân hàng Techcombank, thông tin về dịch vụ chưa nhiều, mới chỉ là hình thức giới thiệu về dịch vụ, không cập nhập thường xuyên các thông tin, các kết quả hoạt động kinh doanh của dịch vụ Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng khi tìm kiếm thông tin về ngân hàng nói chung và dịch vụ SMS_ F@stmobiPay... dụng công nghệ ngân hàng hiện đại 29 3.1.4 Đánh giá dự báo các vấn đề định hƣớng phát triển 3.1.4.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới Hiện tại thanh toán qua điện thoại di động ngày càng sôi động, đã có rất nhiều ngân hàng triển khai dịch vụ này Với hàng loạt các ngân hàng như ngân hàng Á Châu, ngân hàng Hàng Hải, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, ngân Hàng Đông Á, ngân hàng Sài Gòn . dịch vụ SMS_ F@stmobiPay tại ngân hàng - Làm rõ vấn đề về thực trạng tình hình dịch vụ SMS_ F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank - Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ SMS_ F@stmobiPay tại ngân. bắt đầu triển khai dịch vụ. 2.2.2.2. Tại ngân hàng Techcombank a) Giới thiệu về dịch vụ Ngân hàng Techcombank phát triển dịch vụ SMS_ F@stmobiPay từ năm 2007. Là dịch vụ cho phép khách hàng thực. Phát triển dịch vụ SMS_ F@stmobiPay tại ngân hàng Techcombank - Nội dung 1: Tìm hiểu về dịch vụ SMS tại các ngân hàng nói chung. - Nội dung 2: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của dịch vụ SMS_ F@stmobiPay

Ngày đăng: 30/10/2014, 23:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan