thực trạng hàng hóa trung quốc tại thị trường việt nam từ năm 2005 đến nay và một số giải pháp cho hàng việt

13 580 1
thực trạng hàng hóa trung quốc tại thị trường việt nam từ năm 2005 đến nay và một số giải pháp cho hàng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT NGUYỄN THỊ ANH KIỀU ĐỖ THỊ THU HẰNG BIÊN HÒA, THÁNG 12/2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ ANH KIỀU ĐỖ THỊ THU HẰNG Giảng viên hƣớng dẫn: GVC/ Th.S TRẦN THỊ MỸ HẠNH BIÊN HÒA, 12/2013 THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT a, Nguyển Thị Anh Kiều b, Đỗ Thị Thu Hằng Địa chỉ: Thị trấn Võ Xu, Huyện Đức Linh, Buôn tul B, xã EaWer, Tỉnh Bình Thuận Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk Email: lihbao.kieu@gmail.com thuhang09dt111@gmail.com Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu về hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn năm 2005 cho đến nay. Đề tài chúng em thuộc phạm vi kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. Một thực tế hiện nay, hàng hóa Trung Quốc bên cạnh tác động tích cực như: Giá rẻ, công nghệ phù hợp, phương thức thanh toán linh hoạt, thì có những tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp, đình đốn sản xuất, hàng hóa tồn kho, đặc biệt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng gia tăng mạnh, giải pháp nào cho hàng Việt ngay trên sân nhà. Có thể thấy, chúng em nghiên cứu đề tài này xuất phát từ tính bức thiết của thực tiễn. Là giải quyết vấn đề thị trường cho hàng hóa Việt Nam trước sự cạnh tranh gây gắt của hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. I. Đặt vấn đề Nghiên cứu cơ sở lý luận giúp người tiêu dùng hiểu rõ hiện trạng hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Việt Nam từ năm 2005 trở lại đây. Đánh giá tình hình nhập khẩu của hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam từ năm 2005 trở lại đây. Đưa ra những giải pháp giúp hàng hóa Việt Nam nâng cao chất lượng trên thị trường. Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết trong việc phải tăng cường các loại biện pháp mạnh và áp dụng hiệu quả trong hàng rào thương mại. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƢƠNG I: THỰC TRẠNG HÀNG HÓA CỦA TRUNG QUỐC TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 1.1 Tình hình nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tại Việt Nam 1.1.1 Tình hình nhập khẩu hàng hóa tại thị trƣờng Việt Nam Xét tới 6 tháng đầu năm 2013, về thị trường nhập khẩu hàng hóa thì Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch đạt trên 17 tỷ USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Trước tình hình đó, có nhiều cảnh báo cho rằng việc phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nhập khẩu nào đó sẽ gặp rất nhiều rủi ro. 1.1.2 Tình hình kinh tế thế giới và đánh giá thị phần hàng hóa Trung Quốc tại thị trƣờng trong nƣớc Nhóm hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc có kim ngạch vượt mức 1 tỷ USD như sau: Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Vải các loại; Sắt thép các loại. 1.2 Các nhóm hàng 1.2.1 Nhóm hàng thực phẩm tiêu dùng Hàng rau quả; Hàng thủy sản; Bánh kẹo. Biểu đồ 1.1 Kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả từ Trung Quốc năm 2009 “Nguồn: Tổng cục Hải quan” Trong năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 169 tiệu USD, chiếm 60% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả của cả nước. 0 5000 10000 15000 20000 25000 1.2.2 Nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng Sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện; Sản phẩm nhựa; Gỗ và sản phẩm gỗ; Dược phẩm và nguyên phụ liệu dược phẩm. 1.2.3 Nhóm hàng vật tƣ, máy móc, nguyên nhiên liệu Máy móc, thiết bị phụ tùng; Sắt thép; Xăng dầu; Phân bón; Thuốc trừ sâu; Linh kiện xe máy; Xơ, sợi. 1.3 Hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung 1.3.1 Cửa khẩu quốc tế Cửa khẩu đường bộ Lào Cai, cửa khẩu đường sắt Lào Cai, cửa khẩu Hữu Nghị, cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu Móng Cái. 1.3.2 Cửa khẩu quốc gia Hiện nay, trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc có 17 cửa khẩu quốc gia, bao gồm 4 cửa khẩu đã mở: Ma Lù Thàng, Thanh Thủy, Trà Lĩnh, Tà Lùng và 13 cửa khẩu sẽ chính thức mở khi có đủ điều kiện. 1.3.3 Cửa khẩu địa phƣơng Hoàng Mô (Quảng Ninh) Đông Trung (Quảng Tây) Chi Ma (Lạng Sơn) Ái Điểm (Quảng Tây) Bình Nghi (Lạng Sơn) Bình Nhi (Quảng Tây) 1.4 Những nhận định, đánh giá xu hƣớng của hàng hóa Trung Quốc tại thị trƣờng trong nƣớc Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ tiếp tục chiếm giữ thị phần và cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất trong nước. Những mặt hàng máy móc, thiết bị do Trung Quốc sản xuất phù hợp với trình độ khoa học công nghệ trong nước. Đồng thời các mặt hàng tiêu dùng có mẫu mã đẹp, đa dạng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường nội địa. CHƢƠNG II: SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA HÀNG HÓA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 2.1 Ảnh hƣởng tích cực 2.1.1 Cung cấp nhiều mặt hàng phục vụ cho sản xuất trong nƣớc Với ưu thế giá rẻ, công nghệ tương đối hiện đại, phù hợp với sản xuất trong nước nên máy móc, thiết bị, công nghệ do Trung Quốc sản xuất được nhiều doanh nghiệp trong nước lựa chọn. 2.1.2 Cung cấp nhiều chủng loại hàng hóa với giá rẻ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc Với ưu điểm là quy mô sản xuất lớn, khoảng cách địa lý gần nên việc nhập khẩu hàng hóa trở nên thuận tiện, lưu thông một cách dễ dàng. Trung Quốc đã kịp thời cung cấp nhiều mẫu mã, hàng hóa phong phú, giá cả lại rẻ nên thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. 2.1.3 Tạo áp lực cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nƣớc Với nhiều ưu điểm, nhiều loại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã chiếm thị phần tại thị trường nội địa, cạnh tranh với hàng trong nước. Do đó, buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải liên tục cải tiến mẫu mã, giảm giá thành, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy sản xuất, giữ vững thị phần để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu nói chung và hàng Trung Quốc nói riêng. 2.2 Ảnh hƣởng tiêu cực 2.2.1 Đối với nền kinh tế Gây khó khăn cho tình hình sản xuất trong nƣớc Hàng Trung Quốc giá rẻ đã chèn ép hàng hóa sản xuất trong nước, khiến hàng trong nước không tiêu thụ được, tồn đọng hàng hóa, dẫn đến đình đốn sản xuất, khiến một số doanh nghiệp rơi vào nguy cơ đóng cửa. Giảm ngân sách thuế do buôn lậu và gian lận thƣơng mại Theo báo cáo tổng hợp từ các đơn vị, trong 6 tháng đầu năm 2013, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 2.156 vụ buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, bằng 108,12% so với cùng kỳ năm 2012. Trị giá hàng hóa tịch thu, thu phạt hành chính và thu thuế đạt 34,157 tỷ đồng, bằng 117,34% so với cùng kỳ năm 2012. 2.2.2 Đối doanh nghiệp trong nƣớc Dưới góc độ kinh tế, hàng nhập lậu không chỉ làm méo mó thị trường mà còn triệt tiêu động lực của các doanh nghiệp trong nước. Trên thực tế thì hàng hóa của Trung Quốc, nếu nhập khẩu chính ngạch thì giá vẫn đắt hơn hàng hóa Việt Nam cùng loại. 2.2.3 Đối với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc Sức khỏe Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch Nhà nước Trung Quốc (QSIQ) cho biết đã phát hiện thêm 31 nhãn hàng sữa bột có melamine, tương đương vớới 11,7 % trong tổng số 265 nhãn hàng được kiểm tra tại Trung Quốc. Đầu tháng 7 năm 2012, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã kiểm tra nhiều mẫu rau, củ, quả nhập khẩu từ Trung Quốc. Tất cả đều có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn của Việt Nam. Hình 2.1 Lê, táo đƣợc bọc hóa chất từ khi trái còn nhỏ cho đến lớn và chất bao bọc táo đƣợc pha bằng nƣớc và thuốc trừ sâu “Nguồn: Báo VT.NEWS, năm 2013” Tâm lý tiêu dùng Từ các cửa hàng đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc rất nhiều sản phẩm mạng đậm chất bạo lực như: Các loại súng (bắn máu) là loại súng bắn đạn bung ra các sản phẩm màu đỏ, súng bắn laser, bắn đạn nhựa, đao, kiếm nhựa. Những đồ chơi không có tính giáo dục sẽ ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ, tâm lý, cách ứng xử của một số bộ phận thanh thiếu niên. 2.2.4 Một số vụ việc điển hình trên thế giới liên quan đến hàng hóa Trung Quốc ảnh hƣởng xấu tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng Trong tháng 9 năm 2008, xảy ra phát sinh vấn đề về bệnh thận do sữa bột trẻ em nhiễm melamine gây ra, 6 trẻ em bị chết và 294.000 trẻ bị bệnh do công thức sữa giả, trong đó 51.900 trẻ trong tình trạng phải nhập viện. Tháng 3 năm 2010: Phát hiện 9610 kg rau có dư hàm lượng thuốc trừ sâu quá mức đã được phát hiện ở Nam Ninh, là thành phố giáp với Việt Nam. CHƢƠNG III: KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH LỰA CHỌN CÁC MẶT HÀNG CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT 3.1 Khảo sát về tình hình lựa chọn các mặt hàng của ngƣời tiêu dùng tại Thành phố Biên Hòa Nay chúng em khảo sát tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng nhằm thống kê sự lựa chọn các mặt hàng của người tiêu dùng tại Thành phố Biên Hòa. Hơn nữa chất lượng của các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. 3.2 Giải pháp cho hàng Việt 3.2.1 Đối với Nhà Nƣớc Chính sách xuất nhập khẩu, khẩn trương xây dựng hàng rào kỹ thuật, bên cạnh đó xây dựng lực lượng Hải quan và Quản lý thị trường đủ mạnh. Hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô khác như: Chính sách thuế xuất nhập khẩu và chính sách tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng chính sách thương mại trong nước, tăng cường xúc tiến thương mại. Nhà nước tăng cường triễn khai cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” để năng cao chất lượng hàng hóa Việt Nam. Cuộc vận động cần được quảng bá rộng rãi, mỗi chợ cần có những cửa hàng chuyên bán hàng Việt Nam. Cần xử phạt thật nghiêm hàng giả, nhái hàng Việt Nam, ngoài ra tổ chức các cuộc thi tìm hiểu hàng Việt Nam. Đặc biệt nên chú trọng và nâng cao mức sống cho người dân, học hỏi những kinh nghiệm giảm sử dụng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc của một số quốc gia trên thế giới. 3.2.2 Đối với doanh nghiệp Giải pháp đầu tiên mà doanh nghiệp đề ra và thực hiện đó là quản lý chất lượng của sản phẩm và giá cả là hai yếu tố có tầm quan trọng quyết định đến sức tiêu thụ của hàng hóa. Doanh nghiệp không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, tiết kiệm và giảm tối đa chi phí sản xuất để hạ thấp giá thành sản phẩm. Áp dụng một số giải pháp như: Nguyên liệu sản xuất hạn chế dùng hàng nhập khẩu, có thể dùng nguyên liệu là hàng nội, một số phụ kiện và linh kiện nếu có thể tự sản xuất thì không nhất thiết phải nhập khẩu. Đưa hàng Việt Nam về vùng sâu, vùng xa, cần có những phiên chợ hàng Việt về các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa để giới thiệu sản phẩm cho mọi người. Doanh nghiệp cần quảng bá hàng hóa Việt Nam tại các trường học, cần lập diễn đàn trên báo chí để người tiêu dùng phản ảnh chất lượng hàng Việt. Doanh nghiệp cần hạn chế quảng cáo hàng hóa nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thường xuyên tập huấn cho nhân viên để phát huy tinh thần sáng tạo và tích cực tuyên truyền, quãng bá rộng rãi hàng hóa Việt Nam đến người tiêu dùng. 3.2.3 Đối với ngƣời tiêu dùng Người Việt Nam cần tin tưởng và tuyên truyền rộng rãi cho mọi người xung quanh, để có cái nhìn tích cực về hàng hóa trong nước. Ngoài ra, cha mẹ cần giải thích cho con hiểu ý nghĩa của việc dùng hàng Việt Nam là thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước. Người tiêu dùng nên nâng cao tinh thần cảnh giác trước khi mua sản phẩm và nên tin dùng hàng Việt. Đặc biệt là từ chối sử dụng hàng kém chất lượng, hàng nhái, và hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. III. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu các số liệu thống kê về số lượng hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2005 trở lại đây. Tổng hợp, thống kê số liệu về hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Thu thập thông tin từ người tiêu dùng, xử lý thông tin để đưa ra những nhận định phục vụ cho việc nghiên cứu. Phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đối với hàng hóa Việt Nam. Khảo sát và lập bảng biểu đánh giá việc lựa chọn tiêu dùng của người Việt Nam qua các mặt hàng tại Thành phố Biên Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung. IV. Kết quả Trung Quốc chính thức trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ những năm 2005 trở lại đây. Biểu đồ 5.1 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam năm 2005 – 2009 “Nguồn: Tổng cục Hải quan” [...]... kê tóm tắt”, 2009 [2] Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU [3] Tổng cục Thống kê, “Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản”, 2006 B Báo [1] Giáo dục Việt Nam (2013), Trung Quốc bọc túi tẩm thuốc sâu cho táo từ trên cây”, Báo VT.NEWS, tr 38 [2] Hồng Hà (2013), “Lào Cai bắt bốn vụ vận chuyển hơn nửa tấn xúc xích và chả cá nhập lậu”,... hàng giá rẻ, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Đó là những mặt hàng chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc Còn lại 39% người tiêu dùng lựa chọn hàng nội Theo người dân, thời buổi giá cả thị trường, đồng tiền mất giá, trong khi lương bổng thì không tăng nhiều, với đồng lương ít ỏi để trang trải cuộc sống hàng ngày 39% 61% VIỆT NAM TRUNG QUỐC Biểu đồ 6.1 Tỉ lệ người tiêu dùng lựa chọn Vì vậy hàng hóa. .. hàng hóa Việt Nam nên thay đổi mình để phù hợp với sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước và có thương hiệu riêng trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó, đẩy lùi ưu thế của hàng ngoại, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc, nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế nước nhà Đề tài có ý nghĩa khoa học rõ ràng đối với ngành học kinh doanh xuất nhập khẩu Đồng thời, có ý nghĩa thực tiễn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong...BẢNG 5.2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU DÙNG CÁC MẶT HÀNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA STT Mặt Hàng Chọn Hàng Trung Quốc Chọn Hàng Việt Nam Số Phiếu Tỷ Lệ Số Phiếu Tỷ Lệ 1 Ipad 71/100 71% 29/100 29% 2 Súp lơ 66/100 66% 34/100 34% 3 Gừng 52/100 52% 48/100 48% 4 Tủ lạnh 69/100 69% 31/100 31% 5 Bắp cải 61/100... xúc xích và chả cá nhập lậu”, Báo Tài nguyên & Môi trường, số 81/GP-TTĐT, tr 31 [3] Phạm Huyền (2013), “Vẫn có súng ở chợ đồ chơi Trung thu”, Việt Báo, tr 36 C Tài liệu internet [1] Anh Thi (2013), Rau Trung Quốc tràn ngập thị trường Hà Nội: Ai bảo vệ người tiêu dùng, Tạp chí tin 247.com, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013, ... thế cạnh tranh hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay VI LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài và có kiến thức như ngày hôm nay, đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô Khoa Đông Phương - Trường Đại Học Lạc Hồng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu Chúng em xin gửi những lời tri ân sâu sắc đến Cô GVC/Th.S Trần Thị Mỹ Hạnh,... _nguoi_tieu_dung-1-21347678.html> [2] Thông tin Thương mại (2013), Nhập khẩu xơ tăng thấp trong nửa đầu năm 2013, Báo Maruni, truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2013, XÁC NHẬN CỦA CỐ VẤN KHOA HỌC (Ký và ghi rõ họ tên) SINH VIÊN THỰC HIỆN (Ký và ghi rõ họ tên) ... đến Cô GVC/Th.S Trần Thị Mỹ Hạnh, người Cô đã tận tình hướng dẫn và quan tâm, động viên chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành tốt đề tài nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong được sự thông cảm và chia sẻ cùng quý Thầy Cô và bạn bè Chúng em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt tới tất cả quý Thầy Cô cùng các bạn VII TÀI LIỆU . TÀI: THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ ANH KIỀU ĐỖ THỊ THU HẰNG. CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT NGUYỄN THỊ ANH KIỀU ĐỖ THỊ THU HẰNG BIÊN. TRẦN THỊ MỸ HẠNH BIÊN HÒA, 12/2013 THỰC TRẠNG HÀNG HÓA TRUNG QUỐC TẠI THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HÀNG VIỆT a, Nguyển Thị Anh

Ngày đăng: 30/10/2014, 20:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan