TIỂU LUẬN ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN cải CÁCH nền HÀNH CHÍNH NHÀ nước ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN THÀ ít mà tốt của LÊNIN

20 882 1
TIỂU LUẬN ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN cải CÁCH nền HÀNH CHÍNH NHÀ nước ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN THÀ ít mà tốt của LÊNIN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác phẩm “Thà ít mà tốt” là một cống hiến lý luận của Lênin về xây dựng Nhà nước, có thể coi đây là một bản di chúc chính trị có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn và sâu sắc của Lênin trong vấn đề củng cố, xây dựng bộ máy nhà nước vô sản. Thà ít mà tốt của Lênin được báo Pravda (Sự thật) công bố lần đầu tiên trong số 49, ngày 431923. Hiện nay tác phẩm được in trong Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva 1978, tập 45, từ trang 442 đến trang 460. Tác phẩm này được Lênin viết cùng thời gian với nhiều tác phẩm nhỏ khác, trong đó nhấn mạnh những trọng tâm là cải tổ bộ máy Nhà nước và xây dựng Ðảng. Tác phẩm đã và đang tiếp tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thực tiễn của các Đảng cộng sản về xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nó trang bị cho những người cộng sản lý luận về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh và phát triển.

ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN THÀ ÍT MÀ TỐT CỦA LÊNIN Tác phẩm “Thà ít mà tốt” là một cống hiến lý luận của Lênin về xây dựng Nhà nước, có thể coi đây là một bản di chúc chính trị có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn và sâu sắc của Lênin trong vấn đề củng cố, xây dựng bộ máy nhà nước vô sản. "Thà ít mà tốt" của Lênin được báo Pravda (Sự thật) công bố lần đầu tiên trong số 49, ngày 4-3-1923. Hiện nay tác phẩm được in trong Lênin toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va 1978, tập 45, từ trang 442 đến trang 460. Tác phẩm này được Lênin viết cùng thời gian với nhiều tác phẩm nhỏ khác, trong đó nhấn mạnh những trọng tâm là cải tổ bộ máy Nhà nước và xây dựng Ðảng. Tác phẩm đã và đang tiếp tục đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động thực tiễn của các Đảng cộng sản về xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nó trang bị cho những người cộng sản lý luận về xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh và phát triển. Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội. Ở Việt Nam, sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cùng với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước. Tuy nhiên, Ở Việt Nam đang còn rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảy sinh cần phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả. Quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hoá đang đặt ra trước Việt Nam những thách thức và cơ hội mới đòi hỏi 1 phải có những cố gắng cao độ. Vì vậy, việc nghiên cứu những tư tưởng cơ bản của Lênin về nhà nước trong tác phẩm “Thà ít mà tốt” là hết sức cần thiết để đẩy mạnh và có kết quả hơn nữa công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Vào những năm 1922-1923, Chính quyền Xô Viết đứng trước nhiều nhiệm vụ mới mẻ, cấp bách và nặng nề. Nước Nga là một nước nghèo nàn, lạc hậu, lại mới trải qua chiến tranh, chính sách kinh tế mới (NEP) sau gần một năm thực hiện đã đem lại nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế được phục hồi đáng kể, tuy nhiên còn rất chậm. Cuộc sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, trong điều kiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vừa mới ra đời và đang trong quá trình xây dựng, lại bị các nước tư bản đế quốc bao vây. Bọn tư sản và phản động trong nước thì luôn tìm cách chống phá nhằm giành lại địa vị đã mất. Tất cả những điều đó đã đặt nhà nước Xô viết trước những thách thức to lớn. Để giải quyết tốt những nhiệm vụ nêu trên thì vấn đề quyết định là phải củng cố bộ máy chính quyền nhà nước vững mạnh, hiệu quả để cáng đáng được trọng trách nặng nề của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh như vậy, bên cạnh việc thúc đẩy chính sách kinh tế mới, Lênin đã nhận thấy phải quan tâm củng cố bộ máy nhà nước. Do đó, mặc dù vết thương cũ tái phát nghiêm trọng, phải nằm trên giường bệnh, nhưng Lênin đã tập trung trí tuệ và sức lực của mình để trăn trở cho vấn đề cải tổ và củng cố bộ máy nhà nước Xô viết. Tại sao đến thời điểm này, Lênin quan tâm nhiều đến củng cố bộ máy nhà nước ? Sau Cách mạng Tháng Mười, vấn đề này đã được đặt ra, nhưng lúc đó chưa có điều kiện giải quyết vì nội chiến. Trải qua 5 năm củng cố nhưng không nắm chắc phương châm nên đến năm 1923 bộ máy của nhà nước vẫn không đáp ứng được yêu cầu cách mạng mới. Nguyên nhân của nó bắt nguồn từ quá khứ, nhà nước tư sản bị lật đổ nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt. Trình độ văn hóa của nhân dân quá thấp. Nội chiến 2 lại diễn ra quá dài. Nhiều cán bộ ưu tú của Đảng phải ra mặt trận, tạo ra chỗ hổng lớn ở địa phương… Với con mắt nhạy cảm chính trị đặc biệt, Lênin đã phân tích và đánh giá đúng về thực trạng bộ máy Nhà nước Xô viết lúc đó. Theo Lênin, Nhà nước Xô viết sau 5 năm ra đời và xây dựng đã đạt được những thành tựu đáng kể để từng bước khẳng định và hướng tới xây dựng một nhà nước thật sự mang bản chất của một nhà nước kiểu mới. Tuy nhiên, Lênin cũng nghiêm khắc chỉ ra những yếu kém của nhà nước Xô viết. Số lượng người trong các cơ quan quá nhiều, chất lượng và hiệu lực quản lý nhà nước rất thấp, tình trạng quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu lực, lề lối làm việc giấy tờ, sính kế hoạch, cán bộ thì không ít người rơi vào thói ba hoa, tự mãn, công thần, xa thực tế Từ đó, Người thẳng thắn nhận định: “Tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là tồi tệ” 1 . Mặc dù được gọi là nhà nước Xô viết, nhưng theo Lênin, bộ máy nhà nước Nga vẫn mang nặng tàn dư của xã hội cũ, bộ máy nhà nước cũ mà rất ít được sửa đổi, “nó vẫn là điển hình thật sự của bộ máy nhà nước cũ”. Vì thế, nó chưa thực sự mang đầy đủ tính chất là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Lênin đi đến kết luận về tình trạng Nhà nước Xô-viết khi đó là "rất tồi tệ" và việc cải tổ bộ máy Nhà nước "cần phải có thời gian" nhưng đồng thời lại phải "làm ngay từng bước", sẽ rất khó khăn nhưng không thể không làm. Lê-nin rất nghiêm khắc với những yếu kém, khuyết điểm của bộ máy Nhà nước Xô-viết, dù lúc đó các nước đế quốc đang tìm mọi cách bôi nhọ, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Xô-viết - Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và duy nhất trong lịch sử loài người tại thời điểm đó. Ðây là thái độ rất dũng cảm, rất cách mạng. Phân tích nguyên nhân của tình trạng yếu kém đó của bộ máy nhà nước Nga Xô viết, Lênin đã chỉ ra các nguyên nhân sau đây: 1 Sđd, t.45, tr.442 3 Một là, những yếu kém của nhà nước Xô viết bắt nguồn từ tàn dư của nhà nước cũ, xã hội cũ. Thật vậy, nước Nga trước cách mạng Tháng Mười tuy là một nước tư bản chủ nghĩa đã phát triển đến độ trung bình nhưng về cơ bản vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún là phổ biến, thói quen lao động tiểu nông, lạc hậu, thủ công, rụt rè; mặt bằng văn hoá của nhân dân còn thấp. Sự yếu kém của bộ máy nhà nước Nga Xô viết đã phản ánh thực trạng đó là điều dễ hiểu vì kiến trúc thượng tầng bao giờ cũng sinh ra từ cơ sở hạ tầng và phản ánh cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Lênin viết: “Trong toàn bộ lĩnh vực những quan hệ xã hội, kinh tế và chính trị chúng ta đều tỏ ra là cách mạng ghê gớm, nhưng về mặt cấp bậc, về mặt tôn trọng những hình thức và những thể lệ về thủ tục hành chính thì “tính cách mạng” của chúng ta lại thường hay nhường chỗ cho tinh thần thủ cựu hủ bại nhất” 2 . Những tư tưởng thủ cựu, lạc hậu của xã hội cũ còn tồn tại là lẽ tất yếu bởi xã hội cũ mất đi, nhưng nó không thể mất ngay tức khắc, nhất là ý thức xã hội của xã hội cũ thì nó còn tồn tại lâu dài vì nó có tính bảo thủ, lạc hậu so với tồn tại xã hội. Lênin chỉ rõ những khuyết điểm đó bắt nguồn từ quá khứ; quá khứ này tuy đã bị lật đổ, nhưng chưa bị tiêu diệt, nó chưa phải là một giai đoạn văn hoá đã hết thời từ lâu, vì cũng theo Lênin thì những tư tưởng, ý thức nó thường “ăn sâu vào đời sống văn hoá, vào phong tục, tập quán” 3 . Hai là, do trình độ văn hoá của giai cấp công nhân và nhân dân lao động còn thấp. Lênin cho rằng, giai cấp công nhân là những người chủ yếu và trực tiếp xây dựng, tổ chức lên bộ máy nhà nước Xô viết. Họ rất muốn xây dựng một bộ máy nhà nước tốt hơn nhưng “họ chưa có đầy đủ học thức”, nên “họ không biết làm thế nào. Họ không thể làm được việc đó” 4 . Còn trình độ văn hoá nói chung của nhân dân lao động Nga thì: “những yếu tố kiến thức, học thức, giáo dục…so với tất cả các nước khác, thì chúng ta có ít ỏi đến nực 2 Sđd, t.45, tr.453-454 3 , 4 Sđd, t.45, tr.443 4 4 cười”, mà theo Lênin, xây dựng bộ máy nhà nước là công việc khó khăn, phức tạp nên “để làm được việc ấy, cần phải có văn hoá”. Ba là, do chiến tranh kéo dài và do sự phá hoại của các thế lực thù địch, phản động chống chủ nghĩa xã hội. Ngay khi mới ra đời, nước Nga Xô viết non trẻ đã phải đối phó với cuộc bao vây can thiệp của các nước đế quốc phương Tây. Vì vậy, mọi nhân tài, vật lực của nước Nga đều phải dồn cho kháng chiến. Đảng và Nhà nước Xô viết Nga đã phải tập trung cao độ mọi nguồn lực, cán bộ cho quân đội. Những đảng viên, những công nhân ưu tú, những cán bộ có tài đức đã được tăng cường cho kháng chiến. Do đó, chính quyền các cấp thiếu nhiều cán bộ có tài đức. Bên cạnh đó, không ít những phần tử cơ hội, những người có trình độ, năng lực và đạo đức yếu kém đã lọt vào bộ máy nhà nước, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả. Hơn nữa, các thế lực thù địch và phản động trong và ngoài nước hết sức tức tối với nước Nga Xô viết, chúng tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga: “chúng đã làm đủ mọi cách để gạt chúng ta lại đằng sau” 5 . Trong thời kỳ đầu thì chúng đã “lợi dụng cuộc nội chiến ở Nga nhằm phá hoại nước ta đến cực độ”, nhưng khi không đánh đổ được nước Nga bằng chiến tranh thì chúng lại tìm mọi cách “cản trở sự phát triển của nó lên chủ nghĩa xã hội…, chúng cũng đã không để cho chế độ đó có được ngay lập tức một bước tiến…, chúng không để cho chế độ đó phát triển được tất cả mọi khả năng đủ để trở thành chủ nghĩa xã hội” 6 . Mặt khác, nước Nga Xô viết trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới đã buộc phải sử dụng các nhân tố kinh tế - chính trị của chủ nghĩa tư bản, nhất là phải sử dụng các chuyên gia tư sản trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, nước Nga Xô viết và bộ máy nhà nước của nó không thể tránh khỏi việc “bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại và lố lăng nhất” 7 . Các nước tư bản đế quốc đã lợi dụng cơ hội này để cài cắm gián điệp vào phá hoại bộ máy nhà nước và nền kinh tế - xã hội Nga. 5 , 6 , 7 Sđd, t.45, tr.455 6 7 5 Bốn là, do một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng rơi vào quan liêu, cơ hội, thoái hoá biến chất. Lênin khẳng định rằng, sự yếu kém của bộ máy nhà nước một phần là do những phần tử quan liêu, cơ hội, thoái hoá biến chất, những kẻ phô trương, kiểu cách dởm, ba hoa, cách mạng suông chất chui vào và làm cản trở hiệu lực của bộ máy nhà nước và làm biến dạng chế độ nhà nước mới. Những phần tử đó “đang tồn tại không những trong các cơ quan Xô viết mà cả trong các cơ quan Đảng nữa” 8 . Người khẳng định rằng quá trình thực hiện chính sách kinh tế mới với việc sử dụng những nhân tố kinh tế của chủ nghĩa tư bản nên không thể tránh khỏi việc trong bộ máy nhà nước Xô viết “bị tiêm nhiễm rất nhiều thiên kiến tai hại và lố lăng nhất”. Nhưng trong một chừng mực nào đó thì những thói xấu đó lại được những phần tử quan liêu, cơ hội, thoái hoá trong bộ máy nhà nước Xô viết tiếp nhận với ý đồ trục lợi và chúng làm lây lan sang cả những cán bộ khác trong bộ máy nhà nước Xô viết. Lênin viết: “Trong một chừng mực nào đó, bệnh truyền nhiễm ấy cũng là do những phần tử quan liêu đáng yêu của chúng ta cố ý làm lây lan sang chúng ta, với hy vọng là có nhiều dịp buông câu trong đám nước đục do những thiên kiến đó khuấy lên” 9 . Năm là, tình trạng "đáng buồn" của bộ máy nhà nước Xô viết còn do những yếu kém trong quá trình cải tổ nó gây ra. Lênin nói: Tuy “chúng ta đã ra sức cải tiến bộ máy nhà nước”, “nhưng đó chỉ là một hoạt động phí công, một hoạt động…đã chỉ cho chúng ta thấy rõ rằng hoạt động đó chỉ là vô hiệu, thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác” 10 . Về những yếu kém trong quá trình cải tổ bộ máy nhà nước Xô viết trong những năm sau cách mạng Tháng Mười được Lênin chỉ rõ: “Điều tai hại nhất ở đây là hấp tấp. Điều tai hại nhất là tưởng rằng chúng ta…đã có được một số yếu tố khá lớn để xây dựng được một bộ máy thật sự mới và thật sự xứng đáng với danh hiệu là bộ máy xã hội chủ nghĩa, bộ máy Xô viết, v.v ” 11 . Ông khẳng định rằng bộ 8 Sđd, t.45, tr.451 9 , 10 , 11 Sđd, t.45, tr.453,445,443 10 11 6 máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự chúng ta chưa có, và “ngay cả những yếu tố cho phép chúng ta xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta cũng có ít ỏi đến nực cười”. Người chỉ rõ: “muốn xây dựng được bộ máy ấy, chúng ta không được ngại tốn thời gian, rằng việc đó đòi hỏi nhiều, nhiều, rất nhiều năm tháng” 12 . Qua những phân tích trên, Lênin đã chỉ ra tính cấp bách phải cải cách bộ máy Nhà nước, Lênin nói: "Tôi thiết nghĩ rằng, đã đến lúc chúng ta phải chỉnh đốn một cách đúng mức, một cách hết sức nghiêm túc bộ máy Nhà nước của ta" 13 .Lênin còn nhắc nhở phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào. Lênin đã chỉ rõ mục đích của việc đổi mới, cải tiến bộ máy nhà nước Xô viết là nhằm xây dựng bộ máy đó thực sự xứng danh là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa; đảm bảo cho bộ máy nhà nước có chất lượng kiểu mẫu thực sự, gọn nhẹ, mang tính hiệu quả, hiệu lực cao, thực sự trong sạch, vững mạnh, có đầy đủ năng lực quản lý đất nước. Đó sẽ là một nhà nước được mọi người tín nhiệm, có đầy đủ điều kiện và khả năng trụ vững không phải chỉ ở chừng mực một nước tiểu nông mà cả ở trình độ một nước công nghiệp hoá và điện khí hoá. Đó là một nhà nước mà có thể “trừ bỏ được đến cả những lãng phí nhỏ nhất trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, bằng cách thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt” 14 . Về mặt quốc tế, bộ máy nhà nước Xô viết cần được củng cố để có thể đứng vững trong mọi hoàn cảnh biến động của tình hình quốc tế. Muốn vậy, nó phải tránh được những xung đột với các nước tư bản chủ nghĩa và có đủ sức mạnh ngăn cản mọi âm mưu và hành động xâm lược, phá hoại của các thế lực đế quốc, thù địch bên ngoài chưa hề từ bỏ ý đồ đè bẹp nhà nước Xô viết non trẻ. Vấn đề trong cải tổ bộ máy nhà nước Xô viết đòi hỏi cần phải có 12 , 13 , 14 Sđd, t.45, tr.443,446,458 13 14 7 những điều kiện, theo Lênin, đó là phải có đội ngũ những người lao động, nhất là giai cấp công nhân, những cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân lao động có ý thức cách mạng cao, hăng hái đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, yêu chủ nghĩa xã hội và trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, họ phải có trình độ về văn hoá, khoa học kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội… vì muốn cải tiến bộ máy nhà nước thì cần phải có văn hoá, bởi vì: “không thể giải quyết được bằng một hành động liều lĩnh hay một cuộc xung phong, bằng sự táo bạo hay bằng nghị lực, hoặc nói chung, bằng bất cứ một trong những đức tính tốt đẹp nhất nào của con người” 15 . Lênin còn nhấn mạnh rằng: muốn có tri thức thì không có cách nào khác ngoài việc: “một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho việc học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa, phải làm sao cho học thức thực sự ăn sâu vào trí não, hoàn toàn và thực tế trở thành một bộ phận khăng khít của cuộc sống của chúng ta…, xứng đáng và thích hợp với một nước đang đặt cho mình nhiệm vụ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa” 16 . Theo Lênin thì phương châm cải tiến bộ máy nhà nước Xô viết là “thà ít mà tốt”, tức là: “thà mất hai năm hay thậm trí ba năm, còn hơn là hấp tấp vội vàng mà không có chút hy vọng nào đào tạo được một nhân liệu tốt” 17 . Phương châm này được thể hiện ở những góc độ sau: Một là, việc cải tổ cần có trọng điểm, tập trung giải quyết ở khâu có vị trí quan trọng, không tràn lan, dàn trải, không chạy theo số lượng mà quan tâm đầy đủ tới chất lượng cả về tài và đức của đội ngũ những người lãnh đạo, quản lý. Khâu trọng tâm có ý nghĩa quyết định then chốt đó là Bộ dân uỷ thanh tra công nông, một bộ dân uỷ mà hiệu quả công tác quá kém trong khi biên chế quá cồng kềnh. Người yêu cầu không nhìn vào số lượng mà "phải 15 , 16 Sđd, t.45, tr.444 16 17 Sđd, t.45, tr.445 8 chăm lo để có được một chất lượng kiểu mẫu thật sự”. Mục đích cuối cùng là “chúng ta phải làm cho Bộ dân uỷ thanh tra công nông, công cụ để cải tiến bộ máy của ta thành một cơ quan thật sự gương mẫu” 18 . Hai là, cải tiến bộ máy nhà nước phải từng bước thận trọng, vững chắc nhưng không lề mề, trì trệ kéo dài. Cải tiến bộ máy nhà nước là một công việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm. Vì vậy, không nên vội vàng, hấp tấp, bởi vì “sự hấp tấp sẽ gây tác hại lớn”. Trong quá trình cải tiến bộ máy nhà nước “chỉ hành động khi đã suy nghĩ chín chắn”, phải “hết sức thận trọng, có suy nghĩ kỹ và với sự am hiểu cặn kẽ”. Cải tiến bộ máy nhà nước phải có thời gian, có sự chuẩn bị và không “từ chối làm lại những việc có thể đã làm qua một lần rồi”. Muốn cho bộ máy nhà nước có thể đạt được trình độ mong muốn thì phải tôn trọng quy tắc "chỉ hành động khi đã suy nghĩ chín chắn" thận trọng và "am hiểu cặn kẽ", phải đi những bước vững chắc "thà ít mà tốt" còn hơn là hấp tấp vội vàng. Trong tác phẩm, Lênin đã nêu lên một số biện pháp cơ bản để cải tiến bộ máy nhà nước Xô viết, cụ thể là: Một là, tăng cường công tác kiểm tra nhằm nắm chắc tình hình hoạt động của bộ máy nhà nước, trên cơ sở ấy mà xây dựng các phương hướng chỉnh đốn nhằm khắc phục các yếu kém. Lênin chỉ rõ, kiểm tra là một khâu then chốt trong cải tiến bộ máy nhà nước nhằm xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả hiệu lực. Theo Lênin, trước hết phải củng cố cơ quan kiểm tra của Đảng và nhà nước, tức là Bộ Dân uỷ thanh tra công nông và Uỷ ban kiểm tra Trung ương, trong đó đặt trọng tâm vào cải tiến Bộ Dân uỷ thanh tra công nông. Từ đó phát huy vai trò của cơ quan này để cải tổ toàn bộ bộ máy nhà nước, bởi vì theo Lênin: “Chỉ nguyên một mình Bộ dân uỷ ấy cũng đã phải quyết định tình hình của toàn thể bộ máy nhà nước của chúng ta nói 18 Sđd, t.45, tr.444 9 chung” 19 . Không phải ngẫu nhiên mà Lênin chọn Bộ dân ủy thanh tra công nông là khâu tác động có tính đột phá trong việc cải cách bộ máy Nhà nước Xô-viết lúc đó. Trong công tác quản lý Nhà nước, nội dung thanh tra phải được quan tâm và được coi là một nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước. Không được thỏa mãn, chủ quan với các quyết định mà phải thường xuyên kiểm tra lại tính đúng đắn của các quyết định đó. Cũng qua công tác thanh tra, kiểm tra có thể phát hiện những cái mới, cái tốt. Vì vậy, Người yêu cầu phải chọn lựa đặc biệt cẩn thận những cán bộ sẽ bổ nhiệm vào Bộ này, phải “keo cú về mặt số lượng” và coi trọng chất lượng. Lênin yêu cầu “cử một tiểu ban chịu trách nhiệm thảo chương trình sơ bộ cho những kỳ thi tuyển người muốn vào làm việc ở Bộ Dân uỷ thanh tra công nông; cũng như cho những người định tuyển vào chức vụ uỷ viên Ban kiểm tra Trung ương” 20 . Đặc biệt, đối với họ: “Phải chuẩn bị để làm những công tác mà tôi sẽ gọi không ngại ngùng là công tác chuẩn bị đi săn, tôi không nói là săn bọn ăn cắp, mà là săn một hạng người cũng đại loại như thế” 21 Về hoạt động của bộ máy thanh, kiểm tra Lênin yêu cầu Ban kiểm tra Trung ương và Bộ dân uỷ thanh tra công nông phải phối hợp chặt chẽ với nhau, có nhiệm vụ “xem xét đều đặn tất cả những hồ sơ và tài liệu của Bộ chính trị” và “phải phân phối hợp lý thời gian của họ cho các công tác kiểm tra hoạt động hành chính của các cơ quan của ta, từ những cơ quan nhỏ nhất và có tính chất bộ phận cho đến những cơ quan cao nhất của nhà nước ta” 22 . Lênin chỉ rõ rằng Bộ dân uỷ thanh tra công nông có nhiệm vụ thanh tra tất cả các cơ quan nhà nước không trừ một cơ quan nào từ Trung ương đến địa phương, ở tất cả các ngành. Về nội dung công tác kiểm tra, Lênin yêu cầu “kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây, 19 Sđd, t.45, tr.448-449 20 , 21 Sđd, t.45, tr.449,450 21 22 Sđd, t.45, tr.450 10 [...]... chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính Mục tiêu cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay là: xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn Trong những năm qua cải cách hành chính ở Việt Nam đã... quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, thủ tuc hành chính được cải cách theo hướng "một cửa", mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã 16 góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiến hà, tham những của các công chức hành chính trong khi giải quyết các công việc của công dân Đây là điểm căn bản nhất của cải cách hành chính góp phần... đã coi "Thà ít mà tốt" cùng với những tác phẩm được viết trong hơn một năm cuối đời của Lê-nin là những tác phẩm mang ý nghĩa "Di chúc" của Người để lại cho chúng ta- những người đang xây dựng nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân Thấm nhuần tư tưởng của Lênin, Đảng ta đã vạch ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có cải cách hành chính nhà nước nhằm làm cho bộ máy 15 nhà nước trong... Thà ít mà tốt ít về số lượng nhưng chất lượng phải cao Hơn 80 năm đã trôi qua, Thà ít mà tốt là một trong những tác phẩm cuối cùng Lê-nin để lại cho chúng ta Những chỉ dẫn trên đây của Lênin về cải cách bộ máy nhà nước trong tác phẩm vẫn sống động bởi những giá trị sâu sắc, có tính định hướng đối với sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hôm nay. .. vững mạnh Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung: cải cách. .. điều cần nhấn mạnh là kiên quyết tinh giản biên chế trong cả hệ thống chính trị, không tăng thêm biên chế để có điều kiện cải cách chính sách tiền lương Đặc biệt, vấn đề cán bộ vẫn là vấn đề quyết định đến thành công 18 của cải cách hành chính nhà nước Bên cạnh đó, chúng ta phải tiến hành đồng bộ những lĩnh vực khác thì công cuộc cải cách mới thành công Chúng ta không có một thể chế tốt, thể chế kinh... chưa được cải cách thì cũng sẽ rơi vào hình thức Hay nói cách khác, cái gốc của cải cách thủ tục hành chính là cải cách con người Cần chú trọng lựa chọn những thủ tục phù hợp với yêu cầu hiện nay trên tinh thần vừa là công cụ quản lý của Nhà nước, nhưng đồng thời đó là quyền lợi và nghĩa vụ của người dân Làm sao đơn giản hóa được, rút gọn được, thay đổi quy trình của các thủ tục mà không ảnh hưởng đến... trong cải cách hành chính ở Việt Nam là vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước Phân cấp thực chất là việc chuyển dần các công việc, nguồn lực do chính quyền trung ương nắm giữ cho chính quyền địa phương các cấp một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản luật, dưới luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phương Trong xu hướng phân cấp bộ máy hành chính nhà nước ở. .. từng bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, là người đánh gía khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính Tất cả những mục tiêu, nội dung đó cũng là nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyềnViệt Nam xã hội chủ nghĩa với đúng bản chất của nhân dân, do... hành chính góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Tuy nhiên, có thể thấy, hiện trạng bộ máy nhà nước ta hiện nay đang tồn tại những vấn đề mà cách đây hơn 80 năm Lênin đã nêu lên và cảnh báo trong tác phẩm Thà ít mà tốt Đó là tình trạng bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, tổ chức bộ máy nhà nước chưa khoa học, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả Giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước còn chồng chéo về chức . ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THEO TINH THẦN THÀ ÍT MÀ TỐT CỦA LÊNIN Tác phẩm Thà ít mà tốt là một cống hiến lý luận của Lênin về xây dựng Nhà nước, . máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Mục tiêu cải cách hành chính ở Việt. tưởng cơ bản của Lênin về nhà nước trong tác phẩm Thà ít mà tốt là hết sức cần thiết để đẩy mạnh và có kết quả hơn nữa công cuộc cải cách hành chính nhà nước. Vào những năm 1922-1923, Chính

Ngày đăng: 30/10/2014, 10:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan