Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam

53 702 1
Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cho đến nay, những bí ẩn chất chứa trong nghi lễ hầu đồng vẫn chưa một ngành khoa học nào lý giải được. sức mạnh tiềm tàng đã giúp nghi lễ hầu đồng cùng với tín ngưỡng thờ mẫu tồn tại, phát triển như bây giờ quả là một điều kì diệu. mặc dù đã thay đổi quan điểm với hiện tượng hầu đồng nhưng đứng trước một sản phẩm văn hóa tín ngưỡng dân gian đang được đệ trình lên unesco công nhận di sản văn hóa phi vật thì việc chỉ biết về nó thôi là quá giới hạn, nhất là khi bản thân nghi lễ hầu đồng này mang đậm tính chất dân gian, truyền thống, gắn với bản sắc nông nghiệp nông thôn vốn là nét văn hóa đặc trưng của người việt nói riêng và châu á nói chung. đó là lý do vì sao học viên chọn đề tài “Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam” như một cách góp phần gìn giữ văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc mình.

HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam DẪN NHẬP 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4 4. Phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của đề tài 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 1.1. Một số khái niệm liên quan 6 1.1.1. Khái niệm văn hóa 6 1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng 7 1.1.3. Khái niệm văn hóa tín ngưỡng 9 1.2. Khái quát về văn hóa Châu Á 10 1.3. Tính chất nông nghiệp – nông thôn trong văn hóa Châu Á 12 1.4. Đạo Mẫu - nguồn gốc nghi lễ hầu đồng ở Việt Nam 14 2.1.1. Hầu đồng là gì? 19 2.1.2. Quá trình phát triển của hiện tượng nghi lễ lên đồng 21 2.2. Tính chất nông nghiệp – nông thôn qua những nhân tố đặc trưng trong nghi lễ hầu đồng 22 2.2.1. Ông đồng, Bà đồng 23 2.2.2. Hát văn 26 2.2.3. Lễ vật 30 2.3. Vì đâu con người tìm đến nghi lễ hầu đồng? 36 CHƯƠNG 3. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA HIỆN TƯỢNG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở VIỆT NAM 41 3.1. Xu hướng lịch sử hóa 41 3.2. Xu hướng địa phương hóa 43 3.3. Xu hướng tích hợp văn hóa 45 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Phương Đông vốn là cái nôi của những nền văn minh nông nghiệp của nhân loại. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, cho dù các quốc gia phương Đông hay châu Á đều đã đi vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì khi nhắc đến bản sắc văn hóa nông nghiệp, nông thôn, bản thân nó vẫn là một kho tàng vô tận. Mọi hoạt động diễn ra trong châu lục này đều mang âm hưởng hoặc ít hoặc nhiều của nền văn hóa nông nghiệp, nông thôn vốn đã là cội nguồn gốc gác của chúng. Trên rất nhiều quốc gia Châu Á, hiện tượng lên đồng trở nên phổ biến nhưng cũng là hoạt động mang tính “lạ” mà con người luôn “bán tín bán nghi”. Tuy được hình thành trong những môi trường tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau nhưng rõ ràng, sâu xa trong cái nguồn gốc của hiện tượng lên đồng ấy là bản tính nông nghiệp – nông thôn khá sâu sắc. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện tượng lên đồng hay còn gọi là nghi lễ hầu đồng xuất phát từ tín ngưỡng thờ Mẫu, nổi lên như một hiện tượng và nhận được sự quan tâm của không chỉ của người dân mà còn của các nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, đã từng có một thời gian dài ở Việt Nam, khoảng thập niên 80 của thế kỷ XX, hiện tượng nghi lễ hầu đồng bị Nhà nước cấm đoán nghiêm ngặt. Bản thân học viên suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường kể cả khi đã bước chân vào môi trường đại học cũng từng rất e dè, “sợ” những gì có liên quan đến việc lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng. Sau một thời gian sinh sống và học tập tại thành phố Huế, trước sự chứng kiến không ít người quen tìm đến nghi lễ hầu đồng không phải vì mê tín hay bị dụ dỗ mà như một sự giải tỏa tâm trí, để lạc quan, tin tưởng hơn vào cuộc sống, vào tương lai tốt đẹp trước mắt, để cầu an, cầu cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hầu hết họ đều bộc bạch: “thần thánh rất thiêng, thấu hiểu mọi tâm tư nguyện vọng của con người”. Bản thân học viên giờ đây cũng thống nhất với quan điểm rằng, nếu tìm hiểu, nghiên cứu về bản sắc nông nghiệp – nông thôn của bất kì một nền văn hóa nào mà bỏ qua các loại hình văn HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 2 hóa tín ngưỡng dân gian là một thiếu sót lớn. Và tất nhiên, việc xem xét, nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dân gian mà không đứng trên góc độ tâm linh thì sẽ chẳng bao giờ thấu hiểu trọn vẹn. Hơn nữa, ngay chính đời sống tâm linh cũng đã là một khía cạnh của đời sống văn hóa tinh thần nhân loại thì không lẽ gì chúng ta đang có trong tay một tài sản vô giá như nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu lại thờ ơ, hờ hững để nó lụi tàn dần. Cho đến nay, những bí ẩn chất chứa trong nghi lễ hầu đồng vẫn chưa một ngành khoa học nào lý giải được. sức mạnh tiềm tàng đã giúp nghi lễ hầu đồng cùng với tín ngưỡng thờ mẫu tồn tại, phát triển như bây giờ quả là một điều kì diệu. mặc dù đã thay đổi quan điểm với hiện tượng hầu đồng nhưng đứng trước một sản phẩm văn hóa tín ngưỡng dân gian đang được đệ trình lên unesco công nhận di sản văn hóa phi vật thì việc chỉ biết về nó thôi là quá giới hạn, nhất là khi bản thân nghi lễ hầu đồng này mang đậm tính chất dân gian, truyền thống, gắn với bản sắc nông nghiệp nông thôn vốn là nét văn hóa đặc trưng của người việt nói riêng và châu á nói chung. đó là lý do vì sao học viên chọn đề tài “Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ mẫu ở việt nam” như một cách góp phần gìn giữ văn hóa tín ngưỡng dân gian của dân tộc mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối với tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã bỏ không biết bao nhiêu công sức mới có được thành quả như ngày hôm nay. Từ việc nghiên cứu “chui” khi tín ngưỡng này bị cấm cho đến việc xuất bản những cuốn sách, những bài nghiên cứu về nó trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy, lịch sử nghiên cứu của đề tài có cả một bề dày. Một trong số những người đi đầu trong công tác nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu, sưu tầm về nghi lễ hầu đồng cũng như tục thờ Mẫu phải kể đến GS.TS Ngô Đức Thịnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Folklore châu Á. Với những nỗ lực của HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 3 ông, nghi lễ hầu đồng từ việc bị cấm đoán trong suốt nửa thế kỷ XX, bị xem là mê tín dị đoan, nay đang được UNESCO xem xét công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam. Trong tất cả các công trình nghiên cứu của ông về nghi lễ hầu đồng và tín ngưỡng thờ mẫu, bộ sách Đạo mẫu Việt Nam được xem là một điển hình bậc nhất. Bộ sách đã được tái bản nhiều lần và ngày càng đi đến sự hoàn thiện. Bên cạnh đó, tục thờ Mẫu và nghi lễ hầu đồng còn nhận được sự quan tâm của không ít các nhà nghiên cứu ở các địa phương, điển hình có: Tác giả Bùi Văn Tam nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Dầy 1 ; tác giả Hồ Đức Thọ và Phạm Văn Giao với công trình giới thiệu các nơi thờ tự tiêu biểu trong nước và lễ thức hầu bóng trong tục thờ Mẫu 2 … Rất nhiều các hội thảo khoa học về tục thờ Mẫu cũng đã được Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng (thuộc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) phối hợp với các địa phương tổ chức trong những năm gần đây như: Năm 2009, “Lễ hội đền Cờn và tục thờ tứ vị nương nương” ở Nghệ An, hội thảo “Phủ Quảng cung Vỉ Nhuế trong tục thờ Mẫu Việt Nam” ở Nam Định; Năm 2010, hội thảo “Quốc Mẫu Tây Thiên trong tục thờ Mẫu Việt Nam” ở Vĩnh Phúc. Ngoài ra, những khía cạnh trong tín ngưỡng thờ mẫu cũng đang trở thành đề tài được nhiều học viên, nghiên cứu sinh trong và ngoài nước quan tâm dành thời gian nghiên cứu. Nhìn chung, công tác nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu và các khía cạnh liên quan đến nghi lễ hầu đồng đang ngày một khởi sắc, góp phần trong việc làm rõ những nét văn hóa đặc sắc của đạo Mẫu trong xã hội đang ngày một hiện đại và “Tây hóa”. Tuy nhiên, hầu hết các đề tài trước đó đều tập trung nghiên cứu về Đạo Mẫu hoặc đi xa hơn là khai thác vào tính huyền bí của nghi lễ hầu đồng… mà chưa 1 Bùi Văn Tam, 2007, Phủ Dầy và tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh, Nxb Văn hóa dân tộc. 2 Hồ Văn Thọ- Phạm Văn Giao, 2010, Hầu bóng lễ thức dân gian trong thờ Mẫu- thần Tứ phủ ở miền Bắc, Nxb Thanh niên. HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 4 có công trình nào nghiên cứu sâu về tính chất nông nghiệp – nông thôn thể hiện vừa đậm nét vừa xuyên suốt trong đó. Đề tài “Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam” góp phần mang đến nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của nghi lễ hầu đồng ở Việt Nam, là minh chứng ủng hộ nghi lễ này sớm trở thành di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam nói riêng và của nhân loại nói chung. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Nhằm cung cấp cho người đọc những khái niệm và lý luận cơ bản về nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong đó, học viên tập trung phát triển tính chất nông nghiệp – nông thôn ẩn chứa trong từng khía cạnh của nghi lễ hầu đồng, qua đó làm nổi bật nguồn gốc nông nghiệp sâu xa của nghi lễ hầu đồng cũng như tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta. Thực tế cho thấy rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu với rất nhiều những khía cạnh cần được quan tâm nghiên cứu, bản chất nông nghiệp – nông thôn cũng được thể hiện trên từng khía cạnh riêng đó. Tuy nhiên, học viên giới hạn phạm vi của đề tài là nghiên cứu tính chất nông nghiệp – nông thôn thể hiện trong nghi lễ hầu đồng - một hiện tượng đang là kho tàng của những điều huyền bí trong tín ngưỡng Thờ Mẫu mà không ít nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Đồng thời đưa ra những ý kiến lập luận cá nhân về những điều còn được xem là bí ẩn trong nghi lễ này. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, học viên sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu liên ngành: nhân học, dân tộc học, văn hóa học, và các ngành liên quan khác. Bài nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp tổng phân hợp nhằm tổng hợp và phân tích tư liệu chuyên ngành, phương pháp logic để làm rõ vấn đề. 5. Đóng góp của đề tài Góp phần trong việc tìm hiểu kĩ hơn về các khía cạnh liên quan đến đạo Mẫu, làm phong phú hơn nguồn ý kiến cho việc lý giải các hiện tượng được xem là bí ẩn của nghi lễ hầu đồng trong đời sống văn hóa dân gian của người Việt. HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 5 Về mặt thực tiễn, nghiên cứu góp phần gìn giữ và quảng bá những giá trị dân gian Việt Nam, những giá trị mang tính thuần Việt được thể hiện qua một loại hình văn hóa tín ngưỡng dân gian đó là tín ngưỡng Thờ Mẫu (trường hợp nghiên cứu nghi lễ hầu đồng), trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trước sức ảnh hưởng mạnh mẽ của các nền văn hóa, loại hình văn hóa hiện đại bên ngoài như hiện nay. HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 6 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm khá rộng và đa nghĩa. Hiện tại, có rất nhiều khái niệm về văn hóa nhưng thật khó để có thể thống nhất đâu là khái niệm xuyên suốt và bao quát nhất. Bởi việc đưa ra khái niệm văn hóa là tùy thuộc vào mục đích và lĩnh vực nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Do đó khi đề cập đến khái niệm văn hóa, chúng ta chỉ có thể dựa trên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của mình mà lựa chọn một khái niệm gần nhất, thích hợp nhất mà thôi. Theo E.B. Tylor (1871), “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” 3 . Văn hóa theo cách định nghĩa này khá “bách khoa” bởi đã bao hàm gần như toàn bộ mọi lĩnh vực liên quan đến con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng đưa ra quan niệm của mình về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” 4 . Khái niệm này cũng gần với khái niệm mà Taylor đã đưa ra năm 1871, với toàn bộ các sản phẩm do con người sáng tạo ra. Còn theo GS.TSKH Trần Ngọc Thêm, “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” 5 . Đây là định nghĩa được khá nhiều các nhà nghiên cứu và học giả ở Việt Nam cũng như nước ngoài sử dụng bởi nó đã phần nào khái quát được nội dung, tính chất và nguồn gốc của văn hóa. 3 E.B. Tylor, (Huyền Giang dịch từ tiếng Nga), Văn hóa nguyên thủy, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, tr.13. 4 Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1995 (in lần 2), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3, tr. 431. 5 Trần Ngọc Thêm, 2006, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp.HCM, tr.4. HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 7 Tuy nhiên trong phạm vi bài tiểu luận này, với những nội dung và phạm vi nhất định, tôi lựa chọn khái niệm văn hóa của UNESSCO đưa ra năm 1994 làm tiền đề cơ sở lý luận. Theo UNESCO, văn hóa theo nghĩa rộng là “một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…” 6 . Theo cách hiểu này, văn hóa trở nên gần gũi với cuộc sống con người nhất là con người từ những xóm làng, vùng quê - những nơi vốn là cội nguồn của các phong tục tập quán làm nên văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. 1.1.2. Khái niệm tín ngưỡng Tín ngưỡng có nhiều quan niệm, nhiều cách nhìn nhận vấn đề khác nhau. Và hẳn có rất nhiều người khi nhắc đến tín ngưỡng sẽ nghĩ ngay đến tôn giáo, cho rằng chúng là một bởi những khía cạnh tương đối gần gũi nhau của chúng. Tuy nhiên, đây thực chất là hai khái niệm không thể đánh đồng. Bản thân một tôn giáo cần phải hội tụ đủ các yếu tố như: Một hệ thống giáo lí; Một vị giáo chủ đứng đầu (Chúa Trời, đức Phật Thích Ca, Lão Tử…); Một hệ thống thể chế, nghi lễ thờ tự và nơi thờ tự; Một hệ thống tổ chức gồm giáo luật nghiêm chỉnh, giáo hội với các tín đồ 7 . Còn tín ngưỡng, trong một cách hiểu đơn giản nhất, đó là, dưới sự ảnh hưởng của một đối tượng hay thế lực siêu nhiên nào đó, con người đặt niềm tin, sự ngưỡng mộ của mình vào đó và đồng thời đời sống tinh thần của con người cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ niềm tin và đấng siêu nhiên ấy. Đặc biệt, tín ngưỡng dân gian luôn xuất phát và gắn liền với đời sống lao động, đời sống sinh hoạt của người dân. Chính vì lẽ đó mà tín ngưỡng xuất hiện khá nhiều trong văn hóa của các quốc gia phương Đông với đời sống sản xuất nông nghiệp và tính chất sùng bái tự nhiên của mình. 6 Dẫn theo giáo trình Nhân học đại cương của Bộ môn Nhân học, Đại học KHXH&NV TP.HCM. 7 Nguyễn Thị Bích Hà, Tín ngưỡng và giải mã tín ngưỡng trong văn học dân gian người Việt, Trường ĐHSPHN http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=214 HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 8 Trong từ điển tiếng Việt, tín ngưỡng được định nghĩa là “lòng tin và sự tôn thờ một tôn giáo” 8 . Theo quan điểm này, tín ngưỡng sẽ chỉ xuất hiện và tồn tại khi có tôn giáo hay nói cách khác, tín ngưỡng tồn tại trong tôn giáo. Trên cơ sở này, Đào Duy Anh, tác giả cuốn sách Việt Nam văn hóa sử cương, khái quát tín ngưỡng ở một phạm vi rộng hơn khi nhận định tín ngưỡng là “lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa” 9 . Đối với Trần Ngọc Thêm (GS.TSKH), trong ba phạm trù văn hóa được ông phân chia bao gồm: văn hóa nghệ thuật, văn hóa ứng xử và văn hóa tổ chức xã hội; tín ngưỡng được xem là sự tin tưởng và ngưỡng mộ vào những thần thánh do con người tưởng tượng ra ở thời điểm khi mà đời sống và trình độ hiểu biết còn thấp. Ông cũng đã đặt tín ngưỡng vào trong phạm trù văn hóa tổ chức đời sống cá nhân và xã hội. “Tín ngưỡng cũng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân rất quan trọng. Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường… tín ngưỡng trở thành tôn giáo” 10 . Như vậy, tín ngưỡng cũng sẽ thuộc vào tôn giáo và ở mức độ thấp hơn so với tôn giáo. Với những đặc thù riêng theo từng không gian văn hóa, chủ thể văn hóa và thời gian văn hóa khác nhau, tín ngưỡng chính là một hiện tượng văn hóa mang tính lịch sử, một phạm trù lịch sử. Trong đó, “Tín ngưỡng được hiểu là niềm tin của con người vào cái gì đó thiêng liêng, cao cả, siêu nhiên, hay nói gọn lại là niềm tin, ngưỡng vọng vào “cái thiêng”, đối lập với cái “trần tục”, hiện hữu mà ta có thể sờ mó, quan sát được. Có nhiều loại niềm tin, nhưng ở đây, niềm tin của tín ngưỡng là niềm tin vào “cái thiêng”. Do vậy, niềm tin vào cái thiêng thuộc về bản chất của con người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng như giống đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm ” 11 . Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Châu Á, nổi bật lên kho tàng tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc. Các tín ngưỡng thờ đa thần, thờ cúng các đáng 8 Nguyễn Như Ý (chủ biên), 2004, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr.1646. 9 Đào Duy Anh, 1957, Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thuận Hóa - Huế, tr.283. 10 Trần Ngọc Thêm, 1998, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr.262. 11 Ngô Đức Thịnh (chủ biên), 2001, Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, tr.16. HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghiệp – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 9 siêu nhiên, các vị thần dân tộc… đều xuất phát từ tính chất nông nghiệp – nông thôn và đời sống văn hóa văn minh gốc nông nghiệp của mình. Ở Việt Nam, tín ngưỡng dân gian là xuất phát từ lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ và tôn sùng các thế hệ tiền nhân, thần linh, đấng siêu nhiên, Mẫu và cả các anh hùng dân tộc. Mỗi tín ngưỡng đều có mối quan hệ nguồn gốc với mối quan hệ giữa con người với các đối tượng siêu nhiên đó. Chính tâm thức tôn sùng, sự ngưỡng mộ hay lòng biết ơn, con người tự xây dựng nên những quy tắc riêng, nghi lễ thờ cúng tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu và nghi lễ phồn thực trở thành thói quen, thành phong tục tập quán. Các miếu điện – nơi con người thờ cúng các đấng siêu nhiên mà mình ngưỡng mộ dần trở thành biểu tượng khi chúng ta nhắc đến tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng với chủ thể con người và là sản phẩm do con người tạo ra trong suốt quá trình lao động và sinh sống đã trở thành một sản phẩm của văn hóa. “Tín ngưỡng là niềm tin về những điều linh thiêng, những sức mạnh huyền bí, vĩ đại mà con người chỉ cảm nhận được mà khó có thể nhận thức được” 12 . Tín ngưỡng là kết quả của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mà hình thành. 1.1.3. Khái niệm văn hóa tín ngưỡng Hiểu một cách nôm na, văn hóa tín ngưỡng có nghĩa là nhìn nhận tín ngưỡng dưới góc độ văn hóa. Như vậy, tín ngưỡng thuộc phạm trù văn hóa tinh thần trong đời sống con người và thực tiễn cho thấy nó chứa đựng những giá trị thiêng liêng nhưng khá nhạy cảm. Trên quan điểm của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ngô Đức Thịnh, mỗi tôn giáo tín ngưỡng sẽ tương ứng với một dạng thức văn hóa nào đó, và ngay bản thân chúng đã là những hình thức đặc thù của văn hóa. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển sẽ không thể nào tránh khỏi việc nảy sinh những biểu hiện văn hóa khác. Ông nhận định: “Văn hoá tín ngưỡng chính là sự gắn kết từ một hình 12 Nguyễn Thị Bích Hà, Tín ngưỡng và giải mã tín ngưỡng trong văn học dân gian người Việt, Trường ĐHSPHN http://vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=214 [...]... với hầu đồng ngày một nhiều hơn, đều đặn hơn Nghi lễ hầu đồng dần trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam 18 HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam CHƯƠNG 2 TÍNH CHẤT NÔNG NGHI P – NÔNG THÔN TRONG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU 2.1 Hầu. .. tập quán của mình, để nghi lễ hầu đồng thực sự gần gũi như bản chất nông nghi p – nông thôn mà nó ngầm thể hiện vậy 34 HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam LỄ VẬT TRONG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG Nguồn:http://www.nhacdantoc.net/hau-dong/hau-dong-va -nghi- thuc-hau-dong.html... Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 2.2.3 Lễ vật Qua tìm hiểu các bài nghi n cứu về nghi lễ hầu đồng trong văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam, quả thực, những ghi nhận về phần lễ vật trong các buổi hầu đồng vẫn đang là vấn đề tôi cảm thấy mơ hồ và nhiều thắc mắc, trước hết là về ý nghĩa từng lễ vật trong đó Bởi theo... Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam quy mô lớn hơn, năng suất cao hơn Do đó, nông nghi p càng trở lĩnh vực thành then chốt trong đời sốn cư dân Châu Á và nông thôn là hình thức tổ chức không thể thiếu Tính chất nông nghi p – nông thôn của văn hóa Châu Á được thể hiện trên rất nhiều phương diện, không chỉ đơn thuần trong. .. và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam Hầu đồng là nghi thức đặc trưng của Đạo Mẫu, là hoạt động sinh hoạt văn hóa tâm linh tiêu biểu trong kho tàng văn hóa tín ngưỡng dân gian Việt Nam còn lưu giữ và phát triển cho đến hôm nay Hầu đồng với các phương tiện hỗ trợ trở thành một phương thức giúp con... Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam Để có thể giải mã hiện tượng hầu đồng và hiểu được tại sao nó được công nhận là một nghi lễ văn hóa tín ngưỡng dân gian đặc sắc, cần có sự đi sâu phân tích từng điểm, từng nhân tố góp phần tạo nên các buổi lễ hầu đồng Đây có thể là việc làm khó khăn bởi mọi chi tiết trong một nghi lễ dân... Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam sáng, đậm nét thì dân ca đồng bằng Bắc Bộ trong các điệu bồng mạc, sa mạc, cò lả và âm hưởng của Ca trù trong các điệu bỉ, phú nói, phú bình, phú chênh, phú tỳ bà, cũng thể hiện rất rõ nét trong kết cấu giai điệu của âm nhạc trong hát chầu văn”29 Có thể nói, chầu văn có sự hòa quyện của. .. thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam Tính cộng đồng và cách ứng xử mềm dẻo; Tính hòa đồng và thuận tự nhiên; Tính trọng tĩnh, hướng nội và khép kín 16 Việc mượn những đặc điểm chung của văn hóa phương Đông để nói về văn hóa Châu Á là hoàn toàn có thể chấp nhận được vì Châu Á chiếm phần lớn trong toàn bộ phương... khách quan như tính chất vùng miền, nhu cầu, điều Lễ trình đồng mở phủ (P2), Diễn đàn hát văn Việt Nam, http://mantico.hatvan.vn/dan-gian-viet -nam/ le-trinh-dongmo-phu-phan-hai.html 35 33 HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam kiện và quan niệm của người dân... đạo Mẫu, 01/02/2013, http://vietnam.vnanet.vn/vnp/vi-vn/13/42945/chandung/gs-ngo-duc-thinh-va-dao-mau.html 20 16 HVCH: Đinh Thi Lich - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam vật được tôn thờ, tính phổ biến của nó trong các cộng đồng dân tộc, đối tượng tham gia, các nghi lễ . Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 19 CHƯƠNG 2. TÍNH CHẤT NÔNG NGHI P – NÔNG THÔN TRONG NGHI LỄ HẦU ĐỒNG CỦA. Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 17 vật được tôn thờ, tính phổ biến của nó trong các cộng đồng dân. Hồ Chí Minh Bước đầu khám phá tính chất nông nghi p – nông thôn trong nghi lễ hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam 12 Tính cộng đồng và cách ứng xử mềm dẻo; Tính hòa đồng và thuận

Ngày đăng: 30/10/2014, 00:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan