ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH (19301931)

4 587 0
ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ HƯỞNG ỨNG  PHONG TRÀO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH (19301931)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dưới những chính sách cai trị hà khắc của thực dân Pháp và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nông dân các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ (ĐBBK) đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ, hòa nhịp cùng phong trào cách mạng chung của cả nước thời kỳ 19301931. Phong trào đấu tranh của nông dân ĐBBK thời kỳ này cho thấy sức mạnh của giai cấp nông dân Việt Nam, là cơ sở thực tiễn khẳng định liên minh công nông là gốc của cách mệnh Việt Nam.

ĐẤU TRANH CỦA NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC KỲ HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH (1930-1931) Trần Văn Hùng Khoa KHXH&NV, Trường Đại học Hùng Vương 1. Mở đầu Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), cuộc khủng hoảng được đánh giá là “nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản” [5; 295], nước Pháp cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Vì vậy giới cầm quyền Pháp đã trút gánh nặng cuộc khủng hoảng lên nhân dân lao động trong nước và nhân dân các nước thuộc địa. Tác động của cuộc khủng hoảng và các chính sách của thực dân Pháp, nền kinh tế Việt Nam “vốn đã bị phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp lại càng suy sụp, tiêu điều hơn” [5; 296]. Trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng, nông nghiệp và nông dân là lĩnh vực và đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề, sâu sắc nhất. Do ảnh hưởng của khủng hoảng, giá lúa gạo bị sụt giảm nghiêm trọng, “năm 1929, giá 1 tạ gạo hơn 11 đồng, năm 1933 còn hơn 3 đồng” [5; 288]. Trong khi đó, nông dân phải chịu mức sưu thuế nặng nề hơn so với giai đoạn trước, “một suất sưu năm 1929 bằng 50 kg gạo, thì năm 1932 là 100 kg, năm 1933 là 300 kg” [5; 299]. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái, thực dân Pháp tăng cường đàn áp, thực hiện chính sách khủng bố trắng, thực hiện kết án 1086 người, trong đó có 80 người bị xử tử hình và 594 người bị phạt tù nặng. Cuộc khủng bố của Pháp thực hiện chủ yếu ở Bắc Kỳ, nơi diễn ra phong trào Việt Nam Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái mạnh mẽ. Giữa lúc nhân dân đang cùng cực, khởi nghĩa bị đàn áp trong bể máu, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định ngay vai trò lãnh đạo cách mạng duy nhất ở Việt Nam và tạo ra bước ngoặt không chỉ đối với cách mạng Việt Nam, “mà còn là bước ngoặt của phong trào đấu tranh của nông dân Việt Nam” [7; 80]. Đảng đã nhanh chóng phát động được một phong trào đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, trong đó có nông dân đồng bằng Bắc Kỳ. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic nhằm đánh giá đúng phong trào đấu tranh trong hoàn cảnh lịch sử những năm 1930-1931 của đất nước nói chung và địa bàn các tỉnh ĐBBK nói riêng dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp. Bên cạnh đó, chúng tôi kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khác: phương pháp so sánh khi thực hiện so sánh phong trào đấu tranh của nông dân ĐBBK với phong trào nông dân Trung Kì và Nam Kì; phương pháp thống kê toán học nhằm thống kê số lượng, quy mô các cuộc đấu tranh trên địa bàn các tỉnh ĐBBK thời kỳ này; và các phương pháp khác 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Khái quát về các cuộc đấu tranh của nông dân Bắc Kỳ (1930-1931) Đấu tranh của nông dân đồng bằng Bắc Kỳ được mở đầu bằng cuộc đấu tranh các cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình. Các cuộc đấu tranh này đã tạo nên động lực thúc đẩy các cuộc đấu tranh khác trên địa bàn các tỉnh ĐBBK. Trong tháng 4 và tháng 5-1930, liên tiếp có nhiều cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình. Đấu tranh của 1500 nông dân ngày 12-4-1930 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Phạm Quang Lịch. Đấu tranh của 500 nông dân Trình Phố (Kiến Xương – Thái Bình). Các cuộc đấu tranh đòi địa chủ cho nông dân vay thóc và tiền, chống phụ thu, lạm bổ. Đấu tranh của 300 nông dân làng Đại Đồng (Thư Trì – Thái Bình). Sau khi uy hiếp không đạt được kết quả, nông dân đã tấn công lấy 400 thùng thóc, mang ra đình chia cho dân. Điển hình là cuộc đấu tranh của gần 1000 nông dân hai huyện Duyên Hà-Tiên Hưng ngày 1-5-1930. Sau khi nghe diễn thuyết, nông dân xếp thành 5 hàng kéo đến nhà địa chủ Bá Chất đòi vay tiền. Cuộc đấu tranh đã diễn ra đụng độ vũ trang giữa lực lượng tự vệ với lực lượng bảo vệ cho chính quyền tay sai. Ngay sau cuộc đấu tranh này, phong trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ, trong đó có cuộc đấu tranh của 300 nông dân, diêm dân Đình Vũ (Hải Phòng) tháng 9- 1930. Cuộc đấu tranh bắt đầu bằng việc tổ chức biểu tình, tuần hành sau đó phá nhà Đoan (Sở thuế) lấy muối chia cho dân nghèo. Tháng 10-1930, khi phong trào đấu tranh của công nông Nghệ Tĩnh lên đến đỉnh cao, đấu tranh của nông dân đồng bằng Bắc Kỳ cũng bùng nổ và quyết liệt hơn. Bảy trăm nông dân huyện Tiền Hải đấu tranh tháng 10-1930 với khẩu hiệu: “Không được đụng đến công nông Nghệ Tĩnh; yêu cầu giảm sưu thuế, xóa bỏ việc bắt muối, bắt rượu; ủng hộ Liên bang Xô Viết” [2; 170]. Cuộc đấu tranh đã bị xả súng đàn áp làm 8 người chết, 12 người bị thương. Sau cuộc đấu tranh này, Đảng đã phát động phong trào đấu tranh hưởng ứng đấu tranh của công nông Nghệ Tĩnh và nông dân Tiền Hải. Phong trào đấu tranh bắt đầu lan rộng ra hầu hết các tỉnh khác ở đồng bằng Bắc Kỳ. Tiêu biểu có đấu tranh của nông dân các huyện Ý Yên, Xuân Trường, Nghĩa Hưng (Nam Định); đấu tranh của hàng nghìn nông dân huyện Bình Lục, Duy Tiên (Hà Nam); Quỳnh Lưu (Ninh Bình); . Từ tháng 2-1931, thực dân Pháp và chính quyền tay sai bắt đầu thực hiện chính sách khủng bố và chia rẽ, đấu tranh của nông dân đồng bằng Bắc Kỳ cũng như phong trào nông dân cả nước đã bắt đầu đi xuống. Tuy nhiên ở đồng bằng Bắc Kỳ vẫn tiếp tục có một số cuộc đấu tranh ở các tỉnh Nam Định, Ninh Bình. Tại Nam Định có cuộc đấu tranh của nông dân Lạc Nghiệp đòi lập chợ (6-1931); đấu tranh của nông dân Xuân Cốc đòi địa chủ không được hạ giá công gặt (6-1931); đấu tranh của nông dân Quất Lâm Hạ (9-1931) đòi gặt lúa ở những ruộng do địa chủ, cường hào chiếm đoạt. Đấu tranh của nông dân Trung Trữ (Gia Khánh-Ninh Bình) đòi tăng công gặt và chống thuế. “Khẩu hiệu "khất sưu" đã thu hút được sự ủng hộ của đông đảo dân chúng, nhất là bần, cố nông” [1; 24]. Như vậy, trong hai năm 1930, 1931, tại khu vực ĐBBK có nhiều cuộc đấu tranh với các quy mô khác nhau của nông dân, có những cuộc đấu tranh với quy mô hàng 1000 nông dân. Phong trào này hưởng ứng mạnh mẽ với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và là một phần của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 3.2. Đặc điểm của phong trào nông dân ĐBBK thời kỳ 1930-1931 Qua thực tiễn phong trào đấu tranh của nông dân ĐBBK ta có thể nhận thấy phong trào đấu tranh ở đây mang những đặc điểm chung của phong trào nông dân cả nước trong thời kỳ này. Thứ nhất, phong trào đấu tranh của nông dân ĐBBK có sự lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam. ĐBBK là khu vực có phong trào cộng sản phát triển mạnh mẽ, nhiều chi bộ ra đời ở các xã, thôn từ cuối năm 1929. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, thực tiễn cho thấy “vào cuối những năm 20, Bắc Kì là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ hơn cả so với các vùng khác trong cả nước” [5; 281]. Tại Hải Phòng, chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời tháng 4-1929; Nam Định, chi bộ công sản đầu tiên ra đời tháng 6-1929; Ninh Bình, chi bộ cộng sản thành lập vào cuối năm 1929; Thực tế đấu tranh ở ĐBBK cho thấy, ở địa bàn nào có sự ra đời của các chi bộ cộng sản, có tuyên truyền cách mạng của Đảng thì ở đó có sự đấu tranh mạnh mẽ của các giai cấp và tầng lớp nhân dân, trong đó có nông dân. Thái Bình là tỉnh có phong trào đấu tranh mạnh mẽ nhất, bởi vì trên địa bàn tỉnh, chi bộ cộng sản đầu tiên thành lập ngay từ tháng 6-1929, đồng thời Đảng bộ tỉnh Thái Bình cũng được thành lập. Đến cuối năm 1931, theo số liệu thống kê của Xứ ủy Trung Kỳ , Thái Bình có tổng cộng 40 đảng viên, với 8 chi bộ, thì “tất cả 8 chi bộ Thái Bình đều là chi bộ làng xã” [4; 197] Thứ hai, đấu tranh của nông dân ĐBBK tương đối mạnh mẽ, quyết liệt, có sự hưởng ứng, liên kết rộng của nông dân nhiều tỉnh ĐBBK. Phong trào bắt đầu từ Thái Bình sau đó lan rộng ra các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Hải Phòng, Kiến An, Các cuộc đấu tranh với quy mô khác nhau, nhưng có nhiều cuộc đấu tranh với quy mô hàng nghìn người. Đấu tranh rất đoàn kết và được tổ chức chặt chẽ. Trong thư gửi Quốc tế Nông dân tháng 11-1930, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét: “Mặc dầu bị đàn áp dã man, phong trào vẫn tiếp tục phát triển. Chứng cớ là nông dân Bắc Kỳ từ trước vẫn im lặng, nay cũng bắt đầu đấu tranh (tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Kiến An)” [6; 54]. Thứ ba: phong trào đấu tranh của nông dân Bắc Kỳ có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Trong đấu tranh chính trị có nhiều hình thức khác nhau như: rải truyền đơn; treo cờ búa liềm; dán áp phích; viết đơn kiến nghị; tham gia lễ tang các đồng chí lãnh đạo Đảng; mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy. Nông dân ĐBBK còn đấu tranh trực diện bằng áp lực quần chúng kéo đến nhà địa chủ yêu cầu phải giảm tô, giảm thuế. Đấu tranh bạo động tấn công phá kho thóc của địa chủ ở Đại Đồng (Thư Trì – Thái Bình); xung đột vũ trang với chính quyền ở Nam Huân (Kiến Xương – Thái Bình). Với các biện pháp đấu tranh quyết liệt đó, đấu tranh của nông dân ĐBBK thời kỳ này đã đạt được những kết quả nhất định. Hầu hết các cuộc đấu tranh đã buộc địa chủ phải giảm thuế, hoãn thuế, giãn nợ cho nông dân. Hơn thế, “qua các cuộc đấu tranh của nông dân vay thóc nhà giàu, thắng lợi lớn nhất là làm cho nông dân thấy phải đoàn kết nhau lại thì sẽ tạo ra sức mạnh; nhận thức được rằng: chỉ có Đảng lãnh đạo thì cuộc sống của nông dân mới được bản đảm” [2; 150]. Thứ tư: đấu tranh của nông dân ĐBBK có sự kết hợp khẩu hiệu đấu tranh chính trị và kinh tế. Các khẩu hiệu chính trị và kinh tế luôn được kết hợp đồng thời với nhau. Bên cạnh các khẩu hiệu kinh tế như: giảm sưu thuế, phản đối thuế mới, đấu tranh còn luôn có các khẩu hiệu chính trị như: không được đụng đến công nông Nghệ Tĩnh, ủng hộ liên bang Xô Viết. Nông dân đã thực hiện những hành động cụ thể cho đấu tranh chính trị bằng việc tổ chức lạc quyên ủng hộ công nhân Nam Định, công nông Nghệ Tĩnh. Bên cạnh những đặc điểm chung mang tính tích cực nói trên, phong trào nông dân ĐBBK thời kỳ 1930-1931 còn có những tồn tại so với điều kiện và khả năng, trong tương quan so sánh với phong trào đấu tranh của nông dân ở Trung Kỳ và Nam Kỳ. So với đấu tranh của nông dân Trung Kỳ và Nam Kỳ trong cùng thời kỳ này, phong trào của nông dân Bắc Kỳ còn có số lượng và quy mô nhỏ hơn. Trong khi ở Bắc Kỳ, phong trào đấu tranh với quy mô lớn nhất chỉ có khoảng 1500 nông dân, thì ở Trung Kỳ, có cuộc đấu tranh với quy mô “20000 nông dân” [5; 302] như cuộc đấu tranh ngày 1-9-1930 của nông dân huyện Thanh Chương. Tại Nam Kỳ, cuộc biểu tình ngày 13-5-1930 của nông dân Cần Thơ có sự tham gia của “4000 nông dân” [3; 71]. Đấu tranh của nông dân ĐBBK chỉ tâp trung cơ bản ở một số tỉnh thuộc châu thổ ĐBBK như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, các tỉnh khác đấu tranh của nông dân còn thấp, không điển hình. Mặc dù có sự kết hợp khẩu hiệu đấu tranh kinh tế với chính trị, nhưng đấu tranh của nông dân ĐBBK thời kỳ này tập trung chủ yếu là đòi lợi ích kinh tế như đòi cho vay thóc, vay tiền, chống phụ thu, lạm bổ, tăng công cấy, công gặt. Đấu tranh chưa thật kiên quyết, triệt để. 4. Kết luận Những mặt tích cực và tồn tại trên đây trong phong trào đấu tranh của nông dân ĐBBK đã được Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ phát huy và dần điều chỉnh, khắc phục trong quá trình lãnh đạo sau này, từ đó đưa phong trào nông dân ĐBBK ngày càng phát triển và trở thành khu vực có phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất. Với các cuộc đấu tranh như trên, phong trào nông dân ĐBBK thời kỳ này đã thể hiện sự tiếp bước đối với truyền thống lịch sử đấu tranh của nông dân trên địa bàn, đồng thời chứng minh sự đúng đắn trong chủ trương lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân, là cơ sở thực tiễn khẳng định giai cấp nông dân là lực lượng chủ đạo của cách mạng, tạo cơ sở quan trọng cho sự chuẩn bị của Đảng ta tiến tới Cách mạng tháng Tám – 1945, mà các tỉnh ĐBBK là những tỉnh đi đầu thắng lợi. Tài liệu tham khảo [1]. BCH Đảng bộ Ninh Bình (1967), Lịch sử Đảng bộ Ninh Bình, Tập 1 (1930 – 1945), Ninh Bình xuất bản. [2]. BCH Đảng bộ tỉnh Thái Bình (1999), Lịch sử Đảng bộ Thái Bình, Nxb CTQG, Hà Nội. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 2 (1930), Nxb CTQG, Hà Nội. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 3 (1931), Nxb CTQG, Hà Nội. [5]. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên - 2000), Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập II), Nxb GD, Hà Nội. [6]. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), Tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội. [7]. Trung ương Hội nông dân Việt Nam (1998), Lịch sử phong trào nông dân và Hội nông dân Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội. SUMMARY THE STRUGGLE OF THE PEASANTS IN NORTH VIETNAM’S PLAINS TO RESPOND TO XO VIET – NGHE TINH MOVEMENT Tran Van Hung Hung Vuong University Under harsh ruling policies of French Colonialists and the guidance of Vietnamese Communist Party, the peasants in North Vietnam’s plain provinces (NVPP) rose up to strongly struggle, keeping pace with the joint revolutionary movement of the whole nation in the period of 1930 – 1931. The peasants’ struggle movement in NVPP in this period showed the Peasantry’s strength which was reality basis to affirm the fact that alliance of workers and peasants was root of Vietnam revolution. . cuộc đấu tranh này, Đảng đã phát động phong trào đấu tranh hưởng ứng đấu tranh của công nông Nghệ Tĩnh và nông dân Tiền Hải. Phong trào đấu tranh bắt đầu lan rộng ra hầu hết các tỉnh khác ở đồng. điểm của phong trào nông dân ĐBBK thời kỳ 1930-1931 Qua thực tiễn phong trào đấu tranh của nông dân ĐBBK ta có thể nhận thấy phong trào đấu tranh ở đây mang những đặc điểm chung của phong trào nông. cuộc đấu tranh với quy mô hàng 1000 nông dân. Phong trào này hưởng ứng mạnh mẽ với phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và là một phần của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng

Ngày đăng: 29/10/2014, 19:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan