Đề thi hs giỏi Sử 9

5 240 0
Đề thi hs giỏi Sử 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH * ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: LỊCH SỬ ( BẢNG B ) Ngày thi: 24/3/2011 Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề) ( Đề thi này có 01 trang ) A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 8,0 ĐIỂM) Câu 1: ( 4,5 điểm) Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay ? Những tác động tích cực mà cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại cho cuộc sống con người là gì ? Câu 2: ( 3,5 điểm) Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu ? Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau ? B.LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 12,0 ĐIỂM) Câu 3: ( 4,0 điểm) Phong trào dân tộc, dân chủ công khai ( 1919 - 1925) đã diễn ra như thế nào? Những điểm tích cực và hạn chế của phong trào trên ? Câu 4: (6,0 điểm) Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám 1945 thể hiện ở những điểm nào ? Câu 5: (2,0 điểm) Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) được cụ thể hóa ra sao ? Hết ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm ) Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1: …………………… …………………… …… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH * KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 ( BẢNG B ) NĂM HỌC 2010 - 2011 ( Đề thi chính thức) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM LỊCH SỬ THẾ GIỚI Câu 1 (4,5điểm) 1. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật: (3,5 điểm) - Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học. Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình: cừu Đô – li, Bản đồ gen người - Hai là, những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động. Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX - Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều… trong đó năng lượng nguyên tử dần dần được sử dụng phổ biến. - Bốn là, sáng chế những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô- li- me ( chất dẻo ) đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hằng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp. - Năm là, cuộc “ cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh. Nhờ cuộc “ cách mạng xanh” này, nhiều nước đã có thể khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay. - Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hoả tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo. - Bảy là, trong gần nửa thế kỉ qua, con người đã có những bước tiến phi thường, những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo, bay vào vũ trụ và đặt chân lên Mặt trăng Khoa học vũ trụ và du hành ngày càng có nhiều khám phá mới và phục vụ đắc lực trên nhiều phương diện cho cuộc sống 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ của con người trên Trái Đất. 2. Tác động tích cực: (1,0 điểm) - Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người…. - Cách mạng khoa học kĩ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người… - Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỷ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỷ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao. 0,25đ 0,25đ 0,5đ Câu 2 (3,5điểm) 1.Những mốc thời gian thành lập : ( 2,25 điểm) - Tháng 4 - 1951, “Cộng đồng than, thép Châu Âu” ra đời gồm 6 nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua. - Tháng 3 - 1957, sáu nước trên thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) - Tháng 7 - 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập với nhau thành Cộng đồng châu Âu (EC) . - Tháng 12 - 1991, đổi tên là Liên minh Châu Âu (EU). - Hiện nay, EU là một liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới. 2. Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực: (1,25 điểm) - Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu có mối quan hệ mật thiết với nhau. - Nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước tin cậy nhau hơn, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra trong lịch sử. - Các nước đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ LỊCH SỬ VIỆT NAM Câu 3 (4,0điểm) 1. Phong trào dân tộc, dân chủ công khai ( 1919 - 1925) ( 3,0điểm) - Phong trào phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và sôi nổi, trước hết là ở các thành thị. - Giai cấp tư sản dân tộc: (1,25 điểm) + Nhân đà làm ăn thuận lợi sau chiến tranh muốn vươn lên giành vị trí khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam. + Phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá; + Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp. + Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. + Thành lập Đảng lập hiến để tập hợp lực lượng đấu tranh. - Các tầng lớp tiểu tư sản trí thức : (1,25 điểm) + Tập hợp trong các tổ chức chính trị: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ + Xuất bản những tờ báo tiến bộ: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê. + Lập ra những nhà xuất bản tiến bộ: Cường học thư xã, Nam Đồng thư xã. + Tháng 6-1924, tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện (Quảng Châu, Trung Quốc) đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào tiến lên, mở màn cho thời đại đấu tranh mới của dân tộc. + Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và tổ chức đưa tang Phan Châu Trinh (1926). 2.Điểm tích cực và hạn chế : ( 1,0 điểm) - Tích cực: ( 0,5 điểm) + Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam đã có cố gắng trong việc đấu tranh chống sự cạnh tranh chèn ép của tư sản nước ngoài. + Tiểu tư sản đấu tranh có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng tự do dân chủ trong nhân dân, truyền bá những tư tưởng cách mạng mới. - Hạn chế: ( 0,5 điểm ) + Phong trào của giai cấp tư sản dân tộc chỉ mang tính chất cải lương, giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân, phục vụ quyền lợi của các giai cấp trên và nhanh chóng bị phong trào quần chúng vượt qua. +Tầng lớp tiểu tư sản chưa tổ chức thành chính đảng nên đấu tranh mang tính chất xốc nổi, ấu trĩ. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ Câu 4 (6,0điểm) Sự lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám 1945: 1.Hoàn cảnh: (1,25 điểm) - Chiến tranh thế giới đang đến những ngày cuối. Ở châu Âu, phát xít Đức đã bị đánh bại và buộc phải đầu hàng đồng minh vô điều kiện (5 -1945). Ở châu Á, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (8 - 1945). - Quân Nhật ở Đông Dương hoang mang rệu rã, bọn bù nhìn tay sai thân Nhật (Trần Trọng Kim) dao động cực độ. Điều kiện thuận lợi cho một cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi xuất hiện. 2.Chủ trương, đường lối: (2,75 điểm) - Ngày 14 và 15- 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào ( Tuyên Quang) quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy. - Đại hội Quốc dân tại Tân Trào (16 - 8), nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch - Sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư tới đồng bào cả nước kêu gọi nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 3. Cách thực hiện: (2,0 điểm) 0,75đ 0,5đ 1,5đ 1,0đ 0,25đ - Chiều 16 - 8, một đội quân giải phóng tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội. - Từ 14 - 8 đến 18 - 8, ở nhiều xã huyện thuộc một số tỉnh đã chớp thời cơ nổi dậy giành chính quyền - Ngày 19 - 8, khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội. - Tiếp đó đến Huế, Sài Gòn được giải phóng. - Trong vòng 15 ngày (từ 14 đến 28 - 8), cuộc tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. - Ngày 2 - 9 - 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. -> Như vậy trong hoàn cảnh lịch sử thuận lợi, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ ngàn năm có một, kịp thời phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lại độc lập cho dân tộc, đưa nhân dân từ thân phận nô lệ thành người tự do, làm chủ đất nước. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ Câu 5 (2,0điểm) Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế của Đảng được cụ thể hóa: - Kháng chiến toàn dân bởi cuộc kháng chiến này là cuộc kháng chiến do toàn dân tham gia chiến đấu, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân ( bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích ). - Kháng chiến toàn diện được thể hiện: Cuộc kháng chiến diễn ra trên các mặt trận ( quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao), nhưng chủ yếu và quyết định là trên mặt trận quân sự. -Trường kì: cuộc kháng chiến lâu dài, vừa đánh giặc, vừa xây dựng phát triển lực lượng. -Tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: dựa vào sức người sức của của chúng ta, không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, nhưng tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Hết * Lưu ý khi chấm: Trong quá trình làm bài, học sinh có thể không trình bày y như đáp án trên mà có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo chính xác nội dung theo đề bài yêu cầu. Vì vậy tuỳ từng bài cụ thể của thí sinh mà giám khảo chấm và cho điểm linh hoạt. Tổng điểm bài thi: 20 điểm. Phần lẻ tính đến 0,25 điểm, không làm tròn điểm. . QUẢNG NINH * KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 ( BẢNG B ) NĂM HỌC 2010 - 2011 ( Đề thi chính thức). GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NINH * ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN: LỊCH SỬ ( BẢNG B ) Ngày thi: 24/3/2011 Thời gian làm bài: 150. không kể thời gian giao đề) ( Đề thi này có 01 trang ) A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 8,0 ĐIỂM) Câu 1: ( 4,5 điểm) Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 194 5 đến nay ? Những tác

Ngày đăng: 29/10/2014, 01:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan