bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005)

60 629 0
bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc (1996 - 2005)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ NGÂN BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC (1996 - 2005) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ NGÂN BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC (1996 - 2005) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Hoàng Xuân Thành SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, đặc biệt là thầy giáo Thạc sĩ Hoàng Xuân Thành đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn phòng giáo dục – đào tạo huyện Lập Thạch, cùng các cấp, các ngành và tập thể lớp K51 Đại học sư phạm Lịch Sử đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Ngân BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1. BCHTW: Ban chấp hành Trung ương 2. BTVH: Bổ túc văn hóa 3. BTV: Ban thường vụ 4. BDHV: Bình dân học vụ 5. CNXH: Chủ nghĩa xã hội 6. GDTX: Giáo dục thường xuyên 7. GD – ĐT: Giáo dục đào tạo 8. HĐND: Hội đồng nhân dân 9. THCS: Trung học cơ sở 10. THPT: Trung học phổ thông 11. UBND: Uỷ ban nhân dân 12. XHCN: Xã hội chủ nghĩa 13. MTTQ: Mặt trân tổ quốc 14. TDTT: Thể dục thể thao MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận 3 4. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục của khóa luận 4 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC 5 1.1.Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 5 1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 5 1.1.2. Kinh tế - xã hội – văn hóa 8 1.1.3. Khái quát về khu vực hành chính Lập Thạch qua các thời kì 10 1.2. Khái quát về truyền thống hiếu học của nhân dân huyện Lập Thạch trước năm 1996 11 1.2.1. Giáo dục Lập Thạch trước năm 1954 11 1.2.2. Giáo dục huyện lập thạch từ năm 1954 đến trước năm 1996 14 CHƢƠNG 2. GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH 1996 - 2005 21 2.1. Đường lối chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông ở Lập Thạch 1996 – 2005 21 2.1.1.Tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng lần thứ IV 21 2.2. Tình hình giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch từ 1996 - 2001 25 2.2.1. Hệ thống giáo dục, mạng lưới trường lớp 25 2.2.1.1. Hệ thống giáo dục 25 2.2.1.2. Mạng lưới trường lớp 25 2.2.2. Đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, kết quả học tập 27 2.2.2.1. Đội ngũ giáo viên: 27 2.2.2.2. Số lượng học sinh các cấp, kết quả học tập 30 2.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 31 2.2.4. Công tác quản lý giáo dục và nguyên lý “ Học kết hợp với hành” 34 2.2.4.1. Công tác quản lý giáo dục 34 2.2.4.2. Nguyên lý “Học kết hợp với hành” 35 2.3. Giai đoạn 2001 - 2005 35 2.3.1. Hệ thống giáo dục, mạng lưới trường lớp 35 2.3.1.1. Hệ thống giáo dục 35 2.3.1.2. Mạng lưới trường lớp 36 2.3.2. Đội ngũ giáo viên và số lượng học sinh 37 2.3.2.1. Đội ngũ giáo viên 37 2.3.2.2. Số lượng học sinh 38 2.3.3. Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học 39 2.3.4. Công tác quản lý giáo dục và nguyên lý “Học kết hợp với hành” 40 2.3.4.1. Công tác quản lý giáo dục 40 2.3.4.2. Nguyên lý giáo dục “Học kết hợp với hành” 41 2.3.5. Kết quả học tập, chất lượng giáo dục 41 CHƢƠNG 3. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC 44 3.1. Những thành tựu 44 3.2. Một vài tồn tại, yếu kém 48 3.3. Một số kiến nghị góp phần phát triển giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch 50 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục – đào tạo luôn là vấn đề chiến lược của bất kì quốc gia nào. Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng đã nêu rõ: “thực sự coi giáo dục - đạo tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục – đào tạo cùng với KH – CN là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với giáo dục – đào tạo” (27, Tr19, 20). Đó là những định hướng hết sức đúng đắn đối với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Do vậy việc quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối với một quốc gia là hết sức cần thiết. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần dặn dò thế hệ trẻ Việt Nam: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”. Đồng thời với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, là các chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước cũng luôn được đưa ra kịp thời, đặc biệt là trong các Nghị quyết của Trung ương Đảng. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà nước ta. Trình độ dân trí của nước ta tuy có phát triển, nhất là mấy năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. chính vì vậy, bên cạnh sự phấn đấu nỗ lực của Đảng và Nhà nước đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng có liên quan và đặc biệt phải được sự đồng tình ủng hộ của toàn dân. Trong thời Pháp thuộc, nền giáo dục nước ta là nền giáo dục “ngu dân”. Bác Hồ đã từng viết: “Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực mở mang trí tuệ và phát triển tư tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm…” (9, Tr389, 400). Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, một vấn đề nổi lên trước mắt cần 2 giải quyết là: diệt giặc dốt…Đây cũng là một thời kì vô cùng khó khăn với sự nghiệp giáo dục. Nhưng dù khó khăn đến đâu, Đảng và nhà nước ta vẫn tìm mọi cách khắc phục để đưa sự nghiệp giáo dục – đào tạo không ngừng phát triển. Để thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước toàn thể nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong mọi mặt, trong đó có học tập. Đây là nhiệm vụ số một, bởi lẽ chỉ có trí tuệ mới đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng “Muốn xây dựng XHCN, trước hết cần phải có con người XHCN”. Bản thân là sinh viên đang theo học chuyên ngành lịch sử và rất quan tâm đến sự phát triển giáo dục, đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Sinh ra và lớn lên trên quê hương Lập Thạch, nơi có truyền thống cách mạng và truyền thống hiếu học, nên bản thân đã có nguyện vọng được tìm hiểu về truyền thống học tập của huyện nhà. Là sinh viên học tập tại khoa Sử - Địa, trường đại học Tây Bắc, nên những tri thức phương pháp luận cũng như thực tế đã được tiếp thu qua khóa đào tạo đã thôi thúc tôi suy nghĩ và quyết định chon vấn đề làm khóa luận tốt nghiệp là: “Bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (1996 - 2005)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta phải biết Sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Lời căn dặn của Bác nhắc nhở chúng ta phải luôn tìm hiểu và nhiên cứu chính sử. trong đó công tác nghiên cứu lịch sử địa phương cũng là một vấn đề hết sức cần thiết. Ngay từ năm 1959 trong tạp trí nghiên cứu tháng 5/1959 Trần Huy Liệu đã viết: “Công tác sử học bắt đầu đi vào cán bộ và nhân dân”. Tiếp đến năm 1962, Viện sử học đã tổ chức: “Hội nghị trao đổi về phương pháp biên soạn lịch sử địa phương, xí nghiệp và chuyên ngành…” 3 Ở Vĩnh Phúc, công tác nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương rất được quan tâm, với nhiều công trình như: “Lịch sử Vĩnh Phúc”, Ty văn hóa và TDTT vĩnh Phú – 1980, “Danh nhân Vĩnh Phúc (Tập 1)”, Sở văn hóa thông tin TDTT Vĩnh Phúc – 1999, “Địa chí Vĩnh Phúc”, Sở văn hóa thông tin TDTT Vĩnh Phúc – 2000, “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 1930 - 2005 ”, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia… Lập Thạch cũng có một số công trình nghiên cứu như: “Lịch sử Đảng Bộ huyện Lập Thạch (1930 - 2010)”, Nhà xuất bản Vĩnh Phúc – 2013, “Lập Thạch trong kháng chiến chống Pháp”, Nhà xuất bản Vĩnh Phúc – 2000… Nhưng cho tới nay, chưa có tác phẩm nào đề cập hoàn chỉnh về tình hình giáo dục huyện Lập Thạch. Các tác phẩm trên cũng chỉ ít nhiều đề cập đến giáo dục huyện, nhưng đó chỉ là sơ lược. Hơn nữa các báo cáo, tổng kết và định hướng cho sự phát triển giáo dục huyện cũng chỉ phản ánh một cách sơ sài, khái quát mà thôi. Do vậy tôi đã quyết định tìm hiểu về tình hình giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch từ 1996 đến 2005. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luận Khóa luận này không trình bày toàn bộ tình hình giáo dục huyện, mà chỉ tìm hiểu tình hình giáo dục phổ thông từ cấp tiểu học đến cấp THPT. Trên cơ sở đó, phác qua những thành tựu và hạn chế của giáo dục Lập Thạch trong giai đoạn hiện nay. Khóa luận hoàn thành sẽ có những đóng góp sau: Nghiên cứu một cách tương đối toàn diện tình hình giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch trong thời kì 1996 – 2005. Đánh giá những thành tựu, hạn chế cơ bản của giáo dục phổ thông huyện trong giai đoạn này. 4. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho việc tìm hiểu đề tài này, tôi đã sưu tầm các tài liệu có liên quan đến tình hình giáo dục huyện Lập Thạch; trong đó có các tài liệu Trung ương và địa phương ngoài ra còn có các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ giáo dục – đào tạo và một số cuốn sách tham khảo. 4 Các Nghị quyết, báo cáo tổng kết năm học, phương hướng năm học mới liên tiếp trong các năm từ 1990 – 2010, trong đó đặc biệt từ 1996 – 2005. Các bài viết của các cán bộ huyện, công nhân viên các ngành giáo dục huyện Lập Thạch. Các luận văn tốt nghiệp của các anh chị khóa trước, các ý kiến đóng góp của các cán bộ đã và đang làm việc trong ngành giáo dục huyện, các thầy cô giáo ở các cấp học… Các công văn lưu trữ trong một số trường học. Các tài liệu lưu trữ ở thư viện, phòng thống kê. Những số liệu ghi được sau các chuyến đi thực tế. Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, khái quát các tài liệu có liên quan, đồng thời sử dụng các phương pháp đối chiếu, so sánh…phương pháp điền dã, thu thập tư liệu ở địa phương. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về huyện Lập Thạch và tình hình giáo dục phổ thông của huyện trước năm 1996. Chương 2: Giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch từ 1996 – 2005 Chương 3: những thành tựu và hạn chế của giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch. [...]... KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LẬP THẠCH TỈNH VĨNH PHÚC 1.1.Khái quát về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc 1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Lập Thạch là huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc Giáp tỉnh Tuyên Quang ở phía Bắc, giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương ở phía Đông, giáp huyện Vĩnh Tường ở phía Nam và giáp tỉnh Phú... của sự nghiệp giáo dục – đào tạo 2.2 Tình hình giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch từ 1996 - 2001 Trong giai đoạn 1996 - 2001 giáo dục phổ thông Lập Thạch đạt được những thành tựu to lớn, rất đáng tự hào Hệ thống giáo dục, mạng lưới trường lớp được mở rộng, đội ngũ giáo viên số lượng học sinh không ngừng tăng lên, công tác quản lí giáo dục hoạt động có hiệu quả, chặt chẽ chất lượng giáo dục được nâng... 1996 - 1997, 1997 - 1998, 1998 - 1999, 1999 - 2000, 2000 - 2001 (Phòng giáo dục huyện Lập Thạch) Qua bảng thống kê cho thấy rằng: Giáo dục phổ thông huyện trong giai đoạn (1996 - 2001) có sự thay đổi lớn Riêng ở bậc THPT trong giai đoạn này nếu năm học 1996 - 1997 mới có 4 trường thì giai đoạn này có 5 trường với 80 lớp 2.2.2 Đội ngũ giáo viên, số lƣợng học sinh, kết quả học tập 2.2.2.1 Đội ngũ giáo. .. Phú Thọ và Vĩnh Phúc thành tỉnh Vinh Phú), huyện Lập Thạch còn 38 xã Trong suốt thời kỳ trực thuộc tỉnh Vĩnh Phú, huyện Lập Thạch có hai lần thay đổi địa lý hành chính: năm 1977 huyện Lập Thạch được hợp nhất với huyện Tam Dương thành một huyện lấy tên là Tam Đảo, huyện lỵ đóng tại phố Miễu (Hoa Lư), xã Liễn Sơn Năm 1978, huyện Tam Đảo lại được tách thành 2 huyện: Huyện Tam Dương hợp với huyện Bình... ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận các thôn và tổ dân phố hiện có của tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó huyện Lập Thạch có 411 thôn thuộc 38 xã và 11 tổ dân phố thuộc thị trấn Lập Thạch Năm 2003 Chính phủ ra nghị định về việc thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch chuyển 3 xã Bồ Lý, Đạo Trù, Yên Dương về huyện Tam Đảo mới Sau khi điều chỉnh, từ ngày 1 tháng 1 năm 2004 huyện Lập Thạch còn... giáo dục trong tỉnh trong đó có ngành học phổ thông Với sự cố gắng của toàn ngành, sự quan tâm lãnh đạo của các ngành, các cấp chắc chắn giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch sẽ còn phát triển ở giai đoạn sau Như vậy, trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, ngành giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch đã từng bước đi lên Từ trường tiểu học đầu tiên được thành lập đến các trường cấp II, cấp III, số lượng... 1997 - 2000 II 18.898 2.897 31.265 II 20.165 III 3.375 I 30.837 II 21.740 III 1999 - 2000 32.957 I 1998 - 1999 Số học sinh III 1997 - 1998 Cấp I Năm 4.750 Nguồn: báo cáo tổng kết 5 năm (1996 - 2001), phòng giáo dục huyện Lập Thạch Nhìn vào bảng thống kê số liệu ta thấy, trong những năm 1996 - 2000 số lượng học sinh THCS và THPT tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ công tác giáo dục phổ thông huyện Lập. .. giáo dục THPT, phát triển quy mô trường lớp, bồi dưỡng cán bộ giáo viên, tăng cường thanh tra giáo dục, xây dựng hệ thống 24 trường điểm,…phù hợp với đặc điểm, điều kiện của huyện Lập Thạch Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Nghị quyết đại hội IX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, XVI giáo dục phổ thông huyện giai đoạn (1996 - 2005) đã phát triển khá toàn diện, từng bước. .. thì Vĩnh Phúc nói chung và Lập Thạch nói riêng phải tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện, trong đó đặc biệt coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục Để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2 và Nghị quyết Đại hội IX, ngành giáo dục – đào tạo của huyện lập thạch đã có những kế hoạch cụ thể để phát triển giáo dục ở những giai đoạn tiếp theo Chủ trương phổ cập giáo dục THCS và tiến tới phổ cập giáo. .. 20 CHƢƠNG 2 GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH 1996 - 2005 2.1 Đường lối chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông ở Lập Thạch 1996 – 2005 2.1.1.Tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng lần thứ IV Trong giai đoạn này, tình hình bối cảnh quốc tế có những biểu hiện cơ bản sau: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ NGÂN BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC (1996 - 2005) . NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ NGÂN BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC (1996 - 2005) Chuyên. và quyết định chon vấn đề làm khóa luận tốt nghiệp là: Bước đầu tìm hiểu giáo dục phổ thông huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc (1996 - 2005) . 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 28/10/2014, 23:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan